Top 3 # Bài Thơ Nhớ Rừng Chia Làm Mấy Phần Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Thuyết Minh Bài Thơ Nhớ Rừng

Thế Lữ là một cây đại thụ của phong trào Thơ mới Việt Nam đầu thế kỉ XX. Bài Nhớ rừng là tác phẩm nổi bậc nhất, đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến bài thơ Nhớ rừng.

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là đối với bộ phận thơ ca. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá.

Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

Sự ảnh hưởng mạnh mẽ các trào lưu phương Tây khơi bùng ý thức tự cường tự chủ của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, tri thức. Bài thơ Nhớ rừng ra đời phản ánh sâu sắc khát vọng tự do và tinh thần yêu nước thầm kín của tầng lớp thanh niên tri thức lúc bấy giờ. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do tám chữ, in trong tâp Mấy vần thơ(1935). Đây là giai đoạn đầu trong sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ.

Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thảo để diễn tả tâm sự của một lớp người đang đau khổ trong cuộc sống “bị nhục nhằn tù hãm”. Họ chán ghét thực tại tầm thường giả dối, nhưng bất lực và chỉ biết chìm đắm vào dĩ vãng oai hùng. Bài thơ thể hiện tư tưởng giải phóng cá nhân và khát vọng tự do mãnh liệt.

Về cơ bản bài thơ có 5 đoạn nhưng được cấu trúc theo hai cảnh tượng tương phản: Con hổ trong thực tại và con hổ trong dĩ vãng. Sự đối lập giữa hai bức tranh làm nổi bậc tâm trạng của con hổ vừa khao khát tự do vừa bất lực trước thực tại phũ phàng.

Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình. Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh đuợc nhắc đến trong bài đều là không gian xoay quanh cuộc sống của con hổ. Chúa sơn lâm đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích.

Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc “giống hùm thiêng” cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Nó tỏ ra khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết “giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”.

Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình, một thời đại vàng son rực rỡ mãi mãi không còn nhìn thấy nữa.

Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thường và giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh “không đời nào thay đổi”, những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi “bắt chước”

Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng.

Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn “nước non hùng vĩ”. Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về “giấc mộng ngàn to lớn”.

Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ: mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình.

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc cuồn cuộn, giọng điệu hào hùng, bút pháp cường điệu và sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả của tác giả. Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của bút pháp thơ lãng mạn và cũng là một đặc điểm quan trọng của văn biểu cảm.

Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu tính sáng tạo; câu thơ co duỗi thoải mái… Nhớ rừng đã thể hiện một đặc điểm của thơ mới đương thời là: tạo lại dáng cho câu thơ tiếng Việt. Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận xét: “Đọc đôi bài, nhất là bài “Nhớ rừng”, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”.

Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Dàn Ý Cảm Nhận Bài Thơ “Nhớ Rừng”

II. Thân bài 1. Khổ 1

– Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơ i . Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt, bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình.

– Từ “gậm”, “Khối căm hờn” (Gậm = cắn, dằn … , Khối = danh từ chuyển thành tính từ) trực tiếp diễn tả hành động, và t­ư thế của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi bất lực

– Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi và nội tâm hờn căm trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.

2. Khổ 2

– Cảnh sơn lâm ngày x­ưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội… Điệp từ ‘ ‘với”, các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị…

– Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế d õng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân …Vờn bóng … đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình

3. Khổ 3

– Cảnh rừng ở đây đ­ược tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu sau rừng thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ

– Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống đế vương: – Ta say mồi … tan- Ta lặng ngắm …Tiếng chim ca …- Ta đợi chết … điệp từ “ta’ ‘: con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội. … cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt. Đại từ “ta” đ­ược lặp lại ở các câu thơ trên thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hào hùng.

– Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất “Than ôi!”. Con hổ bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của chính mình.

4. Khổ 4

– Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối … mô gò thấp kém, … học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm – Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét…, tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.

– Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc

5. Khổ 5

– Giấc mộng ngàn của con hổ hư­ớng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ) – không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước.Đó là nỗi đau bi kịch. Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.

III. Kết bài

– Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con ng­ười lúc bấy giờ.

Cau 3 (Câu 4) Qua Bài Thơ Nhớ Rừng …

*Câu 4:Nhớ rừng mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn thú để bộc lộ tâm sự của chính tác giả Thế Lữ. Toàn bài thơ xoay quanh tâm sự của con hổ. – Sự chán ghét thực tại tầm thường, giả dốì được thể hiện thông qua hình ảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt. Đó là cảnh tù túng (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh không đời nào thay đổi), cảnh nhân tạo do bàn tay con người sửa sang (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng) tầm thường, giả dối, học đòi bắt chước vẻ hoang vu của chốn núi rừng (dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành, không bí hiểm,..).Đó cũng chính là thực trạng đất nước lúc bấy giờ bị mất tự do,độc lập.Chịu cảnh sai đày…. *câu5:Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã toả sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hoà hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

Mấy Bài Thơ Hay Về Mùa Xuân

Đó là thời Thơ Mới đang rực rỡ, với một Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình yêu đôi lứa và cũng là của tình yêu rộng lớn dành cho cả cõi đời này. Chúng ta hãy nghe tiếng reo vui bất tuyệt ấy trong một bài thơ của  nhà  thơ  “mới nhất trong các nhà Thơ Mới”, bài “Nụ cười xuân” của Xuân Diệu:

“Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời Sao buổi đầu xuân êm ái thế! Cánh hồng kết những nụ cười tươi

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao Cây vàng rung nắng, lá xôn xao Gió thơm vô ý bay phơ phất Đem đụng cành mai sát nhánh đào… … Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người Chưa từng hẹn đến – giữa xuân tươi Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười”.

Người ta nói rằng, tên của thi sĩ Xuân Diệu đã ẩn chứa một “mùa Xuân tuyệt Diệu”. Đó là sự tình cờ của Trời Đất hay chính sự sắp đặt của con người. Không ai biết nữa. Nhưng chỉ biết rằng dường như cuộc sống đã khéo chọn nhà thơ say đắm bậc nhất của Thi Đàn Việt Nam để ca ngợi mùa xuân.

“Mùa xuân chín ửng trên đôi má Xui khiến lòng ai thấy não nề”.

Cái lối nhìn, lối cảm ấy của Xuân Diệu dẫu sao vẫn là cái phức tạp trong tâm thế của con người hiện đại, của những cảm quan trí thức và thị thành. Phải đợi đến Nguyễn Bính, nhà thơ của làng quê Việt Nam một thuở, ta mới thấy cái sức sống kỳ diệu của mùa xuân Đất Việt đã bắt đầu từ trong ngọn nguồn sâu thẳm của những con người quê kiểng Việt Nam, ở đấy tất cả đều khỏe mạnh và tươi tắn, từ cô gái quê:

“Đã thấy xuân về với gió đông Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong”.

Đến bà cụ già đi trẩy hội chùa với vẻ bình tâm và thanh thản đến lạ lùng:

“Gậy trúc dắt bà già tóc bạc Lần lần tràng hạt miệng nam mô”.

Vâng, đấy là “Xuân về” của thi sĩ Nguyễn Bính, thực ra thì đã quá quen thuộc với bạn yêu thơ xứ ta từ bao lâu nay, vẫn vang lên mỗi độ xuân về.

Đã đành, thơ nào thì rốt cuộc cũng để nói cái tình, nhưng với hai bài thơ trên, cái phần tả và kể với nhiều chi tiết thực đã biến chúng thành những bức tranh phong cảnh đầy sắc màu, hình ảnh, sống động và tươi vui. Nhưng còn một thứ thơ nữa, thứ thơ cũng có cảnh, có người thật đấy, nhưng ta nghe ra như tất cả chỉ ra đời và tồn tại trong trí tưởng tượng của thi nhân. Đó là thứ thơ thuần túy hướng nội, nó chỉ mượn cớ bên ngoài để diễn đạt cái thế giới bên trong của người làm thơ. Những ai đã đọc và yêu thơ Hàn Mặc Tử đều nhận thấy điều đó ở nhà thi sĩ này, chẳng hạn bài thơ “Xuân đầu tiên” sau đây:

“Mai sáng mai, trời cao rộng quá Gió căng hơi và nhạc lên mây Đôi lòng cùng ấm như xuân ấm Chỉ có ao xuân trắng trẻo thay…

…. Trái cây bằng ngọc vỏ bằng gấm Còn mặt trời kia tợ khối hồng Có người trai mới im như nguyệt Gió căng hơi và nhạc lên ngàn

Thuở ấy càn khôn mới dựng nên Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên Người thơ phong vận như thơ ấy Nào đã ra đời ngọc biết tên

Xuân gấm đầu tiên giữa Cõi Đời Mùi thơm ngây dại sóng con ngươi Hãy hoan hô, lời cao như sấm – Vạn tuế, bay ơi! Nắng rợp trời!”.             “Người thơ phong vận như thơ ấy”, câu thơ đẹp cái vẻ đẹp siêu hình như trong một bức tranh trừu tượng có lẽ là một trong những câu thơ đẹp nhất của thi sĩ Hàn Mặc Tử và cũng là của thơ Việt thế kỷ hai mươi.

Cuộc cách mạng Mùa Thu năm 1945 và tiếp đó là hai cuộc trường kỳ kháng chiến đã đưa nền thơ Việt sang một bước ngoặt mới. Đã đành, những nhiệm vụ mới đã mang lại cho thơ ta những gương mặt mới, nhưng từ trong cốt lõi, những tác phẩm thơ đích thực đều không chịu bứt ra khỏi cái mạch muôn thuở của bản chất nhân bản và duy mỹ của thơ ca. Thời chống Pháp đã thế và thời chống Mỹ cũng không thể khác.

Giữa những ngày tháng chiến tranh ác liệt, trên mảnh đất Tây Nguyên thẳm sâu và dữ dội, mùa xuân vẫn đến với gương mặt muôn thuở của mình – náo nức và vui tươi đến kinh ngạc. Hãy nghe sau đây tiếng thơ vút cao từ “Tháng Ba Tây Nguyên” của nhà thơ quân đội Thân Như Thơ, để cảm nghe cái thế giới đang sinh sôi, đang cựa quậy một sinh lực tràn đầy như bất chấp tất cả đạn bom và hủy diệt của chiến tranh:

“Tháng Ba Mùa con ong đi lấy mật Mùa con voi xuống sông uống nước Mùa em đi phát rẫy làm nương Anh vào rừng đặt bẫy cài chông ….

Tháng Ba Mùa bông lách nở Cho con công múa Cho con cá bơi Bông không xuống dòng suối Bay lên trời vạn cánh sao rơi Bông lách bay để lại nụ cười…”.

Đi qua 30 năm chiến tranh, những người lính đã trở về với cuộc sống đời thường. Mùa xuân thời hậu chiến đã nhanh chóng khỏa lấp những dấu vết của chiến tranh. Những hố bom đã lên xanh, đất bom đạn đã mọc lên khoai lúa. Nhưng với hồn người không giản đơn chỉ có vậy. Hồn người là một thế giới mênh mông gồm đủ cả hôm qua, hôm nay và mai sau, không bao giờ gián đoạn.

Cho đến một ngày, người lính cũ là tôi chợt bắt gặp giữa mùa xuân hôm nay hình ảnh của ngày xưa, những giấc mơ một thời còn đó, những khát khao một thời giờ đã ở sau lưng… Và tất cả lại ùa về giữa một ngày xuân ngỡ như rất yên tĩnh và thanh bình. Xin được gửi đến các bạn bài thơ “Thơ mùa xuân đọc lại giữa mùa thu” như một chút tâm sự của một người làm thơ và cũng là một người lính cũ là tôi, trước ngưỡng cửa của một mùa xuân mới:

“Những câu thơ viết giữa mùa xuân Anh dành dụm để mùa thu đem đọc

Mùa xuân

Có một bận trong đời anh nhìn thấy Trường Sơn thật thấp Tuổi hai mươi chân đi không bén đất Đám mây trời bay dưới ba lô

Hoa cỏ bên đường phút chốc hóa thành thơ Anh đứng hát một mình trong khe núi Những vui buồn mãnh liệt và nông nổi Của một thời liều lĩnh đam mê

Những vui buồn cứ đòi được hát lên Trước đồng đội bạn bè không giấu giếm Câu thơ đến thường tình và đột biến Như cánh rừng bất chợt phủ đầy hoa…”.

Thơ là tiếng nói đồng tình đồng ý của con người gửi đến con người. Giữa một ngày xuân đang về trên khắp quê hương đất nước, xin mượn mấy dòng thơ tươi tắn và ấm áp để gửi đến các bạn chút tâm tình cũng tràn ngập ấm áp và yêu thương:

“Rét nhiều nên ấm nắng hanh Đắng cay lắm, mới ngọt lành đó chăng?” (Tố Hữu)

Thơ đã hay thì dù có viết về mùa nào cũng hay, nhưng có lẽ những câu thơ hay viết về Mùa Xuân, mùa của Khởi Đầu, của Tuổi Trẻ và Tình Yêu thì vẫn có mùi vị say đắm riêng.

Cầu chúc cho tất cả chúng ta một Mùa Xuân đầy hoa thơm quả ngọt như nhà thơ hằng mong ước.

Anh Ngọc