Top 3 # Bài Thơ Tiếng Võng Kêu Lớp 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Giáo Án Tiếng Việt Lớp 2

-HS đọc đúng, nhanh được cả bài “Làm anh”.

-Đọc các từ ngữ: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng

-Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, sau đoạn thơ

b/ Ôn các tiếng có chứa vần

-Tìm được tiếng có vần ia. Nói được câu chứa tiếng có vần ia, uya

-Nội dung bài: Anh chị phải yêu thương và nhường nhịn em

d/ HS chủ động nói theo các bức tranh

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động dạy và học

TUẦN: Thứ , ngày tháng năm CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH Bài: LÀM ANH I.Mục đích, yêu cầu: a/ Đọc: -HS đọc đúng, nhanh được cả bài "Làm anh". -Đọc các từ ngữ: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng -Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, sau đoạn thơ b/ Ôn các tiếng có chứa vần -Tìm được tiếng có vần ia. Nói được câu chứa tiếng có vần ia, uya c/ Hiểu: -Nội dung bài: Anh chị phải yêu thương và nhường nhịn em d/ HS chủ động nói theo các bức tranh II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: (tiết 1) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Tranh vẽ gì? Anh chị em trong nhà phải như thế nào? Hôm nay ta học bài: Làm anh b/ Luyện đọc: +GV đọc mẫu 1 lần: vừa chỉ vừa đọc. +Tiếng, từ khó: -Gạch chân tiếng, từ (từng từ một), giải thích nghĩa từ: VD: làm anh -Tương tự: người lớn, dỗ dành, dịu dàng +Đọc nhảy cóc (theo câu): +Câu: -GV lưu ý ngắt nghỉ (gạch xiên bằng phấn màu) -Chỉ bảng cho HS đọc. +Đọan, bài: Có 4 khổ thơ *Nghỉ giữa tiết: Hát múa c/ Tìm hiểu bài: -Tìm trong bài tiếng có vần ia -Tìm tiếng ngoài bài ia, uya -Nói câu chứa tiếng -Hát -4 HS đọc bài "Bác đưa thư", trả lời câu hỏi -Gắn bảng cài: mồ hôi, nhễ nhại, mừng quýnh -HS trả lời: Vẽ người anh đang nhường đồ chơi cho em -HS đọc- phân tích (đánh vần từng tiếng)- đọc trơn (3 HS)- cả lớp -3- 5 HS -HS đọc luân phiên đến hết lớp. -Cả lớp- thi đọc theo tổ- cá nhân đọc cả bài (4) -HS mở SGK: gạch chân bằng bút chì -HS gắn bảng cài: gắn vần, gắn tiếng -Thi đua cài hoa Tiết 2: 4/ Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a/ Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc: -GV đọc mẫu 2 lần -Cho HS đọc toàn bài b/ Luyện nói -HS đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi từng đoạn +Là anh phải làm gì? +Muốn làm anh, phải có tình cảm như thế nào với em bé? -3 HS IV. Củng cố, dặn dò: -Về nhà học bài, tập trả lời câu hỏi

Đáp Án Bài Người Mẹ Hiền Sách Tiếng Việt Lớp 2

1. Tập đọc lớp 2: Người mẹ hiền

1.1. Bài đọc.

1. Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: “Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình ra xem đi!”

Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được. Minh bảo:

– Tớ biết có một chỗ tường thủng.

2. Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đang đến lượt Nam cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em:”Cậu nào đây? Trốn học hả?” Nam vùng vẫy, Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.

3. Bỗng có tiếng cô giáo:

– Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi.

Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại và đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lầm lem trên người Nam và đưa em về lớp.

4. Vừa đau, vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:

– Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?

Hai em cùng đáp:

– Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.

Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ rồi tiếp tục giảng bài.

Theo NGUYỄN VĂN THỊNH

– Gánh xiếc: nhóm xiếc nhỏ thường đi biểu diễn ở nhiều nơi.

– Tò mò: muốn biết mọi chuyện

– Lách: lựa khéo để qua chỗ chật hẹp.

– Lấm lem: bị dính bẩn nhiều chỗ.

– Thập thò: ló ra rồi lại ẩn đi.

1.2. Hướng dẫn giải chi tiết Tập đọc lớp 2: Người mẹ hiền

Câu 1: Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?

Gợi ý: Em đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời:

Giờ ra chơi, Minh rủ Nam ra ngoài phố xem gánh xiếc.

Câu 2: Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?

Gợi ý: Em đọc đoạn 1 và 2 của truyện.

Các bạn ấy định ra phố bằng cách chui qua lỗ tường thủng.

Câu 3: Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?

Gợi ý: Em đọc đoạn 3 của truyện.

Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo nhắc bác bảo vệ nhẹ tay với Nam rồi cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát lấm lem trên người và đưa Nam về lớp.

Câu 4: Cô giáo làm gì khi Nam khóc?

Gợi ý: Em đọc đoạn 4 của truyện.

Trả lời:

Cô xoa đầu Nam an ủi khi bạn ấy khóc.

Câu 5: Người mẹ hiền trong bài là ai?

Gợi ý: Em đọc truyện và tìm ra hình ảnh người mẹ hiền.

Trả lời:

Người mẹ hiền trong bài là cô giáo.

Ý nghĩa nội dung bài: Cô giáo vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em. Câu chuyện cũng nhắc nhở các em phải ngoan ngoãn, vâng lời cô dạy, không nên làm thầy cô phải phiền lòng.

1.3. Trắc nghiệm bài tập đọc lớp 2: Người mẹ hiền

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn bài Trắc nghiệm Người mẹ hiền trực tuyến.

1. Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam về điều gì?

a. Minh rủ Nam đi đá bóng.

b. Minh rủ Nam trốn học.

c. Minh rủ Nam đi xem gánh xiếc ngoài phố

2. Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?

a. đi ăn quà vặt

b. chơi bắn bi

c. chơi bài

d. xem xiếc

3. Nam và Minh định trốn đi xem xiếc bằng cách nào?

a. giả vờ ốm để bố mẹ đến đón

b. chui qua chỗ tường thủng

c. xin phép bác bảo vệ cho đi

d. đi qua cổng trường

4. Khi Nam đang cố lách ra ngoài bức tường thì gặp chuyện gì?

a. Nam bị mắc kẹt giữa bức tường.

b. Nam bị thương ở chân.

c. Nam bị bác bảo vệ phát hiện và cầm chặt chân.

5. Khi Nam và Minh đang lách để trốn ra ngoài thì bị ai giữ lại?

a. bác bảo vệ

b. cô giáo

c. các bạn

d. thầy hiệu trưởng

6. Nam đã làm gì khi bị bác bảo vệ nắm chân?

a. Nam cố gắng thoát ra ngoài cùng bạn.

b. Nam sợ quá, khóc toáng lên.

c. Nam khoanh tay nhận lỗi với bác

7. Khi bắt gặp, cô đã làm thế nào với hai bạn Nam và Minh?

a. Phạt hai bạn

b. Cho hai bạn đi chơi tiếp

c. Cô xoa đầu và nhắc các bạn không trốn học nữa

8. Vì sao Nam lại bật khóc với cô giáo?

a. Vì bạn ấy bị đau và xấu hổ.

b. Vì bạn ấy buồn khi bị cô phát hiện.

c. Vì Nam không được đi xem gánh xiếc.

9. Cô giáo nói với bác bảo vệ điều gì ?

a. Cô nhắc bác nhẹ tay kẻo làm đau Nam.

b. Cô nói đó là học sinh của lớp cô.

c. Cả hai đáp án trên đều đúng

10. Cô đã có thái độ như thế nào với hai bạn mắc lỗi ?

a. Nhẹ nhàng.

b. Nghiêm khắc.

c. Yêu thương.

11. Nội dung của câu chuyện là gì?

a. Cô giáo vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.

b. Em không nên trốn học để khiến thầy cô buồn phiền.

c. Em không được ham vui

12. Qua câu chuyện em thấy cô giáo là người như nào?

a. Cô rất khó tính

b. Cô rất nghiêm khắc

c. Cô rất hiền và sâu sắc.

…………………………………………………………

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ “Tiếng Gà Trưa” (2)

Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào.

Xuân Quỳnh (1942-1988) nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ như Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa… biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm dào dạt thương yêu. Bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Tiếng gà nhà ai nhảy ổ cục… cục tác cục ta cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào:

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ “Tiếng gà trưa” được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỷ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quả trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc. Ta như thấy rất nhiều gà, rất nhiều màu sắc và lứa gà:

Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt, ê rơm vàng óng lăn lóc những quá trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan sen các màu trắng, đen, hồng… trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá. Ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân. Cháu cùng bà đếm từng chú gà trong vườn nhà.

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thần yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỷ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

Cháu còn làm sao quên được hình ảnh tay bà khom, soi trứng… bà “tần tảo”, “chắt chiu” từng quả trứng hồng cho con gà mái ấp là cháu lại nhớ đến bao nỗi lo của bà khi mùa đông tới:

Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỷ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu.

Trong bài thơ có ba câu thơ rất hay ổ rơm hồng những trứng; giấc ngủ hồng sắc trứng; ổ trứng hồng tuổi thơ cả ba câu thơ đều nói về hạnh phúc tuổi thơ, hạnh phúc gia đình làng xóm. Hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí người chiến sĩ hành quân ra trận thật đẹp. Lưu Trọng Lư khi nghe “Xao xác gà trưa gáy não nùng” đã nhớ về nét cười đen nhánh, màu áo đỏ của mẹ hiền đã đi xa. Bằng Việt khi xa quê đã nhớ về quê qua hình ảnh người bà kính yêu. Tiếng tu hú kêu gọi hè về, nhớ bếp lửa ấp iu nồng đượm bà nhen nhóm sớm hôm. Và bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gợi nhớ về bà qua tiếng gà xao xác ban trưa.

Bài thơ Tiếng gà trưa là bài thơ hay tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Bài Giảng Tiếng Việt Lớp 1

Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá.Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. Thu đến từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.

Chúc mừng các em đến với Lớp Một Trường tiểu học Võ Trường Toản Sau trận mưa rào, mọi vật như thế nào ? Những đoá râm bụt ……. Bầu trời……… Mấy đám mây bông ……… KIỂM TRA BÀI CŨ: Sau cơn mưa Đọc câu văn tả đàn gà sau trận mưa ? Thứ tư, ngày 2 tháng 5 năm 2007 Thứ tư, ngày 2 tháng 5 năm 2007 Tập đoc Cây bàng Cây bàng Ngay giữa sân trường sừng sững một cây bàng . Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá.Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. Thu đến từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá. Theo Hữu Tưởng Thứ tư, ngày 2 tháng 5 năm 2007 Tập đọc Cây bàng sừng sững Ngay giữa sân trường sừng sững một cây bàng . Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá.Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. Thu đến từng chùm quả chín vàng trong kẻ lá. Theo Hữu Tưởng khẳng khiu khoảng chi chít Thứ tư, ngày 2 tháng 5 năm 2007 Tập đọc Tìm tiếng trong bài – Có vần oang – Có vần oang Tìm tiếng ngoài bài – Có vần oac Quan sát tranh và đọc : Bé ngồi trong khoang thuyền. Chú bộ đội khoác ba lô trên vai . oang oac Nói câu chứa tiếng có vần oang hoặc oac 1. Cây bàng thay đổi như thế nào ? Vào mùa đông ?Vào mùa xuân ?Vào mùa hè ?Vào mùa thu ? 2. Theo em cây bàng đẹp nhất vào mùa nào ?Vì sao ? -Vào mùa đông :cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. -Vào mùa xuân :cành trên, cành dướichi chít những lộc non mơn mởn -Vào mùa hè: tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. -Vào mùa thu: từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá. Kể những cây trồng ở sân trường em . Luyện nói Trò chơi Hãy xếp các loại cây theo nhóm *Cây cho bóng mát *Cây cho hương ,cho sắc cây phượng cây hồng cây bàng cây bằng lăng cây mai cây đào Dặn dò 1/Đọc và trả lời câu hỏi bài Cây bàng 2/ Xem trước bài: Đi học  Chúc các con ngoan và vui tươi.