Top 11 # Bài Thơ Tôi Yêu Anh Đến Nay Chừng Có Thể Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Phân Tích Bài Thơ Sau Đây: “Tôi Yêu Em, Tôi Yêu Em: Đến Nay Chừng Có Thể, Ngọn Lửa Tình Chưa Hẳn Đã Tàn Phai; Nhưng Không Để Em Bận Lòng Thêm Nữa, Hay Hồn Em Phải Gợn Bóng U Hoài … Cầu Em Được Người Tình Như Tôi Đã Yêu Em” 1829

Pu-skin (1799 – 1837) là nhà thơ Nga thiên tài. Xuất thân trong một gia đình quý tộc. Mê thơ và làm thơ hay từ thuở học sinh. Khát vọng tự do thấm đượm trong hồn thơ Pu-skin. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng nồng nàn trong nhiều bài thơ của Pu-skin.

Tác phẩm gồm có: Trường ca Người tù Cap-ca, Những người Xư-gan, Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin.Chết trong bi kịch đau thương lúc 38 tuổi. Go-rơ-ki coi Pu-skin là “Khởi đầu của mọi khởi đầu “.

“Tôi yêu em” là bài thơ tình hay nhất, đậm đà ý vị nhất của Pu-skin, được sáng tác năm 1829. Bài thơ đã được phổ nhạc thành ca khúc, được đánh giá là tác phẩm “hoàn hảo” nâng tầm vóc Pu-skin lên đài vinh quang thi ca Nga. Chỉ có tám dòng thơ mà ba tiếng “tôi yêu em” như một điệp khúc “dịu ngọt” tha thiết vang lên ba lần:

“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

… Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

… Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm… “

Mối tình ấy “chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi” nghĩa là vẫn âm ỉ cháy, vẫn nồng nàn, vẫn thiết tha. Không tầm thường, cũng không ích kỉ. Cao thượng, vị tha, mà không thấp hèn. Sang trọng và có văn hóa, yêu nồng nàn tha thiết nhưng không bao giờ muốn đem đến sự bận lòng, nỗi u buồn chờ người yêu:

“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài “

“Bể ái lúc vơi lúc đày” – đã có người nói như vậy. Tình yêu cũng chứa đầy nghịch lí: gần đấy mà xa vời, xa vời mà gần đấy. Có lúc lúng túng, rụt rè khó nói nên lời. Cũng có lúc ghen tuông, giận hờn. Bên bờ của hạnh phúc đâu dễ chiếc thuyền tình nào cũng cập bến xuôi mái êm chèo? Bởi vậy mới có tâm trạng:

“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen “.

Dòng thơ thứ 7 nói lên cung bậc của tình yêu: chân thành và đằm thắm. Chân thành trong tình yêu là sự hướng tới bạn đời trăm năm. Không vụ lợi. Không đôi lừa. Có chân thành thì mới có đằm thắm. Câu thứ 8 dịch nghĩa: “Cầu trời cho em được một người khác yêu” đó chỉ là một cách nói “làm duyên” mà thôi. Chỉ có tôi là yêu em đằm thắm chân thành. Tình yêu ấy là niềm tự hào của tôi, một tình yêu xứng đáng. Chẳng có người con trai nào có thể mang đến cho em một tình yêu như tôi đã yêu em. Đối diện với bi kịch tình yêu, người con trai vẫn tế nhị, khiêm nhường, vẫn tự hào và kiêu hãnh:

“Tôi yêu em yêu chân thành, đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em “.

Bài thơ “Tôi yêu em ” là sự thổ lộ tâm tình của người con trai khi đối diện người yêu. Phẩm chất tình yêu cho thấy một nhân cách sang trọng. Rất đa tình mà cũng rất đàng hoàng, tự tin. Tình yêu là khát vọng, nhưng bi kịch trong tình yêu cũng không hiếm trong cuộc đời:

“Yêu là chết ở trong lồng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.”

Thu Trang

Review Tôi Có Một Chén Rượu, Có Thể Xoa Dịu Hồng Trần

Ám màu ngôn tình nhưng không vì thế mà tác phẩm chỉ duy một màu mỹ miều hay lãng mạn mà song song đó là những bi ai trong cuộc đời mà mỗi chúng ta, dù có thể chưa hoặc sẽ không bao giờ trải qua nhưng chắc hẳn sẽ bắt gặp đâu đó đôi lần.

“Những câu chuyện trong cuốn sách này, có thể cho đến cuối đời cũng sẽ không xảy ra với bạn, nhưng chẳng ai dám nói chúng chưa từng xảy ra trên thế gian này, chỉ là tôi có may mắn gặp được những người đó, nghe được những chuyện đó, rồi kể lại cho bạn vào một thời điểm thích hợp.”

13 câu chuyện hầu hết kể về chuyện tình, nhưng không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn bao gồm tình yêu giữa các thành viên trong gia đình, tình yêu giữa người và loài vật giúp tác phẩm sinh động và tránh được sự nhàm chán khi theo dõi. Bằng sự đồng cảm và lòng trắc ẩn, chúng ta luôn mong mỏi những kết cục tốt đẹp sẽ đến các nhân vật, nhưng tác giả Quan Đông Dã Khách đã không màu hồng hóa tất cả mà thẳng thắn đưa hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm. Bạn sẽ gặp nhân vật bi lụy như Xuân Thụ – một gã si tình đến mức ngô nghê, dễ tổn thương như cô bé Quả Nhi lanh lợi nhưng lại mắc căn bệnh bạch cầu hiểm nghèo, hay dũng cảm như Nhất Nam – sẵn sàng từ bỏ đám cưới đang diễn ra để tìm đến hạnh phúc thật sự.

Như một bản rap chứa đựng nhiều punchline (*), những câu chuyện của Tôi có một chén rượu, có thể xoa dịu hồng trần dẫn dắt người đọc đi đến những bất ngờ không thể đoán trước, mỗi kết thúc luôn để lại những cảm xúc trộn lẫn, như vị hăng cay rồi mới đến êm dịu của một chén rượu nồng.

Mở đầu của câu chuyện đa phần là một thoáng gặp gỡ bất ngờ, sau đó chớp mắt đã vạn năm, phần kết của câu chuyện luôn là càng đi càng xa, không còn thấy nổi bóng hình. Có lẽ những cuộc gặp gỡ đều rất đẹp đẽ, nhưng kết cục lại thường không như ý, nhưng cuộc đời là vậy, điều đẹp đẽ nằm ở chỗ, chúng ta không có cách nào đoán trước được gì.

Khi đọc tác phẩm này bạn sẽ ít nhiều có sự đồng cảm với những nhân vật bởi lối kể chuyện chạm đến cảm xúc của tác giả. Và đằng sau những cảm xúc đau đớn, hối tiếc ấy chúng ta với vai trò là người thứ 3 đứng ở một bên quan sát sẽ có được những nhìn nhận khách quan, đồng cảm nhưng không bị chi phối – là một cách để hiểu người, hiểu mình từ đó làm chủ cảm xúc, vượt qua những hiện thực ngoài cuộc sống.

Đến đây, chắc có lẽ bạn đã hiểu được phần nào lý do cái tên mỹ miều Tôi có một chén rượu, có thể xoa dịu hồng trần mà tác giả Quan Đông Dã Khách sử dụng cho tác phẩm.

Những đoạn trích tiêu biểu trong Tôi có một chén rượu, có thể xoa dịu hồng trần

Có nhiều người là như vậy, chỉ đến khi để mất rồi mới nhận ra được tấm lòng của người kia, lúc còn ở bên nhau sẽ coi đó là tất lẽ dĩ ngẫu, cảm thấy bản thân vốn dĩ phải được đối xử như vậy, dường như cả thế giới này đều là của mình. Kỳ thực làm gì có chuyện như thế, chẳng qua bạn là người mà anh ta yêu thương thôi, một khi rời khỏi anh ta, bạn chẳng là cái gì hết.

Tình cảm yêu thích lúc còn bé rất giống một đóa hoa còn chưa nở, thuần khiết tới mức có thể vắt ra nước, nhưng sự đố kỵ lúc còn bé cũng nảy sinh một cách rất thuần túy, vì chúng ta vô tâm, vì khi đó ta còn quá trẻ dại, chúng ta căn bản không hề hay biết mỗi lời nói của mình rốt cuộc có thể mang lại sự tổn thương và hậu quả như thế nào đến cho một người.

Con người là vậy đấy, bạn mãi mãi không thể nào biết được nỗi đau của người khác, người này đang đau khổ muốn chết, nhưng trong mắt người kia đó chẳng qua chỉ là một vở hài kịch mà thôi.

Bởi vậy, con người ta đừng nên mong chờ sự đồng cảm từ người khác, trên đời này vốn dĩ không có chuyện đồng cảm, tất cả những sự an ủi chẳng qua chỉ là sự quan tâm ở phương diện đạo đức, vết thương của bạn đến cuối cùng cũng vẫn phải tự lành thôi.

Khi một mối tình không thể cứu vãn được nữa, ngoài việc để gió cuốn bay bạn chẳng làm được gì, bạn phải tự hỏi mình rằng, liệu bạn đã cố gắng hết sức mình không còn gì để hối tiếc. not? Nếu câu trả lời là có, vậy thì bạn đã xứng đáng với tình yêu đó rồi.

Trong lòng mỗi người đều có một số chuyện, hoặc đẹp đẽ ngọt ngào, hoặc tàn khốc, nhưng sẽ có một vài chuyện mà cả đời này bạn không bao giờ muốn nhắc lại, tựa như một vùng chôn cất trong lòng , nó chỉ có thể tiếp tục lớn, thời gian càng lâu nó càng lên sâu, đến khi bạn muốn nó vượt qua, thì nó phải bám chặt lấy thời gian của bạn, chỉ cần chạm vào là đau đến nhói lòng.

* Punchline: một điểm nhấn bất ngờ trong câu chuyện, kết nối chặt chẽ với cốt truyện, đòi hỏi sự tập trung theo dõi để hiểu và nhận ra, đôi khi cần phải có hiểu biết sâu rộng. Trong truyện cười, punchline có thể khiến người xem bật cười sau khi kết nối các tình tiết, tương tự trong một bản nhạc rap, thuật ngữ punchline dùng để mô tả những lời rap mang tính châm biếm, có sức sát thương đối với thể loại rap battle.

Tôi Yêu Tổ Quốc Tôi

Đêm công diễn và trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc Tôi yêu Tổ quốc tôi (do Hội LHTN Việt Nam và Báo Thanh Niên tổ chức, Công ty CP Báo Thanh Niên và Công ty Legato thực hiện) đã diễn ra tưng bừng và rực rỡ sắc màu vào tối qua 14.10.

Đồng chí Nguyễn Phi Long ( Bí thư BCH Trung ương Đoàn - Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam ) trao giải cho người thân của tác giả Lục Đức Hòa ( tác giả đang ở nước ngoài )

 Chương trình để lại dấu ấn sâu đậm về một tình yêu dành cho Tổ quốc đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ mà cũng thật sâu lắng với tâm tình dạt dào qua những giai điệu, lời ca đầy xúc cảm. Mạch xúc cảm của khán giả luôn được tiếp nối qua từng ca khúc lọt vào vòng chung kết khi được cất lên bởi nhiều giọng hát hay trên sân khấu. Lời ca dạt dào cộng với những hiệu quả dàn dựng sân khấu đa màu sắc của đạo diễn Thái Huân đã khiến nhiều ca khúc chạm vào trái tim người nghe. Đó là không gian ấn tượng với dàn hợp xướng cùng những cảnh trí thể hiện hào khí hồn thiêng sông núi cũng như sự mộc mạc giản dị với hình ảnh làng quê trong ca khúc Việt Nam Tổ quốc tôi yêu do NSƯT Tạ Minh Tâm trình bày; hay sâu lắng khi sân khấu chỉ thuần âm nhạc và giọng hát ca sĩ với dàn dây thính phòng sang trọng ở các tiết mục của Uyên Linh (Khúc hát dâng đời), Tạ Quang Thắng – Hồng Vy (Việt Nam trong trái tim tôi), Nhật Thủy (Tiếng Việt), nhóm Ayor (Tổ quốc gọi chúng tôi lên đường).

Ca sĩ Hồ Ngọc Hà, Đan Trường và Uyên Linh trong đêm diễn tối qua

Chắc chắn khán giả sẽ còn giữ mãi ấn tượng đến tận khi ra về với những kỹ xảo: thả dải lụa rồi kết nối thành ngôi sao vàng trên sân khấu rực đỏ (ca khúc Tình yêu Tổ quốc dạt dào Biển Đông do Đức Tuấn trình bày)

<

, kết nối những chiếc nón lá thành bản đồ VN, hay thành ngọn đuốc lớn tượng trưng cho sức trẻ thanh niên (tiết mục Tôi yêu Tổ quốc tôi, Đan Trường thể hiện)… Có thể nói, tình yêu Tổ quốc từ cuộc thi sáng tác ca khúc Tôi yêu Tổ quốc tôi sau hơn 3 tháng phát động trên Báo Thanh Niên đã và đang lan tỏa đến nhiều đối tượng khác nhau, đến với đông đảo người xem, đặc biệt là 2.000 khán giả trẻ có mặt tại nhà hát đêm qua. Tiếng Việt đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc Tôi yêu Tổ quốc tôi. Sau hơn 3 tháng phát động, BTC cuộc thi sáng tác ca khúc Tôi yêu Tổ quốc tôi đã nhận được gần 2.000 bài dự thi qua email và đường bưu điện. Kết quả: Giải nhất đã được ban giám khảo nhất trí đồng thuận trao cho ca khúc: Tiếng Việt (nhạc: Lục Đức Hòa, thơ: Lưu Quang Vũ), trị giá giải thưởng là 40 triệu đồng. Giải nhì (30 triệu đồng): Việt Nam trong trái tim tôi (Tạ Quang Thắng). 2 giải ba (20 triệu đồng/giải): Tình yêu Tổ quốc dạt dào Biển Đông (Nguyễn Duy Khoái) và Khúc hát dâng đời (Hình Phước Liên). 3 giải tư (10 triệu đồng/giải): Hát về Trường Sa (Đoàn Quang Trung), Đảo xa mến yêu (Nhật Trung) và Tổ quốc là tiếng mẹ (nhạc: Nguyễn Văn Phượng, thơ: Nguyễn Việt Chiến). 4 giải khuyến khích (6 triệu đồng/giải): Việt Nam Tổ quốc tôi yêu (Đông Dương Chiều), Tổ quốc (nhạc: Phạm Minh Thuận, thơ: Nguyễn Duy Xuân), Tổ quốc gọi chúng tôi lên đường (nhạc: Phạm Minh Thuận, lời: Nguyễn Hồng Diệu) và Tôi yêu Tổ quốc tôi (Nguyễn Đức Hiệt). Ca khúc đoạt giải sẽ đi vào đời sống giới trẻ Đến tham dự chương trình có sự góp mặt của anh Nguyễn Phi Long – Bí thư BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Anh Long cho biết: “Cuộc thi sáng tác ca khúc Tôi yêu Tổ quốc tôi do Hội LHTN Việt Nam và Báo Thanh Niên tổ chức là một trong những nội dung quan trọng hưởng ứng phong trào Tôi yêu Tổ quốc tôi được phát động từ Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII diễn ra vào tháng 12.2014

. Tôi tin rằng, các ca khúc đoạt giải sẽ đi vào đời sống giới trẻ, góp phần tôn vinh, truyền cảm hứng tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, cổ vũ thanh niên biết rèn luyện, sống có trách nhiệm và cống hiến cho quê hương, đất nước”. Bài thơ Tổ quốc được phổ nhạc thành ca khúc riêng dành cho chương trình Tiết mục mở màn là ca khúc Tổ quốc – thơ Nguyễn Thế Kỷ (PGS-TS, Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư) được nhạc sĩ Lê Quang sáng tác riêng cho cuộc thi. Không chỉ có tác phẩm thơ Tổ quốc được phổ nhạc lần này, nhà báo – nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ còn có nhiều bài thơ hay viết về biển đảo, trong đó bài Thao thức Trường Sa đã được nhạc sĩ Lê Đức Hùng phổ nhạc thành ca khúc Bâng khuâng Trường Sa (2012), được giới trẻ yêu thích, góp phần vun đắp lòng tự hào dân tộc cũng như ý chí cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng.

 

Tuyển Tập Những Bài Thơ Lý Bạch Hay Nhất Từ Trước Đến Nay

Nội Dung

Chùm thơ Lý Bạch về trăng rất được đông đảo các bạn trẻ đón đọc. Qua các bài thơ này ta cảm nhận tâm trạng của nhà thơ dưới khung cảnh của thiên nhiên. Trong thơ văn người ta gọi đây chính là tức cảnh sinh thơ. Với nhiều nhà thơ khác và độc giả, họ đánh giá Lý Bạch là một nhà thơ viết về trăng hay và thành công nhất.

床前明月光, 疑是地上霜. 举头望明月, 低头思故乡.

Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương.

Đầu giường ánh trăng chiếu rọi Ngỡ là sương trên mặt đất Ngẩng đầu ngắm trăng sáng Cúi đầu nhớ quê cũ.

Ánh trăng chiếu sáng đầu giường Ngỡ là mặt đất phủ sương móc dày Ngẩng đầu ngắm ánh trăng đầy Cúi đầu bỗng nhớ những ngày cố hương

花間一壺酒, 獨酌無相親。 舉杯要明月, 對影成三人。 月既不解歡, 影徒隨我身。 暫伴月將影, 行樂須及春。 我歌月徘徊, 我舞影零亂。 醒時同交歡, 醉後各分散。 永結無情遊, 相期邈雲漢。

Hoa gian nhất hồ tửu, Độc chước vô tương thân. Cử bôi yêu minh nguyệt, Đối ảnh thành tam nhân. Nguyệt ký bất giải ẩm, Ảnh đồ tùy ngã thân. Tạm bạn nguyệt tương ảnh, Hành lạc tu cập xuân. Ngã ca nguyệt bồi hồi, Ngã vũ ảnh linh loạn. Tỉnh thì đồng giao hoan, Tuý hậu các phân tán. Vĩnh kết vô tình du, Tương kỳ mạc Vân Hán.

Trong đám hoa với một bình rượu Uống một mình không có ai làm bạn Nâng ly mời với trăng sáng Cùng với bóng nữa là thành ba người Trăng đã không biết uống rượu Bóng chỉ biết đi theo mình Tạm làm bạn với trăng và bóng Hưởng niềm vui cho kịp với ngày xuân Ta hát trăng có vẻ bồi hồi không muốn đi Ta múa bóng có vẻ quay cuồng mê loạn Lúc tỉnh cùng nhau vui đùa Sau khi say thì phân tán mỗi một nơi Vĩnh viễn kết chặt mối giao du vô tình này Cùng nhau ước hẹn lên trên Thiên hà gặp lại

飄飄江風起, 蕭颯海樹秋。 登艫美清夜, 挂席移輕舟。 月隨碧山轉, 水合青天流。 杳如星河上, 但覺雲林幽。 歸路方浩浩, 徂川去悠悠。 徒悲蕙草歇, 復聽菱歌愁。 岸曲迷后浦, 沙明瞰前洲。 懷君不可見, 望遠增離憂。

Phiêu phiêu giang phong khởi Tiêu táp hải thụ thu Đăng lô mỹ thanh dạ Quải tịch di khinh chu Nguyệt tùy bích sơn chuyển Thủy hợp thanh thiên lưu Diểu như tinh hà thượng Đán giác vân lâm u Quy lộ phương hạo hạo Tồ xuyên khứ du du Đồ bi huệ thảo yết Phúc thính lăng ca sầu Ngạn khúc mê hậu phố Sa minh hám tiền châu Hoài quân bất khả kiến Lưu viễn tăng ly ưu.

明月出天山, 蒼茫雲海間。 長風幾萬里, 吹度玉門關。 漢下白登道, 胡窺青海灣。 由來征戰地, 不見有人還。 戍客望邊色, 思歸多苦顏。 高樓當此夜, 嘆息未應閒。

Minh nguyệt xuất Thiên San, Thương mang vân hải gian. Trường phong kỷ vạn lý, Xuy độ Ngọc Môn quan. Hán há Bạch Đăng đạo, Hồ khuy Thanh Hải loan. Do lai chinh chiến địa, Bất kiến hữu nhân hoàn. Thú khách vọng biên sắc, Tư quy đa khổ nhan. Cao lâu đương thử dạ, Thán tức vị ưng nhàn

Trăng sáng mọc trên núi Thiên San Trong cảnh mênh mông giữa mây và biển Gió bay mấy ngàn dặm về Thổi đến cửa ải Ngọc Môn Nhà Hán đồn binh ở lộ Bạch Đăng Rợ Hồ ngấp nghé ở vũng Thanh Hải Xưa nay vẫn là bãi chiến trường Không thấy có ai được trở về Người lính thú nhìn đăm đăm cảnh sắc xa xa Lòng nhớ nhà gương mặt lộ vẻ buồn khổ Đêm nay có ai đang ngồi trên lầu cao Hẳn phải than thở mà không dám nhàn nhã

青天有月來幾時, 我今停杯一問之。 人攀明月不可得, 月行卻與人相隨。 皎如飛鏡臨丹闕, 綠煙滅盡清輝發。 但見宵從海上來, 寧知曉向雲間沒。 白兔搗藥秋復春, 嫦娥孤棲與誰鄰。 今人不見古時月, 今月曾經照古人。 古人今人若流水, 共看明月皆如此。 唯願當歌對酒時, 月光常照金樽裡。

Thanh thiên hữu nguyệt lai kỷ thì, Ngã kim đình bôi nhất vấn chi! Nhân phan minh nguyệt bất khả đắc, Nguyệt hành khước dữ nhân tương tuỳ. Kiểu như phi kính lâm đan khuyết, Lục yên diệt tận thanh huy phát Đãn kiến tiêu tòng hải thượng lai, Ninh tri hiểu hướng vân gian một. Bạch thố đảo dược thu phục xuân, Thường nga cô thê dữ thuỳ lân. Kim nhân bất kiến cổ thì nguyệt, Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân. Cổ nhân kim nhân nhược lưu thuỷ, Cộng khan minh nguyệt giai như thử. Duy nguyện đương ca đối tửu thì, Nguyệt quang thường chiếu kim tôn lý.

Trời xanh có vầng trăng đã bao lâu rồi? Nay ta ngừng chén hỏi trăng đây! Người thường không thể vin với được vầng trăng sáng, Trăng đi đâu thì vẫn cứ theo người. Ánh sáng trắng như gương vút tận cửa son, Khói biếc tan đi hết, để lộ vẻ trong trẻo lan tỏa ra. Chỉ thấy ban đêm trăng từ biển tới, Nào hay sớm lại tan biến giữa trời mây. Thỏ trắng giã thuốc mãi thu rồi lại xuân, Thường Nga lẻ loi cùng ai bầu bạn? Người ngày nay không thấy bóng trăng xưa. Trăng nay thì đã từng soi người xưa. Người xưa nay tựa như giòng nước chảy, Cùng ngắm vầng trăng sáng như vậy đó. Chỉ mong trong lúc ca say trước cuộc rượu, Ánh trăng cứ mãi sáng soi vào chén vàng.

雲想衣裳花想容, 春風拂檻露華濃。 若非群玉山頭見, 會向瑤臺月下逢。

Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung, Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng. Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến, Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng.

Nhìn mây nhớ đến xiêm áo, thấy hoa nhớ đến dung nhan, Gió xuân thổi nhẹ qua hiên, sương hoa nồng nàn. Nếu không phải người ở mé núi Quần Ngọc, Thì cũng là thấy ở dưới trăng chốn Dao Đài.

一枝紅艷露凝香, 雲雨巫山枉斷腸。 借問漢宮誰得似, 可憐飛燕倚新粧。

Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương, Vân vũ Vu Sơn uổng đoạn trường. Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự, Khả liên Phi Yến ỷ tân trang

Một cành màu hồng diễm lệ thơm hương ngưng chỉ Chuyện mây mưa ở Vu Sơn chỉ luống đau lòng Xin hỏi thử trong cung thời Hán có ai giống được như vậy Thương thay nàng Phi Yến phải tô điểm (mà không biết có đẹp bằng không)

名花傾國兩相歡, 長得君王帶笑看。 解釋春風無限恨, 沉香亭北倚闌幹。

Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan, Trường đắc quân vương đới tiếu khan. Giải thích xuân phong vô hạn hận, Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.

Danh hoa và khuynh quốc hai bên cùng tươi cười với nhau Làm cho quân vương đứng nhìn mỉm cười Bao nhiêu sầu hận trong gió xuân đều tan biến (Khi thấy nàng) dựa lan can đứng ở mé bắc đình Trầm Hương