Top 4 # Bài Thơ Trăng Sáng Nhược Thủy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Bài Thơ Ong Và Bướm (Nhược Thủy)

Con bướm trắng Lượn cành hồng Gặp con ong Đang bay vội

Bướm liền gọi Rủ đi chơi Ong trả lời Tôi còn bận

Mẹ tôi dặn Việc chưa xong Đi chơi rong Mẹ không thích.

Mở đầu bài thơ là sự miêu tả hình ảnh về con bướm trắng vô cùng trong trẻo:

“Con bướm trắng

Lượn vườn hồng”

Với hai câu thơ đầu giúp các em hiếu nhi có những hiểu biết thêm về thế giới tự nhiên, thế giới loài vật. Bên cạnh đó giúp các em có thể tưởng tượng ra những hình ảnh ý nghĩ về các loài động vật của tự nhiên.

“Gặp con ong

Đang bay vội”

Hai câu thơ tiếp tác giả bắt đầu cho xuất hiện hình ảnh của con vật thứ 2 mà cụ thể đây là hình ảnh con Ong đang bay vội. Qua 4 câu thơ giúp ta hiểu được Ong và Bướm là một đôi bạn thân đúng không nào.

Bướm liền hỏi

Rủ đi chơi

Ong trả lời

Tôi còn bận

Mẹ tôi dặn

Đi chơi rong

Mẹ không thích

Tiếp đến những câu thơ cuối giúp các bé khái quát toàn bộ nội dung của bài thơ là Bướm rủ Ong đi chơi, nhưng Ong không đi vì vì biết mình chưa làm việc xong, bên cạnh đó là ong đã nhớ lời mẹ dặn không được đi chơi nên ong chăm chỉ làm việc.

Những vần thơ ngắn gọn, giúp ta hiểu hơn về bạn ong chăm chỉ, biết nghe lời mẹ qua đó giúp các bé hiểu hơn về sự lười biếng của bạn bướm. Những hình ảnh về tự nhiên đơn giản, nhưng giúp các em hiểu hơn đâu là việc tốt đâu là việc xấu và đâu là nghe lời đâu là không. Bên cạnh đó còn giào dục giúp trẻ nghe lời mẹ thông qua hành động lời nói của ong.

Bài thơ Ong và Bướm là bài thơ mang tính giáo dục cao, Không chỉ giáo dục các em nghe lời bày các em các điều tốt đẹp mag còn giúp các em mỡ mang kiến thức về thế giới loài vật. Biết được việc nên làm, không nên làm và giúp các em có thể tưởng tượng ra những thế giới bên ngoài có muôn vàng sự hấp dẫn, cuốn hút và đày những thú vị.

Đề Tài: Thơ “Ong Và Bướm” (Nhược Thủy)

GIÁO ÁN Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Thơ “Ong và bướm” (Nhược Thủy) Chủ đề: Những con vật đáng yêu

Đối tượng: Lớp 2TA2 – Trường Mầm non Đồng Tĩnh

Số lượng: 10 – 15 trẻ

Thời gian: 10 – 15 phút

Giáo viên dự thi: Lưu Thị Thu

Đơn vị: Trường Mầm non Đồng Tĩnh

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.Kiến thức

– Trẻ biết tên bài thơ: “Ong và bướm”.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Ong chăm chỉ làm việc nhớ lời mẹ dặn, bướm thì mải chơi.

– Hiểu nghĩa từ khó: “Bay vội”.

2.Kỹ năng

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô.

– Trẻ đọc thơ tự nhiên, vui vẻ, thể hiện cảm xúc khi đọc.

3.Thái độ

– Qua bài thơ giáo dục trẻ đức tính chăm chỉ, nghe lời mẹ dặn.

II. CHUẨN BỊ

– Cô thuộc thơ.

– Mô hình vườn hoa.

– Mũ ong, mũ bướm đủ cho số lượng trẻ.

– Nhạc bài hát “Chị ong nâu và em bé”.

– Trang phục cô, trẻ gọn gàng phù hợp.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Gây hứng thú.

Cô và trẻ hát bài: “Chị ong nâu và em bé”.

– Cô và các con vừa hát bài gì?

– Trong bài hát có con gì?

2. Nội dung2.1. Cô đọc diễn cảm

– Cô đọc lần 1: Diễn cảm

Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “ong và bướm” do cô Nhược Thủy sáng tác đấy!

2.2. Đàm thoại, giảng giải.

+ Cô giáo vừa đọc bài thơ gì?

+ Trong bài thơ có những con vật nào?

+ Bướm trắng bay lượn ở đâu?

+ Bướm trắng đã gặp con gì?

+ Ong đang làm gì?

-Cô giải thích từ “bay vội”: Là bay nhanh.

+ Bướm rủ ong đi đâu?

+ Ong trả lời bướm thế nào?

(Sau mỗi câu hỏi cô cho trẻ nhắc lại câu trả lời)

*Giáo dục:

+ Các con thấy bạn ong có ngoan không? Vì sao?

Các con ạ, ong và bướm là hai con vật rất quen thuộc sống trong thiên nhiên mà mình vẫn thường nhìn thấy, nhưng bướm thì có tính ham chơi, còn bạn ong thì đáng khen hơn vì luôn nghe lời mẹ dặn, chăm chỉ làm việc.

2.3. Dạy trẻ đọc thơ

– Cả lớp đọc thơ.

– Tổ đọc thơ.

– Nhóm đọc thơ.

– Cá nhân đọc.

– Trong khi trẻ đọc cô chú ý quan sát, động viên và sửa sai cho trẻ. (Nếu trẻ chưa thuộc thơ cô đọc chậm từng câu một cho trẻ đọc theo).

– Củng cố: Cả lớp đọc lại một lần kèm theo mô hình vườn hoa.

– Cô hỏi lại tên bài thơ?

3. Kết thúc:

Cô cho trẻ giả làm ong và bướm bay ra ngoài vườn hoa chơi.

– Trẻ hát cùng với cô.

– Chị ong nâu và em bé.

– Trẻ trả lời.

– Trẻ lắng nghe.

-Trẻ nghe cô đọc thơ.

– Ong và bướm.

– Có ong và bướm.

– Vườn hồng.

– Bướm đã gặp ong.

– Đang bay vội.

– Rủ đi chơi.

– Trẻ trả lời.

– Rất ngoan vì luôn nhớ lời mẹ dặn.

– 2 – 3lần.

– 2 tổ.

– 1 – 2 nhóm.

– 1 – 2 trẻ.

– Cả lớp đọc.

– Trẻ trả lời cô.

-Trẻ đi ra ngoài.

Phát Triển Ngôn Ngữ: Thơ: Trăng Sáng

I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức

– Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc thơ.

– Hiểu nội dung bài thơ.

2. Kỹ năng

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ và phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.

– Rèn trẻ trả lời cô rõ ràng.

– Trẻ hứng thú đọc thơ cùng cô.

II. Chuẩn bị

– Tranh thơ: ‘Trăng sáng”

– Đĩa nhạc có ghi bài hát: “Đêm trung thu”

III. Tiến hành Hoạt động 1: Gây hứng thú

– Cho trẻ hát bài hát: Đêm trung thu

– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:

+ Hỏi trẻ tên bài hát?

+ Bài hát nói về ngày gì?

+ Trung thu có những gì?

Hoạt động 2: Cô đọc mẫu

– Lần 1: Đọc diễn cảm.

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

* Bài thơ nói về vẻ đẹp của trăng, lúc tròn, lúc khuyết và trăng luôn tỏa sáng vào ban đêm nhất là đêm rằm trung thu.

Hoạt động 3: Đàm thoại – Trích dẫn

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Trăng sáng)

– Bài thơ nói về cái gì ? (Ánh trăng).

– Sân nhà bé sáng được là nhờ có gì? (Ánh trăng).

Sân nhà …..ngời”

– Ông trăng trong bài thơ giống cái gì?(Cái đĩa)

– Những hôm nào trăng khuyết thì nhìn trăng giống con gì?(Con thuyền).

‘Trăng tròn ….thuyền trôi”

– Em đi thì trăng thế nào?

– Như muốn cùng đi đâu?

Em đi …đi chơi”

– Cô đọc lại bài thơ

Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ

– Trẻ đọc cả lớp 2 – 3 lần.

– Cho thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân đọc.

– Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ để trẻ đọc rõ lời.

– Cả lớp đọc lại một lần.

– Cô hỏi tên bài học?

Hoạt động 5: Kết thúc

– Cô cho trẻ hát: “Đêm trung thu”. Kết thúc hoạt động.

Làm Quen Với Văn Học Thơ Trăng Sáng

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tác giả bài thơ.

– Trẻ cảm nhận được nhịp điệu vui của bài thơ.

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

– Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, giúp đỡ, yêu cảnh vật, thích vẽ

1. Ổn định lớp, gây hứng thú:

– Cho trẻ hát bài “Rước đèn dưới ánh trăng”.

+ Các con vừa hát bài gì?

+ Các con đã được đi rước đèn bao giờ chưa? Rước đèn vào đêm nào?

+ Đêm trung thu trăng ntn?

+ Cô đọc lần 1 : đọc diễn cảm kết hợp động tác minh họa, cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả

Bài thơ cô vừa đọc có tên là ” Trăng sáng ” sáng tác Nhược Thủy.

– Nội dung : Bài thơ nói về vẻ đẹp của Trăng. Trăng chiếu sáng khắp mọi nơi, Trăng tròn giống như cái đĩa treo lơ lửng trên cao, những hôm trăng khuyết lại giống như con thuyền đang trôi.

– Cô vừa đọc bài thơ gì ? do ai sáng tác ?

b. Đàm thoại – trích dẫn :

+ Bài thơ nói về cái gì ?

+ Nhờ có trăng mà sân nhà bé ntn ?

TD : ” Sân nhà em sáng quá

Nhờ ánh trăng sáng ngời “

+ Đêm rằm trăng có hình gì ? trông giống như cái gì ? tròn không

+ Có phải trăng lúc nào cũng tròn không ?

+ Những đêm trăng khuyết trông giống cái gì ?

TD : Trăng tròn như cái đĩa

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

+ Khi bạn nhỏ đi chơi, trăng cũng ntn ?

TD : Em đi trăng theo bước

Như muốn cùng đi chơi.

– Cho trẻ đọc thơ cùng cô : 3-4 lần

– Cô chú ý sửa sai cho trẻ

– Cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân.

– Cho trẻ đọc nối tiếp.

– Cả lớp đọc lại một lần.

+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì ? do ai sáng tác ?

+ Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp.

– Bài rước đèn dưới trăng.

– Rồi ạ! Rước đèn vào đêm trung thu ạ !

– Trăng tròn sáng và đẹp ạ !

– Bài thơ Trăng sáng.

– Bài thơ nói về trăng.

– Nhờ có trăng sân nhà bé sáng đẹp.

– Trăng tròn giống cái đĩa.

– Đọc cùng cô 3-4 lần.

– Tổ, nhóm, cá nhân đọc.

– Đọc nối tiếp 2-3 lần.

– Trẻ cùng cô hát và chuyển hoạt động.

ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.