Top 3 # Bài Thơ Về Hoa Mai Hoa Đào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Lqvh: Thơ “Hoa Đào Hoa Mai”

+ Trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm, trẻ hiểu đươc nội dung bài thơ.

Trẻ đọc đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng chổ, đọc rõ lời, trả lời câu hỏi của cô một cách rõ ràng.

+ Trẻ chú ý đọc thơ. Qua nội dung bài thơ trẻ biết được vẽ đẹp của thiên nhiên…

– Lớp học rộng rãi chiếu đủ cho trẻ.

– Tập tranh thơ “Hoa đào hoa mai”, thước chỉ.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

Cô cất cho trẻ hát bài “Mùa xuân” và gợi hỏi trẻ về nội dung bài hát:

+ Thế các cháu có biết hoa đào hoa mai thường nở vào mùa gì không?

* Hoạt động 2: Giới thiệu, đọc mẫu và đàm thoại cùng.

– Cô đọc bài thơ lần một cho trẻ nghe, đọc xong cô hỏi trẻ:

+ Của tác giả nào?

– Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh giải thích từ khó (Lấm tấm mưa bay, chỉ say, nắng pha, thắm đỏ, dát vàng, thoắt, nở rộ, hội tụ…) trích dẫn làm rõ ý nội dung bài thơ.

– Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?

– Hoa đào, hoa mai như thế nào? Có màu gì?

– Hoa đào (hoa mai ) thì hợp với thời tiết như thế nào?

– Khi mùa xuân sang thì hoa đào và hoa mai sẽ như thế nào?

– Vậy muốn có hoa đào và hoa mai thì hàng ngày mọi người phải làm gì?…

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc bài thơ.

– Cô mời cả lớp đọc thơ cùng cô: Cô đọc chậm, rỏ lời cho trẻ đọc theo 3 đến 4 lần.

– Khi trẻ đọc thuộc thơ cô cho trẻ đọc dưới hình thức xen kẻ tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau.

– Cô chú ý sữa sai cho những trẻ đọc chưa đúng.

– Sau mỗi lần trẻ đọc cô và trẻ cùng nhận xét tuyên dương.

– Giáo dục trẻ: Phải biết yêu quý, bảo vệ cây cỏ, hoa lá, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ bằng cách chăm sóc cây, không vứt rác bừa bãi…

Cô mời cả lớp cùng đọc lại bài thơ “Hoa đào hoa mai” và đi ra sân trường để ngắm các loại hoa.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : – Dạo chơi, nhặt lá rụng trên sân trường.

– TCVĐ: Cáo và thỏ. – Chơi tự do: Chơi vò giấy, xé lá.

– Trẻ ra sân ngoan, không chạy lung tung, không bứt hoa, bẻ cành. Biết nhặt lá vàng bỏ đúng vào giỏ rác. Trẻ hứng thú chơi các trò chơi.

– Sân trường rộng, sạch, an toàn.

– Lá cây, giấy, quần áo gọn gàng cho trẻ. Mũ cáo, mũ thỏ đủ trẻ.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Dạo chơi, nhặt lá rụng trên sân trường.

– Cô kiểm tra sức khỏe và dặn dò trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, ra sân không được chạy nhảy lung tung, không xô đẩy bạn.

– Cô cùng trẻ làm một đoàn tàu cùng nhau đi tham quan, dạo chơi vườn trường. Và hỏi trẻ:

+ Các con vừa được được đi đâu vậy? Đi dạo các con thấy những gì? Đây là cái gì?

+ Hoa để làm gì? Chúng ta phải làm gì để cho hoa được đẹp?

– Sau đó, cho trẻ nhặt lá vàng rụng ở sân trường và cô hỏi trẻ:

+ Các con thấy sân trường hôm nay có gì rơi? Lá vàng rơi làm cho sân trường sạch hay bẩn?

+ Muốn cho sân trường sạch sẽ các con phải làm gì? Vậy các con nhặt lá vàng bỏ vào đâu?

– Cô phát giỏ rác cho 3 tổ và phân công mỗi tổ nhặt một khoảng sân.

– Trẻ nhặt lá vàng cô nhắc nhở trẻ đổ đúng nơi quy định của nhà trường.

– Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ, giữ dìn vệ sinh môi trường. Không được vứt rác, khạc nhổ bừa bải làm ô nhiểm môi trường.

– Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước.

* Chơi tự do: Chơi vò giấy, xé lá. Cô chú ý bao quát trẻ chơi an toàn.

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Những Bài Thơ Hay Nhất Về Hoa: Hoa Hồng, Hoa Lan, Hoa Đào, Hoa Mai, Hoa Dã Quỳ, Hoa Tam Giác Mạch Mới Nhất

Những bài thơ hay về hoa: Hoa hồng, hoa lan, hoa đào, hoa mai, hoa dã quỳ, hoa tam giác mạch

1.Bài thơ hay về hoa hồng: LONG LANH HOA HỒNG!

Anh đang ở đâu rực rỡ ánh sao trời Xin hãy lắng nghe tiếng hoa hồng tỏa ngát Xin hãy nhìn bầu trời xanh bát ngát Bồng bềnh trôi một sắc thắm xanh màu!

Một đóa hồng đỏ thắm nỗi nhớ nhau Trong sương sớm nồng nàn thơm hoa gọi Mặt trời về mỗi sớm chiều chói lọi Hương sắc ngời ngan ngát ở trong nhau!

Bài thơ này là của một người con trai dành tặng cho người yêu của mình. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu sâu đậm, do vậy mà rất nhiều bạn nam tặng cho người yêu của mình hoa hồng để chứng tỏ tình yêu.

2. Bài thơ hay về hoa lan: HOA NGỌC LAN

Hoa lan có rất nhiều màu sắc, và ở bài thơ này đang miêu tả về hoa lan màu trắng “thơm như giọt sữa” tác giả dùng biện pháp nhân hóa rất hay. Chỉ với vỏn vẹn 4 câu thơ mà tác giả đã tả cụ thể được hình ảnh của hoa ngọc lan và qua đó gửi gắm đến người yêu của mình.

3. Bài thơ hay về hoa đào: HOA ĐÀO NĂM NGOÁI

Hoa đào là hoa xuất hiện nhiều nhất vào ngày tết. Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, hoa đào lại rực rỡ khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc. Từ trong nhà, ngoài vườn và cả trên đường phố, người ta đều bắt gặp sắc hồng của loài hoa này.

4. Bài thơ hay về hoa đào: BÁN HOA ĐÀO

Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,… Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân – một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.

5. Bài thơ hay về hoa mai: HOA MAI

Hoa mai là biểu tượng truyền thống cho dân tộc Việt Nam. Hoa mai như một loài hoa được quý trọng nhất vào mỗi dịp lễ tết. mỗi quốc gia đều có một loại hoa đặc trưng và hoa mai là đặc trưng của Việt Nam. Và bài thơ này tác giả đã cho hoa “mai là đệ nhất”

6. Bài thơ hay về hoa dã quỳ: MÙA HOA DÃ QUỲ

Đường lên gió hát mây ru Tây Nguyên vàng chín mùa thu Dã quỳ Lắng nghe hoa nói điều gì Chênh chao vạt nắng thầm thì suối reo Trập trùng đèo dốc nghiêng treo Hoa lưng chừng núi, hoa leo giữa đồi Lung linh trong sắc hoa cười Chiều Thu sóng sánh vàng tươi đất trời

Hoa dã quỳ còn có tên gọi khác là hoa cúc dại bởi một lẽ nó là cây thuộc họ cúc nhưng lại mang giá trị về y học thấp nhất. Hoa dã quỳ khi nở rộ nhìn thật đẹp, những cánh đồng hoa dã quỳ màu vàng óng ả như làm tăng thêm cái chói chang, rực rỡ. Trước đây muốn ngắm nhìn hoa dã quỳ nở du khách phải đi lên tận những vùng núi cao thế nhưng hiện nay, hoa dã quỳ đã rất phổ biến, được trồng ở nhiều nơi từ bắc vào nam

7. Bài thơ hay về hoa tam giác mạch: NHỮNG CHIỀU TAM GIÁC MẠCH

Nếu các bạn một lần đặt chân đến Hạ Giang vào dịp cuối thu, đầu đông các bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng hoa tam giác mạch. Hoa tam giác mạch tô điểm cho những phiến đá tai mèo một sắc hồng phơn phớt ấm áp, như mời gọi những kẻ lữ hành tới chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp say lòng người. Người ta bảo tam giác mạch là đặc sản riêng của vùng đất cực bắc Tổ quốc,

8. Bài Thơ hay về hoa cúc: HOA CÚC VÀNG

Bài thơ này ngụ ý của tác giả muốn dùng đóa hoa cúc vàng để tặng người yêu và thể hiện cảm xúc khi thấy người yêu bên đóa hoa cúc vàng. Hoa cúc được xem là quốc hoa của mùa thu. Người xưa coi cúc tà một trong bốn thứ cây hoa quý được ví như bốn người bạn thân (tứ hữu): tùng, cúc, trúc, mai. Cúc tượng trưng cho tâm hồn thanh cao của những người quân tử muốn xa lánh vòng danh lợi vào luồn ra cúi.

10. Bài thơ hay về hoa thiên lý: DƯỚI GIÀN THIÊN LÝ

Tác giả miêu ta giàn hoa thiên lí với rất nhiều lợi ích như là dùng trong các món ăn làm cho món ăn thêm ngon và giàu dinh dưỡng hơn. Giàn hoa thiên lí nó vừa cho bóng mát, lại đẹp trang trí thêm khu vườn nhà và nó còn rất bổ ý tạo nên các món ăn ngon.

11. Bài thơ hay về hoa xương rồng: HOA XƯƠNG RỒNG NỞ

Có gì vời vợi nước mây Anh thành khách lạ qua đây ghé nhờ Bến quê còn nỗi hẹn hò Mình anh trở lại … con đò đã sang

Tưởng như em mới bước ra Nghe đâu sang ngoại biếu bà bát canh. Hoa xương rồng nở… xanh xanh…

12. Bài thơ hay về hoa huệ: HOÀI NIỆM HOA HUỆ

13. Bài thơ hay về hoa anh đào: HOA ANH ĐÀO

14. Bài thơ hay về hoa anh thảo: CÓ MỘT LOÀI HOA MANG TÊN ANH THẢO

Hoàng hôn từ tốn buông màn Sương long lanh gọi ngày tàn trăng lên Giữa ngàn sao mọc êm đềm Hoa Anh Thảo muộn theo đêm trở về Như ẩn sĩ ngậm lời thề Trăng lên hoa nở chẳng hề đơn sai Hoa ơi hoa nở vì aiLặng thầm nhan sắc đêm dài lẻ loi Để khi nắng sớm mai soi Lại từ tạ nhận thiệt thòi ra đi…

15. Bài thơ hay nhất về hoa cỏ may: HOA CỎ MAY

Cát vắng, sông đầy cây ngẩn ngơ Không gian xao xuyến chuyển sang mùa Tên mình ai gọi sau vòm lá Lối cũ em về nay đã thu Mây trắng bay đi cùng với gió Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ Đắng cay gửi lại bao mùa cũ Thơ viết đôi dòng theo gió xa Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm dày Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay

16. Bài thơ hay nhất về hoa bưởi: MÙA HOA BƯỞI THƠM NGÁT

Chẳng phải vô tình em nhớ tháng ba Nhớ về anh nhớ mùa hoa bưởi Cánh hoa rơi lòng em bối rối Chút hương thầm làng bãi lan xa Chẳng phải vô tình em nhớ tháng ba Ngõ nhà anh đầy hoa xoan tím Nhớ bến sông thuyền ai ghé bến Hương bưởi quê mình níu khách sang sông Nhớ tuổi thơ em nhặt bông bưởi trắng Tháng ba này mẹ giã bánh trôi Anh lớn lên -đi vào quân ngũ Chúng mình mỗi đứa mỗi nơi

17. Bài thơ hay về hoa anh đào: HOA ANH ĐÀO

18. Bài thơ hay về hoa sen: HOA SEN

19. Bài thơ hay về hoa quỳnh: HOA QUỲNH

20. Bài thơ hay về hoa muống biển: HOA MUỐNG BIỂN

21. Bài thơ hay về hoa dại: HƯƠNG HOA DẠI

22. Bài thơ hay về hoa nhài: HOA NHÀI

23. Bài thơ hay về hoa sữa: HOA SỮA

Hà Nội đã thu rồi (Mười lăm năm tôi trở lại) Chút sóng sông Hồng còn đây Chút nắng hồ Gươm còn đó Lang thang dọc đường Nam bộ Hỏi thăm người phu xích lô Phố nào nhiều cây hoa sữa?

Và tôi đã nhặt một bông hoa sữa Trên con đường Thanh niên Đêm Hà Nội Một mùa thu trong chừng có thể Dâng nỗi buồn không tên.

24. Bài thơ hay về hoa sữa: HOA SỮA

25. Bài thơ hay về hoa sung: HOA SÚNG TÍM

Những Bài Thơ Về Hoa Mai – Hoa Mai, Mai Viet Nam, Mai Vang, Cho Thue Mai Tet, Ban Mai Tet, Mai Vang Nam Canh, Mai Bonsai, Ban Goc Mai Vang, Noi Ban Hoa Mai Dep

Hoa mai rất sặc sỡ khi mùa xuân đến từ xưa cho đến nay Vị danh tướng đời Trần từng đánh tan quân Nguyên ở bến Chương Dương cũng là thi khách thường nói “giải đảo đông phong phú bất thi ’’ nghĩa là “Đè ngược gió đông mà ngâm một bài thơ” hãy nói về hoa mai trong bài thơ của ông

Những bài thỏ Hoa Mai

Thi hào Trần Quang Khải(1240-1294)

Vị danh tướng đời Trần  từng  đánh tan quân Nguyên  ở bến Chương Dương cũng là thi khách thường nói “giải đảo đông phong phú bất thi ’’ nghĩa là “Đè ngược gió đông mà ngâm một bài thơ” hãy nói về hoa mai trong bài thơ của ông

Bến đò Lưu Gia

Đò lưu cây cối ngất lưng trời

Thửơ nọ xuôi đông đã ghé chơi

Tháp cổ đình sông làn nước chảy

Đền hoang mỗ cổ sấu sành ngồi

Dư đồ phủ ấy bao nhiêu dặm ?

Non nước triều xưa trải mấy đời

Qua viếng làng thơ đầu đã bạc

Hoa mai như tuyết chiếu lòng vời

Ngô Tất Tố dịch

(bến đò Lưu Gia ,làng Lưu Xá

Tỉnh Hưng Yên , nơi Lý Huệ Tôn chạy lánh nạn ,khi Quách Bốc làm phản)

 Vườn Phúc Hưng

Lượn quanh bến phúc, nước theo vời.

Mấy mẫu vườn quê khá thảnh thơi.

Tan tuyết bờ mai châu hết nụ.

Quang mây đỉnh trúc ngọn đâm chồi.

Nắng lên mời khách pha chè thưởng,

Mưa tạch sai hề gở thuốc coi.

Xa ngóng hải nam im khói lửa

Trên giường nghiêng ngữa nhẹ hồn mai.

Ngô tất tố dịch

Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải làm chức tể tướng , lại có lúc cầm quân đánh giặc , nhưng rất hiếu học có tài văn thơ,

 tính tình tao nhả như ẩn sĩ .Chỗ ở ông được đặc tên là Phúc Hưng Yên

    Thisĩ vô danh đời Trần (khoảng năm1300)

    Bắc xứ đề Quế lâm dịch

    Đi sứ bắc (Trung Hoa ) đề trạm quốc lâm

    Canh khuya quán trọ lạnh như tờ ,

    Sương gió đầu tiên dạ vẫn vơ.

    Đầu ngựa bóng roi theo ngọn gió ,

    Hoa mai nước cũ giục hồn mơ.

    Mặt quen đất khách vằng trăng tỏ

    Tên bặt chân trời bóng nhạn thưa.

    Cái trí xông mây rày chửa toại.

    Vổ đùi …cho bổng giọng ngâm thơ.

     Ngô Tất Tố dịch

    3.Thiền sư Quyền Quang (1254-1334)

    Vị tổ thứ ba phái thiền trúc lâm đời Trần  cũng là mộ thi nhân , trong thơ cũng hay nói tới hoa mai

    Vằng vặc trăng mai ánh nước ,

    Hiu hiu gió trúc ngậm sênh

    Người hoa tươi tốt cảnh hoa lạ

    Mầu thích ca nào thử hữu tình ?

    Một bài thơ khác của thiền sư Huyền Quang về mai:

    Hoa mai

    Rắp xin trời hỏi lối lên ,

    Núi băng bóng lẻ ,ngang nhiên chăng đời.

    Bẻ bề đâu để nắm chơi ,

    Màu xuân muốn mượn cho nguôi bệnh già

    (Ngô Linh Ngọc dịch)

    Huyền Quang Đại sư còn tôn mai lên ngôi vị: “Ngự Sự Đài”

    “Ngự sự mai hai hàng chầu ráp ,

    Trượng phu tùng mấy chặng phò quanh”

    Ngự sử mai , trượng phu tùng ,quân tử trúc , được gọi là “tam ích hữu” nghĩa là ích giã tam hữu

    4.Thi sĩ Nguyễn Trung Ngạn “1289-1370”

    Thi nhân đời trần ,mười sáu tuổi đỗ Hoàng Giáp cùng khoa  với trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi, người có thơ “ hay không kém gì đời thịnh Đường ” đã lấy cốt cách của mai ví với cốt cách của chính ông

    “Dã mai cốt cách  nguyên phi tục ,

    Hải hạc phong tư tự bất quần.

    Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục,

    Phong tư bạc bể vốn không đàn”

     (Tiểu luận văn học Mai Quốc Liên )

    Thơ ông cũng đẹp như ánh mai rừng

    Trích trong cuốn kỹ thuật trồng mai ,chương 3.những bài thơ về mai(còn tiếp)

    Của ông Huỳnh Văn Thới

    Hoa mai Việt Nam

Hoa Mai Thơ Thiệu Ung

HOA MAI THƠ THIỆU UNG Hoàng Kim

Hoa Mai Thi Thiệu Ung là một trong ba bộ đại kỳ thư đặc biệt nổi tiếng văn hoá cổ Trung Hoa lưu lại suốt ngàn năm.”Muốn biết bác phục hỏi nguyên nhân xưa Hoa Mai là khởi đầu của mùa xuân”. Câu đầu tiên Hoa Mai Thi Thiệu Ung đã viết vậy. Thiệu Ung (1011 – 1071) tự là Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết, được truyền tụng là một nhà tiên tri Trung Quốc thời Bắc Tống có khả năng trực giác huyền diệu và bí ẩn. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương. Ông đã dùng thuật Dịch số thời biến và bát quái âm dương ngũ hành để dự báo sinh vượng thịnh suy vong các đổi họ lớn trong lịch sử và giải đoán vận khí, sự việc với sự chính xác đến kinh ngạc.

Lão nông và Thiệu Ung (Jane Ku)

Một buổi sáng mùa xuân, Thiệu Ung dựng quầy xem quẻ số gần chân cầu. Lúc đó, một lão nông dừng lại và hỏi ông về tài vận của mình. Thiệu Ung yêu cầu ông lão chọn từ các mảnh giấy có ký tự chữ Hán trên đó. Ông lão bèn chọn một thẻ và đưa nó cho Thiệu Ung, trên đó là ký tự “?”. Thiệu Ung nói với ông lão: “Chúc mừng cụ, cụ sẽ được một bữa trưa ngon miệng ngày hôm nay. Cụ hãy về nhà và chờ đợi”. Ông lão về nhà thấy đứa cháu trai đang đợi ông và nói: “Hôm nay là ngày mừng thọ 60 tuổi của cha cháu, xin mời ông đến dự bữa tiệc rượu”. Ông lão ngạc nhiên, thay đổi y phục và vui mừng tới dự.

Chiều hôm ấy, một người đàn ông khác đến quầy quẻ số của Thiệu Ung và hỏi xem vận mệnh. Ông ta cũng chọn đúng thẻ có ký tự “?”. Thiệu Ung nói với người đàn ông rằng: “Thẻ này không được tốt. Ông sẽ gặp chuyện không lành hôm nay và ông sẽ bị bắt”. Người đàn ông nghĩ ngay rằng không thể nào có chuyện ông bị bắt nếu ở trong nhà, vì vậy, ông trở về và leo lên giường. Đang ngủ, ông chợt tỉnh giấc khi có người đàn bà hét to lên rằng những con lợn của ông đang phá nát khu vườn rau của bà. Trong lúc tức giận, ông giơ tay xô người đàn bà kém may mắn, vốn đang ốm dở, ngã phịch xuống và bất đắc kỳ tử. Ngay sau đó, ông bị bắt và tống giam.

Cũng vào chiều hôm đó, khi Thiệu Ung chuẩn bị dọn quầy để về, thì một người đàn ông đi từ phía Nam tới và xin ông nán lại. “Đại nhân, tôi đã nghe nói về tài năng tiên đoán của ông, vậy xin ông hãy cho biết vận mệnh của tôi”. Chiếc thẻ vị khách này chọn cũng là ký tự “?”. Thiệu Ung nói: đó không phải là điềm tốt và ông sẽ bị ướt đẫm trong ngày. Vị khách không tin vì hôm đó là ngày nắng và trời không mây, nhưng khi ông vừa về đến nhà và vào cổng thì ông đã bị vợ vô tình hắt một chậu nước vào người đúng lúc ấy.

“Lịch sử, nếu xem trong một thời- không ngưng đọng, thì cũng như một vở kịch, với trời làm màn, đất là đài, ngày đêm không ngừng xoay vần mà diễn biến. Các nhân vật trong vở kịch này, bất luận là anh hùng đội trời đạp đất, thét mây hô gió như thế nào, thì đều trôi dạt trong cõi hồng trần cuồn cuộn. Liệu ai có thể thực sự làm chủ vận mệnh của chính mình?

Tôi dạo chơi núi Xanh, Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn, suy ngẫm từ Núi Xanh Bắc Kinh trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi bất chợt gặp được một bé gái xinh đẹp tại điểm linh ứng của núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô và đã bế cháu gái ngắm nhìn trục hướng tâm của Cố Cung Bắc Kinh.

Tôi cũng lại may mắn gặp được một nghệ sĩ dân gian tập hát và tặng sách. Chuyện xưa và nay gợi nhớ lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình” “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, câu chuyện Hoa Mai Thi Thiệu Ung và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta!

Chùm ảnh đẹp ghi từ mờ ảo sương sớm cho đến xế chiều tại điểm đến ao ước và những tư liệu quý thu thập được trong chuyến đi đặc biệt này lắng đọng trong tôi một di sản và bài học lịch sử cần tiếp tục giải mã. Tôi đã đúc kết Sấm Trạng Trình và đã viết bài Ngày xuân đọc Trạng Trình, nay sẽ cố gắng sưu tầm Hoa Mai Thi Thiệu Ung văn bản gốc tiếng Trung và những bản dịch nghĩa, dịch thơ tiếng Việt của 10 bài thơ Hoa Mai nói trên.

Hoa Mai thơ Thiệu Ung là kỳ thư cần đọc lại. Tôi may mắn đã được Thăm ngôi nhà cũ của Darwin và đã từng lắng mình trước câu hỏi: Liệu “nguồn gốc muôn loài” Darwin có thực sự đúng là quy luật tiến hóa của muôn loài không? Liệu câu nói thông tuệ của ông ” Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin (1809-1882) đã phải là một giải pháp tốt và kinh nghiệm kinh điển như sự lựa chọn của Bao Công thành thế lực bất khuất trung chính không bị cuốn vào vòng xoáy tranh đoạt?.

Thơ Hoa Mai Thiệu Ung những lời tiên tri CHUẨN XÁC đến kinh người !!! là chuyện nghìn năm bí ẩn liên hệ thực tiễn với những bài thơ dự báo sau này tôi chợt thấy thú vị giải pháp của cụ Trạng Trình Việt Nam trong những ẩn ngữ kín đáo.

HOA MAI TRONG TẾT VIỆT

Hoa Mai Thi Thiệu Ung Trung Quốc đối sánh với Hoa Mai thơ Mãn Giác Việt Nam đã cách đây trên dưới ngàn năm, cùng với Tảo Mai Trần Nhân Tông và Cự ngao đới sơn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cách đây trên năm trăm năm thực sự. Những bài thơ đó đều là những dự ngôn rất sâu sắc về quy luật của tạo hóa. Tôi xin được trích dẫn mà không lạm bàn.

Hoa Mai thơ Mãn Giác

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh Hoàng Ngọc Dộ về cốt cách hoa mai là nhân cách người hiền, đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tùng đầu thượng lai. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa cười Trước mặt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành ma i.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.” Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là ” Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

‘Tảo Mai’ thơ Nhân Tông

Phiên âm Hán Việt Ngũ xuất viên ba kim niễn tu, San hô trầm ảnh hải lân phù. Cá tam đông bạch chi tiền diện, Tá nhất biện hương xuân thượng đầu. Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh, Dạ quang như thủy khát cầm sầu. Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ Quế lãnh thiềm hàn chỉ ma hưu!

Dịch nghĩa Năm cánh hoa tròn nhị điểm vàng, [Như] bóng san hô chìm, [như] vảy cá biển nổi. Cành hoa trắng xóa suốt trong ba tháng đông, Sang đầu xuân chỉ còn loáng thoáng một vài cánh thơm nhẹ. Móc ngọt chảy mùi thơm làm chú bướm si ngây tỉnh giấc, ánh sáng ban đêm như nước khiến con chim khát buồn rầu. Nếu Hằng Nga biết được vẻ đẹp thanh nhã của hoa mai, Thì có ưa gì cây quế với cung thiềm lạnh lẽo.

Phiên âm Hán Việt Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn, Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn). Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn, Hoa áp chi đầu noãn vị phân. Thúy vũ ca trầm sơn điếm nguyệt, Họa long xuy thấp Ngọc Quan vân. Nhất chi mê nhập cố nhân mộng, Giác hậu bất kham trì tặng quân.

Dịch nghĩa Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa, Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn. Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan, Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ. Giọng ca Thúy vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi. Tiếng sáo Họa long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan. Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân, Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.

Cự ngao đới sơnNguyễn Bỉnh Khiêm

Bích tầm tiên sơn triệt đế thanh Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực Trước cước trào vô quyển địa thanh Vạn lý Đông minh quy bá ác Ức niên Nam cực điện long bình Ngã kim dục triển phù nguy lực Vãn khước quan hà cựu đế thành

Dịch nghĩa:

Con rùa lớn đội núi

Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình Ta nay muốn thi thổ sức phù nguy Lấy lại quan hà, thành xưa của Tổ tiên.

Dịch thơ:Con rùa lớn đội núi

Núi tiên biển biếc nước trong xanh Rùa lớn đội lên non nước thành Đầu ngẩng trời dư sức vá đá Dầm chân đất sóng vỗ an lành Biển Đông vạn dặm dang tay giữ Đất Việt muôn năm vững trị bình Chí những phù nguy xin gắng sức Cõi bờ xưa cũ Tổ tiên mình.

Ngày xuân đọc Trạng Trình “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ.Đất Việt muôn năm vững thái bình”. Đó là hai câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) tại bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn” trong Bạch Vân Am Thi Tập. Thông điệp ngoại giao của cụ Trạng Trình nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước rất rõ ràng: Muốn bình sao chẳng lấy nhân Muốn an sao lại bắt dân ghê mình. Điều lạ là trong câu thơ cụ Trạng dịch lý, ẩn ngữ, chiết tự tương thích với cách ứng xử hiện thời. “Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh” Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. “Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân” Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo . Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả”; “Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân”. Đạo lý, Dịch lý, Chiết tự và Ẩn ngữ Việt sâu sắc thay ! xem tiếp Ngày xuân đọc Trạng Trình

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh ThúyQuê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh TuấnBan Mai; Chỉ tình yêu ở lạiKimYouTube

Trở về trang chínhHoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter