Top 11 # Bài Thơ Yêu Lắm Quê Hương Của Hoàng Thanh Tâm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Vụ Đồng Tâm: Lạ Lắm

Có một dạo, cộng đồng ồn lên bài thơ “Đất nước mình lạ lắm phải không anh?” của một cô giáo nào đó ở Hà Tĩnh. Hồi đấy, nhiều người cũng làm thơ giả nhời cô giáo.

1 – Lạ lắm. Có những người ra sức lên án các quan tham, đòi phải xử nghiêm, phải bắn bỏ v.v… Nhưng chính những người đó lại ra sức thương xót “cụ”, bất chấp việc “cụ” và con cháu “cụ” đã hình thành một mạng lưới quyền lực gia đình trị từ xã đến huyện, để xâu xé đất quốc phòng.

Vì sự ăn dày, ăn tất, ăn cả đất xung quanh, mà con cháu “cụ” thì gia nhập Juventus, hát bài “Xuân này con không về”. Bản thân “cụ” làm quan hàng xã đến chức bí thư đảng ủy, nhúng tay vào đủ mọi thứ bẩn thỉu, rồi kết thúc cuộc đời bằng cách đổ xăng thiêu sống ba công an, và nhận cái chết bằng phát đạn 9 ly ngay giữa tim, khi trong tay nắm chặt quả lựu đạn.

2 – Lạ lắm. Có những người đòi hỏi phải giải thích, đối thoại với dân, không được dùng vũ lực với dân. Nhưng những người đó lờ lớ lơ đi việc ông Nguyễn Đức Chung đã giữ lời hứa 45 ngày thanh tra toàn diện. Họ cũng lờ lớ lơ việc Thanh tra Chính phủ đã phúc tra kết quả của Thanh tra Hà Nội, và Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đã về tận huyện Mỹ Đức để giải thích với dân. Vào lúc đó, không thấy có “dân Đồng Tâm” nào đi đối chất với thanh tra.

Và rồi, khi công an tiêu diệt “cụ” với đầy đủ bằng chứng về các hành vi tội phạm có vũ trang, thì họ khóc huhu: “Sao lại dùng vũ lực với dân, sao lại bắn chết một ông già (tay cầm quả lựu đạn)?

3 – Lạ lắm. Có những người băn khoăn tại sao lại “cưỡng chế” nhà “cụ” vào lúc 4 giờ sáng. Tại sao lại phải huy động hàng ngàn công an để “đàn áp” cụ? Chăc có lẽ họ đã không phân biệt được, hoặc cũng có thể họ cố tình lập lờ giữa cưỡng chế đất đai và vây bắt tội phạm có tổ chức nguy hiểm, trang bị vũ khí nóng. Họ tạo ra hình ảnh cụ già yếu đuối với lựu đạn trên tay bị bắn chết, mà quên mất trước đó công an đã phải trả giá 3 liệt sĩ bị thiêu sống trong đêm. Nói thẳng ra: Không cần đến “mấy ngàn công an”, mà chỉ cần một tiểu đội cảnh sát cơ động trang bị tiểu liên cực nhanh, thì họ sẽ cho “cụ” và đàn em của “cụ” thành cái tổ ong ngay trong một nốt nhạc, thay vì phải đứng nhìn “cụ” ra lệnh thiêu sống đồng đội mình, rồi mới có lệnh nổ súng.

Mà có lẽ, với những người “lạ” như thế, nếu như nhà họ có cháy lúc nửa đêm, thì công an phòng cháy cứ chờ đến giờ hành chính rồi hẵng xuất xe. Nếu người nhà họ có đau ốm, thì bác sĩ A9 Bạch Mai cứ chờ sáng rồi hẵng cấp cứu.

4 – Lạ lắm. Có những người cắc cớ: Sao không mang sự việc ra giải quyết tại Tòa án. Họ không biết, hoặc cố tình không biết rằng các tranh chấp đất đai có thể được giải quyết bằng thủ tục tố tụng tư pháp, hoặc thủ tục hành chính. Nhìn lại toàn bộ quá trình, chính “tổ đồng thuận” của “cụ” đã chọn con đường hành chính, và thua lấm lưng trắng bụng.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chiếu slide bản đồ cho dân, khẳng định các cột mốc còn rất tốt. Nước cố cùng, khi Thanh tra Chính phủ chiếu bí đến sân nhà “cụ”, thì “cụ” giả điên lên mạng live stream. “Cụ” bảo vì “cụ” sợ bị đánh gãy chân, nên “cụ” không lên huyện nghe kết luận thanh tra.

Còn chưa nói đến việc, chưa bao giờ “cụ” nộp đơn lên Tòa án, và nếu có, thì tư cách nào để “cụ” tham gia tố tụng, khi “cụ” chẳng có mẩu đất nào trong khu vực có tranh chấp với sân bay Miếu Môn?

5 – Lạ lắm. Có những người ra sức đòi đánh Trung Quốc bảo vệ Trường Sa, giành lại Hoàng Sa. Nhưng cũng chính những người đó đánh bài lờ về một sự thực rằng sân bay Miếu Môn là sân bay dự bị của sân bay Nội Bài khi có chiến tranh từ thời đánh Mỹ.

Kể từ năm 1980, sau khi có chiến tranh biên giới, sân bay được lên kế hoạch mở rộng để dự phòng chiến tranh lớn, bảo vệ bầu trời miền bắc. Nói cách khác, đó chính là cái sân bay quân sự, với chức năng gần như duy nhất là căn cứ xuất phát cho máy bay tiêm kích đánh trả các cuộc tấn công từ phía bắc xuống, để bảo vệ “nóc nhà” của Hà Nội.

Nói kĩ hơn về điểm này: Sau khi sân bay được củng cố và mở rộng, thì chiến tranh lớn không xảy ra, nên sân bay được giao cho một đơn vị bộ đội công binh của Quân chủng Phòng không – không quân (không còn tổ chức tiểu đoàn căn cứ sân bay riêng nữa). Thực ra, lữ đoàn công binh 28 của Quân chủng PK-KQ chỉ là phiên hiệu từ năm 1999 trở về sau. Còn trước đó, Phòng không và Không quân là 2 quân chủng độc lập (tổ chức kiểu LX), mỗi quân chủng đó có đơn vị công binh riêng để xây dựng và bảo trì các sân bay (trung đoàn 28 công binh không quân), trận địa pháo, trận địa tên lửa (trung đoàn 220 công binh phòng không). Sân bay được giao cho một tiểu đoàn công binh của trung đoàn 28, và bản thân tiểu đoàn này cũng chỉ có biên chế khung, vì phần lớn bộ đội đã đi khắp cả nước để thi công các sân bay, trong cao trào chuẩn bị chiến tranh lớn nếu TQ xâm lược VN lần nữa như năm 1979.

Với lực lượng ít ỏi như thế, đơn giản là họ không đủ người để quán xuyến hết 236ha đất sân bay của 3 xã (trong đó có 64ha đất của xã Đồng Tâm). Và đó là lúc “phong trào” lấn chiếm đất xuất hiện. Bất chấp việc bản đồ sân bay đã có chữ kí của chỉ huy đơn vị quản lý sân bay, và lãnh đạo 3 xã lân cận. Bất chấp các mốc giới vẫn còn nguyên vẹn xi măng cốt thép.

Mỗi căn nhà, mảnh vườn lấn vào đường băng, chính là một nhát dao xẻ thịt một sân bay quan trọng của không quân. Và đến khi quân đội hoảng hồn nhận ra, thì nhà dân đã chắn cả hầm chứa máy bay trực chiến, đường lăn máy bay đã thành ao chuôm.

Thế nên, vĩnh viễn không còn sân bay quân sự Miếu Môn nữa, vì nó đã bị bóp chết. Quân đội chuyển sang giao đất cho Tập đoàn Viettel, song song với việc chuyển tập đoàn này thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Không ai nói ra, nhưng phải hiểu rằng công trình quốc phòng là nhà máy công nghiệp quốc phòng quan trọng, mà vũ khí – khí tài nó sản xuất ra, là thứ dành cho những kẻ thù của Tổ quốc. Đến lúc này, thì bùng nổ sự việc Đồng Tâm, việc này kéo dài 3 năm, mất 3 liệt sĩ công an. Và Miếu Môn từ chỗ là một sân bay bỏ hoang, nay trở thành trọng điểm của dư luận.

À mà, chưa kể còn có những người rất lạ, họ đòi phải công khai xem nhà máy quốc phòng tối mật của Viettel là nhà máy gì. Không rõ những người này có liên hệ gì với Hoa Nam tình báo cục hay không, chứ nếu không thì họ ăn gì mà thông minh thế?

Như vậy, là có ít nhất hai lần “cụ” và đàn em của “cụ” đã xẻo thịt những cơ sở quốc phòng quan trọng nhất để đánh kẻ thù phương bắc: Một lần là sân bay quân sự dự bị chiến lược cho chiến tranh biên giới. Một lần là nhà máy công nghiệp quốc phòng tối mật.

6 – Khóc “cụ”

Than ôi.

Đất trời Đồng Tâm mây mù che phủ.

Người Đảng viên già ôm lựu đạn chai xăng.

Ới cụ ơi. 3 năm qua cụ còn giữ được mạng, là nhờ ơn Đảng ơn chính quyền nương tay không giết. Cụ tưởng thế là hay, cụ rào làng, cụ đặt chông, cụ thiêu sống công an không chớp mắt. Cụ làm quan thì hà lạm tham nhũng. Con cháu cụ thì nối bước nhau vào huyện vào xã, rồi nhờ cụ mà ăn cơm cân áo số. Cụ chết đi tay còn cầm lăm lăm lựu đạn. Thế mà bây giờ nhiều người khóc cụ, lạ lắm cụ ơi.

Cụ có linh thiêng, thì xin nhắc cho cụ biết: Nhờ ơn cụ, mà con cháu cụ được gia nhập đội tuyển Juventus, ăn Tết nơi buồng giam nhà đá. Nhờ ơn cụ, mà ba gia đình liệt sĩ năm nay không có Tết, vợ mất chồng, con mất cha ngơ ngác. Nhờ ơn cụ, mà dự án nhà máy quốc phòng chậm trễ ba năm, và không biết sẽ còn chậm đến khi nào.

3 năm chậm trễ đó, là 3 năm những vũ khí – khí tài made in Vietnam chậm đến tay chiến sĩ, là 3 năm thụt lùi thua kém nền công nghiệp quốc phòng đang tiến như vũ bão của người láng giềng bên kia biên giới. Viettel là niềm hi vọng gần như duy nhất sẽ gây dựng nên nền công nghiệp quốc phòng tự chủ, và trong những trắc trở đầu tiên mà niềm hi vọng đó gặp phải, vinh quang thay lại có tên “cụ”.

Người ta sẽ học được từ thất bại nhiều hơn thành công. Mong rằng Viettel sau này hãy đưa ảnh “cụ” vào phòng truyền thống của nhà máy, để đời đời kiếp kiếp cán bộ chiến sĩ toàn quân nhận thức ra rằng: Kẻ thù phương bắc không đáng sợ bằng những kẻ đâm sau lưng chiến sĩ. Rằng những ngày gian khổ đầu tiên của nhà máy, không phải do gián điệp nước ngoài phá hoại, không phải do không quân địch ném bom, pháo hạm địch bắn phá, mà là do phải giành đất, giữ đất sân bay với “nhân dân anh hùng”.

Vậy đó, lạ lắm … Lương Lê Minh

https://www.facebook.com/100006948106461/videos/2493784677529778/?hc_location=ufi

Tân Nhạc Vn – Thơ Phổ Nhạc – “Đêm Trăng” – Xuân Diệu &Amp; Hoàng Thanh Tâm

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn thi khúc “Đêm Trăng” (“Trăng”) của Thi sĩ Xuân Diệu và Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm.

Thi sĩ Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, ông sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 – mất ngày 18 tháng 12 năm 1985. Ông là một trong những thi sĩ hàng đầu của Việt Nam. Sự nghiệp viết lách của ông có khoảng 450 bài, phần lớn vẫn còn nguyên bản thảo, đặc biệt là thơ tình, cùng với vài truyện ngắn, và một số bài phê bình văn học.

Ông sinh tại Gò Bồi, Tùng Giản, quận Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê ngoại của ông). Thân sinh của ông là cụ Ngô Xuân Thọ, thầy giáo, và bà Nguyễn Thị Hiệp. Ông học ở Qui Nhơn, Huế, và về sau ở Hà Nội (1938–1940). Ông tốt nghiệp bằng Kỹ sư Nông nghiệp năm 1943 và làm việc ở Mỹ Tho trước khi trở lại Hà Nội.

Mặc dù ông được mọi người biết đến là một thi sĩ thơ tình xuất sắc, nhưng cuộc hôn nhân của ông chỉ tồn tại có 6 tháng trước khi vợ chồng ông ly dị và ông sống độc thân cho đến cuối đời.

Có nguồn dư luận tin rằng ông là người đồng tình luyến ái cùng với nhà thơ Huy Cận (người bạn nối khố thời trung học của ông) cũng như đã được ông thể hiện qua những bài thơ tình đề tặng riêng cho những người đàn ông khác. Những bài thơ này gồm có: “Tình Trai” – viết về cuộc tình của hai thi sĩ người Pháp, Arthur Rimbaud & Paul Verlaine, và “Em Đi” – một bài thơ tình đầy xúc cảm viết tặng riêng cho thi sĩ Hoàng Cát, người cùng sống chung với ông hai năm, khi ông Hoàng Cát phải vào Nam.

Trong sự nghiệp của ông, Xuân Diệu được biết đến như là một thi sĩ thượng thặng trong phong trào Thơ Mới, với biệt hiệu “Ông Hoàng Thơ Tình”. Ông cũng chính là người đã tặng cho nữ sĩ Hồ Xuân Hương biệt danh: “Nữ Hoàng Thơ Nôm”.

Thi sĩ Xuân Diệu còn là thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, và là một trong những nhà thơ tiên phong hoạt động đẩy mạnh phong trào Thơ Mới. Những bài tiêu biểu ông viết trong thời gian này là: “Thơ Thơ” (1938), “Gửi Hương Cho Gió” (1945), và truyện ngắn “Phấn Thông Vàng” (1939).

Hai bài “Thơ Thơ” và “Gửi Hương Cho Gió” được quần chúng công nhận là hai bài thơ lớn trong Văn học Việt Nam vì trong đó “tình yêu”, “đời sống”, “hạnh phúc”, “yêu cuộc đời” được ông ca ngợi tôn vinh cùng lúc với “tuổi trẻ”, “mùa xuân”, “thiên nhiên bảo bọc tình yêu”. Ngoài ra thơ ông còn cho thấy nỗi “buồn thương cho thời gian đã mất”, tính chất “vô thường của đời sống”, và niềm “khao khát cho một đời sống vĩnh cửu”.

Hiện nay tên của ông được đặt cho một con đường trong thành phố Hà Nội.

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm sinh ngày 14 tháng 4 năm 1960 tại Sài Gòn, anh là thứ nam của ông Hoàng Cao Tăng, cố giám đốc Đài Phát Thanh Pháp Á (Radio France Asie). Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm thuộc thế hệ nhạc sĩ trẻ sau 1975, có những ca khúc đi sâu vào lòng người, và được xếp loại chung với những sáng tác của các thế hệ đàn anh trước 1975.

Với hơn 60 tác phẩm sáng tác trong khoảng 3 thập niên từ 1980-2009, trong số đó có những nhạc phẩm nổi bật như: “Tháng Sáu Trời Mưa”, “Lời Tình Buồn”, “Trả Lại Thoáng Mây Bay”, “Ngập Ngừng”, “Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi” vv…, đã đem tên tuổi Hoàng Thanh Tâm đến với mọi tầng lớp khán thính giả khắp nơi, giúp anh có một chỗ đứng vững chãi trong làng âm nhạc Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp trung học tại trường Pétrus Ký, Hoàng Thanh Tâm vượt biên đến đảo Pulau Bidong, Mã Lai và được hội từ thiện Caritas bảo lãnh sang Bỉ năm 1979.

Anh đã theo học ngành Tin học (L’informatique) 3 năm tại trường Đại học Tự do Bruxelles và một lần nữa anh lại di cư sang Úc Đại Lợi vào năm 1982, và định cư luôn tại Úc cho đến bây giờ…

Trong 3 năm ở Bruxelles, Hoàng Thanh Tâm đã viết rất nhiều ca khúc về những nỗi nhớ thương quê nhà, cho những cuộc tình dang dở của anh, và nỗi cô đơn buồn tủi trên xứ người. Điển hình là những nhạc phẩm như: “Trả Lại Thoáng Mây Bay”, “Đêm Tha Hương”, “Dáng Xưa”, “Xuân Mơ”, “Đêm Hoàng Lan” (phổ thơ Trần Dạ Từ), “Lời Cho Người Tình Xa”, “Tìm Em” vv…

Nhạc phẩm đầu tay anh viết tại hải ngoại là nhạc phẩm “Trả Lại Thoáng Mây Bay” đã được ca sĩ Lệ Thu trình bày lần đầu tiên trong băng nhạc “Thu Hát Cho Người” do chính Lệ Thu thực hiện năm 1982.

Qua Úc năm 1982, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã sống 6 năm đầu tại thủ đô Canberra. Trong thời gian này, anh có rất nhiều hứng khởi sáng tác, và đã tiếp tục viết rất nhiều tình khúc, cũng như phổ nhạc nhiều bài thơ nổi tiếng của các thi sĩ thời tiền chiến và cận đại như “Tháng Sáu Trời Mưa” & “Cần Thiết” của Nguyên Sa, “Áo Trắng” & “Buồn Đêm Mưa” và “Tự Tình” của Huy Cận, “Ngập Ngừng” (Em Cứ Hẹn) của Hồ Dzếnh, “Đây Thôn Vỹ Dạ” và “Giọt Lệ Tình” của Hàn Mặc Tử, “Một Mùa Đông” của Lưu Trọng Lư, “Đêm Trăng” của Xuân Diệu, “Một Tháng Giêng” (Đêm Hoàng Lan) và “Tình Tự Mưa” của Trần Dạ Từ, hoàn chỉnh thi phẩm “Cô Hái Mơ” của Nguyễn Bính vv…

Sau khi qua Mỹ năm 1986 để thực hiện album đầu tay “Lời Tình Buồn” và album thứ hai “Khúc Nhạc Sầu Cho Em” năm 1987 do trung tâm Giáng Ngọc của Lê Bá Chư phát hành, anh trở về Úc và chuyển về sinh sống ở Sydney năm 1988.

Thi phẩm “Trăng” (Thi sĩ Xuân Diệu)

Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá; Ánh sáng tuôn đầy các lối đi, Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ … Im lìm, không dám nói năng chi.

Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng, Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang, Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá. Và làm sai lỡ nhịp trăng đang.

Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh, Cho gió du dương điệu múa cành; Cho gió đượm buồn, thôi náo động Linh hồn yểu điệu của đêm thanh.

Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ, Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ. Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá ! Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ. (1936)

Thi khúc “Đêm Trăng” (Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm)

Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá Ánh sáng tuôn đầy các lối đi Tôi với người yêu qua nhè nhẹ Im lìm không dám nói năng chi

Bâng khuâng chân tiếc dẫm lên vàng Tôi sợ đường trăng dậy tiếng vang Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá Và làm sai lỡ nhịp trăng đang

Dịu dàng dàn những ánh tơ xanh Cho lá du dương điệu múa cành Cho gió đượm buồn thôi náo động Linh hồn yểu điệu của đêm thanh

Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ Trăng sáng trăng xa trăng rộng quá Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ…

– Nhà Thơ số Một của Thơ Mới

Cùng với link thi khúc “Đêm Trăng” do ca sĩ Mai Hương diễn xướng để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

Nhà Thơ số Một của Thơ Mới

(Vương Trí Nhàn)

Đi tìm một cách nói hợp lý

Xuân Diệu thường nói ông mang trong mình quê hương thống nhất. Cha đàng ngoài má ở đàng trong, — cái lý của ông thật cụ thể.

Mượn cách nói ấy, khi xem xét sang lĩnh vực thơ, tôi cũng muốn nói rằng ông mang trong mình nền thơ thế kỷ Việt Nam thế kỷ XX.

Nửa đầu thế kỷ, thơ Việt có chuyển đổi về mặt cơ cấu, từ mô hình kiểu trung đại chuyển sang một mô hình hiện đại. Khi thơ như một cơ cấu đã ổn định, từ sau 1945, cái định hướng rõ nhất là chuyển đổi chức năng để phục vụ xã hội. Trong cả hai cuộc vận động, người ta đều thấy Xuân Diệu là một trong những tên tuổi được nhắc nhở nhiều nhất.

Trong phạm vi Thơ mới, ông không có những bài thơ coi là mở đầu như Phan Khôi. Ông không có vai trò người khai phá đầy tài năng như Thế Lữ, không có những tác phẩm chín như Huy Cận. Song nói đến thời đại này là phải nói đến ông. Qua ông, thấy cả sự vận động của Thơ mới.

Tuy cùng nằm trong khuôn khổ hiện đại hóa văn học, song những gì diễn ra trong thơ tiền chiến khác hẳn trong văn xuôi. Với văn xuôi các nhà văn của ta bằng lòng làm người học trò nhỏ của văn học Pháp. Thơ thì khác. Ban đầu người ta không chịu. Phạm Quỳnh từng kể, có những ông đồ tự hỏi: Bên tây cũng có thơ à?

Quan niệm như vậy, cho nên trong thực tế, đồ thị diễn tả vận động của mỗi thể loại cũng khác nhau. Ở văn xuôi mọi chuyện từ từ, không có đột biến. Thơ cũ, sau một hồi chống chọi, như là xảy ra tình trạng “vỡ trận”. Kết quả là có Thơ mới náo động một thời.

Có thể tìm thấy bóng dáng cuộc vận động này trong bước đi của Xuân Diệu. Ông đến trong tư thế ào ạt khẳng định. Ban đầu Thơ mới làm cho người ta ngỡ ngàng ư? Thì Xuân Diệu làm cho chúng ta ngỡ ngàng. Rồi cuối cùng chúng ta thấy Thơ mới gần với ta ư? Thì Xuân Diệu đã được cả một thời say đắm.

Xuân Diệu là tất cả cái hay cái dở của thơ mới. Là sự cởi mở và tham vọng của con người đương thời. Là hào hứng đi ra với thế giới. Nhưng cũng là nông nổi, cạn cợt, là nhanh chóng chán chường và bế tắc.

Nếu cần nói gọn một câu về vai trò của Xuân Diệu trong Thơ mới thì nên nói gì?

Hoài Thanh là người đầu tiên cho rằng “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ở Sài Gòn năm 1967, trong tập Bảng lược đồ của văn học Việt Nam (Ba thế hệ của nền văn học mới ), Thanh Lãng cũng viết một câu tương tự. Tôi vừa đọc lại hồ sơ cuộc hội thảo kỷ niệm 10 năm nhà thơ Xuân Diệu qua đời. Cho đến nay công thức đó vẫn được nhiều người nhắc lại.

Có lẽ ý kiến đó hình thành một phần là do từ trước, Hàn Mặc Tử còn ít được đọc và được nghiên cứu. Còn ngày nay với sự phổ biến của Hàn Mặc Tử, thì theo tôi, vai trò người mới nhất của Thơ mới phải thuộc về Hàn mới đúng.

Nhưng sao người ta vẫn thích trích dẫn cái câu của Hoài Thanh?

Tạm thời có thể diễn giải như thế này: Nếu từ góc độ khoa học của vấn đề, Hàn đã là người đi xa nhất, và do đó mới nhất. Còn nếu xem xét hiệu ứng của thơ trong đời sống thì những ấn tượng Xuân Diệu để lại trong lòng người không ai có thể bì kịp.

Thay cho công thức “gương mặt tiêu biểu” đã mòn, tôi muốn nói Xuân Diệu là hiện thân của Thơ mới. Là nhà thơ số một không phải với nghĩa hay nhất, giá trị nhất, đứng cao hơn hết …, mà là, nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong thơ mới thôi, thì gần như tất cả sẽ gọi Xuân Diệu.

Giữa các phong cách của Thơ mới, Xuân Diệu là một cái gì vừa phải, hợp lý, ông vốn có cái dễ dàng để đến với đám đông trong văn chương cũng như trong cuộc đời. Thế Lữ hơi cổ. Trong thơ Thế Lữ người ta vẫn cảm thấy một cái gì hơi già, hơi cũ, mắt nhìn về cái mới chứ chân chưa đặt tới cái miền mới mẻ đó. Mong muốn kéo nhà thơ này đi tới nhưng con người ông không theo kịp. Lưu Trọng Lư cũng vậy, mà lại ngả sang mơ mộng xa xôi. Huy Cận chậm rải khoan thai đậm chất văn hóa, và Huy Cận như già trước tuổi nữa. Về độ chín của thơ, Xuân Diệu không bằng Huy Cận. Song sự trẻ trung làm cho Xuân Diệu có sự hấp dẫn hơn, phổ biến hơn nhiều.

Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên ăn nhiều ở sự hướng thượng, suy tư, độc đáo. Các ông có cái gì đó mà người bình thường khó với tới. Họ nhìn theo các ông mà ngại.

Xét về ảnh hưởng với các thế hệ sau, vai trò của Xuân Diệu cũng rất lớn. Như ở thế hệ những người sinh khoảng 40 của thế kỷ trước, những Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Phạm Tiến Duật. Nếu đặt ra một hàng những Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử thì trong sự khác nhau rất rõ, họ vẫn gần với Xuân Diệu hơn cả, số người nằm cùng một trục dọc với Xuân Diệu khá đông đảo.

Xuân Diệu như hoa hồng trong một vườn hoa loại nào cũng đẹp. Như một thứ cơm tẻ vừa với mọi người. Đi đến một tổng hợp khái quát nhất Hoài Thanh ở cuối bài tổng luận về thơ mới bảo Xuân Diệu là “nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại”.

Thêm một ít khía cạnh trong con người Âu hóa và mỹ cảm hiện đại

Ông là con người của ham muốn say đắm muốn sống hết mình. Chỉ cần đọc một câu thơ Anh nhớ tiếng anh nhớ hình anh nhớ ảnh — Anh nhớ em anh nhớ lắm em ơi, cảm nghe hết cái sự nồng nàn của nó …người ta đã biết ngay nó không thể có ở nhà thơ cổ điển, nó phải thuộc bề một nhà thơ hiện đại.

Mặc dù có những bài tuyệt bút, song Xuân Diệu thường vẫn để lại ấn tượng có chỗ sượng, chưa chín, chưa đều tay. Ông là người rất có ý thức mà cũng là rất nhạy cảm khi bênh vực cho cái dang dở. So sánh ca dao Nam Trung bộ và ca dao miền Bắc, ông nói rằng ca dao miền Bắc quá chau chuốt quá hoàn chỉnh, trong khi ca dao Nam Trung bộ trần trụi thô mộc nên dễ gần. Có lần, nhận xét về một bài thơ, Xuân Diệu bảo khi người ta cảm động quá, người ta có gì đó run rẩy lúng túng. Trong những trường hợp này, Xuân Diệu đã biện hộ cho mình. Chính ở cái vẻ vội vàng hấp tấp dở dang chưa thành này mà Xuân Diệu gần với con người đương thời.

Nhưng không chỉ có thế. Không chỉ có hồn nhiên tuổi trẻ, mà càng về sau, Xuân Diệu càng tỏ ra sống hết với cái đã đầy của cuộc sống. Bài Hy mã lạp sơn là một cách ướm thử sự vượt lên cái thông thường, tự làm khác mình đi và đẩy suy nghĩ của mình tới cùng, tới cái tuyệt đối. Nhưng một lần tới rồi thì lộ ngay ra là không bao giờ nên trở lại nữa. Biết điều tội nghiệp run rẩy thiết tha, Xuân Diệu là chính mình hơn trongLời kỹ nữ.

Sự khác nhau giữa Thơ cũ và Thơ mới bắt đầu từ sự đổi khác của tâm lý con người, của cách xúc động… và điều này đã được nhiều người như Lưu Trọng Lư, Hoài Thanh diễn tả sâu sắc. Mối quan hệ giữa lý trí và cảm xúc là một vấn đề lớn của con người hiện đại. Hồi 1961, nhân tuyển thơ 15 năm sau Cách mạng, Chế Lan Viên nói như một câu buột miệng “Xuân Diệu cần hồn nhiên hơn và Tế Hanh phải bớt tự nhiên đi”. Tôi đọc và tưởng là về già Xuân Diệu mới vậy. Sau đọc lại, thấy cái cách sống và làm việc theo lý trí này có từ Xuân Diệu hồi Thơ mới. Xét trên toàn cục, Xuân Diệu đã là một con người nhất quán, những năm cuối đời chỉ tô đậm những nét cốn có của ông lúc trẻ. Và đó chính là dấu hiệu làm chứng cho sự có mặt của nền văn hóa mà ông tiếp nhận từ nhỏ.

Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn gần đây nói rằng con người ông có cả văn hóa Việt Nam lẫn văn hóa Mỹ. Trong Xuân Diệu cái yếu tố Mỹ được thay bằng văn hóa Pháp. Cố nhiên là cách kết hợp những yếu tố khác nhau ở người này không bao giờ giống như ở người khác, nhưng họ đều là hiện tượng đa văn hóa.

Thơ tám chữ, thơ bảy chữ

Trên phương diện hình thức nghệ thuật thơ, so với các nhà Thơ mới khác, Xuân Diệu cũng để lại ấn tượng riêng, về một cái gì vừa miệng với số đông, nghĩa là rất phổ biến.

Sáng tạo của Thơ mới trên phương diện thể thơ gồm hai phần: một là đưa thể tám chữ lên mức hoàn chỉnh và thứ hai là có những cách tân mới đối với các thể cũ như thơ bảy chữ, thơ lục bát.

Sở dĩ đọc Thế Lữ ta cảm thấy một cái gì cũ cũ, bởi vì ngoài Nhớ rừng, các bài tám chữ khác của ông để lại ấn tượng nặng nề do sự xâm nhập của yếu tố văn xuôi còn thô. Ở các bài như Đi giữa đường thơm, Nhạc sầu của Huy Cận, Nhớ con sông quêhương của Tế Hanh, chúng ta thấy thơ tám chữ tự nhiên như một sản phẩm thuần Việt. Mà cái đó đến sớm với Xuân Diệu. Những bài như Tương tư chiều,Vội vàng, Hoa đêm của ông cùng với Lời kỹ nữ Hy mã lạp sơn vừa nói ở trên là những sáng tác hoàn thiện.

Hoài Thanh bảo thơ tám chữ của Xuân Diệu có nguồn gốc ở ca trù. Cảm giác gần gũi có được là do cái hồn thơ, một cái gì thanh thoát mà lại hơi lẳng lơ tinh nghịch. Mặt khác là hơi thơ, biểu hiện ở độ dài. Tính số câu của một bài thơ, trong khi Tiếng địch sông Ô của Huy Thông làm chúng ta ngợp, thì các bài tám chữ của Xuân Diệu và những bài vừa nhắc trên của Huy Cận, Tế Hanh…cũng gần gũi hơn hẳn.

Một đóng góp khác của Xuân Diệu trong thể thơ bảy chữ, những bài gồm ba –bốn khổ, nó là một hơi thơ mạnh đi như một lát dao sắc.

Tản Đà không có bài thơ nào sử dụng tứ tuyệt như vậy. Trong số 47 bài của Mấy vần thơ của Thế Lữ, tôi chỉ thấy có một bài mang tên Yêu là cũng gồm ba khổ như thế này. Nhưng đây là một bài thơ rất ít người nhớ.

Còn với Xuân Diệu chúng ta thấy hàng loạt trường hợp Nguyệt cầm, Nụ cười xuân,Trăng, Huyền Diệu, Gặp gỡ,Yêu, Tình trai, Đây mùa thu tới, Ý thu, Hẹn hò, Đơn sơ.

Tôi chợt nhớ tới thể sonnet (1) của Pháp, và muốn giả thiết rằng ở những bài thơ nói trên, Xuân Diệu đã làm một cuộc hôn phối giữa thơ Pháp và thơ dân tộc. Ông Việt hóasonnet từ nền văn hóa mà ông mới tiếp nhận và mang lại cho nó một âm hưởng phương Đông, bằng cách lai tạo nó với thất ngôn tứ tuyệt. Giờ đây loại thơ gồm ba hay bốn khổ tứ tuyệt — 12 hoặc 16 câu bẩy chữ — đã là một cấu trúc cổ điển. Thơ tình của Xuân Diệu sau 1945 thường trở lại với thể này Nguyện, Hoa nở sớm, Tình yêu san sẻ, Ngược dòng sông Đuống.Và đây, tạm kể một số bài thơ được nhiều người thuộc của các tác giả về sau:

Buồn, Xuân, Em về nhà, Vạn lý tình, Gánh xiếc… của Huy Cận

Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cô hái mơ của Nguyễn Bính

Xuân ý của Hồ Dzếnh

Sầu chung, Chiều loạn (Chiều loạn mây rồi gió đã lên) của Trần Huyền Trân

Từ sau 1945 , tôi muốn nhắc Hoa cỏ may (Cát vắng sông đầy cây ngẩn ngơ) của Xuân Quỳnh, cũng như bài Thanh xuân (2) của Nhã Ca, giữa hai bài của hai thi sĩ có gì như là đồng vọng và cùng âm hưởng.

Cái mới đến từ hội nhập

Nhớ lại khi Xuân Diệu mới xuất hiện, Hoài Thanh thú nhận:

“Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng”

Cái tình đồng hương nói ở đây gồm hai yếu tố:

Một là những yếu tố thuần Việt. Đã nhiều người nói tới cái phần thi liệu Việt ở Xuân Diệu từ “Đã nghe rét mướt luồn trong gió / Đã vắng người sang những chuyến đò” tới “Hoa bưởi thơm rồi đêm đã khuya” hoặc “Con cò trên ruộng cánh phân vân”

Hai là những yếu tố mượn từ đời sống và văn hóa Trung Hoa đã được Việt hóa. Cái yếu tố Tàu này vốn thấy ở nhiều nhà văn tiền chiến, từ những ông già thả thơ đánh thơ ở Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, tới chú khách bán mằn thắn và mấy người khách ở phố Cẩm Giàng của Thạch Lam…

Bấy lâu ta cứ ngỡ ở Xuân Diệu chỉ có Rimbaud với Verlaine, hóa ra ta nhầm.

Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đọc lại báo Ngày nay 1938 còn dẫn ra cả một đoạn Xuân Diệu ca ngợi mùa thu “mặc dầu ở bên tây vẫn có mùa thu, thiên hạ vẫn cứ thấy mùa thu là ở bên Tàu. Mùa thu cũng đồng một quê quán với Tây Thi, với nàng Tây Thi quá xa nên quá đẹp “

Trong cả Thơ thơ lẫn Gửi hương cho gió, cái chất Trung Hoa này xuất hiện ở nhiều dạng.Trong vốn từ ngữ. Trong cái nhịp thơ tứ tuyệt nói ở trên. Và trong thi liệu : Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi /Tôi yêu Ly Cơ hình mơ màng / Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng / Trong cung nhớ nàng Dương Quý Phi. Có cả một bài mang tên Mơ xưa, nhắc lại nhữngGió liễu chiều còn nhớ kẻ dương quan. Yếu tố Trung hoa cố điển ở đây là một bộ phận của yếu tố Việt Nam. Nước Việt trong thời gian. Nước Việt với chiều dài lịch sử, với cái vẻ quý tộc tinh thần… Tất cả lại hiện diện.

Xin nói tiếp về Nguyệt cầm. Trăng ở đây được gọi là nguyệt, đàn gọi là cầm. Nguyệt và trăng, đàn và cầm cùng tồn tại song song. Cái hồn hiện đại nhập vào cảnh cũ Linh lung ánh sáng bỗng rùng mình. Nhưng trăng và đàn lại là những motip của thơ cổ phương Đông. Còn chữ linh lung với nghĩa ánh sáng chấp chới thì không biết có phải lấy từ bài Ngọc giai oán của Lý Bạch (khước há thủy tinh liêm — linh lung vọng thu nguyệt),(3) chỉ biết sau Xuân Diệu, không ai dùng nó nữa, và các từ điển tiếng Việt mới in nửa sau thế kỷ XX chỉ ghi lung linh chứ không còn ghi linh lung.

Với bài viết kinh điển Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh đã sớm cảm thấy cái mới ở Xuân Diệu nói riêng và Thơ mới nói chung là là đến từ hội nhập.Gần đây nhà thơ Hoàng Hưng (bài Thơ mới và thơ hôm nay) phát hiện thêm. Ông bảo: “thơ Pháp thế kỷ XIX đã thúc đẩy Huy Cận Xuân Diệu tìm ra những ý vị lãng mạn của thơ Đường mà suốt một thế kỷ trước đó, các vị túc nho đã không cảm nhận nổi mà chỉ nhai cái bã niêm luật”. Tức là nhờ hội nhập hôm nay mà ta phát hiện lại thành tựu của hội nhập hôm qua. Ta được làm giàu lên nhiều lần hơn là ta tưởng.

Hơn thế nữa, hội nhập không phải chỉ có một chiều là hướng ngoại, hội nhập còn là quay trở về phát hiện lại bản thân và nhận diện lại những yếu tố nội sinh. Nói cách khác, nhờ hội nhập mà cốt cách của dân tộc được phát hiện.

Xuân Diệu đã làm công việc này một cách có ý thức. Ồng có riêng một bài viết mang tên Tính cách An Nam trong văn chương (báo Ngày nay 28-1-1939 ), ở đó ông nói rằng “Trong lòng An Nam của chúng ta vẫn có những phần những ý những cảm giác mà người Tây có. Xưa kia ta không nói là vì ta không ngờ; bây giờ cái não khoa học của Âu Tây đã cho biết rằng ta có, vẫn có đã lâu những của cải chôn giấu trong lòng thì sao ta không nói” (4)

Lịch sử không lặp lại

Không phải là thơ Việt Nam sau 1945 không có những đổi mới về hình thức, song một sự thay đổi có tính chất bước ngoặt như hồi 1932-41 không còn nữa. Nhu cầu của xã hội lúc này là tận dụng sự phát triển đã có từ Thơ mới để hướng thơ vào các hoạt động tuyên truyền giáo dục quần chúng. Ngay ở Sài gòn trước 1975 nơi sự hội nhập với thế giới còn được làm trong lặng lẽ, thì thơ vẫn không tạo được những bước nhảy đáng kể. Tuy xuất phát từ những tình thế khác nhau, song giữa sự tìm tòi của Thanh Tâm Tuyền, Nhã Ca …với tìm tòi của Nguyễn Đình Thi, Trần Mai Ninh, Trần Dần, Hữu Loan ở miền Bắc suy cho cùng có sự tương tự. Nhìn chung là thưa vắng lót đót và không sao tạo được cao trào hoặc trở thành xu thế bao trùm.

Nổi lên trên bề mặt thơ sau 1945 vẫn là sáng tác của các nhà thơ mới: Huy Cận, Chế Lan Viên Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, ấy là không kể một lớp nhà thơ trẻ mới hình thành, tất cả mang lại cho thơ mới một sự hồi sinh, một đỉnh cao thứ hai.

Trên hướng phát triển này, Xuân Diệu tiếp tục vị trí hàng đầu của mình. Năng lực của ông không còn hướng vào việc tìm tòi cái mới; có cảm tưởng với ông tất cả đã đủ, vấn đề bây giờ chỉ là tìm cách khai thác tận dụng cái đã có. Mà về việc này thì từ bản tính “tay hay làm lụng mắt hay kiếm tìm” ông có cả, từ sự thành thạo, tức thói quen lao động siêng năng tới sự nhạy cảm biết tìm ra những phương án tối ưu trong lao động.

Thơ Xuân Diệu những năm cuối đời gợi cho ta cảm giác một trái cây không còn được tiếp nhựa sống từ toàn thân mà chỉ tự chín, thời gian chín lại kéo quá dài, nên — nói như dân gian vẫn nói — chín rụ chín rị, tức có cả cái phần đã đầy, nát, vỡ, lữa ra , là cái phần “suy đồi” xảy ra ở mọi quá trình lão hóa. Nhưng ở chỗ này nữa lại càng thấy tính chất “đại diện toàn quyền” của Xuân Diệu với Thơ mới.

Người ta không thể đòi hỏi quá nhiều ở một người. Đặt trên cái nền chung của lịch sử thì vẫn thấy ông đứng sừng sững ở giai đoạn chuyển đổi của nền thơ Việt Nam, như một thách thức và một điểm đối chiếu.

(1)Xin tạm coi đây mới là một giả thiết, bởi chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu vào bản chất của sonnet và tác động của nó tới các nhà thơ Việt Nam. Chỉ xin lưu ý thêm, sonnet hiện đại thường có 14 câu trong khi tứ tuyệt ba khổ là 12 câu, bốn khổ là 16 câu.

(2) Nguyên văn toàn bài:

Thanh xuân

Chợt tiếng buồn xưa động bóng cây Người đi chưa dạt dấu chân bày Bàn tay nằm đó không ngày tháng Tình ái xin về với cỏ may

Rồi lá mùa xanh cũng đỏ dần Còn đây niềm hối tiếc thanh xuân Giấc mơ choàng dậy tan hình bóng Và nỗi tàn phai gõ một lần

Kỷ niệm sầu như tiếng thở dài Khuya chìm trong tiếng khóc tương lai Tầm xa hạnh phúc bằng đêm tối Tôi mất thời gian lỡ nụ cười

Đời sống ôi buồn như cỏ khô Này anh em cũng tợ sương mù Khi về tay nhỏ che trời đất Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ

Trong Thơ Nhã Ca (S. Nxb Ngôn ngữ, 1965 ). Lưu ý là bài này như vậy viết ở Sài Gòn những năm sáu mươi thế kỷ XX, còn bài Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh viết ở Hà Nội, 1985. Khi thơ Nhã Ca tái bản (S. 1972 ) bài Thanh xuân này xếp vào phần I, mang tên thơ viết thời con gái. Nhã Ca còn nhiều bài khác, có cấu tứ tương tự: Ngày tháng trôi đi, Bước tàn phai, Bàn tay chàng, Vết cắt xuân

(3) Đây cũng là điều Phan Cự Đệ dẫn trong cuốn Phong trào thơ mới , in lần đầu 1966. Nhà nghiên cứu chỉ không nói rõ do ông tìm ra hay do sự mách bảo của chính Xuân Diệu .

(4)Tìm đọc bài viết của chúng tôi Xuân Diệu và một quan niệm cởi mở về íính dân tộc trong đó có dẫn lại đầy đủ Tính cách An Nam trong văn chương. Có trong nhiều tập “hồ sơ” về Xuân Diệu đã xuất bản.

Trích từ: http://www.viet-studies.info/vtnhan/

oOo

Đêm Trăng – Ca sĩ Mai Hương

Share this:

Facebook

Email

Thêm

In

Twitter

Reddit

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Hình Ảnh Quê Hương Quảng Bình Trong Thơ Xuân Hoàng

(QBĐT) – Nhà thơ Xuân Hoàng (SN 1925 tại TP. Đồng Hới) làm thơ từ năm 1947 và trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1952. Đánh giá về đời thơ, đường thơ của Xuân Hoàng, nhà thơ Chế Lan Viên nói rằng: “Xuân Hoàng là nhà thơ của Quảng Bình”. Trong gia tài thi ca đồ sộ với 16 tập thơ và trường ca đã xuất bản của ông có một dòng tác phẩm xuyên suốt viết về quê hương Quảng Bình. Rất nhiều trong số đó đã trở thành tác phẩm gối đầu giường của các thế hệ độc giả.

Đọc tác phẩm của nhà thơ Xuân Hoàng, chúng ta sẽ gặp lại hình ảnh của quê hương Quảng Bình trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Những địa danh, sự kiện và những con người có tên, không tên được ông đưa vào thơ chân thực mà nhẹ nhàng, xúc cảm. Nói rằng, nhà thơ Xuân Hoàng là người chép sử cho dải đất Quảng Bình bằng thơ quả không sai.

Trang bìa “Tuyển tập Xuân Hoàng”.

Mỗi bài thơ của ông là một câu chuyện lịch sử oai hùng. “Ai đi qua Quảng Bình/Hẳn từng quen huyện Bố/Huyện khắc khổ: Dân nghèo, đất đỏ/Dưới chân Ba Rền/Thăm thẳm một màu xanh/Chợ Bố Trạch sắn nhiều gạo ít/Nâu Ba Rền củ tốt hơn khoai/Sông Dinh nước cạn bãi bồi/Đồng khô đồng cạn, mùa vơi mùa cằn” (Qua Bố Trạch).

Đó là hình ảnh của huyện Bố Trạch năm 1950. Đất nghèo nhưng lòng người kiên trung “Giặc chiếm đóng!/Cười gằn thách thức!/Người dân nghèo Bố Trạch đứng lên: Củ khoai, luống đất đang hiền/Bỗng trỗi dậy, Ba Rền hoen ráng đỏ”.

Cũng trong thời kỳ này, nhà thơ Xuân Hoàng có bài “Tiếng hát sông Gianh” ghi lại cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân đôi bờ dòng sông lịch sử: “Một buổi sáng giặc về Phù Trịch/Canô, phà, đò, nôốc kéo theo nhau/Pháp, da đen, khố đỏ, đủ da màu?/Từ Hòa Luật, Mỹ Trung, Đồng Hới, Lý Hòa, Thanh Khê ồ ạt đến”. Trong bối cảnh ấy, vẫn hiện lên vẻ đẹp bình dị mà kiên cường của những làng quê bên sông “Bên kia sông hàng tre chờ lặng lẽ/Nắng ngập bờ không một bóng dân quân/Làng hiền từ…mà bí mật lạnh lùng…”, nhưng rồi:”Từng loạt một, súng bắt đầu lên tiếng/Đò chồng chềnh, tên lái ngã quay lơ/Đạn trên đồi vãi xuống như mưa/Đò cứ đắm lính trên đò cứ chết…”. Đất Quảng Bình là vậy. Người Quảng Bình là vậy. Hiền lành mà quyết liệt. Lặng lẽ mà sục sôi.

Nếu những bài thơ sáng tác từ trước năm1954 mang âm hưởng hào hùng và bi tráng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì trong năm đầu tiên hòa bình lập lại trên toàn miền Bắc (năm 1955), hình ảnh quê hương mang dáng vẻ thanh bình trở lại đúng như bối cảnh lịch sử đương thời: “Sáng trăng, sáng lạch Ba Đồn/Gió từ cửa biển, gió nồm thổi lên/Ngày mai xuống ăn chợ phiên/Tiếng hò sông lặng nghe quen quá chừng…”. Khung cảnh trữ tình của đêm trước chợ phiên Ba Đồn đã ăn sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ người dân vùng đất nam đèo Ngang Quảng Trạch-Ba Đồn. Nhà thơ Xuân Hoàng không chỉ ghi lại lịch sử mà còn lưu giữ truyền thống văn hóa bằng thơ.

Xuân Hoàng là nhà thơ của hiện thực. Ông không sáng tác mà không có thực tế. Những gì đã đi vào thơ Xuân Hoàng đều rất gần gũi với đời thực. Không ví von sáo rỗng, không ngợi ca màu mè, Quảng Bình với những gì vốn có, gần gũi hiện lên trong thơ ông là cả một trời thương mến: “Không biết tự đời nào/Những cửa sông vui như mùa trĩu trái/Bồi lở cắt cát dài thành trăm dải/Mở rộng chân trời bao nỗi khát khao/Những động cát quê tôi/Nuôi tôi lớn trong lời ru của sóng/Dương liễu mơn man, dừa xao nước động/Đã bao đời thầm thỉ sức sinh sôi…”.

Đời thơ Xuân Hoàng là mải miết những chuyến đi. Và thơ ông là bức tranh toàn cảnh của Quảng Bình. Từ năm 1960, ông đã nhắc đến Phong Nha với vẻ đẹp hữu tình sông núi: “Dòng sông Son vẫn đẹp màu áo lính/Lèn Phong Nha biêng biếc chập chùng quen…”. Khung cảnh những vùng đồi bát ngát nơi miền tây Quảng Bình làm say lòng thi sỹ cũng được ông nhắc đến: “Mùa chắt chiu, đồi ngã sắc hoa lim/Sang mùa gió, bạc đầu lau trắng xóa/Những đồi hoang trên quê hương ta đó/Những đồi hoang rất đỗi bình yên…/Đồi chỉ mang màu, đồi không mang tên/Vào xuân: sắc ngà, sang hè: chuyển đỏ/Tím mùa thu, hoa mua thường dạn gió/Và bạc đầu, lau thắp suốt mùa đông…”.

Trong mạch nguồn xúc cảm với quê hương, năm 1964 nhà thơ viết tác phẩm “Gởi quê hương chiến đấu”. Một bài thơ không dài nhưng gói gọn biết bao ân tình với rất nhiều tên đất, tên làng và những con đường nhỏ xinh của Đồng Hới: “Tôi thuộc hết tên đường trong thị xã/Những con đường mang những tiếng thân yêu/Đường Lê Trực sớm chiều thường rộn rã/Lê Thành Đồng xưởng mộc, biển sơn treo/Lối Cô Tám rẽ ngang về bến chợ/Đào Duy Từ kè vững mở tầm khơi/Lâm Úy vẫn cười kia trên nẻo phố/Quách Xuân Kỳ cũng hẹn xuống đường vui..”

Trong nhiều tác phẩm khác, những tên đất, tên làng đã đi vào lịch sử như: đường 12A, Khe Ve, La Trọng, Bãi Dinh, đèo Mụ Giạ, Phu La Nhích…và những con người gắn liền với mỗi thời kỳ chiến đấu của quê hương: Quách Xuân Kỳ, mẹ Suốt…cũng được nhà thơ tinh tế đưa vào tác phẩm. Hình dáng của quê hương Quảng Bình mỏng manh bên bờ sóng mà can trường và kiêu hãnh, bình dị mà lộng lẫy cứ thế tự nhiên được nhà thơ vẽ nên trên nhiều góc độ khác nhau: “Quê tôi đấy đất Quảng Bình xinh đẹp/Con người hiền và sông núi xanh trong/Ôm lịch sử mấy nghìn năm đậm nét…”. Đọc thơ Xuân Hoàng, người Quảng Bình sẽ tự hào hơn về đất mẹ. Và lữ khách sẽ thấy yêu hơn đất, người nơi đây.

Nhà thơ Xuân Hoàng sinh ra và lớn lên ở Đồng Hới. Suốt một đời thơ ông gắn bó với mảnh đất nhỏ xinh như một đóa hồng bên cửa biển này. Bởi vậy mà Đồng Hới luôn để lại trong trái tim ông nguồn cảm xúc thi ca mãnh liệt. Men theo đường thơ Xuân Hoàng, chúng ta luôn luôn gặp Đồng Hới. Có khi duyên dáng một mình. Có khi hòa chung vào cả quê hương Quảng Bình yêu dấu.

Nhưng ở vị trí nào, thời khắc nào, Đồng Hới cũng mang vẻ đẹp riêng có của vùng đất nơi cuối sông đầu biển. Phải yêu thương quá đỗi nhà thơ mới thốt lên rằng: “Cái thị xã nhỏ, xinh như đường ngân nét nhạc/Đã bao lần phải hứng bom rơi”, “Chúng tôi đi, mang Đồng Hới đi bao nơi/Trong giấc ngủ tiếng căm thù vẫn thức/Đâu có lửa, đó là vùng có chớp/Tiếng gọi cháy lòng Đồng Hới của ta ơi”…

Có một điều đặc biệt, tác phẩm của nhà thơ Xuân Hoàng không chỉ phản ánh hiện thực sinh động mà còn mang tính dự báo. Tháng 10-1966, giữa những loạt bom hủy diệt Đồng Hới của đế quốc Mỹ, ông sáng tác bài thơ “Đồng Hới”: “Ta biết hôm nay Đồng Hới hủy mình/Để có ngày mai Đồng Hới đẹp/Thành phố ta xây bên bờ biển biếc/Biển miền Trung xanh ngắt một màu xanh…”. Hơn 50 năm sau, niềm hy vọng của nhà thơ đã trở thành hiện thực: “Cái thị xã nhỏ, xinh như đường ngân nét nhạc” của nhà thơ Xuân Hoàng năm xưa ấy đã trở thành thành phố “đẹp vạn lần hơn” như nhà thơ ước vọng.

Gần trọn đời thơ, đường thơ gắn bó với quê hương Quảng Bình, nhà thơ Xuân Hoàng đã để lại cho đất và người Quảng Bình nhiều tác phẩm có sức lay động, lan tỏa mạnh mẽ. Dù rất nhiều thập kỷ đã trôi qua nhưng đó là những dòng thơ tươi xanh, những dòng thơ lửa cháy, đúng như lời nhà thơ Xuân Diệu nhận xét: “Nhờ sống ở vùng đất lửa nên thơ Xuân Hoàng mới có lửa như thế”.

Bài Thơ Quê Hương Của Tác Giả Đỗ Trung Quân Có Đoạn: ”Quê Hương… Thành Người”. Em Hãy Giải Thích Ý Nghĩa Của Những Câu Thơ Trên Và Nêu Rõ Vai Trò, Tác Dụng Của Tình Yêu Quê Hương, Đất Nước Với Cuôc Sống Tâm Hồn Của Mỗi Con Người

Cuối hạ chớm thu, những cơn gió hè nóng nực cũng đã bắt đầu dịu lại, gió thu heo may và những cơn mưa sụt sùi của mùa Ngâu đã về . Tháng Bảy âm lịch là tháng của mưa, những giọt mưa có thể là những giọt lệ tình ái của Ngưu Lang Chức Nữ, là những giọt lệ hiếu tử nhớ cha thương mẹ đã khuất núi, là những giọt lệ khóc than của các oan hồn vất vưởng phiêu diêu không nơi nương tựa. Chắc chưa có ai thấy được “quạ ô bắt cầu” cũng như hình dáng của chàng Ngưu nàng Chức ra sao, nhưng mối tình “ngăn sông cách núi” và chung thuỷ thiên thu của họ đã đi vào lòng người với sự cảm thông và mến mộ. Tấm gương hiếu thảo và tấm lòng bồ tát của ngài Mục Kiền Liên đã xuống tận địa ngục A Tỳ để cứu mẹ và các oan hồn uổng tử đã trở thành một gương sáng cho hậu thế noi theo. Hiện nay, lễ Vu Lan đã trở thành một tập tục và “nghi thức tưởng niệm” được hầu hết các Phật tử của các nước vùng Đông nam Á tổ chức một cách trọng thể tại các chùa chiền hoặc tại gia. Tương truyền ngày rằm tháng bảy còn là ngày “xá tội vong nhân”, ngày cúng kiến (bố thí ) cho các oan hồn uổng tử, không có người thừa tự chăm sóc hương khói, vất vưởng không có nơi nương tựa … Gọi nôm na là lễ “cúng cô hồn”.

Theo Phật giáo mùa Vu Lan là mùa báo hiếu của người con đất Việt và hiếu từ không phải chỉ riêng đối với cha mẹ, mà là với tất cả chúng sanh. Tuy nhiên, ở một góc nhìn hẹp hơn, lễ Vu Lan có lẽ tương tự như ngày Hiền Mẫu (Mother s day) ở các nước Âu Mỹ. Một phần, có lẽ do nguồn gốc xuất phát của lễ Vu lan là sự tích bồ tát Mục Kiền Liên vào ngục A Tỳ để cứu mẹ là Thanh Đề. Kế đến, mặc dù con là kết tinh của mẹ cha , và “công cha như núi Thái sơn” là một sự thật ai cũng biết. Nhưng sinh vật, đặc biệt là con người, thì đã vất vả với mẹ từ lúc còn là bào thai trong bụng nên tình cảm của đứa con dường như gắn bó với mẹ hơn cha. Điều này cũng hợp lý vì ngoài đất đá, sự sống của vạn vật đều bắt đầu từ MẸ .

“Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ