Top 9 # Cảm Nhận Về Bài Thơ Dừa Ơi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Bài Thơ Dừa Ơi

– Lê Anh Xuân (1939-1968) tên khai sinh là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5-6-1940 tại Châu Thành, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình nhà giáo yêu nước. Năm 1952, Lê Anh Xuân vừa học vừa làm việc ở nhà in trong chiến khu kháng chiến chống Pháp.

– Năm 1954 Lê Anh Xuân theo gia đình tập kết ra Bắc.

– Sau khi tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và sau một thời gian ngắn làm phụ giảng tại trường, Lê Anh Xuân trở về chiển trường miền Nam công tác trong ngành giáo dục rồi chuyển sang Hội Văn nghệ Giải phóng.

– Anh hy sinh ngày 24-5-1968 ở vùng phụ cận Sài Gòn trong chiến dịch xuân Mậu Thân (1968).

+ Tác phẩm chính:

– Tiếng gà gáy (thơ, 1965)

– Có đâu như ở miền Nam (1968)

– Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968)

– Hoa dừa (thơ, 1971)

– Thơ Lê Anh Xuân (1981)

– Giữ đất (1966)

II. Bài Thơ Dừa Ơi Của Nhà Thơ Lê Anh Xuân

Nhà thơ Lê Anh Xuân được biết đến là một nhà thơ tài hoa của quê hương, đất nước. Những bài thơ của ông đều đậm chất trữ tình ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước, ca ngợi ý chí tự lực tự cường bám trụ với quê hương của những người dân miền nam trong cuộc kháng chiến hay. Thơ ông bộc lộ rõ tình yêu quê hương ngọt ngào được nhiều độc giả yêu thích. Bài thơ Dừa Ơi cũng là một tác phẩm đã đưa ông đến với độc giả gần thêm nữa

Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ

Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ

Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió

Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”

Nội nói: “Lúc nội còn con gái

Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân

Đất này xưa đầm lầy chua mặn

Đời đói nghèo cay đắng quanh năm”

Hôm nay tôi trở về quê cũ

Hai mươi năm biết mấy nắng mưa

Nội đã khuất rồi xanh rì đám cỏ

Trên thân dừa vết đạn xác xơ.

Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi

Mà lá tươi xanh mãi đến giờ

Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi

Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.

Tôi ngước nhìn mùa xuân nắng dọi

Bốn mặt quê hương giải phóng rồi

Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại

Như thời con gái tuổi đôi mươi

Như hàng dừa trước ngõ nhà tôi.

III. Hình Ảnh Cây Dừa Trong Thơ Lê Anh Xuân

Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5-6-1940 tại Bến Tre. Quê nội của anh ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Thân sinh là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học có uy tín. Lớn lên trong một gia đình trí thức yêu nước có truyền thống văn học, Lê Anh Xuân sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ.

Lê Anh Xuân yêu quê hương như người ta thực sự yêu người yêu. Anh tha thiết, tự hào về cây dừa, về sông nước Bến Tre, về cảnh mưa chiều gió lớn, về sự anh dũng của những con người trên quê hương ba dải cù lao. Tất cả lòng yêu ấy anh thể hiện qua thơ mình.

Bến Tre, một vùng quê nổi tiếng với dừa. Cây dừa là linh hồn, là biểu tượng của người dân xứ này. Nó có mặt trong đời sống hàng ngày của người dân quê như một thứ không thể thiếu. Những bữa cơm thơm ngọt được nấu từ củi dừa. Đuốc lá dừa ấm áp xua bóng tối đường quê. Ai đi xa quê cũng thèm được ăn lại những món ăn béo ngậy mùi dừa: mấy con cá đồng kho nước cốt dừa chấm rau sống, tép sông rang nước cốt dừa hay món canh kiểm đủ mùi cây trái Bến Tre, dừa, chuối, mít, khoai,….Thân dừa làm cầu qua sông, qua rạch; làm cây cột, cây kèo, cây đòn tay, làm cái giường, cái ghế, …trong nhà.

Với anh, dừa dù có từ “ngàn xưa” nhưng mãi tuổi “tươi xanh”, đầy sức sống. Dừa như một nhân chứng của lịch sử chuyển tiếp truyền thống đấu tranh giữ nước của người dân quê dừa đến những thế hệ sau. Tập thơ thứ hai của mình, Lê Anh Xuân đặt tên Hoa dừa, như người ta lấy tên người yêu đầu hay người bạn thân mà đặt cho con. Mười năm ở miền Bắc, trong nỗi nhớ quê, anh đã nhớ dừa da diết

Nỗi nhớ quê hương thường trực trong lòng, nó xuyên suốt thời gian trong ngày: sớm mai, trưa, đến đêm. Không gian trong nỗi nhớ là bầu trời quê hương luôn rợp bóng dừa xanh ngắt. Hình như dừa là hình ảnh đầu tiên đến trong anh mỗi lần nhớ quê. Anh không viết về dừa chung chung mà rất cụ thể. Có lẽ phải là người sống ở quê dừa mới thấy hết sự hữu ích của cây dừa. Lê Anh Xuân đã không bỏ sót công dụng nào của dừa. Trước hết dừa che mát sân nhà, ru giấc ngủ tuổi thơ của bao thế hệ:

“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ

Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ

Cứ mỗi chiếu nghe dừa reo trước gió

Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ”

Nội nói ” Lúc nội còn con gái

Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân.”

Như vậy, dừa đã ru giấc tuổi thơ của nội, của cha, của “tôi” và sẽ còn ru giấc êm đềm của nhiều thế hệ nữa. Ai đã từng nằm võng trên hiên nhà một buổi trưa hè oi nắng, ngoài hiên là hàng dừa tơ rợp bóng, mới cảm nhận được điệu hát ru của dừa – Nó mát dịu, khỏe khoắn, lúc xa lúc gần, lúc cao lúc thấp, có lúc như một chuỗi cười dài, có lúc như chợt yên lặng rồi vỡ xòa đuổi nhau theo gió – mới hiểu hết những dòng thơ này.

Dừa còn tham gia vào bao công việc khác trong cuộc sống đời thường. Trong cuộc chiến ác liệt với kẻ thù trên quê hương Đồng Khởi, dừa đã góp phần to lớn: thân dừa dựng pháo đài, làm lá ngụy trang, làm đuốc soi đường:

“Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng

Dừa lại đúng lên thân dựng pháo đài.

Lá dừa xanh long lanh ánh nắng

Theo đoàn quân thành là ngụy trang

Nếu rụng xuống dừa ơi không uổng

Dừa lại cháy lên thành đuốc soi đường”

Ở bài thơ này, Lê Anh Xuân đã bất diệt hóa cây dừa. Khi còn đứng hiên ngang, lá dừa ngụy trang cho cán bộ, cho du kích. Khi lá dừa lìa cành vẫn nguyện lấy thân mình làm ánh lửa ấm áp cho đời, làm ngọn đuốc soi sáng đường cách mạng. Những thân dừa bị thương vẫn không hề ngã gục, vẫn “đứng hiên ngang ca hát giữa trời”. Và nếu có ngã xuống vì đạn bom tàn khốc của kẻ thù, thân dừa lại một lần nữa đứng lên làm thành những pháo đài kiên cố, tiếp tục đương đầu với bom đạn giặc. Nhà thơ đã khẳng định dừa là biểu tượng của người dân Bến Tre:

“Ôi thân dừa đã hai lầm máu đổ

Biết bao đau thương biết mấy oán hờn

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương”.

Trải qua hai cuộc chiến, “súng giặc đất rền”, người dân Bến Tre oằn mình trong lửa đạn: “Chị ta chúng khảo chúng tra, Em ta chết tuổi mới vừa đôi mươi”. Nhưng người dân Bến Tre vẫn kiên gan bám đất, bám làng, vẫn cấy lại lúa, trồng lại dừa sau những trận bom cày. Những mẹ già nuôi giấu cán bộ, những người con trai xứ dừa đánh giặc bằng ong vò vẽ, bằng bẫy chông tre,…Với một ít vũ khí cùng gậy tầm vong, súng bập dừa, đuốc là dừa và tấm lòng yêu quê, người dân Bến Tre đã làm nên Đồng Khởi lẫy lừng…

Yêu quê hương đất nước là tình cảm chung của dân tộc; đồng thời cũng là nguồn thi hứng chủ đạo trong thơ ca kháng chiến. Thơ Lê Anh Xuân cũng bắt nguồn từ cảm hứng mang tính thời đại ấy nhưng ở anh vẫn có một cái gì đó rất riêng, khiến nhà thơ xứ dừa này không thể lẫn với bao nhiêu nhà thơ đương thời khác.

Nét phong cách đặc thù ấy là tấm lòng gắn bó thiết tha với cái nơi từng in dấu một phần quãng đời thơ ấu của anh mà thổ ngơi của nó đã quyện vào thơ anh một hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Chính những con người dũng cảm vô song, chính tầm vóc của miền Nam, của dân tộc đã nâng cánh cho hồn thơ Lê Anh Xuân. Và chính hồn thơ anh đã nâng cánh cho tình yêu quê hương đất nước trong tôi. Cảm ơn anh đã để lại cho đời, cho thế hệ chúng tôi những dòng thơ đẹp, những dòng thơ mà bất cứ người dân Bến Tre nào đọc được cũng thấy hết sức tự hào vì được sinh ra trên mảnh đất này.

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Những Bài Thơ Hay Về Dừa Và Cây Dừa Hay Mới Nhất

Thơ hay về cây dừa 1: Dừa non ơi hỡi dừa non

Trong thời bình, dừa mang lại cho quê hương ta vẻ thơ mộng, trù phú. Dừa làm dịu mát cái nắng ban trưa khắc nghiệt; dừa xuất hiện ở hai đầu cánh võng ru giấc ngủ ban trưa; dừa tô điểm cho thôn quê những mái ngói xinh xắn; dừa tạo không gian cho tình yêu phát triển…

Thơ hay về cây dừa 2: Dừa ơi

Tôi ngước nhìn mùa xuân nắng dọi Bốn mặt quê hương giải phóng rồi Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại Như thời con gái tuổi đôi mươi Như hàng dừa trước ngõ nhà tôi.

Trong chiến tranh, dừa biểu hiện cho quê hương ta tính kiên cường, bất khuất. Dừa là những cánh rừng “che dân quân”, nhưng lại “vây quân địch”; dừa oai hùng lấy thân chắn bom, đỡ đạn; lại nhẹ nhàng phủ nắp hầm ngụy trang; dừa che kín nhà vườn và chở che cho từng thân phận bằng thân và tàu lá của mình…

Thơ hay về dừa 3: Dừa Tam Quan

Nước thơm là ở nơi cùi Dừa ngon là ở nơi người biết chăm

Lên đường, cứ mãi bâng khuâng Đất, người là vậy: Tam Quan xứ dừa!

Với Tam Quan, cây dừa là biểu tượng, là người bạn thân thiết của người dân xứ này. Dừa hiện hữu trong mỗi bữa cơm, mỗi góc nhà, mỗi dịp lễ hội… Vỏ, lá dừa khô một thời dành chụm lửa, đốt đuốc soi đường. Nước dừa tươi để kho thịt, kho cá; còn cơm dừa già cho nước cốt dừa để kho cá, tép và nấu canh, nấu chè, nấu kiểm. Thân dừa làm cột nhà, làm cầu qua sông. Con cái lớn lên, ôm trái dừa nhảy ùm xuống sông mà học bơi, học lội. Gốc dừa mát mẻ là nơi hò hẹn yêu thương của trai gái trong làng; hoa dừa để điểm tô thêm ngày cưới, cho ong đi bông lấy mật.

Thơ hay về dừa 4: Dưới bóng dừa

Nói đến quê hương cây dừa, thật thiếu sót nếu không đề cập đến mảng tình yêu đôi lứa. Trai thanh nữ tú hẹn hò, hờn dỗi… đều có sự làm chứng của dừa. Thậm chí, dừa đôi khi còn đóng vai trò là “sứ giả tình yêu” chứng giám thêm cho sự chân thành, thẳng thắn, như cô gái hờn trách chàng trai, nào em có đòi hỏi thách cưới gì cao sang, mà anh cứ lần lữa khiến lỡ làng duyên em

Thơ hay về dừa 5: Dừa

Dừa thích ngắm trăng Thích reo tàu lá Đem nước lên quả Lúc nào ai hay!

Hình ảnh những rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung. Và hình ảnh đó được khắc sâu qua ngòi bút của một tác giả, nhưng lại mang một tình yêu lớn với quê hương với thiên nhiên.

Thơ hay về dừa 6: “Nếu tôi là quả dừa”

Cái hay của bài thơ không chỉ ở chỗ tá giả so sánh mình với quả dừa, liên tưởng với nhiều hình ảnh khác nhau trong cuộc sống, mà cái hay, cái độc đáo của bài thơ còn là ở chỗ thông qua việc miêu tả lợi ích cây dừa, Tác giả đã tái hiện một vẻ đẹp và lợi ích cua quả dừa.

Thơ hay về dừa 7: Anh về bẻ trăm khuôn dừa

Bài thơ này nói về ngưới con trái “bẻ tram khuôn dừa” để “gói tram bánh nếp” sau đó đi hỏi cưới người con gái. Hình ảnh dừa lại một lần nữa tái hiện trong tình yêu đôi lứa.

Thơ hay về dừa 8: Bài ca cho người đi trồng dừa

Giã từ phố chợ Trà Vinh Chúng tôi đi về phía biển Đường bụi mù, đường xa biền biệt

Quê hương xứ Dừa không chỉ được biểu hiện bằng thực tiễn nông nghiệp cây dừa có diện tích lớn, năng suất cao… với những sản phẩm công nghiệp của dừa từ các công ty, xí nghiệp, nhà xưởng…; mà còn được biểu hiện ở một bình diện cao hơn là văn hóa xứ Dừa đã được hình thành trong công chúng Nam Bộ.

Thơ về cây dừa 9: Bài hát về cây dừa

Lòng đất mẹ rất sâu, giọng hát em bay xa Cây dừa lớn nhờ đất lành và giọng hát Trên phù sa gió cát Nước bạc mênh mảng Ru mình bên những dòng sông Vươn tàu che những đoàn quân Dừa reo khúc hát chiến công thành đồng

Những năm trái dừa chọi với trái bom Nước dừa khét đắng mùi thuốc độc Những năm Cây Dừa là tên của trại giam ngoài nhà lao Phú Quốc Những năm lá dừa bị thương héo queo rơi xuống gốc Còn kịp gửi màu xanh nguyên vẹn cho chồi Những năm dừa sống như miền Nam gan góc Em chưa hiểu hết cây dừa quê tôi đâu.

Giọng hát bay xa, lòng đất thắm sâu Cây dừa lớn nhờ đất lành và giọng hát…

Những năm cây dừa theo ra với Bắc Bắc nhớ miền Nam, hôm sớm vào ra Chắt chiu vun xới cho dừa Nay dừa đã lớn… Lá dừa rưng rưng khi Bác đưa tay lên ngực mình xúc động: … Miền Nam trong trái tim tôi! Những năm bài hát cây dừa có Bác với miền Nam thao thức Em chưa hiểu hết cây dừa quê tôi đâu.

Hôm nay theo quê dừa về miệt Cà Mau Gặp những má già móm mém nhai trầu Hai mươi năm đạn dày súng gươm nuôi lớn những anh hùng đi làm nên những chân trời bão táp Trên phù sa gió cát Nước bạc mênh mang Em nhớ hát cho những má già tôi nghe bài hát cây dừa trong câu hát dân gian Câu hát có lòng Bác thương miền Nam không ngủ Mỗi sớm mai ra, Bác chăm dừa trước ngõ Vui một ngày thắng lớn ở miền Nam.

Dừa tạo bóng mát, làm nên sự thơ mộng cho làng quê. Dừa che chở con người trong những lúc lao động, đấu tranh khó nhọc, gian khổ. Dừa mang lại dòng nước ngọt lịm, tinh khiết giúp người bệnh chóng khỏe, người khỏe thêm mạnh hơn. Dừa mang lại quá nhiều lợi ích kinh tế giúp nhà nhà thoát nghèo, sung túc, quê hương đi lên trong ấm no, thịnh vượng. Và hơn hết là sự thủy chung gắn bó lâu đời của dừa với người từ khi cha ông đến khai hoang mở đất. Cứ thế, cũng bằng ấy thời gian, dừa đi vào thơ ca của con người thật nhẹ nhàng và ân tình sâu lắng…

Thơ hay về dừa 10: Bóng dừa

Bóng xa như núi nghỉ Bóng gần thành mây cao

Trong lao động, dừa đã âm thầm từng bước giải tỏa những khó khăn, nặng nhọc cho người. Dừa không chỉ mang lại thu nhập mà còn giải quyết hầu hết mọi nhu cầu sinh hoạt đời sống… Trong cuộc sống, dừa cũng là nguyên cớ để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm. Có dừa con người có niềm tự hào sở hữu, con người có được những suy nghĩ khoán đạt và tươi vui, con người có được những suy tư hóm hỉnh, yêu đời…

Thơ hay về cây dừa 11: Cây dừa

Hình ảnh cây dừa được miêu tả cụ thể trong bài thơ, nhưng những từ ngữ có lẽ khiến người đọc hơi khó hiểu về lợi ích của dừa. Nhưng nội dung chủ yếu của bài thơ là muốn nói về những lợi ích mà dừa mang lại.

Thơ hay về cây dừa 12: Cây dừa

Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

Bài thơ “Cây dừa” là một trong những bài thơ hay, độc đáo được in trong tập “Góc sân và khoảng trời”. Bài thơ được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé. Dừa là hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mọi người, bởi trên đất nước Việt Nam, đi tới miền quê nào, ta cũng có thể mặc sức ngắm nhìn những rặng dừa thẳng tắp, cao vút. Một hình ảnh quen thuộc đến là vậy, nhưng khi vào thơ Khoa, cây dừa lại hiện lên hết sức mới mẻ, độc đáo, ngỗ nghĩnh và thân thương làm sao. Để có được điều đó, Trần Đăng Khoa đã quan sát cảnh vật bằng cả tấm lòng thiết tha, chân thành.Với tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa một cách sinh động với tất cả các bộ phận vốn có của nó. Cả cây dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào tác giả nhỏ tuổi không tìm ra những liên tưởng thú vị và độc đáo

Thơ hay về cây dừa 13: Đuốc lá dừa

Một lần nào đó trong mơ Cầu sao được đuốc lá dừa lại soi…

Biểu tượng “đuốc lá dừa” không lạ với bất cứ người dân nào ở xứ dừa, đặc biệt là Bến Tre. Đó là ngọn đèn lí tưởng giúp người vượt qua đêm tối, tránh được nỗi sợ đêm đen; nhất là khi có gió mưa thì không ngọn đèn nào có thể thay thế.

Thơ hay về dừa 14: Giã ơn ai có cây dừa

Bài thơ là lời cảm ơn của tác giả đến với những ai có cây dừa. Tác giả nghỉ mát đợi “người thương” và nhờ bóng mát của cây dừa mà tác giả có một cái kết thật đẹp là “hai đứa hai họ, ta thương nhau đời”.

Thơ hay về dừa 15: Hàng dừa canh giữ biển

Bao năm canh giữ biểnBền bỉ và dẻo dai Vẫn không quên kết trái Dâng sữa ngọt cho đời.

Bài thơ miêu tả về hình ảnh “hàng dừa canh giữ biển”, dừa chỉ đứng sừng sững thế thôi, nhưng tác giả lại dùng nghệ thuật nhân hóa để nói lên lợi ích của cây dừa là canh giữ biển và còn kết trái để “dâng sữa ngọt cho đời”.

Thơ hay về dừa 16: Lời cây dừa Thơ hay về dừa 17: Nhớ dừa

Nhớ cả sớm cả trưa Mẹ đứng xe từng sợi Em ngồi bên em đợi Vòng dây dừa cuộn nhanh

Thơ hay về dừa 18: Tặng đảo dừa

Cuộc sống vừa ra khỏi ngổn ngang, Trưa nay lắng lại chuyến đò ngang.Trời xanh là của bờ yên tĩnh, Cho những niềm vui biết ngỡ ngàng.

Thơ về dừa 19: Thơ treo trên cây dừa vườn mạ

ôi gốc dừa tuổi thơ tôi nơi Mạ thức giã trầu đợi biển mạ thức đếm sương rơi chăn mỏng quá nên trời lâu sáng thương bóng dừa ngả phía đơn côi…

vườn Mạ bây giờ cát xoá chỉ còn cây dừa như dây neo kiên nhẫn nối biển bờ như dây diều mong manh thả lên trời những cánh rách bươm và chúm trái ngọt như hoang vu tiếng cát gọi người

Mạ ơi vườn mạ tháng năm góc trời trắng xoá chỉ còn cây dừa như ngọn đuốc xanh…

Thơ hay về dừa 20: Vỏ dừa xanh, cái trắng phau Thơ hay về dừa 21: Vườn dừa

Xa xôi nhớ mãi vườn dừa, Thương về nàng ấy bây giờ thương ai?

Thơ hay về dừa 22: Xem tranh hứng dừa

Người ấy, cảnh ấy chắc mùa xuân: Dừa căng tròn, váy một vạt Dừa căng tròn, váy nâng ngược

Ánh mắt kia, nụ cười kia Và kiểu dạng chân thách thức: – Thả đi nào, em chấp!

Những chàng trai với hai quả dừa Đã nhận ra váy kia quá mỏng Da mịn thế, dừa thì quá nặng.

Biểu Cảm Về Cây Dừa

[Văn lớp 7] Biểu cảm về cây dừa – loài cây em yêu – bài viết số 2

Bài làm:

“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi: Dừa có tự bao giờ?

Có một khoảng thời gian tôi được sống trong vùng quê nghèo giản dị, hình bóng cây dừa là loại cây gắn liền với một giai đoạn tuổi thơ tôi. Loài cây mang đến biết bao nhiêu cảm giác thân thương, quen thuộc, nồng ấm biết bao nhiêu tình.

Nhìn từ xa, câu dừa cứ như chiếc chổi khổng lồ được dựng ngược lên, với bao nhiêu là tàu lá xanh tua tủa. Thân dừa có cây cao đến hàng chục mét cơ, không phải ai cũng có thể trèo dừa được, cái thân hình tròn lẳng, trơn tuột, không cành nhánh, chỉ có những vết vằn sậm màu do di tích của những bẹ dừa khô để lại, những vết ấy, cứ như là vết hằng của thời gian đổ bóng xuống thân dừa. Dừa có chùm rễ rất đồ sộ, to lớn, đan bện vào nhau rất chặc, nhìn xa xa cứ như những con rắn li ti đang thu về 1 tổ duy nhất. Nơi cao nhất của cây dừa chính là nơi xuất hiện hoa dừa màu trắng sữa mỗi khi trổ hoa, những quầy dừa tí hon như những quả cam, rồi lớn dần to như quả dưa hấu, chuyển màu sang nâu sậm và sau cùng là rụng xuống đất, chờ điều kiện thích hợp thì mầm non lại đâm thủng lớp vỏ khô ráp, vươn lên tiếp tục dòng đời mới của mình, dòng đời gần cả trăm năm.

Cây dừa gần như gắn bó vô cùng mật thiết với người dân Việt Nam, đi đến đâu trên bất cứ nơi nào của dải đất hình chữ S này, chúng ta điều thấy bóng dáng của những ngọn dừa cao chót. Dừa gắn bó với chúng ta từ chiếc đũa bếp xới cơm, chiếc muỗng lớn để ăn canh, chiếc ráo dừa múc nước cho đến những gian nhà dài nhà lớn được lớp bằng lá dừa mát mẻ, thân dừa làm kèo làm cột, làm những chiếc cầu tre gắn với câu hát của mẹ, chiếc ấm trà thanh lịch mà hoài cổ bằng trái dừa của ông…Ngay cả những chiếc rạp cưới cũng được trang trí công phu bằng dừa. Không những thế, chúng ta có thể ăn tất cả từ dừa, củ dừa non xào dầu, sữa dừa luôn là nguyên liệu không bao giờ thiếu của các món bánh dân gian từ bánh ngọt đến bánh mặn và đặc biệt là nước dừa, vừa có giá trị trong ẩm thực, vừa có tác dụng trong y học. Tôi từng nghe bà kể, ngày xưa các anh bộ đội bị thương đã nhờ nước dừa làm nước biển để truyền vào người tránh mất nước.

Dừa đã không còn là loài cây mang nhiều giá trị về mặt vật chất nữa mà nó còn mang đầy ý nghĩa về mặt tinh thần. Cây dừa đã được rất nhiều nhà văn, nhà thơ và cả nhạc sĩ lấy làm ý tưởng sáng tác không biết bao nhiêu là tác phẩm hay, ngày ấy khi thấy bóng ngoại ngồi dưới gốc dừa gội đầu tôi hay hát trêu chọc ngoại “Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó là con gái của Bến Tre”, ngoại cười hà hà rồi chữi yêu “hết sức”.

Tôi yêu thích cây dừa như chính sự yêu thích dành cho quê hương đất nước, với tôi cây dừa chính là những hình ảnh gần gũi thân thương mộc mạc nhưng thấm đầy nghĩa tình như chính con người Việt Nam, dừa là khoảng trời tuổi thơ, là quê ngoại thân yêu mà mỗi ngày hè tôi điều muốn về. Ngày nay những cơ sở sản xuất nước dừa và các quà lưu niệm bằng dừa được bày bán khắp nơi, tôi hi vọng hình ảnh cây dừa ngày càng được nhiều người biết đến, yêu mến và trân trọng.

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Cảm Nhận Về Bài Thơ Trăng Ơi … Từ Đâu Đến (Trần Đăng Khoa) Mới Nhất

Trăng Ơi Từ Đâu Đến

1968

Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999

Cảm nhận về bài thơ Trăng Ơi … Từ đâu đến

Bài thơ Trăng Ơi … từ đâu đến là một bài thơ hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa, bài thơ với nội dung miêu tả ánh trăng vô cùng gần gũi, rất giàu trí tưởng tượng.

Bài thơ tác giả đã sử dụng điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” từ khổ thơ đầu đến khổ thơ cuối của bài thơ. Điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” như là một câu hỏi, gợi lên bao cảm xúc thật bâng khuâng và mênh mang.

Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: “Hay từ cánh đồng xa”, “Hay biển xanh diệu kì”, “Hay từ một sân chơi”, “Hay từ lời mẹ ru” Hay từ đường hành quân”, hay “Trăng đi khắp mọi miền”, ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ đã không còn không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc… nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.

“Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà”.

Hai chữ “lửng lơ” gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên “trước nhà” thật gần gũi thân thương. Đối với lứa tuổi trẻ em ở vùng nông thôn thì vầng trăng khi nào cũng thật đẹp, thật gần gũi

Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá “chẳng bao giờ chớp mi” là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:

“Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi”.

Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được “Bạn nào đá lên trời”. Thật hóm hỉnh!

Trăng từ lời ru của mẹ: “Chú Cuội ngồi gác cây da – Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời….” đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:

“Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!”.

Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:

“Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân”.

Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:

“Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em”.

Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.

“Trăng ơi… từ đâu đến?” là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một phần nhỏ trong tâm hồn của tuổi thơ mỗi người.