1.1. Lời mời gọi của những người “trên mây”
Dưới mắt nhìn của trẻ thơ, thế giới luôn chứa đựng biết bao điều hấp dẫn, lạ kì. Trong bài Mây và sóng, khi đang chơi đùa với mẹ, nhìn ra bao la vũ trụ trời cao, biển rộng; đứa con nhỏ đã có những tưởng tượng thật thú vị. Em kể với mẹ về những cuộc đối thoại với thiên nhiên. Phân tích bài thơ Mây và sóng đoạn 1 ta nhìn ra được lời mời gọi của những người “trên mây”, họ đã đem đến cho em sự háo hức về những trò vui trên trời cao: “chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà”, “chơi với bình minh vàng”, “chới với trăng bạc”.
1.2. Lời mời gọi của những người “trong sóng”
Cả biển rộng cũng ra sức rủ rê em. Những người “trong sóng” nói với em về những thú vui ở nơi đây: “ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn”, “ngao du nơi này nơi nọ…”. Thiên nhiên với em thật rực rỡ và bí ẩn, đó cũng chính là sự hấp dẫn của cuộc đời mà con người luôn muốn khám phá. Trước những điều tuyệt diệu đó làm sao một tâm hồn thơ ngây, trong sáng, hồn nhiên,… lại có thể không xao xuyến cho được?
2. Phân tích bài thơ Mây và sóng đoạn 2: Tình cảm của em bé với mẹ
2.1. Lời chối từ của em bé trước những mời gọi hấp dẫn của thiên nhiên tạo hóa
Trước những lời mời mọc hấp dẫn của thiên nhiên, em bé không khỏi dao động, phân vân. Nhưng em luôn nghĩ đến mẹ nên đã từ chối mọi lời rủ rê với những lí do đưa ra hết sức đáng yêu: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”, “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được.”
Với con trẻ, những trò chơi luôn có sức cuốn hút hơn bao giờ hết. Nhưng ở đây em bé đã khước từ hết thảy vì với em tình yêu thương dành cho mẹ đã thắng tất cả mọi cám dỗ của cuộc sống. Phân tích bài thơ Mây và sóng đoạn 2 ta có thể nhìn ra được tình cảm hồn nhiên mà đậm sâu của em bé với mẹ.
2.2. Những trò chơi em bé tạo ra
a. Ý tưởng
Không thể cùng rong chơi với mây, với sóng; em bé đã tự nghĩ ra cho mình những trò chơi mới, vừa để thỏa mãn trí tò mò, vừa không phải xa mẹ thân yêu. Em tự tưởng tượng mình là “mây” và “mẹ sẽ là trăng”, ở mẹ luôn có sự dịu hiền và ấm áp. Em nghĩ mình là “sóng” và mẹ là bến bờ kỳ lạ vì mẹ luôn có tấm lòng mênh mông và bao dung đến lạ.
b. Hành động
Em bé nghĩ ra những trò chơi mà ở đó có sự hòa quyện giữa thiên nhiên và tình mẹ tràn đầy: “Hai bàn tay con ôm lấy mẹ”, “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Với em, mẹ chính là vũ trụ thu nhỏ, mẹ là điều tuyệt vời nhất. Tình yêu em dành cho mẹ luôn thiết tha, nồng ấm, em muốn ở bên mẹ mãi không rời, trong những trò chơi của em không thể thiếu sự đồng hành của mẹ.
Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng và có sức mạnh kỳ lạ đối với bé thơ – đó chính là điểm sáng hiện lên sau khi ta phân tích bài thơ Mây và sóng đoạn 2
3. Phân tích bài thơ Mây và sóng – Những đặc sắc nghệ thuật
3.1. Ngôn ngữ đối thoại
Làm nên sự khác lạ cho bài thơ Mây và sóng là những yếu tố nghệ thuật đặc biệt: Đó là những ngôn ngữ đối thoại sinh động xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm: Đối thoại trực tiếp giữa em bé với mẹ (“Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”). Người mẹ tuy không xuất hiện qua những dáng hình cụ thể nhưng người đọc luôn có cảm giác là mẹ đang ở cạnh bên con, lắng nghe lời con nói. Ngoài ra còn có những lời đối thoại trực tiếp giữa em bé với những người “trên mây” và “trong sóng”, dựa vào tín hiệu ngoặc kép. Thông qua cách phân tích bài thơ Mây và sóng thì ngôn ngữ đối thoại, cảm xúc, tâm lý của những người tham gia đối thoại đã được thể hiện rõ.
3.2. Thế giới âm thanh
Một điều khác góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài thơ Mây và sóng là thế giới âm thanh phong phú với những cung bậc, trạng thái khác nhau: đó là tiếng người gọi từ “trên mây” và từ “trong sóng”; tiếng đối thoại của em bé với những người bạn ở “trên mây” và “trong sóng”; tiếng cười vang của con vỡ tan trong lòng mẹ. Những âm thanh ấy khiến cho bài thơ trở nên sống động, dạt dào cảm xúc.
Tác phẩm Mây và sóng của Ta-go tựa như một bài ca. Bài ca ấy cho người đọc thấu hiểu rằng tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt. Đồng thời nó cũng nhắc nhở mỗi người trong chúng ta về cuộc đời bao giờ cũng có những cám dỗ, điều quan trọng là ta phải biết vượt qua nó. Sau khi phân tích bài thơ Mây và sóng, ta nhận ra được động lực bên trong chính bản thân mình, giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, đó chính là tình cảm của mẹ dành cho ta.
Nguồn: chúng tôi