Top 12 # Cốt Truyện Cổ Tích Cây Khế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Phân Tích Truyện Cổ Tích Cây Khế

Phân tích truyện cổ tích Cây khế – Bài làm 1

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam quả thật là vô cùng phong phú,. Mỗi câu chuyện lại mang đến cho người đọc những bài học sâu sắc và có tính giáo dục rất lớn cho thế hệ học sinh. “Cây khế” là một trong những câu chuyện như vậy.

Khai thác một đề tài không mới trong cổ tích, nói về người em thứ trong gia đình, nhưng Cây khế mang đến một câu chuyện riêng với ý nghĩa răn dạy đáng học hỏi.

Sinh ra trong một gia đình không quá nghèo khó, những vợ chồng người em trong câu chuyện chỉ được anh trai mình chia cho một mảnh đất nhỏ đủ để dựng một căn nhà lá với cây khế ở trước nhà. Cây khế đó cũng là tài sản duy nhất mà hai vợ chồng người em có được. Tình huống truyện đã lột tả được bản tính tham lam, keo kiệt và thiếu tình thương của vợ chồng người anh trai với em ruột của mình. Lấy hết toàn bộ gia tài cha mẹ để lại, chia cho em mảnh đất nhỏ với cây khế làm vốn sinh nhai, thử hỏi có người anh nào lại cạn tình đến như vậy?

Vợ chồng người em hiền lành chất phác, tuy chỉ được chia cho mảnh đất đủ dựng ngôi nhà nhỏ nhưng vẫn không oán than nửa lời, ngược lại họ chăm chỉ đi làm thuê cấy mướn kiếm sống và chăm sóc cho cây khế – tài sản duy nhất mà họ có. Đức tính hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó này của hai vợ chồng quả thật đáng quý và đáng học hỏi.

Ông trời không phụ lòng người quả không sai, đến mùa quả chín, cây khế trước nhà sai trĩu quả, như là thành quả cho công lao của hai vợ chồng đã chăm chỉ sớm hôm. Thế nhưng, bỗng đâu một con đại bàng to lớn từ đâu bay đến, xà xuống cây ăn lấy ăn để. Hai vợ chồng lo sợ và bất lực chỉ biết cầu xin chim đừng ăn nữa. Nhưng con đại bàng to lớn kia vẫn ăn không ngừng, trước khi bay đi, nó nói lại một câu răng: ” ăn một quả trả một cục vang, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Lời nói của chim tưởng đâu là bâng quơ nhưng người em tin là thật và đã thức đêm chuẩn bị chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Sáng hôm sau, con chim đến chở người em ra đảo, một hòn đảo có rất nhiều vàng. Tác giả dân gian xây dựng tình huống truyện để cho người em được nhận một món quà vô cùng giá trị, nhưng đó cũng là những gì vợ chồng người em xứng đáng nhận được. Đó cũng là lời khẳng định cho một giá trị nhân văn rằng: người tốt nhất định sẽ được báo đáp và ở hiền chắc chăn sẽ gặp lành.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, vợ chồng người anh khi thấy em mình đang nghèo rớt bỗng nay lại mua đất làm nhà, rồi mua ruộng làm ăn thì lấy làm ngạc nhiên và lân ra sang nhà hỏi dò vì sao lại có nhiều tiền như vậy. Vợ chồng người em thật thà kể lại câu chuyện được đại bàng trả ơn thì anh ta liền đưa ra ý kiến muốn chuyển về ở dưới ngôi nhà lá cạnh cây khế. Được sự đồng ý của hai vợ chồng người em, vợ chồng người anh đã nhanh chóng dọn nhà đến ở trong ngôi nhà lá lụp xụp. Mục đích của anh ta đơn giản là mong muốn khi lần sau chim đến ăn khế thì sẽ được trả ơn. Sự tham lam và quỷ quyệt của người anh được bộc lộ từng cấp độ tình huống truyện. Khi thì không cho ngươi em bất cứ thứ tài sản gì đáng giá, nay nghe tin em được chim thần trả ơn thì lại muốn chiếm lấy “cây khế tạo vàng”.

Cuối cùng thì anh ta cũng được trả công, chim thần cũng đưa anh ta ra đảo vàng thế nhưng bản tính tham lam chưa bao giờ có thể thay đổi, thay vì may chiếc túi ba gang như chim thần dặn anh ta đã may chiếc túi tới 12 gang và nhặt vàng chất đầy chiếc túi ấy. Nhưng lượng vàng quá nặng khiến chim thần không đủ sức chở vào bờ, đại bàng đã bảo anh ta bỏ bớt vàng xuống biển nhưng lòng tham không cho anh ta làm vậy. Cuối cùng, đại bàng nghiêng mình, khiến người anh trai cùng túi vàng của anh ta rơi xuống biển.

Đáng đời kẻ tham lam, phải mất mạng chỉ vì quá tham vàng. Nếu anh ta chỉ may chiếc túi ba gang thì đâu đến nỗi phải bỏ mạng. Thế nhưng tâm tính con người đâu dễ gì thay đổi. Đó là cái giá mà người anh phải trả sau những gì đã làm với người em và trả giá cho bản tính tham lam của mình.

Cây khế với một kết thúc có hậu dành cho người chính nghĩa chăm chỉ lương thiện, và kẻ tham lam sảo quyệt đã phải lãnh hậu quả. Đó là bài học về cách làm người mà thế hệ cha ông gửi gắm qua từng câu chữ. Hãy cứ chăm chỉ lương thiện, sống đúng với những giá trị nên có rồi sẽ có ngày thu được quả ngọt, còn những kẻ chỉ biết đến bản thân mình, gian manh tham lam thì cuối cùng cũng mất tất cả và phải chịu quả báo.

Phân tích truyện cổ tích Cây khế – Bài làm 2

Truyện cổ tích cây khế là một trong những câu chuyện rất thân thuộc đối với mỗi đứa trẻ. Đây là một trong nhưng câu chuyện thần kỳ mà mỗi đứa trẻ khi còn bé đều thuộc làu làu và nghe mãi mà không bao giờ biết chán. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là một hình ảnh rất hấp dẫn và rất thu hút những độc giả bé con không khỏi mắt chứ A mồm chứ O khi nghe đến chuyện ấy. Và không ai là không biết tới câu nói của chim phượng hoàng với người em trai: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Nhưng ẩn chứa trong những câu chuyện ly kỳ ấy lại là những bài học, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người.

Hai người anh em trai sống hòa thuận với nhau, khi cha mẹ mất, có để lại chút tài sản cho hai người con và căn dặn hai người phải sống hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi người anh trai có gia đình thì người anh không mảy may suy nghĩ đến đứa em trai út của mình mà ngang nhiên lấy hết tài sản, chỉ để lại cho em một túp lều tạm bợ và một cây khế. Người em trai tốt bụng vì thương anh chị làm lụng mà mình thì có một mình nên vui vẻ nhận lấy phần mà không hề so đo hay tính toán gì.

Người em trai thì chăm chỉ làm việc kiếm sống, nhưng luôn nhận được sự ghẻ lạnh và kinh thường từ người chị dâu và kể cả với anh trai mình. Nhiều người đọc phải thốt lên: làm sao lại có một người anh trai như vậy, sao mà lại nhẫn tâm đến thế. Anh em phải đùm bọc, thương yêu nhau nhưng người anh trai này lại tham lam và ích kỳ đến vậy.

Khi chú chim phượng hoàng đến ăn khế, câu nói của chim luôn vang vọng trong tâm trí mỗi chúng ta: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy thôi, nên cũng không suy nghĩ gì vậy mà chim đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Mấy ngày sau chim đến và chở người em trai đi đến nơi lấy vàng. Ngay đến cả một chú chim còn biết giữ lời hứa, đã nói thì phải thực hiện thì làm sao giữa con người với nhau lại không biết quan tâm, sẻ chia và giữ lời hứa với nhau?

Người em thật thà, đem kể hết chuyện với gia đình người anh, bản tính tham lam, người anh cũng muốn được giàu có như thế nên đã xin chim cho đi theo, nhưng vì lòng tham vô đáy, không bao giờ là quá đủ nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả mà người anh nhận phải đều là do người chứ có phải tại chim đâu, mà chim đã cảnh báo trước rồi nhưng người anh tham lam đã không chịu nghe theo.

Con chim ‘thần’ trong truyện của Cây khế là một con có tình có nghĩa, biết giữ lời hứa. Chiếc túi ba gang mà chim dặn người em mang đi ẩn chứa một lời nhắn nhủ kín đáo: phải biết sống cho đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt.

Cũng qua chuyện này, dân gian muốn nhắc nhở chúng ta, lòng tham làm ta đánh mất đi chính bản thân mình, khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa. Và hãy luôn nhớ câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” của ông cha ta, làm việc thiện thì sẽ ắt gặp nhiều điều may mắn và tốt đẹp.

Từ khóa tìm kiếm

phan tich truyen cay khe

phan tich truyện cổ tích cây khế

tả một tryện cổ tích là cây khế

Truyện Cổ Tích Cây Khế

Truyện cổ tích Cây khế – bài học về đạo đức

Truyện cổ tích Cây khế (hay còn gọi truyện Ăn khế trả vàng) là bài học về tình cảm gia đình, khuyên nhủ chúng ta tránh xa những thói xấu tham lam, ích kỷ.

Hãy chăm chỉ làm việc để có cuộc sống tốt đẹp hơn từ chính sức lao động chân chính của mình.

Tục ngữ có câu “tham thì thâm” chính là như vậy.

Truyện này có nhiều vùng kể khác nhau, ở miền Nam có thêm chi tiết chim tham ăn, nên chim cũng chết, giống như truyện Trung Quốc.

1. Hai anh em phân chia tài sản

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều chết sớm. Họ ở chung với nhau một nhà. Người anh tính nết tham lam, còn em đang ít tuổi có phần khờ dại. Được ít lâu, người anh lấy vợ. Chị vợ chẳng những cũng tham lam như chồng mà lại còn thêm độc ác. Không muốn cho em ở chung với mình, hai vợ chồng quyết định chia gia tài, lấy có rằng để ai lo phận nấy.

Khi chia của, họ chiếm hết tài sản quý giá mà cha mẹ để lại, chỉ cho em một gian nhà nhỏ và một mảnh vườn, trong đó cây khế ngọt. Người em vẫn không chút phàn nàn, chăm chỉ làm thuê làm mướn nuôi thân.

2. Người em và con chim lạ trong truyện cổ tích Cây khế

Cây khế trong vườn anh mỗi ngày một cao lớn, cành lá sum sê, rợp cả một góc vườn. Mùa ấy khế bỗng nhiên trĩu quả, anh càng chăm nom bón gốc cho khế.

Một hôm, tự nhiên có một con chim phượng hoàng[2] đến đậu trên cây khế, ăn hết quả này sang quả khác. Anh thấy vậy, ra ngồi dưới gốc cây vừa khóc vừa nói với chim rằng:

– Cơ nghiệp tôi chỉ có mỗi cây khế đó thôi, chim ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu?

Chim phượng hoàng nghe nói bảo rằng:

Mấy hôm sau, chim lại đến ăn; anh không buồn rầu nữa mà yên tâm chờ đợi. Đến ngày nọ khi anh đã may túi sẵn sàng, chim phượng hoàng liền bay xuống xòe cánh, đỡ anh lên lưng và vút một cái, bay ra biển lớn, qua bao quãng đường bát ngát bao la, đưa anh đến một nơi hải đảo[1] xa xăm, đầy bạc vàng châu báu. Anh bàng hoàng như lạc vào động tiên, cái gì cũng đẹp. Nghe lời chim dặn, anh chỉ bỏ bạc vàng vừa đầy túi ba gang, rồi lại lên lưng chim để trở về vườn cũ.

Từ đó, người em trở nên ấm no và có phần dư dật.

3. Cái kết cho kẻ tham lam trong truyện cổ tích Cây khế

Người anh hỏi biết sự tình, bèn nằn nì với em xin đổi tất cả gia sản của mình để lấy mảnh vườn có cây khế ngọt. Người em thương anh nên cũng bằng lòng đổi. Đến mùa khế có quả, chim phượng hoàng lại đến ăn. Người anh xua đuổi ầm ĩ, chim bèn nói như trước rằng:

Được lời, người anh may giấu một cái túi sáu gang. Rồi chim cũng chở anh đi đến nơi hải đảo đầy bạc vàng châu báu. Nhưng tính tham lam làm mắt anh hoa lên khi thấy hải đảo có nhiều của quý giá. Anh ta loay hoay mãi không biết nên lấy thứ gì, bỏ thứ gì. Khi nghe chim giục chở về, anh vơ bạc vàng cháu báu đầy ắp cái túi sáu gang, quấn vào ngang lưng, ngoài ra còn giắt thêm khắp người. Anh ta leo lên lưng chim, chim phải đập cánh ba lần mới lên nổi. Chim cố sức bay, đến giữa biển cả, vì nạng quá, suýt đâm nhào xuống nước mấy lần.

Khi gần đến đất liền, chim lảo đảo, nghiêng cánh, người anh mang cả túi vàng bạc rơi tõm xuống biển sâu và bị sóng cuốn đi mất tích.

Chú thích trong truyện Cây khế

[1] Phượng hoàng: (có sách chép là chim đại bàng) là một thứ chim quý trong bốn loài vật quý (tứ linh) là : long (rồng), li (lân), quy (rùa) và phượng. Đây là thứ chim có tính chất thần thoại tiêu biểu cho việc tốt lành.

[2] Hải đảo: ngoài biển

Nghe Đọc Chuyện Cổ Tích: Truyện Cây Khế

Tóm tắt truyện Cây Khế

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. người anh tham lam chiếm hết cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân.

Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em bỗng sai quả lạ thường, cành nào cũng trĩu quả ngọt, vàng ruộm. người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi mừng thầm tính chuyện bán khế lấy tiền đong gạo. Một hôm, có con chim phượng hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế, người em vác gậy đuổi chim và nói:

– Này chim! Ta chỉ có duy nhất một cây khế này, và ta đã khó nhọc chăm sóc đến ngày hái quả. Nay nếu chim ăn hết ta chẳng có gì để bán đi mua gạo. Vậy nếu chim muốn ăn hãy mang trả ta vật gì có giá.

Chim vừa ăn vừa đáp:

Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng

Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để chim ăn. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong chim bảo người em lấy túi ba gang đi lấy vàng. Chim bay mãi, bay mãi qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em đi khắp đảo nhìn ngắm thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim phượng hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, người em trở về nhà.

Từ đó, người em trở nên giàu có, người em mang thóc, gạo, vàng bạc giúp đỡ những người nghèo khổ. Người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy cây khế ngọt, người em cũng đồng ý đổi cho anh. Thế là người anh chuyển sang nhà người em. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu quả, chim phượng hoàng lại tới ăn. người anh giả vờ khóc lóc, chim bèn nói:

Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng

Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau chim phượng hoàng đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh đã vội vàng vơ lấy vàng bỏ vào túi, lại còn giắt thêm đầy vàng bỏ vào người. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa mà vàng thì nhiều nên nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh vẫn khăng khăng ôm lấy túi. Chim phượng hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển.

Đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích Việt nam và cổ tích thể giới hay nhất

Truyện Cổ Tích Chế “Cây Khế” Phiên Bản Một

Một nhà kia có hai vợ chồng cùng hai người con trai. Một hôm bà vợ đi bộ ra đường không thèm đội nón bảo hiểm nên bị máy bay đâm chết tại chỗ. Còn ông chồng cũng không thọ được bao lâu do chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Còn lại hai anh em họ cố gắng làm lụng nên cũng đủ tiền lấy vợ. Nhưng từ khi lấy, người anh trai ngày càng lưởi biếng, bao nhiêu việc khó nhọc đều dành không cho người em làm. Người em Hằng ngày, vợ chồng người em chăm sóc, tước cho cây khế nên cây lớn nhanh và ra qủa nhiều. Sau đó bị trẻ con trong làng ăn trộm hết. Quạ bấy giờ đến thì hết sạch. Quạ đành đậu trên ăn lá cây đỡ đói. Người vợ ra thấy quạ bèn chèo lên phục kích bắt được đem xuống vặt lông, bỏ vào nồi luộc. Đột nhiên ngoài sân có một con gà trống gáy: – ò ó o.. Ăn một con quạ trả một cục vàng. Thuê xe container đem đi mà chở… Tức thì người chồng cầm bao tải phi thẳng ra sân nói: – thời buổi này làm gì có xe container. Thôi cầm tạm cái bao tải vậy! Rồi nhảy tót lên cổ gà thúc gà bay đi. Gà bị đè bẹp dí, thoi thóp: – Con mẹ mày tao là gà chứ có phải là chim đâu mà bắt tao bay! Người em đứng lên rồi chửi: – Vậy mà cũng to mồm. Không bay ông mang đi vặt lông giờ! – Thôi chúng ta đi bằng trực thăng vậy. Con gà gọi điện thoại cho người lái máy bay trực thăng đến rồi cả hai lên máy bay bay đi. Cả hai bay ra biển, những con sóng biếc cao ngất vật vào sườn những hòn đảo nhỏ, làm tung lên những bọt trắng xóa. Anh ngồi trên máy bay thấy biển tuyệt mù, không biết đâu là bờ… Máy bay bay sang Ấn Độ rồi đáp xuống một tiệm vàng. Anh nhảy xuống bay vào vét hết vàng vào bao. Khi bước ra cửa anh bị bảo vệ giữ lại. Anh quát: – Tránh ra! theo kịch bản truyện cổ tích “cấy khế” là tao được lấy số vàng này mà! Một tên trong đáp bảo vệ hỏi: – Vậy con quạ đâu? mày đã cho quạ ăn khế chưa? – Chết cha! tao ăn luôn con quạ rồi! nhưng tao đã có con gà thay cho con quạ rồi mà! Con gà bước xuống cầm súng AK uy hiếp lũ bảo vệ rồi quát: – Thay, thay cái con mẹ mày! tao đáp nhầm tiệm vàng dành cho con quạ đó rồi! Lên máy bay chuồn đi… Cả hai lên máy bay trốn mất. Giữa đường gặp bão lại thêm cái bao tải nặng quá lên máy bay bị mất thăng bằng, lạng mình liên tục. Con gà chửi: – Con mẹ mày ngu đi đem cái bao tải đựng vàng cho nặng. Vừa ngu lại vừa tham! Tao đã bảo mang container đi đựng mà không nghe. – Ai biết đâu! Mà đáng lẽ ra theo kịch bản là lần sau thằng anh mình đi mới gặp bão chứ! Vãi cả truyện cổ tích! – Thôi đi ông! đây là truyện chế mà! Người em sau đó về nhà an toàn. Tin đồn về người em bỗng chốc giàu có lan truyền đến tai người anh. Một hôm, người anh đến nhà người em hỏi thật. Người em nói: – Ăn thịt con quạ rồi sẽ có con gà đến đón.

Tác giả: vancongphamMột nhà kia có hai vợ chồng cùng hai người con trai. Một hôm bà vợ đi bộ ra đường không thèm đội nón bảo hiểm nên bị máy bay đâm chết tại chỗ. Còn ông chồng cũng không thọ được bao lâu do chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Còn lại hai anh em họ cố gắng làm lụng nên cũng đủ tiền lấy vợ. Nhưng từ khi lấy, người anh trai ngày càng lưởi biếng, bao nhiêu việc khó nhọc đều dành không cho người em làm. Người em buồn qúa dọn ra ở riêng với ngôi nhà tranh và mảnh vườn có trồng một cây khế.Hằng ngày, vợ chồng người em chăm sóc, tước cho cây khế nên cây lớn nhanh và ra qủa nhiều. Sau đó bị trẻ con trong làng ăn trộm hết. Quạ bấy giờ đến thì hết sạch. Quạ đành đậu trên ăn lá cây đỡ đói. Người vợ ra thấy quạ bèn chèo lên phục kích bắt được đem xuống vặt lông, bỏ vào nồi luộc.Đột nhiên ngoài sân có một con gà trống gáy:- ò ó o.. Ăn một con quạ trả một cục vàng. Thuê xe container đem đi mà chở…Tức thì người chồng cầm bao tải phi thẳng ra sân nói:- thời buổi này làm gì có xe container. Thôi cầm tạm cái bao tải vậy!Rồi nhảy tót lên cổ gà thúc gà bay đi. Gà bị đè bẹp dí, thoi thóp:- Con mẹ mày tao là gà chứ có phải là chim đâu mà bắt tao bay!Người em đứng lên rồi chửi:- Vậy mà cũng to mồm. Không bay ông mang đi vặt lông giờ!- Thôi chúng ta đi bằng trực thăng vậy.Con gà gọi điện thoại cho người lái máy bay trực thăng đến rồi cả hai lên máy bay bay đi.Cả hai bay ra biển, những con sóng biếc cao ngất vật vào sườn những hòn đảo nhỏ, làm tung lên những bọt trắng xóa. Anh ngồi trên máy bay thấy biển tuyệt mù, không biết đâu là bờ…Máy bay bay sang Ấn Độ rồi đáp xuống một tiệm vàng. Anh nhảy xuống bay vào vét hết vàng vào bao. Khi bước ra cửa anh bị bảo vệ giữ lại. Anh quát:- Tránh ra! theo kịch bản truyện cổ tích “cấy khế” là tao được lấy số vàng này mà!Một tên trong đáp bảo vệ hỏi:- Vậy con quạ đâu? mày đã cho quạ ăn khế chưa?- Chết cha! tao ăn luôn con quạ rồi! nhưng tao đã có con gà thay cho con quạ rồi mà!Con gà bước xuống cầm súng AK uy hiếp lũ bảo vệ rồi quát:- Thay, thay cái con mẹ mày! tao đáp nhầm tiệm vàng dành cho con quạ đó rồi! Lên máy bay chuồn đi…Cả hai lên máy bay trốn mất. Giữa đường gặp bão lại thêm cái bao tải nặng quá lên máy bay bị mất thăng bằng, lạng mình liên tục. Con gà chửi:- Con mẹ mày ngu đi đem cái bao tải đựng vàng cho nặng. Vừa ngu lại vừa tham! Tao đã bảo mang container đi đựng mà không nghe.- Ai biết đâu! Mà đáng lẽ ra theo kịch bản là lần sau thằng anh mình đi mới gặp bão chứ! Vãi cả truyện cổ tích!- Thôi đi ông! đây là truyện chế mà!Người em sau đó về nhà an toàn. Tin đồn về người em bỗng chốc giàu có lan truyền đến tai người anh. Một hôm, người anh đến nhà người em hỏi thật. Người em nói:- Ăn thịt con quạ rồi sẽ có con gà đến đón.