Top 5 # Đề Thi Về Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Bài 23. Mùa Xuân Nho Nhỏ

HỘI GIẢNG GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN THÁI THỤYKÍNH CHÀO CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜTrường THCS Thụy AnBÀI 23: MÙA XUÂN NHO NHỎBài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh HảiI. Đọc và tìm hiểu chú thích1. Tác giả?.Phần chú thích * cung cấp cho em những thông tin nào về tác giả Thanh Hải?Thanh Hải sinh ngày 04/11/1930 mất ngày15/12/1980Tên khai sinh: Phạm Bá NgoãnQuê; Xã Phong bình, Huyện Phong Điền,Tỉnh Thừa Thiên HuếBài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh HảiI. Đọc và tìm hiểu chú thích1. Tác giả2.Tác phẩm?. Bài thơ được viết trong thời điểm nào?Bài thơ sáng tác vào tháng 11/1980 in trong tập ” Thơ việt nam 1945-1985″ NXB Giáo dục Hà Nội năm 1987II. Đọc và tìm hiểu văn bản1. Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản*. Đọc

Bài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh HảiMọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcÔi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng ngọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súngLộcgiắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao…

Đất nước bốn ngàn nămVất vả và gian laoĐất nước như vì saoCứ đi lên phía trướcTa làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hoà caMột nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.

Mùa xuân- ta xin hát Câu Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặmmìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế.11-1980

Bài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc và tìm hiểu văn bản

*.Thể thơ?. Bài thơ được sáng tác theo hình thức của thể thơ nào?Bài thơ viết theo thể thơ 5 tiếng *Bố cục gồm 4 đoạn

Đoạn1:Khổ thơ đầuCảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời

Đoạn 2: Hai khổ thơ tiếp theo ” Mùa xuân người cầm súng…Cứ đi lên phía trước”-Cảm xúc về mùa xuân đất nước

Đoạn3:Hai khổ tiếp(“ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc”)Suy nghĩ và ước nguyệncủa nhà thơ trước mùa xuân đất nước

Đoạn 4: Khổ cuối – Lời ngợi ca quê hương đất nướcqua điệu dân ca xứ Huế

Bài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản 2. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản a. Cảm nghĩ của nhà thơ về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.?.Khổ thơ đầu tác giả tập trung tả cảnh gì? *Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.? Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được tác giả phác hoạ như thế nào? -Hình ảnh: + Dòng sông xanh +Bông hoa tím biếc -Âm thanh: + Tiếng chim chiền chiện hót vang trời?. Theo em có gì đặc biệt trong cách thể hiện hình ảnh trong hai câu thơ đầu? Đảo vị ngữ trong hai câu thơ đầu ?. Một khung cảnh như thế nào được gợi lên từ hình ảnh , âm thanh này? Tươi đẹp, sáng sủa, rộn rã và vui tươi.? Bằng trí tưởng tượng em hãy miêu tả bằng lời bức tranh này?

Bài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản 2. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản?. Cảm xúc của tác giả được diễn tả tập trung ở chi tiết nào? Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng

?. Hai câu thơ gợi cho em có những cách hiểu nào? Có hai cách hiểu: +Từng giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân +Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh của tiếng chim?. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn này là gì? +Miêu tả và biểu cảm?. Từ đó cảm xúc của tác giả được bộc lộ như thế nào trước mùa xuân của đất trời? +Niềm vui niềm say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

Bài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản 2. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản * Mùa xuân của đất nước?. Khi đất nước vào xuân,tác giả nhắc đến những người nào?Vì sao họ lại được quan tâm như vậy? +Người cầm súng + Người ra đồng Họ làm hai nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất ?. Theo em có gì đặc biệt trong cách thể hiện lời thơ của tác giả? + Sử dụng điệp ngữ và từ láy( lộc, mùa xuân, tất cả – Hối hả, xôn xao)?. Lộc là gì và hình ảnh Lộc còn gắn với một ý nghĩa nào khác? + Lộc là chồi non( cành non hoặc cây non) + Lộc là sức xuân phơi phới trẻ trung

Bài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản 2. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản* Mùaxuân của đất nước?.Từ đó cảnh tượng mùa xuân còn được hiện lên như thế nào? Tươi đẹp, sôi động, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp

?. Em đọc được cảm xúc nào của nhà thơ qua những lời thơ này? – Sự say mê tin yêu con người, cuộc sống của quê hương đất nước khi vào xuânBài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản 2. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản a. Cảm nghĩ của nhà thơ về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.

b.Tâm niệm của nhà thơ?. Từ cảm xúc của mùa xuân tác giả đã tâm niệm điều gì? Tâm niệm ấy được thể hiện qua hình ảnh đặc sắc nào? Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến?. Trong khổ thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong các biện pháp sau? A.So sánh C. Nhân hoá B. Điệp từBài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản 2. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản a. Cảm nghĩ của nhà thơ về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. b.Tâm niệm của nhà thơ?.Sử dụng điệp từ trêncó tác dụng gì? -Điệp từ ta và điệp ngữ “Ta làm” ở đầu 3 câu thơ liên tiếp có tác dụng tô đậm tâm niệm nguyện hiến dâng của tác giả với đất nước và nhân dân .?. Một lần nữa,ta lại thấy xuất hiện hình ảnh của tự nhiên như của hoa, chim. Sự lập lại như vậy có ý nghĩa gì? -Sự lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới thể hiện niềm mong muốn được sống có ích cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên mhư con chim đem đến tiếng hót cho rộn ràng mùa xuân như bông hoa lặng lẽ toả hương cho đời. Hay là một nốt trầm xao xuyến góp phần vào một bản hoà ca của cả nước đang đi lên xây dựng đất nước.Bài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản 2. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản a. Cảm nghĩ của nhà thơ về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. b.Tâm niệm của nhà thơ?. Ý nguyện âm thầm nhưng lớn nhất của nhà thơ được bộc lộ qua lời thơ nào? Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.?. Em hiểu ý nguyện muốn làm “Một mùa xuân nho nhỏ. Lặng lẽ dâng cho đời” Của nhà thơ là như thế nào?-Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”- Là mùa xuân của tài hoa và sáng tạo, mùa xuân nghệ thuật thi ca… Tất cả xin hoàn toàn kính dâng cho cuộc đời cho dân dân và đất nước suốt cả cuộc đời.?.Bài thơ kết lại bằng một âm điệu dân ca xứ Huế mênh mang tha thiết.Em có cảm nhận gì khi đọc 4 câu thơ này? Mùa xuân- ta xin hát Nước non ngàn dặm tình Câu Nam ai, Nam bình Nhịp phách tiền đất Huế. Nước non ngàn dặm mình

Bài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản 2. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản a. Cảm nghĩ của nhà thơ về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. b.Tâm niệm của nhà thơ?.Bài thơ đã gợi cho em cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của con người? -Cuộc sống của mỗi con người nằm trong cuộc sống chung của mọi người.Muốn cuộc sống ấy tốt đẹpmỗi người phải biết cống hiến cho cuộc sống chung

?. Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” đã được phổ nhạc để có 2 tác phẩm cho một quan điểm sống.Em đọc được tình cảm và lẽ sống chung nào của con người qua lời thơ và những nốt nhạc ấy? -Niềm tha thiết với cuộc đời -Bài học biết cống hiến, phấn đấu cho cuộc sống đất nướcBài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản 2. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản a. Cảm nghĩ của nhà thơ về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. b.Tâm niệm của nhà thơIII. Tổng Kết?. Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?a.Nghệ thuậtBài thơ theo thể 5 tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.b. Nội dung Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước góp một “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc

Bài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh HảiI.Đọc và tìm hiểu chú thích 1.Tác giả: 2.Tác phẩm: II. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản 1.Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản 2.Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản a.Cảm nghĩ của nhà thơ về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước -Niềm vui, niềm say sưa ngây ngẩttước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trờivà niềm tin yêu con người cuộc sống của quê hương đất nước khi vào xuân. b.Tâm niệm của nhà thơ – Nhà thơ muốn mình là một mùa xuân nho nhỏ, hữu hạn góp vào mùa xuân bao la vô tận của cuộc đời mỗi con người.III. Tổng Kết a.Nghệ thuật Bài thơ theo thể 5 tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. b. Nội dung Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước góp một “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc

Bài tập trắc nghiệm1.Bài thơ ” Mùa xuân nho nhỏ” được viết giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây? A. Đồng chí B. Ánh trăng C. Bếp lửa chúng tôi cò2.Cảm xúc của tác giả để viết ” Mùa xuân nho nhỏ” Bắt nguồn từ: A.. Vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội B. Vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế C. Vẻ đẹp của mùa xuân Nam bộ D. Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước ta3.Tình cảm của tác giả qua bài thơ này là: ATình yêu thiên nhiên, Đất nước B.Tình yêu cuộc sống C. Khát vọng cống hiến cho đời D Gồm cả 3 tình cảm trên4.Nhan Đề “Mùa xuân nho nhỏ” của bài thơ trên hiểu là: A.Mùa xuân của 1 miền góp vào mùa xuân chung của đất nước B.Những cái nhỏ bé trong mùa xuân thiên nhiên và trong cuộc đời con người C.Những cái tinh tuý, tốt đẹp, dù nhỏ bé của mỗi người góp cho mùa xuânLớn của cuộc đời, của đất nước. D.Tuổi thanh xuân của con người trong cuộc sốngBài 23: Văn học MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh HảiI.Đọc và tìm hiểu chú thích 1.Tác giả: 2.Tác phẩm: II. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản 1.Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản 2.Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản a.Cảm nghĩ của nhà thơ về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước -Niềm vui, niềm say sưa ngây ngẩttước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trờivà niềm tin yêu con người cuộc sống của quê hương đất nước khi vào xuân. b.Tâm niệm của nhà thơ – Nhà thơ muốn mình là một mùa xuân nho nhỏ, hữu hạn góp vào mùa xuân bao la vô tận của cuộc đời mỗi con người.III. Tổng Kết a.Nghệ thuật Bài thơ theo thể 5 tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. b. Nội dung Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước góp một “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc

BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC XIN CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Lớp 9

1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm

Thanh Hải có tên thật là Phám Bá Ngoãn quê ở Thừa Thiên Huế, ông hoạt động văn nghệ cả hai thời kì đó là chống Pháp và cả chống Mĩ, ông được đánh giá cây bút có nhiều đóng góp vào xây dựng nền văn học miền Nam trong thời gian đầu tiên.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết một thời gian trước khi qua đời (trước năm 1980), thể hiện tình yêu cuộc sống, đất nước và mong ước của tác giả.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được chia thành 4 phần:

+ Phần 1: Đầu đến hết khổ 1: Tác giả bày tỏ cảm xúc trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên

+ Phần 2: Tiếp đến hết khổ 3: Đây là cảm xúc của tác giả về một mùa xuân của đất nước

+ Phần 3: Tiếp đến hết khổ 5: Tác giả bày tỏ ước nguyện, khát vọng của mình

+ Phần 4: còn lại: Tác giả thông qua làn điệu dân ca xứ huế để ca ngợi về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước.

3. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật

– Giá trị nội dung: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải chính là tiếng lòng thiết tha của tác giả về một mùa xuân của đất nước. Đó là tình yêu thiên nhiên, đất nước rất đỗi đằm thắm, chân thành và thiết tha. Qua đó, nhà thơ cũng thể hiện khát vọng của mình muốn cống hiến cho đất nước, muốn góp phần làm nên một mùa xuân lớn của dân tộc.

– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được viết với thể thơ năm chữ, dễ đọc, dễ nhớ gần gũi với người dân. Các âm điệu, giọng thơ rất nhẹ nhàng sâu lắng, gần với các làn điệu dân ca, làm cho bài thơ như khúc hát ngân nga đi sâu vào lòng người. Đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh hết sức tự nhiên, giản dị và giàu ý nghĩa biểu tượng, góp phần làm nên một mùa xuân khó phai trong lòng độc giả. Không những thế, bài thơ còn gây sức hút bởi lối viết thơ dung dị, có sự kết hợp của nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa…

Ông viết bài thơ này trong thời điểm cuối đời, khi đã cảm nhận cái chết đã cận kề, khoảnh khắc đó ông muốn cống hiến sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước và góp phần làm nên mùa xuân cho đất trời.Chỉ đơn giản như vậy ông đã đặt bài thơ với tiêu đề” Mùa xuân nho nhỏ”.

Nhan đề của bài thơ cũng tạo nên sáng tạo đó là phát hiện mới mẻ của ông. Bài thơ cũng thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Ngoài ra, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ còn nói lên mong ước cháy bỏng của tác giả Thanh Hải đó là ông muốn thật tốt sống cống hiến bằng sức sống tươi trẻ, mong muốn được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp.

Trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước, tác giả không thể giấu nổi cảm xúc của chính mình. Thông qua đó, nhà thơ đã bày tỏ khát vọng của chính mình hết sức giản dị mà chân thành. Đó là “muốn làm con chim hót” để góp tiếng hót vui cho đời. “Muốn làm một nhành hoa” với ước muốn góp chút sắc hương cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đó là “muốn làm một nốt trầm” để hoàn thiện bản ca sâu lắng cho cuộc đời. Thanh Hải với những năm tháng cuối đời đã có những ước nguyện thật giản dị mà chân thành biết bao. Đối với ông, đó chỉ là một ước nguyện nho nhỏ nhưng lại rất ý nghĩa. Để rồi cái lớn lao xuất hiện đó là sự dâng hiến “một mùa xuân nho nhỏ”. Cả cuộc đời ông luôn chân thành và thiết tha với đời, với tình yêu quê hương đất nước. Đó là lòng trung thành, sự dâng hiến cả cuộc đời mà không cần hồi đáp.

” Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

” Cảm nhận khổ 4 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Làm Rõ Một Số Vấn Đề Trong “Mùa Xuân Nho Nhỏ”

Bài làm:

Cuộc sống luôn tồn tại những cung bậc cảm xúc thăng trầm khác nhau. Chúng đủ để lấp đầy cả khoảng trống trong tâm hồn. Những tình cảm ấy được gói gọn trong các tác phẩm nghệ thuật – đứa con tinh thần của người nghệ sĩ . Chúng là nơi tóm lược tất cả những tâm tư, tình cảm của người sáng tác. Các tác phẩm như gieo vào lòng người đọc cả sự sống bên trong. Bởi vậy mà Nguyễn Đình Thi nói:” Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Và cái “Sự sống” ấy – cái sự sống của nghệ thuật luôn hiện hữu, luôn bất diệt trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Đó là sự kết tinh, chắt lọc của tâm hồn tác giả về những rung cảm trước đất trời và ước nguyện được dâng hiến, được hòa nhập và cuộc đời chung của đất nước.

Nhận định của Nguyễn Đình Thi thật đúng đắn, nó được đúc kết từ những trải nghiệm trong cuộc đời nghệ thuật của ông. Có lẽ mỗi tác phẩm đều là kết tinh cảm xúc tưởng chừng như thoáng qua trong trí óc nghệ sĩ, dường như được phô diễn toàn bộ trong tác phẩm – những đứa con tinh thần của người sáng tác. Ông gửi gắm trong đó những tình cảm sâu sắc nhất, những cảm xúc chân thành nhất, những khát vọng mãnh liệt nhất về con người và cuộc sống. Nó như tấm gương rọi chiếu tâm hồn nghệ sĩ, như những dòng nhật kí tâm tình của người sáng tác. Phải chăng điều đó khiến cho các tác phẩm trở thành kết tinh của tâm hồn người nghệ sĩ?

Sự sống ấy như dòng suối dịu mát trải dài trên những trang viết của Thanh Hải, khi thì bó chặt trong cảm xúc riêng tư, khi lại hòa quyện vào cuộc đời chung cao hơn, rộng hơn. Có thể nói, thơ Thanh Hải là nơi tiếp nối nguồn thơ Cách mạng, hòa lẫn vào bản anh hùng ca chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc trong thời chiến tranh. Nhưng khi đất nước đã hòa bình thì thơ ông lại chuyển sang những tâm sự đời thường, những trăn trở về cuộc sống. Có lẽ khi bước sang cái tuổi năm mươi thì tâm hồn ông trở nên nhạy cảm hơn, ông lắng nghe được những vang âm trong cuộc đời và gửi gắm những rung động đó trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Đó là tiếng nói chân thành, tha thiết của nhà thơ, thể hiện tình yêu và say mê vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, sự gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước, với cuộc đời. Bài thơ mở ra là một bức tranh xuân tươi đẹp có sức mê đắm lòng người:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời”

Hai câu thơ đầu là một sắc xuân tươi xinh rực rỡ tắm mát tâm hồn ta với màu “xanh” mát dịu của con sóng xứ Huế. Thiên nhiên nơi đây đã nhanh chóng rũ bỏ cái không khí nặng nề lạnh lẽo của mùa đông và khoác lên mình một tấm áo tươi non tràn đầy sức sống không gian xuân như cao hơn, rộng hơn với sự phối màu thật hài hòa giữa “dòng sông xanh” và ” bông hoa tím biếc”. Phải chăng đó là cái nhìn tinh tế của Thanh Hải khi đứng trước vẻ đẹp kiêu sa của thiên nhiên. Bức tranh xuân ấy còn được thả vào tiếng chim lảnh lót tạo nên cái hồn, cái sự sống tràn ngập của mùa xuân. Nó đã chuyển từ thể tĩnh sang thể động với âm thanh xao xuyến, với tâm hồn nhạy cảm của thi nhân. Tất cả những cảm xúc đó dồn nén, dường như lắng đọng trong những từ cảm thán thốt lên từ sâu thẳm tâm hồn tác giả “ơi”, “hót” chỉ một cách nói mang đậm chất Huế. Thanh Hải đã phát hiện được mọi khía cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên, phải chăng đây là cách cảm, cách nhân, cách mà ông gửi gắm tâm sự cuối đời?

“Sương treo trên đồng cỏ

Sương lại càng long lanh

Bay vút tận trời xanh

Chiền chiện cao tiếng hót”

Với Thanh Hải, mùa xuân của thiên nhiên đất trời thật ý vị và gợi bao xúc cảm trong tâm hồn. Phạm Văn Đồng có nói: “Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý”. Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả cũng gửi gắm bao điều, bao ý nghĩa mà chỉ cô đọng trong từ “giọt” độc đáo, “giọt” ở đây là giọt sương, giọt mưa xuân hay giọt âm thanh tha thiết của tiếng chim? Nó hiện ra thành hìnih khối như một vật hữu hình để nhà thơ có thể nâng niu “hứng”. Nếu nhân vật trữ tình lúc đầu xuất hiện trong tư thế một thi nhân đang hòa mình vào thiên nhiên thì ở đây tiếng “tôi” cất lên từ thi nhân thật cụ thể mà thân thiết. “Tôi đưa tay tôi hứng”. Phải chăng đó là sự đồng cảm của tâm hồn thi nhân trước thiên nhiên đất trời?

Khi thiên nhiên vào xuân, ấy cũng là lúc Thanh Hải cảm nhận được cái nhịp độ sôi nổi, sức sống mạnh mẽ của cuộc sống lao động và chiến đấu. Phải chăng đất nước cũng vào xuân, cũng hòa vào không khí xuân tươi vui của đất trời? Nhà thơ đã cảm nhận thật tinh tế để phát hiện ra một sự gắn kết thật hài hòa, ông đã gắn hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” với màu xanh của mẹ, của cha ….. của sức sống nảy nở, sức sống màu xuân. Tác giả như được cuốn vào nhịp sống với khí thế khẩn trương của cả dân tộc:

” Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”

Câu thơ giản dị, điệp ngữ “Tất cả như” diễn tả sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động. Từ sự “hối hả” của con người từ những âm thanh “xôn xao” âm thanh nhỏ mà có chiều sâu cuộc sống. Thanh Hải suy tư về sự phát triển của dân tộc:

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm thăng trầm gian khổ. Trong những năm tháng đằng đẵng ấy, nhân dân ta vẫn giữ được sức mạnh to lớn để không ngừng tiến bước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc “Đất nước như vì sao” là một hình ảnh so sánh đẹp đầy ý nghĩa. “Sao” là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Phải chăng vì sao đang tỏa sáng trên cao chính là biểu tượng cho vẻ đẹp ngời sáng của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Bốn câu thơ giản dị mà ánh lên niềm tin, niềm tự hào về một đất nước gian khổ mà giàu ý chí vươn lên. Phải chăng những dòng thơ dạt dào cảm xúc ấy là kết tinh của tâm hồn Thanh Hải – một tâm hồn tinh tế nhạy cảm, yêu thiên nhiên, đất nước và tự hào về truyền thống dân tộc?

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng náo nức, là khát vọng mãnh liệt, là ước nguyện chân thành của một trái tim luôn mong muốn được hòa nhập, được dâng hiến cho cuộc đời chung. Nhà thơ cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ rạo rực đang trỗi dậy trong tâm hồn:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Nhịp thơ dồn dập như sự tuôn trào của cảm xúc, của những ước mơ, khát vọng đang cháy bỏng trong tâm hồn thi sĩ. Ông muốn làm “con chim” dâng tiếng hát cho đời, làm “một cành hoa” tỏa hương sắc tô điểm cho thiên nhiên, cho mùa xuân đất nước. Nhà thơ còn muốn làm “một nốt” trầm lắng động sâu xa, góp vào khúc xuân của toàn dân tộc một chút vấn vương sâu lắng. Từ khát vọng hòa nhập, nhà thơ thể hiện rõ khát vọng cống hiến của mình, được làm “Một mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân của đất nước. Nhà thơ muốn đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước nhưng lại có một thái độ khiên nhường và “lặng lẽ”. Đó là lẽ sống đẹp bởi “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Thanh Hải đã sống như lời thơ ông tâm tình đã dâng hiến như một nhiệm vụ tất yếu của bản thân. Mùa xuân ông góp cho đời – “Một mùa xuân nho nhỏ” mà không nhỏ bé chút nào. Nó ẩn chứa bao điều lớn lao, tâm niệm của một con người sắp phải lìa xa cuộc sống. Phải chăng đó là tiếng nói chân thành nơi đáy lòng tác giả?

Nhưng bài thơ hay đâu chỉ dừng lại ở một khía cạnh tâm hồn. Nó còn đánh thức trong người đọc sự suy ngẫm, chiêm nghiệm sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Với sự chân thành của cảm xúc, sự tinh tế giàu sức biểu cảm ngôn từ và hình ảnh, nhà thơ đã tạo nên một sự cộng hưởng nhà thơ với bạn đọc. Tiếng thơ không còn là tiếng lòng của riêng tác giả mà là của mọi người, là tiếng hát của lý tưởng sống cao đẹp. Những xúc cảm, những rung động của nhà thơ như thấm nhuần vào tâm hồn ta, ý thơ như mở ra một bức tranh xuân hiện hữu ngay trước mắt độc giả. Thanh Hải còn truyền cho ta niềm tự hào về chặng đường lịch sự, về truyền thống vẻ vang của dân tộc ta với “bốn ngàn năm” gian khổ nhọc nhằn. Cũng trong bài thơ, cái riêng và cái chung như quấn quyện với nhau, mở ra trong lòng bạn đọc một lẽ sống đẹp – đó là sự hòa nhập, dâng hiến thầm lặng cho đời. Cái “tôi” nhỏ bé đã hòa vào cái “ta” chung của cuộc đời, ý nghĩa bài thơ không còn bị bó hẹp trong đời sống cá biệt nữa mà góp vào tâm tư chung của bao người. Kết thúc bài thơ là tiếng hát yêu thương của nhà thơ dành tặng cho quê hương với làn điệu dân ca. “Câu Nam ai, Nam bình” quen thuộc của xứ Huế. Phải chăng cũng từ đó mà tác giả truyền cho ta tình yêu quê hương, yêu cội nguồn của chính mình.

“Mùa xuân nho nhỏ” là sự kết tinh, chắt lọc của hồn thơ Thanh Hải. Bài thơ với tâm tư, với cảm xúc riêng của một trái tim nhạy cảm mà để lại âm vang trong tâm hồn bạn đọc. Nó như làn sóng nhẹ lướt trong tâm hồn nhà thơ, cuốn theo bao tình cảm chân thành trôi theo dòng chảy của ý thơ. Một tiếng nói nhỏ nhẹ, khiêm nhường của thi nhân mà có sức lay động, xao xuyến lòng người. Lời thơ cất cánh từ những cảm xúc, những tình cảm riêng của cái “tôi” trữ tình để rồi gieo vào lòng người đọc những cảm xúc, tình tứ như vậy. Có thể nói, bài thơ chẳng khác nào một chuyến đò trở đầy tâm sự nhẹ lướt trên dòng tâm sự và cập vào bến đỗ tâm hồn bạn đọc.

Nhận định Nguyễn Đình Thi quả thực là một tuyên ngôn nghệ thuật được hun đúc từ cuộc đời từng trải của ông. Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng . Điều đó như lắng đọng trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải – một tiếng nói riêng tư mà có sức vang mạnh mẽ trong tâm thức con người.

Câu Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Square…

Đề bài

Lời giải

Gia sư QANDA – Thugiang

Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Theo em đây là một quan điểm sống hiện đại, tiến bộ và giàu tính nhân văn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Quan niệm sống của tác giả chính là “sống là cho”; tức là sống là cho đi, là cống hiến, là chia sẻ những gì mình có trong khả năng của mình. Theo em đây là một quan điểm sống văn minh và hiện đại cũng như đúng ở mọi thời điểm.  Khi cho đi, con người đang thực sự cống hiến chút sức lực của mình cho đời, cho người xung quanh và cho cuộc sống. Khi ta cho đi tình yêu thương và những sự tốt đẹp, những người xung quanh của chúng ta sẽ nhận được tình yêu thương đó và cuộc sống đang ngày một tốt hơn. Chính nhờ những sự đóng góp, lý tưởng sống cao đẹp làm đẹp cho đời mà cuộc sống của con người luôn được hạnh phúc, vững bền. Tác giả không đồng tình với lối sống “nhận riêng mình” vì đây là lối sống tách biệt mình ra khỏi cộng đồng và vị kỷ. Hơn nữa, khi mỗi người dân đều ý thức được khát khao cống hiến của mình cho cộng đồng dân tộc chung thì chúng ta sẽ làm nên được sức mạnh của sự đoàn kết, của tình yêu thương và của sự văn minh để đối chọi được với mọi khó khăn đến với đất nước mình. Tóm lại, quan điểm “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” là 1 quan điểm sống đúng đắn và sâu sắc về thái độ sống đẹp và văn minh mỗi người cần có.

Đánh giá cho cô 5 * và thưởng xu cô nha ❤❤❤❤❤

Học sinh

ngắn thế ạ, bài mà chj?

Gia sư QANDA – Thugiang

chờ cô

viết tiếp

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời của Thanh Hải.

Mùa xuân khác cho mọi vật chiếc áo xanh tươi mơn mởn, điểm những màu hoa trắng hồng trên nền áo nguyên sơ. Xuân về xua tan bao giá băng lạnh lẽo, cho vạn vật hồi sinh tràn dầy sức sống. Xuân sưởi ấm lòng người, thắp cho nhân sinh niềm hi vọng ở ngày mai. Có lẽ vì thế xuân luôn là đề tài cho thi nhân rung động được cảnh: cảnh thiên nhiên, cảnh đời mà cất bút đề thơ – xuân hà hơi, tiếp sức cho thi sĩ hóa thân vào cuộc đời. Ở nhà thơ Thanh Hải – xuân đáng trân trọng làm sao. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của ông là một ví dụ. Thật ra, xuân đối với Thanh Hải không hề nho nhỏ mà xuân đang mang trong mình hơi ấm của sự sống Xuân lung linh, đầy sắc màu của tình yêu, yêu đời, yêu người tha thiết. Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả đặc trưng của mùa xuân, chỉ có mùa xuân mới có cảnh vật ngạt ngào như thế: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Dòng sông xanh là một dòng sông thanh bình yên ả – đó là tín hiệu báo mùa xuân dần về sắc tím biếc của bông hoa nổi trội, đậm đà, nồng ấm cả dòng sông xanh – xuân là thế, dịu dàng mà nồng đượm sắc hương. Bông hoa là có thật, hay chỉ là dáng hình của niềm tin? Niềm hi vọng là sắc màu tím biếc thân quen của quê hương mà mãi in đậm trong tâm tưởng nhà thơ thấp thoáng trong câu thơ màu tím của chiếc áo dài nữ sinh xứ Huế từng là ấn tượng khó phai của người dân Cố đô. Mùa xuân ở đây thật hào phóng nên sẵn sàng trao tặng cho ai biết trải rộng lòng mình: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng…

Tiếng gọi ơi nghe sôi nổi và tha thiết biết bao. Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự thăng hoa của tâm hồn, điêu luyện trong ngòi bút. Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ hót chỉ thể hiện tâm trạng đùa vui, nô nức của tác giả trước giai điệu của mùa xuân. Tiếng chim hót trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ ràng, tròn trịa kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu đọng lại thành giọt long lanh rơi, rơi mãi. Nhà thơ đã tưởng tượng bằng tất cả rung động của tâm hồn “tôi đưa tay tôi hứng” người đang hứng những tiếng chim hót cứ như là hứng những giọt mưa rơi. Từ tưởng tượng tác giả chuyển sang cảm giác thật tinh tế và tài hoa. Làm sao có thể hứng những âm thanh không hình dáng, kích thước ấy nhưng thật ra âm thạnh đó đã rót vào trái tim mẫn cảm với cuộc sống tinh tế với mọi âm thanh, sắc màu: Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Đến đây, nhà thơ không còn cầm bút nữa mà đang ôm đàn, gõ phách hát bài ca mùa xuân, bài ca cuộc sống. Nhà thơ muốn hóa thân vào muôn loài vạn vật làm tươi đẹp rộn ràng cho cuộc sống: một tiếng chim hót trong buổi sáng mai bắt đầu một ngày mới; một nhành hoa tô điểm cho vườn hoa cuộc đời; một nốt trầm làm xao xuyến vạn trái tim. Tất cả đã thể hiện niềm khát khao sống, khát khao hiến dâng đến khôn cùng của tác giả. Điều đáng nói ở đây là khi sáng tác bài thơ, nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Trong cái tuổi đương xuân của đời người ấy có mấy ai chấp nhận được sự thật là mình sắp lìa khỏi cõi đời với phong thái yêu đời an nhiên giữa mùa xuân như thế.

Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Theo em đây là một quan điểm sống hiện đại, tiến bộ và giàu tính nhân văn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Quan niệm sống của tác giả chính là “sống là cho”; tức là sống là cho đi, là cống hiến, là chia sẻ những gì mình có trong khả năng của mình. Theo em đây là một quan điểm sống văn minh và hiện đại cũng như đúng ở mọi thời điểm.  Khi cho đi, con người đang thực sự cống hiến chút sức lực của mình cho đời, cho người xung quanh và cho cuộc sống. Khi ta cho đi tình yêu thương và những sự tốt đẹp, những người xung quanh của chúng ta sẽ nhận được tình yêu thương đó và cuộc sống đang ngày một tốt hơn. Chính nhờ những sự đóng góp, lý tưởng sống cao đẹp làm đẹp cho đời mà cuộc sống của con người luôn được hạnh phúc, vững bền. Tác giả không đồng tình với lối sống “nhận riêng mình” vì đây là lối sống tách biệt mình ra khỏi cộng đồng và vị kỷ. Hơn nữa, khi mỗi người dân đều ý thức được khát khao cống hiến của mình cho cộng đồng dân tộc chung thì chúng ta sẽ làm nên được sức mạnh của sự đoàn kết, của tình yêu thương và của sự văn minh để đối chọi được với mọi khó khăn đến với đất nước mình. Tóm lại, quan điểm “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” là 1 quan điểm sống đúng đắn và sâu sắc về thái độ sống đẹp và văn minh mỗi người cần có.

Đánh giá cho cô 5 * và thưởng xu cô nha ❤❤❤❤❤