Top 9 # Đọc Truyện Cổ Tích Cho Bé Online Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Truyện Cổ Tích Hay Cho Bé

Đọc truyện cổ tích online hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới với hàng ngàn câu chuyện cổ tích chọn lọc hay và ý nghĩa phù hợp cho mọi lứa tuổi. Truyện cổ tích hay nhất cho bé, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cổ Grimm, Andersen

 

Đặc điểm của truyện cổ tích

Xét về đặc điểm của truyện cổ tích thiếu nhi sẽ dễ dàng phân biệt được đặc điểm giữa thể loại này so với truyền thuyết hay truyện ngụ ngôn. Điểm tạo nên sự khác biệt mà người đọc dễ dàng nhận biết là khi so sánh về góc độ của người kể lại câu chuyện. Và người nghe sẽ hiểu câu chuyện này theo chiều hướng của sự hư cấu kèm theo những yếu tố tưởng tượng là chính.

Về mặt nội dung, truyện cổ tích thường liên hệ đến những câu chuyện về người tốt, việc tốt cùng với những cái kết có hậu nhằm khẳng định cái thiện, cái tốt luôn chiến thắng cái ác, cái xấu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng vì tính chất được truyền miệng qua nhiều thế hệ, nhiều dân tộc khác nhau mà sẽ có sự biến tấu cho câu truyện tùy thuộc vào đặc điểm về lối sống, văn hóa, đặc điểm sinh hoạt,… của từng nơi hay thậm chí là được biến tấu theo cách riêng của người kể.  

Lịch sử hình thành nên các câu truyện cổ tích

Khởi nguồn về các câu truyện cổ tích là khi các nhà nghiên cứu và sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian ở Đức vào thế kỷ 19 bắt đầu đưa ra sự so sánh về sự giống nhau của các cốt truyện cũng như mô típ trong truyện cổ tích giữa các quốc gia với nhau. Đó là những nhà nghiên cứu theo trường phái thần thoại học phải kể đến như: anh em Grimm (lý do có những câu truyện cổ Grimm), an hem Schlegel,…

Tiếp theo đó, đến nửa sau thế kỷ 19 các nhà nghiên cứu ở Anh như E. Tylor, A. Lang, J. Frazer lại tiếp tục phát triển nên một cơ sở lý thuyết về cốt truyện của truyện cổ tích để cho thấy rằng có sự tương đồng giữa những câu truyện này với đời sống hoang dã.

Các đại biểu đến từ trường phái thần tượng học là Gaston Paris, Mar Müller, Angelo de Gubarnatic còn thể hiện quan điểm về sự lan truyền của cổ đại thần bí, thần thoại của mặt trời và bình minh trong các câu truyện cổ tích thế giới. Và cho đến ngày nay, những câu truyện này còn được lưu truyền như là một nghi thức cổ truyền theo quan điểm của các nhà bác học tại Anh.  

Phân loại truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ được phân chia chủ yếu dựa vào nhân vật cũng như tính chất câu chuyện sẽ được tường thuật lại. Và thông thường được biết đến với 2 thể loại chính là:

Truyện cổ tích thế tục: đây là một dạng câu truyện đặc biệt khi kể lại những nội dung có tính ly kỳ nhưng nguồn gốc vẫn xuất phát từ những thế giới trần tục. Trong hình thức này được chia làm các nhóm truyện như sau: nhóm truyện xoay quanh nhân vật có tình cảnh bất hạnh (Sự tích chim quốc, Trương Chi,…); nhóm truyện nhằm mục tiêu phê phán những thói hư tật xấu (gái ngoan dạy chồng, đứa con trời đánh,…); nhóm truyện nói về những người có tài trí hơn người (em bé thông minh, nói dối như Cuội,…); nhóm truyện tập trung về những người có tính ngốc nghếch (nàng bò tót, làm theo vợ dặn,…), truyện cổ tích thiếu nhi, truyện cổ tích cho bé, kể chuyện cổ tích.

Truyện Cổ Tích Cho Bé: Tấm Cám

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ. Người chị tên là Tấm còn em là Cám. Mẹ của Tấm đã mất từ sớm, còn cha cũng qua đời sau đó mấy năm. Để lại Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám.

Bà mẹ kế vô cùng cay nghiệt và độc ác. Bà ta bắt Tấm phải làm hết những công việc nặng nhọc trong nhà. Ngược lại, Cám lại vô cùng được chiều chuộng, không phải làm bất cứ việc gì.

Một hôm, bà mẹ đưa cho hai chị em, mỗi người một cái giỏ để ra đồng xúc tép và hứa rằng: “Nếu đứa nào bắt được đầy giỏ tép thì sẽ được thưởng một cái yếm đỏ”. Nghe lời của mẹ, Tấm chăm chỉ siêng năng nên chẳng mấy chốc mà đã được một giỏ đầy vừa cá vừa tép. Còn Cám thì mải chơi, dạo hết từ ruộng nọ sang ruộng kia, hái hoa bắt bướm nên mãi mà chẳng bắt được gì.

Thấy Tấm đã bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:

– Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.

Nghe Cám nói vậy, Tấm tin là thật nên liền xuống ao tắm rửa cho sạch. Nhân cơ hội đó, Cám liền trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi chạy nhanh về nhà. Khi lên bờ thấy chỉ còn lại chiếc giỏ trống trơn, Tấm ngồi xuống và bưng mặt khóc. Nghe thấy tiếng khóc của Tấm, ông Bụt hiện lên và hỏi:

– Tại sao con khóc?

Tấm đem hết sự tình kể lại cho Bụt nghe. Nghe xong, Bụt bảo rằng:

– Thôi con hãy nín đi! Bây giờ, con hãy thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?

Tấm liền nhìn vào giỏ và phát hiện ra trong giỏ còn lại một con cá bống. Bụt lại cất lời tiếp:

– Con hãy đem con cá bống ấy về rồi thả nuôi trong giếng. Mỗi bữa con chừa lại một bát cơm cho bống ăn. Mỗi lần cho ăn, con nhớ gọi thế này:

Bống bống, bang bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người

Nói xong thì Bụt biến mất. Thế là từ đó, nghe theo lời dặn của Bụt, Tấm thả cá bống xuống giếng và cho ăn hằng ngày. Mỗi khi nghe tiếng Tấm gọi, bống liền bơi lên mặt nước và ăn những hạt cơm của Tấm ném xuống. Chẳng mấy chốc mà bống lớn nhanh như thổi.

Ngày nào cũng thấy Tấm cứ sau bữa ăn đều mang cơm ra giếng nên mụ dì ghẻ sinh nghi nên bảo Cám đi rình. Cám sau khi nghe thấy Tấm gọi bống thì kể lại hết cho mẹ nghe. Tối hôm ấy, mụ dì ghẻ ngọt ngào bảo với Tấm rằng:

– Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.

Nghe theo lời dặn, ngày hôm sau Tấm đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà, mẹ con Cám đem cơm ra giếng và gọi bống lên ăn giống như Tấm gọi. Khi bống vừa ngoi lên mặt nước, mẹ con Cám liền bắt lấy bống rồi đem về nhà làm thịt.

Đến chiều sau khi dắt trâu về, Tấm ăn xong vẫn mang bát cơm để dành ra giếng nhưng gọi mãi không thấy bống ngoi lên như mọi khi. Cuối cùng, chỉ thấy cục máu nổi lên trên mặt nước. Thấy vậy, Tấm lại òa lên khóc nức nở. Bụt lại hiện lên và hỏi:

– Con làm sao lại khóc?

Tấm đem sự tình kể lại. Nghe xong, Bụt bảo:

– Cá bống đã bị người ta ăn thịt mất rồi. Thôi, con đừng khóc nữa! Về nhà, con nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ rồi đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm.

Tấm trở về và đi tìm xương bống theo lời Bụt. Nhưng tìm khắp các nơi mà không thấy đâu cả. Bỗng con gà ở đâu chạy ra và bảo Tấm:

– Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!

Sau khi được Tấm ném thóc cho, gà chạy vào bếp bới một lúc thì thấy xương ngay. Tấm nhặt lấy, bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường giống như lời Bụt dặn.

Không lâu sau đó, nhà vua mở hội trong mấy đêm ngày. Già trẻ, trai gái đều xúng xính quần áo mới nô nức đi xem hội. Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Tấm xin được đi cùng thì mụ dì ghẻ nguýt dài rồi lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:

– Khi nào nhặt được riêng gạo và thóc ra hai đấu thì mới được đi xem hội.

Nói xong, hai mẹ con Cám lên đường đi hội. Cảm thấy tủi thân, Tấm khóc nức nở. Bụt lại hiện lên và hỏi:

– Làm sao con khóc?

Tấm chỉ vào cái thúng và thưa với Bụt:

– Dì bắt con phải nhặt riêng thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi xem hội. Nhưng lúc con nhặt xong thì hội đã tan rồi, không còn gì mà xem nữa ạ.

Bụt nghe xong thì liền sai một đàn chim sẻ xuống sân nhặt thóc và gạo giúp Tấm, chỉ một loáng là xong. Nhưng tấm lại nức nở khóc vì không có quần áo đẹp để đi hội. Bụt lại bảo rằng:

– Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ thứ cho con trẩy hội.

Tấm vâng lời và đào các lọ lên. Lọ thứ nhất mở ra là một bộ váy áo tuyệt đẹp, lọ thứ hai là một đôi hài thêu, lọ thứ ba là một con ngựa nhỏ xíu, nhưng khi vừa đặt xuống đất, con ngựa bỗng chốc biến thành ngựa thật. Lọ cuối cùng là một yên cương vững chắc. Tấm vui mừng không xiết, nhanh chóng thay đồ rồi lên đường vào kinh.

Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Thế nhưng, lúc đi qua một cây cầu đá, Tấm lỡ đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không làm cách nào lấy lên được.

Khi đoàn của nhà vua đi qua cầu, hai con voi dẫn đầu đoàn lại kêu rống lên và nhất quyết không chịu đi tiếp. Thấy lạ, vua bèn sai quân lính xuống dưới xem xét. Sau một hồi, họ mò được một chiếc hài thêu. Nhà vua ngắm nghía chiếc hài kĩ càng rồi hạ lệnh thông báo tất cả đàn bà con gái đi trẩy hội ướm thử, nếu ai đi vừa chiếc hài này thì vua sẽ lấy làm vợ.

Vậy là các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giày làm cho đám hội càng thêm náo nhiệt. Nhưng chẳng ai đi vừa cả. Mẹ con Cám cũng qua thử nhưng không được. Thấy Tấm cũng đến, Cám nói với mẹ:

– Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử hài kìa!

Mụ dì ghẻ tỏ ý coi thường nói:

– Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!

Thế nhưng khi Tấm đặt chân vào hài thì vừa như in. Nhà vua vô cùng vui mừng và lập tức rước nàng vào cung.

Mặc dù sống trong hoàng cung rất sung sướng nhưng Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Tới ngày giỗ cha, nàng xin phép vua trở về nhà. Vốn đã đố kị với cuộc sống an nhàn của Tấm, nay thấy Tấm về thì mẹ con Cám lại bùng lên lòng ghen ghét, bày mưu giết Tấm.

Mụ dì ghẻ bảo Tấm:

– Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo lên xé lấy một buồng cau để cúng bố.

Tấm vâng lời trèo lên cây cau, mụ dì ghẻ ở dưới cầm dao đốn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi :

– Dì làm gì dưới gốc thế ?

– Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.

Cây cau đã đổ, Tấm ngã xuống ao chết. Mụ dì ghẻ cho con mình mặc quần áo của Tấm vào cung, nói dối với vua rằng Tấm không may bị rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Nhà vua vô cùng giận dữ nhưng không nói lời nào.

Tấm chết thì hòa thành chim Vàng Anh, bay đến vườn thượng uyển. Một lần Cám đang giặt áo cho vua, chim liền đậu trên cành cây và hót:

“Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao”

Rồi chim Vàng Anh lại bay vào cung vua hót líu lo rất vui tai. Vua đi đâu, chim bay đến đó. Đang lúc nhớ nhung Tấm không nguôi, thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo:

– Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo

Thấy thế, chim Vàng Anh bay lại rúc vào tay áo của nhà vua. Từ đó, vua chỉ mải mê yêu quý Vàng Anh, còn sai làm một cái lồng bằng vàng cho chim. Cám tức tối về mách mẹ. Mụ dì ghẻ bảo Cám bắt chim làm thịt rồi lấy lý do nói dối vua. Thực hiện theo lời mẹ, Cám làm thịt chim nhân lúc vua đi vắng rồi đem lông chim chôn ở ngoài vườn.

Nơi chôn lông chim Vàng Anh lại mọc ra hai cây xoan đào, cành lá xum xuê, đẹp rợp bóng nên nhà vua sai lính mắc võng ở đó nằm chơi. Ngày nào vua cũng ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào.

Cám lại về nhà mách mẹ. Mụ dì ghẻ mách nước cho Cám là chặt cây làm khung cửi. Về đến cung, trong một hôm gió bão, Cám đã sai thợ đốn cây, lấy gỗ đóng khung cửi. Khi vua hỏi thì Cám trả lời rằng:

– Cây bị đổ là do bão. Thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ.

Thế nhưng khi Cám ngồi vào dệt thì lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi như đang rủa mình:

Cót ca cót két Lấy tranh chồng chị. Chị khoét mắt ra

Cám sợ hãi, sau khi về nhà mách mẹ thì đem đốt khung cửi, đem tro đã đốt đem đổ ở lề đường cách xa hoàng cung. Từ đồng tro lại mọc lên một cây thị. Đến mùa ra trái, cây thị chỉ đậu được đúng một quả nhưng lại tỏa mùi hương thơm ngát. Một bà lão bán hàng nước gần đó khi đi qua ngửi thấy mùi thơm và nhìn thấy quả thị trên cành cao bèn giơ bị ra và nói lẩm bẩm:

– Thị ơi thị rụng bị bà. Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.

Khi bà lão vừa nói dứt lời thì quả thị rơi ngay xuống bị. Về nhà, bà lão cât trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía, ngửi mùi thơm. Cứ mỗi ngày khi bà lão đi chợ về thì đã thấy nhà cửa gọn gàng tinh tươm, cơm ngon canh ngọt dọn ra sẵn nên lấy làm lạ lắm. Vì thế, một hôm bà lão giả vờ đi chợ, đến nửa đường thì trở về, lén rình ở bụi cây sau nhà. Bà thấy Tấm chui ra từ quả thị, cầm chổi quét dọn nhà cửa, vo gạo thổi cơm, hái rau nấu canh. Thấy vậy bà lão mừng quá, xô cửa vào ôm lấy Tấm, xé vụn vỏ thị.

Từ đó, Tấm ở với bà lão hàng nước và giúp những việc nhà cho bà bán hàng. Trong một lần nhà vua đi vi hành liền ghé vào quán nước của bà lão. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Khi nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng, vua lại nhớ tới ngày trước vợ mình têm trầu cũng giống hệt như vậy, liền hỏi:

– Bà ơi, trầu này ai têm mà khéo vậy?

– Trầu này là do con gái bà têm – Bà lão thật thà đáp.

Nhà vua bèn ngỏ ý muốn gặp con gái bà lão. Khi Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra vợ mình ngày trước thì vui mừng lắm, nghe bà lão kể lại sự tình rồi đưa kiệu rước Tấm về trong cung.

Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì không khỏi sợ hãi. Một hôm, Cám hỏi chị:

– Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:

– Có muốn đẹp không để chị giúp?

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết…

Bài học rút ra từ truyện cổ tích Tấm cám

– Cái thiện luôn có một sức sống mãnh liệt, không bao giờ chịu khuất phục và đầu hàng trước cái ác.

– Xã hội luôn công bằng và công lý sẽ được thực hiện. Những người lao động chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc; kẻ tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị. Điều này đúng với triết lý: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

365 Truyện Cổ Tích Việt Nam Link Ebook, Download Sách, Đọc Online

365 Truyện Cổ Tích Việt Nam

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, đã được giới thiệu tới bạn đọc thông qua nhiều tuyển tập khác nhau. Truyện cổ tích đối với trẻ em giống như cánh cửa mở ra một thế giới hoàn toàn mới, hoàn toàn khác biệt với đầy phép màu và những điều kỳ diệu.

356 truyện cổ tích Việt Nam sẽ đem đến cho độc giả một tập truyện mới những truyện hay, tiêu biểu, đủ các thể tài cổ tích của Việt Nam. Các bé sẽ bắt gặp trong đó hình ảnh quê hương với luỹ tre, cây khế, con trâu cánh đồng… và hơn cả, các bé sẽ có được những bài học sâu sắc mà ông cha ta muốn gửi gắm và lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Đọc truyện cổ tích, các bé luôn được tiếp xúc với các bài học để chờ khám phá. Bởi các nhân vật trong truyện liên tục phải đối mặt với những lựa chọn lớn nhỏ. Đôi khi họ có những lựa chọn đúng, và đôi khi là sai. Và kết thúc mỗi một câu chuyện, các nhân vật sẽ được tận hưởng kết quả hoặc gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn trước đó.Thông qua những câu chuyện được khám phá đó, bạn có thể giúp bé hiểu rõ sự lựa chọn đúng sẽ được khen thưởng, lựa chọn sai lầm thì không có thậm chí lại còn có thể bị trách phạt.

Hãy dạy con thế giới này là một nơi thật tuyệt vời và hãy nhìn nhận mọi người mọi vật theo cách tích cực. Tất nhiên, những điều xấu vẫn xảy ra. Các bài học từ truyện cổ tích sẽ tăng thêm cho bé niềm hy vọng và lòng can đảm để đối mặt với những tình huống khó khăn và giữ trong trái tim chúng “lý tưởng” về việc “ở hiền sẽ gặp lành”.

Các truyện tranh hoặc sách truyện cho trẻ thường khá là đơn giản và đáng yêu nhưng lại thiếu đi “dòng chảy” và sự “cao trào”. Còn đến với truyện cổ tích, cấu trúc và tính logic của truyện sẽ cung cấp cho trẻ những kiến ​​thức quan trọng để có thể hoà quyện vào nội dung truyện, như được sống với từng nhân vật và có thể khóc cười cùng họ vậy.

356 truyện cổ tích Việt Nam được Trí Việt Books phát hành, với nội dung được tuyển chọn kỹ lưỡng, bìa được thiết kế đẹp mắt, khổ 13×20.5 cm dễ cầm, dễ đọc, những câu chuyện trong cuốn sách sẽ mở ra cho bé yêu nhà bạn những trải nghiệm thú vị.

Truyện Cổ Tích Cho Bé: Nàng Tiên Cá

Ngày xửa ngày xưa, tận dưới đáy đại dương mênh mông xanh thẳm, nơi đó có một lâu đài nguy nga tráng lệ, nơi mà vua Thủy Tề và các cô con gái sinh đẹp của ông sinh sống. Vua Thủy tề với trí óc thông thái, bộ râu ông dài và trắng một màu như cước. Ông sống trong lâu đài uy nga đó và một mình trị vì biển khơi.

Vua Thủy Tề có một cô con gái út rất xinh đẹp tên là Ariel, nàng cực kì xinh đẹp, giọng hát của nàng trong trẻo mát xanh tựa như những dòng nước sâu dưới biển khơi.

Vua Thủy Tề nói với con gái mình: ” Ariel yêu dấu, con có một chất giọng thật tuyệt vời, mỗi khi con cất lên tiếng hát, tất cả những loài vật dưới biển khơi này đều tụ tập từng đàn rất đông nghe con hát. Cả những con trai bình thường chúng chỉ ẩn nấp dưới lớp vỏ cứng cũng mở miệng ra tán thưởng, để lộ ra những viên ngọc quý, và đàn sứa cũng dừng trôi để nghe tiếng hát trong trẻo của con “.

Nàng tiên cá vẫn hay ngồi ngắm những làn ánh sáng chiếu xuống từ mặt trời rọi xuyên quan những làn nước sâu mờ mờ ảo ảo.

Nàng tiên cá Ariel nói với những người chị của mình rằng: ” Em ước một ngày nào đó cỏ thể lên trên kia ngắm nhìn bầu trời, em thấy lũ cá nói với nhau rằng trên đó rất đẹp, trên đó có con người và cả những bông hoa rất đẹp với đầy đủ màu sắc”.

Những người chị nói với cô em út: ” Rồi điều ước của em sẽ thành hiện thực mà, em cứ chờ cho tới khi em tròn 15, lúc đó cha sẽ cho phép em được bơi lên mặt nước giống như là các chị vậy “. Vâng em sẽ cố gắng chờ dến ngày đó – Ariel đáp.

Hàng ngày, các nàng tiên cá chỉ được bơi lên trên mặt nước vào đêm. Khi những người chị trở về, Ariel hỏi các chị gái: ” Trên đó các chị thấy những gì vậy, kể cho em nghe “.

Nàng nghe các chị mình kể những gì họ dã nhìn thấy để thỏa mãn chí tò mò của một cô gái đang trong tuổi lớn. Trong lúc các chị lên trên mặt nước chơi đùa thì Ariel phải ở lại chơi với các bạn cá ngựa và cá heo.

Năm tháng trôi đi, cuối cùng thì ngày sinh thứ 15 của nàng Ariel cũng đã tới. Trước ngày hôm đó, Ariel rất hồi hộp: ” Em không ngủ được các chị ạ, đến sáng ngày mai là em đã bước sang tuổi 15 rồi, thế là em có thể lên mặt nước vui đùa cùng các chị rồi”.

Truyện cổ tích cho bé: Nàng tiên cá

Buổi sáng hôm ấy, Vua Thủy Tề gọi cô con gái út và nói: ” Cha chúc mừng sinh nhật con cái út của cha, đến giờ con đã tròn 15 và con có thể cùng các chị gái của mình lên mặt nước để hít thở và ngắm nhìn bầu trời rồi. Nhưng con hãy nhớ điều cha dặn, thế giới chúng ta là ở dưới biển, trên đó không phải là thế giới của chúng ta, con có thể lên trên đó để ngắm nhìn mặt biển và bầu trời. Chúng ta không thuộc về thế giới của loài người nên con hãy nhớ hãy tránh xa họ ra, họ chỉ đem lại những xui xẻo cho chúng ta mà thôi”.

Ariel nói: ” Con sẽ nhớ lời cha dặn dò, con cảm ơn cha “.

Ngay lập tức, với sự háo hức của mình, nàng bơi ngay lên mặt nước. Trên đường nàng đi, các bạn cá heo cá ngựa vẫn hay vui đùa cùng nàng chúc nàng đi chuyến đi đầu tiên lên mặt nước vui vẻ.

Khi nàng lên tới mặt nước, bầu trời đã bắt đầu tối sẩm, trên trời những ngôi sao dần dần hiện rõ và lấp lánh. Ariel vui sướng kêu lên: ” Đẹp quá, lần đầu tiên mình được trông những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời rộng lớn”

Phía trước là cái gì vậy? Một con thuyền. Thêm một điều nữa làm cho nàng tiên cá Ariel cảm thấy ngạc nhiên và thú vị

Con tàu đang tiến chầm chậm tới tảng đá mà Ariel đang ngồi. Đoàn thủy thủ thả neo để cho con thuyền đỗ tại một nơi sóng yên biển lặng.

Ariel cảm thấy rất thích thú khi nhìn những thủy thủ trên con tàu làm việc, họ thắp lên những ngọn đuốc, nàng còn nghe rất rõ họ nói chuyện với nhau: ” Đến lúc chúng ta nghỉ ngơi ăn bữa tối rồi, nào các bạn ơi hãy mau lên bờ thôi”.

Ariel nghĩ ” Mình muốn tới nói chuyện với họ quá, nhưng mình không có đôi chân như họ, mình có cái đuôi dài và không bao giờ giống họ được “.

Nàng tiên cá còn nghe thấy thêm nhiều giọng nói vang lên, một lát sau những chùm ánh sáng với đủ màu sắc rực rỡ xuất hiện trên bầu trời của những luồng pháo hoa nổ giữa bầu trời đêm.

Xin chúc mừng sinh nhật hoàng tử, vị thuyền trưởng của chúng ta. Hôm nay là sinh nhật thứ 20 của người, chúc hoàng tử luôn vui vẻ và hạnh phúc.

Xin cám ơn các bạn của ta – Hoàng tử đáp.

Ariel tự hỏi ” Sinh nhật của ai vậy nhỉ ? “

Nàng thấy ở trên boong tàu, xuất hiện một chàng trai vẻ ngoài cực kì khôi ngô và tuấn tú, mọi người đang vui vẻ chúc mừng sinh nhật chàng trai. Ariel ngắm nhìn chàng trai say đắm, nàng thốt lên: ” ôi hoàng tử mới đẹp làm sao!”

Bữa tiệc sinh nhật vẫn diễn ra, đột nhiên hoàng tử sẩy chân ngã khỏi boong tàu, chàng ngã rơi xuống dưới biển. Ariel vội vàng bơi nhanh ra cứu chàng, nàng vừa bơi vừa đẩy hoàng tử lên phía bờ biển.

Hoàng tử nằm trên bãi cát, đôi mắt hoàng tử vẫn nhắm nghiền. Ariel luống cuống: ” Giờ ta phải làm thế nào đây?”

Nàng ngồi bên cạnh chàng hoàng tử suốt cả đêm. Khi mặt trời bắt đầu ló lên khỏi mặt đất cũng là lúc nàng tiên cá phải trở về với biển khơi.

Hoàng tử dần dần tỉnh dậy khi ánh nắng đầu tiên của mặt trời rọi xuống. Chàng tự hỏi: ” Cô gái xinh đẹp hôm qua đã cứu mình đâu? Nàng thật xinh đẹp, giọng nói nàng thật tuyệt vời. Giờ mình phải trở về cung điện đã, chắc mọi người đang rất lo lắng cho mình”.

Hoàng tử rời bãi biển để quay về cung điện, ngày hôm sau, hoàng tử lên con tàu và gửi lời cảm ơn tới người con gái đã cứu sống chàng mà chàng chưa hề biết tên. Chàng nói to: ” Xin càm ơn nàng, cảm ơn nàng đã cứu ta, người con gái vô cùng xinh đẹp”

Khi trở về tới thủy cung, các chị gái nàng hỏi sao nàng lại ở trên bờ lâu đến thế. Nàng tiên cá Ariel định kể lại câu chuyện của mình cho các chị nghe nhưng nàng ngập ngừng rồi không nói. Nàng bật khóc và trở về phòng.

Một người chị của nàng vào phòng hỏi: “Ariel, em đã trở về được 3 ngày rồi, em đã gặp chuyện gì trên đó mà từ lúc về em không chịu ăn uống gì cả?”

Ariel nói với chị: ” Chị à, em muốn được kết hôn với hoàng tử “.

Người chị ngạc nhiên nói: “Sao lại thế được em, chúng ta và con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là tiên cá, không thể kết hôn cùng với con người được. Em hãy từ bỏ ý nghĩ ngốc nghếch đó đi. Có thể mụ phù thủy sẽ có cách giúp em”

Nàng liền bơi tới chỗ mụ phù thủy….

…Ta đang gặp ai đây, ôi công chúa Ariel, điều gì mang công chúa tới gặp ta vậy?

Ariel nói: ” Tôi muốn được trở thành con người”

Mụ phù thủy hỏi: ” Vậy là công chúa muốn bỏ đi cái đuôi và muốn có hai chân như con người phải không?”

Ariel trả lời ngắn gọn: “Đúng vậy “

Điều này không hề dễ dàng đâu, công chúa sẽ cực kì đau đớn vì khi đó ta phải dùng một thanh kiếm sắc cắt đi chiếc đuôi của người. Và mỗi khi công chúa đặt chân len mặt đất thì công chúa sẽ chịu rất nhiều đau đớn.

Ariel nói: ” Không sao hết, miễn là tôi có thể được đặt chân lên mặt đất để gặp lại hoàng tử thêm một lần nữa”

Mụ phù thủy ra điều kiện: ” Thế công chúa sẽ trả công cho ta ra sao? Nếu như ta giúp công chúa, công chúa sẽ phải trao cho ta giọng hát hay nhất biển khơi này của người, và như thế thì người sẽ không bao giờ nói được nữa. Và công chúa hãy nhớ một điều rằng, nếu như vị hoàng tử mà công chúa yêu lại đem lòng kết hôn cùng với một người con gái khác thì công chúa sẽ vĩnh viễn không bao giờ quay lại làm tiên cá được nữa. Công chúa sẽ bị tan biến như bọt biển “

Ariel đáp: ” Được, ta đồng ý “

Mụ phù thủy lấy ra một chiếc vỏ sò và thu lại giọng hát trong trẻo của nàng, mụ đưa nàng một liều thuốc thần.

Nàng tiên cá Ariel mang liều thuốc thần đó bơi lên trên mặt nước. Khi lên tới bờ, nàng đã uống thuốc thần và ngã ra ngất xỉu.

Khi tỉnh dậy, nàng thấy khuân mặt thân yêu của của chàng hoàng tử đang mỉm cười với nàng.

Xin chào cô gái, nàng đừng sợ. Ta thấy nàng nằm bất tỉnh nơi đây, giờ nàng thấy trong người sao rồi?

Ariel định cất tiếng trả lời hoàng tử nhưng giờ nàng đã bị mất đi giọng nói.

Nàng đừng sợ, đã có ta ở đây rồi. Nhà nàng ở đâu? Nàng từ đâu tới?

Ariel vì mất giọng nói nên vẫn im lặng

Hoàng tử nói: ” Ta xin lỗi nàng, thôi giờ nàng hãy theo ta về lau đài để ta có thể tiện chăm sóc”

Những ngày sau, cuộc sống của nàng tiên cá Ariel đã như bước sang trang mới. Tuy nhiên, mụ phù thủy đã cảnh báo nàng rằng mỗi bước chân của nàng sẽ rất đau đớn như kim đâm, nàng tiên cá vẫn cố gắng chịu đựng và không hề kêu than.

Hoàng tử rủ nàng đi dạo trên bờ biển. Ariel và hoàng tử dạo bước thì bỗng nhiên hoàng tử đứng lại và kiếm tìm xung quanh.

Hoàng tử nói: ” Nàng có nghe thấy giọng hát đó không, giọng hát này là của một cô gái du dương bên tai ta khi ta được cô gái đó cứu sống từ biển khơi”

Ariel rất ngạc nhiên

Hoàng tử quay lại và thấy một cô gái cực kì xinh đẹp đang đứng ngay trước mặt mình. Đó chính là cô gái mà do mụ phù thủy biến thành. Sau khi lấy được giọng hát ngọt ngào của Ariel, mụ đã lấy tên là Vanessa. Tiếng hát ngọt ngào đó mụ giấu trong một chiếc vò sò và đeo trên cổ.

Hoàng tử nói: ” Thật là một giọng hát tuyệt vời, ta yêu giọng hát ấy”

Mụ phù thủy nói: ” Em xin cảm ơn hoàng tử, hoàng tử cũng rất là điển trai”

Hoàng tử nói tiếp: ” Nàng hãy theo ta về cung điện “

Mụ phù thủy đáp: Vâng, vậy em xin nghe theo lời chàng

Thế là cả 3 người cùng trở về lâu đài. Ngày qua ngày, mụ phù thủy dùng vẻ đẹp bên ngoài do dùng phép và giọng hát lấy được từ Ariel quyến rũ hoàng tử. Cuối cùng, hoàng tử cũng quyết định kết hôn cùng Vanessa.

Hoàng tử hỏi nàng tiên cá Ariel: ” Ta muốn kết hôn cùng với Vanessa, nàng thấy thế nào?”

Khi nghe thấy hoàng tử nói vậy, trái tim của Ariel đã hoàn toàn tan vỡ, nước mắt nàng cứ trào ra nhưng nàng vẫn gật đầu với hoàng tử.

Thôi, anh phải đi để chuẩn bị cho lễ cưới thôi, hôn lễ sẽ được tổ chức vào tối mai, ngay tên tại boong tàu.

Ariel buồn lắm, nhưng nàng cũng không biết phải làm gì cả.

Sang ngày hôm sau, tất cả mọi người lên trên tàu và khởi hành ra ngoài biển khơi. Vanessa đã ăn mặc rất lộng lẫy.

Hoàng tử hỏi: ” Vanessa, nàng đã xong chưa? Ra đây cho ta ngắm nàng một chút nào “

Vâng, em ra ngay đây, chàng đợi em một chút

Bỗng nhiên hoàng tử thấy Vanessa gào lên: Không! Không thể nào!

Hoàng tử hỏi: ” Có chuyện gì mà nàng hốt hoảng vậy Vanessa?”

Thì ra, chiếc vỏ sò mà Vanessa đeo trên cổ đã rơi xuống đất và vỡ tan tành, nhờ thế mà giọng hát của nàng tiên cá Ariel được giải thoát trở về với cô.

Ariel nói: ” Hoàng tử, Vanessa là phù thủy đấy”

Hoàng tử ngạc nhiên nói: ” Ta không hiểu chuyện gì nữa, chuyện gì đang diễn ra? Sao nàng lại có giọng nói cả Vanessa?”

Vâng, em đồng ý…

Ngay khi Ariel nói dứt lời thì mụ phù thủy kéo Ariel lôi nàng xuống dưới biển. Ngay khi chạm mặt nước, Ariel đã trở lại hình dạng tiên cá như trước.

Vua Thủy Tề linh càm thấy có chuyện chẳng lành sảy ra nên liền lập tức đi cứu Ariel. Thấy cha mình xuất hiện, Ariel kêu cứu: ” Cha ơi cứu con “

Vua thủy tề ra lệnh: ” Ngươi hãy thả con gái ta ra ngay “

Mụ phù thủy nói: ” Ngươi không cứu được con gái ngươi đâu, giờ nó là nô lệ của ta”

Vua Thủy Tề chĩa mũi đinh ba vào mụ phù thủy phóng ra một tia sét, sức mạnh của nó làm mụ phù thủ phải rời tay khỏi Ariel. Mụ bị thương và chìm xuống dưới đáy biển. Ariel được giải thoát.

Con đừng lo, mụ ta sẽ không bao giờ sống lại để hại con nữa

Cha ơi, nhưng con muốn….

Cha biết, con muốn được kết hôn với hoàng tử

Vâng cha

Được, giờ ta sẽ biến con trở thành con người mãi mãi, và từ nay con sẽ không thể làm một nàng tiên cá được nữa, con có chịu không?

Con đồng ý thưa cha

Vua Thủy Tề biến Ariel thành con người, trên thuyền hoàng tử đã tận mắt trông thấy những điều sảy ra, chàng dùng dây kéo nàng lên boong thuyền.

Ariel nói: Kia là cha em, còn kia là các chị gái của em

Hoàng tử giơ tay vẫy chào họ.

Vua Thủy Tề ban phúc: Chúc hai con trăm năm hạnh phúc ! Hãy nhớ yêu thương nhau đến trọn đời!

Hoàng tử và Ariel tổ chức một đám cưới linh đình và mọi người chúc họ hạnh phúc mãi mãi.