Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: Thơ: Làm nghề như bố
Độ tuổi: 3 – 4 tuổi
Người thực hiện: Trần Thị Phương Thanh
I. Mục đích – yêu cầu
– Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ
– Cảm nhận được âm điệu vui tươi, rộn ràng của bài thơ.
– Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm.
– Rèn kĩ năng phát âm, nói câu đầy đủ.
– Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về nghề nghiệp của bố, ước mơ được làm nghề như bố.
– Giáo dục tình cảm yêu mến bố mẹ, quý trọng người lao động.
– Máy tính, máy chiếu, đàn…
III. Cách tiến hành
1. Gây hứng thú, giới thiệu bài
Bác lái tàu làm tiếng còi tàu tututu.
Bác chào tất cả các cháu, Bác rất vui khi đến chơi với lớp mình đấy, chúng mình có muốn cùng Bác đi chơi không? Vậy bây giờ chúng mình hãy lên tàu của Bác và cùng đi chơi nào.
– Cả lớp hát và vận động bài “Mời lên tàu lửa”.
+ Vừa rồi chúng mình đi chơi có thích không?
+ Bạn nào giỏi đoán xem bác làm nghề gì?
+ Thế bố của các cháu làm nghề gì?( Trẻ kể tên)
+ Sau này các cháu có thích làm nghề giống bố mình không?
2. Bài mới: Thơ: Làm nghề như bố
– Cô giới thiệu bài thơ “Làm nghề như bố” – Thu Quỳnh sưu tầm
– Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe:
+ Lần 1: Không tranh
Hỏi trẻ: + Chúng mình vừa được nghe Bác đọc bài thơ gì?
Nội dung: Bài thơ nói lên tình cảm yêu mến và tự hào về nghề của bố, ước mơ được làm nghề như bố của các bạn nhỏ trong bài thơ đấy.
+ Lần 2: Kết hợp hình ảnh trên máy tính.
* Đàm thoại – Giảng giải – Trích dẫn
+ Bài thơ tên gì?
+ Bố của Tuấn làm nghề gì?
+ Bố của bạn Hùng làm nghề gì?
+ Bố của hai bạn được đi những đâu?
+ Hùng và Tuấn có thích làm nghề như bố không?Vì sao các bạn lại thích?
Trích dẫn: “Bố Tuấn lái tàu
Bố Hùng đốt lửa
Từng nghe bố kể
Qua lắm vùng quê
Hùng, Tuấn rất mê
Làm nghề như bố”
+ Vậy Hùng và Tuấn đã lấy gì để làm đoàn tàu?
+ Hai bạn đã chơi như thế nào?
+ Hai bạn đã thổi cái gì để giống tiếng còi tàu?
Từ khó: Chúng mình có biết ” kèn là chuối” là gì không?
À, kèn lá chuối là các bạn lấy một ít lá chuối cuốn vào, bóp bẹt một đầu dùng miệng thổi sẽ phát ra âm thanh như tiếng còi tàu đấy.
Trích dẫn: “Bao nhiêu ghế nhỏ
Buộc níu vào nhau
Cu Tuấn làm tàu
Hùng làm người lái
Thổi kèn lá chuối
Cho tàu rời ga
Chạy khắp lòng nhà
Tàu kêu thích thích.”
+ Chúng mình thấy 2 bạn chơi có vui không? Có đoàn kết không?
GD: Các cháu ạ trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau để lớn lên chúng mình lựa chọn như: nghề lái xe, nghề giáo viên….Để sau này làm được những nghề này các cháu phải thế nào? ( Chăm ngoan, học giỏi…)
Vận động: Cho trẻ làm tiếng kêu và cách vận động của tàu: VD: Tàu kêu tu tu xình xịch, tàu chạy nhanh, chạy chậm.
– Cho cả lớp đọc thơ : 3 – 4 lần
– Tổ,theo hiệu lệnh tay( Cô đưa tay lên cao trẻ đọc to, cô đưa tay xuống thấp trẻ đọc nhỏ).
-Nhóm, cá nhân đọc thơ ( chú ý sửa sai).
Khuyến khích, động viên các trẻ, hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm, vui tươi, rộn rã, lên xuống giọng phù hợp với nhịp điệu, âm điệu bài thơ. Mỗi lần đọc chú ý sửa sai cho trẻ nhất là những trẻ ngọng.
– Cả lớp đọc thơ 1 lần.
– Nhạc bài “Bác đưa thư vui tính”. Đi lại nhẹ nhàng ra bàn
Các cháu ạ chúng mình vừa cùng Bác học rất giỏi rồi. Hôm nay bác còn mang theo rất nhiều các bức tranh chúng mình có muốn làm họa sĩ không?