Top 5 # Giáo Án Điện Tử Bài Thơ Em Yêu Mùa Hè Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Giáo Án Điện Tử Mầm Non

Giáo án văn học thơ hoa kết trái

phát triển thể chất.

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ.

– Trẻ cảm nhận được âm điệu êm dịu của bài thơ.

– Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên qua bài thơ.

– Trẻ thuộc bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

– Trẻ biết yêu quí thiên nhiên, một số loài hoa.

– Có ý thức tích cực trong hoạt động.

– Nhạc bài: màu hoa.

+Bài hát nói về những màu hoa gì?

– Có một bài thơ nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả, đó là bài thơ: hoa kết trái của tác giả Thu Hà .

– Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm.

– Khi nghe tên bài thơ” hoa kết trái” các con liên tưởng đến điều gì?

– Bài thơ hoa kết trải nói về mọt số loại hoa kết thành quả, Miền Nam gọi là trái , miền Bác gọi là quả nên tác giả Thu Hà đặt tên bài thơ là hoa kết trái.

– Cô cho trẻ nhắc lại tên các loại hoa đồng thờ cho trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu.

-Hoa cà sẽ kết thành quả gì?

– Cô đưa quả cà ra cho trẻ quan sát.

– Con thấy quả cà như thế nào?

– Hoa gì trong bài thơ có màu vàng?

– Tác giả Thu Hà đã dùng từ vàng vàng để nói lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp.Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì?

– Hoa lựu chói chang được nhà thơ ví với gì?

– Hoa lựu cũng phát triển thành quả lựu, ăn rất ngon.

– Còn những loại hoa nào nữa.

– Cô giảng giải: Hoa mận rung rinh trước gió là sự chuyển động nhẹ nhàng của hoa mậm trong gió.

– Bài thơ hoa kết trái nói về các màu hoa khác nhau, các loài hoa đều kết thành quả. Mỗi loại hoa có một hương sắc khác chúng tôi không những đẹp mà còn cho ta những quả ăn ngon và bổ. Vì vậy ở hai câu cuối của bài thơ tác giả đã khuyên các bạn nhỏ điều gì?

– Giáo dục trẻ: không hái hoa , bẻ cành…

– Cô dạy trẻ đọc bài thơ, nhắc trẻ đọc thể hiện đúng tình cảm của bài thơ và ngắt nghỉ đúng:

– Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 2 – 3 lần.

– Cho trẻ đọc theo tiết tấu to nhỏ, nhanh chậm: Khi cô đánh tay cao trẻ đọc nhanh, khi cô đánh tay thấp trẻ đọc nhỏ, khi cô đánh tay ngang người trẻ đọc giọng điệu bình thường .

– Cô cho các tổ thi đua nhau đọc: cô đánh tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô đánh cả hai tay thì cả lớp cùng đọc.

– Cho các nhóm đọc bài thơ.

– Cô cho một vài cá nhân trẻ đọc bài thơ

– Cô nhận xét về cách đọc bài thơ của trẻ.

– Giáo dục trẻ thông nội dung bài thơ.

– Củng cố nội dung bài học.

Giáo án mầm non lớp 3 tuổi

Giáo Án Điện Tử Mầm Non Chủ Đề Cô Giáo Của Em

Thầy cô có thể đọc qua giáo án mầm non cô giáo của em

I.Mục đích yêu cầu:

– Trẻ thuộc bài thơ, khi đọc biết ngắt nhịp, biết thể hiện nhịp điệu của bài thơ và sắc thái tình cảm khi đọc bài thơ.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ.

– Trò chuyện công việc của cô giáo và của trẻ.

– Phát triển khả năng phát âm cho trẻ, luyện trẻ đọc diễn cảm, rõ lời.

– Giáo dục trẻ biết chăm ngoan, vâng lời cô giáo.

-Cô học thuộc thơ,đọc diễn cảm bài thơ

– Tranh vẽ nội dung bài thơ gồm 3 bức:

+ Tranh 1:Tranh vẽ cô giáo đang giảng bài.

+ Tranh 2 :Tranh vẽ các bạn nghịch phá và các bạn chăm ngoan

+ Tranh 3: Cô giáo và các bạn nhỏ

-Slide nội dung bài thơ, tivi.

– Nhạc bài hát : Cô giáo em, Cô và mẹ,Ước mơ thần tiên

-Thuộc các bài hát: Cô giáo em, Cô và mẹ, Ước mơ thần tiên.

III.Tổ chức hoạt động:

1.Hoạt động 1:Ổn định -giới thiệu

-Cô xin trân trọng giới thiệu với lớp mình, hôm nay có cô Nguyễn Thị Sương phó hiệu trưởng nhà trường đến thăm và dự giờ lớp chúng ta. Lớp chúng mình hãy nổ một tràng pháo tay thật to đón chào cô đi nào!

+Bức hình chụp ai đấy?(Cô giáo và các bạn)

+Thế các con có biết cô giáo lớp mình tên là gì không nào?

+Đến trường cô Loan dạy cho các con học những gì?

* Hằng ngày đến lớp, các con được vui chơi, được học tập cùng với cô và các bạn. Cô giáo rất yêu thương các con,dạy dỗ các con rất nhiều điều hay,lẽ phải, chăm cho các con từng bữa ăn, từng giấc ngủ.Để thể hiện rõ hơn tình của cô giáo dành cho các con,nhà thơ Hà Quang đã viết nên bài thơ “Cô giáo của con” để bày tỏ lòng biết ơn đối với cô giáo của mình.

2.Hoạt động 2 :Truyền thụ tác phẩm

-Cô đọc lần 1 (đọc diễn cảm kết hợp điệu bộ)

Ngoài những bài thơ hay ca ngợi cô giáo còn có những bộ phim rất hay nói về cô giáo .Chúng mình cùng đến Trung tâm biểu diễn nghệ thuật xem nào !

Hát :” Cô và mẹ ” chuyển đội hình

-Cô đọc lần 2 (kết hợp slide)

*Tóm tắt nội dung bài thơ : Các con ạ ,bài thơ nói về tình cảm của cô giáo đối với các học trò nhỏ của mình, cô rất yêu thương các bạn ngoan, biết vâng lời cô.Nhưng cô không thích những bạn hay nghịch phá.Bạn nào cũng đều yêu quý cô giáo của mình.

b.Đọc trích dẫn, giải thích từ khó :

-Mỗi khi đến lớp , cô thấy bạn nào cũng ngoan, bạn nào cũng xinh và rất đáng yêu. Cô luôn nở nụ cười thật tươi để đón các con vào lớp. Bằng giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp cô đã đọc thơ, kể truyện cho các con nghe, dạy các con luôn chăm ngoan học giỏi.

Mỗi khi vào lớp

Cô cười thật tươi

Say sưa giảng bài

Giọng cô ấm áp.

-Bạn nào ngoan ngoãn nghe lời cô sẽ được cô yêu quý. Những bạn nào nghịch , không nghe lời cô, không thương yêu bố mẹ thì cô sẽ buồn lắm đấy!

Bạn nào hay nghịch

Cô chẳng thích đâu

Bạn nào chăm ngoan

Cô yêu lắm đấy!

-Vì cô phải làm rất nhiều việc để chăm sóc và dạy dỗ các con, nhà thơ Hà Quang nhận ra rằng cô giáo rất cần như những hạt muối.

Cần như hạt muối

Đẹp như hoa rừng

+ Muối là một loại gia vị dùng để nấu các món ăn làm cho các món ăn của chúng ta đậm đà hơn,ngon hơn và bổ dưỡng hơn. Vị mặn của muối cũng như tấm lòng, tình cảm của cô dành cho các con, cô yêu thương các con, mong các con khôn lớn, chăm ngoan học giỏi để sau này lớn lên thành người tốt, xây dựng đất nước tươi đẹp hơn.

Nhà thơ còn nói cô giáo đẹp như những bông hoa rừng vì hoa rừng là loài hoa rất đẹp và quí hiếm.

-Vì cô giáo luôn yêu thương, chăm sóc , dạy dỗ các con nên người .Nên bạn nào cũng rất yêu quý cô giáo của mình.

Cô giáo của con

Ai mà chẳng quí

3.Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

Hôm nay ở Trung tâm biểu diễn nghệ thuật còn diễn ra rất nhiều hoạt động , các con có thích tham gia không nào ?

-Bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần thứ nhất đó là phần thi “TRỔ TÀI ĐỌC THƠ “.Muốn đọc được hay các con hãy đọc theo cô nào !

-Lớp đọc lần 1(ngồi)

-Lớp đọc lần 2 (đứng)

-Tổ luân phiên đọc thơ

=Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sữa sai cho trẻ.

Hát : ” Ước mơ thần tiên ”

Kết thúc phần thi “TRỔ TÀI ĐỌC THƠ ” chúng ta sẽ bước vào phần thi tiếp theo đó là phần thi : ” AI THÔNG MINH NHẤT ”

Cô sẽ đưa câu hỏi cho các bạn, và bạn nào biết câu trả lời thì hãy giơ tay lên để dành quyền trả lời nha.

*Đàm thoại : (Dưới hình thức hái hoa)

+Các con vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?

+ Nhà thơ kể về cô giáo như thế nào?(Mỗi khi vào …ấm áp)

+ Cô giáo không thích những bạn nào?

+ Những bạn chăm ngoan, nghe lời cô giáo thì như thế nào?

+Thế còn các con có yêu cô không?Yêu cô thì chúng mình sẽ làm gì ?

– Gíao dục: Các con phải yêu quý cô giáo, chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời cô giáo để cô giáo vui lòng.

Và bây giờ chúng ta sẽ bước vào trò chơi vô cùng hấp dẫn đó là trò chơi : ” CÙNG NHAU CHUNG SỨC ”

-Chuyển đội hình về 3 tổ .

Yêu cầu đội trưởng từng nhóm lên treo tranh và chỉ vào bức tranh-cả tổ cùng đọc đoạn thơ theo nội dung bức tranh đó.

– Cả lớp cùng vận động theo bài :”Cô giáo em” để tặng sinh nhật cô giáo.

Giáo Án Điện Tử Mầm Non Thơ Tết Đang Vào Nhà

Một số thông tin về giáo án mầm non thơ Tết đang vào nhà

Tạo hình: Cùng bé học làm bánh, học cách trang trí bình hoa mai, xếp đĩa quả phụ giúp cha mẹ

Học tập: ôn tập làm quen toán số lượng trong phạm vi 5

Thời gian: 30-35 phút

Độ tuổi: Lớp chồi 4 – 5 tuổi

Ngày dạy: 14/01/2017

Người dạy: Trần Thị Bảo Ân

Giáo án mầm non thơ Tết đang vào nhà với 3 mục tiêu

1. Về kiến thức.

Giúp trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Có thể học thuộc lòng bài thơ hoặc vài câu thơ về đọc cho cả nhà nghe (“Tết đang vào nhà” – Nguyễn Hồng Kiên).

Giúp trẻ hiểu được nội dung của bài thơ: bé và mọi người trong nhà đang chuẩn bị quần áo đẹp trang trí nhà cửa chuẩn bị đón tết, … Từ đó, trẻ học được cách giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

Trẻ được ôn tập bài cũ, bổ sung ngôn ngữ từ vựng để tư duy logic hơn.

2. Về kỹ năng.

Trẻ học được kỹ năng đọc thơ sao cho diễn cảm. Trẻ học được cách thể hiện nhịp điệu vui tươi của bài thơ khi mà Tết đang ngày một đến gần.

Rèn luyện khả năng nhận biết nhanh các chữ số trong phạm vi 5.

3. Về thái độ.

Trẻ cảm thấy háo hức, mong chờ Tết đến và cùng bố mẹ chuẩn bị đón Tết.

Trẻ cảm thấy yêu thích Tết, một dịp lễ quan trọng của đất nước cũng như con người Việt Nam.

Giáo dục cho trẻ biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ngoài ra, một số hoạt động chính đã được cập nhật chi tiết trong giáo án. Các cô có thể xem trước giáo án qua hình ảnh phía dưới.

Hình ảnh về giáo án mầm non thơ Tết đang vào nhà

Giáo Án Bài Thơ Em Yêu Nhà Em

Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú

– Hát và vận động theo bài hát ” Nhà của tôi”

+ Các con vừa hát bài gì ?

+ Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình đang sống?

+ Vì sao khi đi xa mình luôn nhớ về gia đình của mình?

+ Cũng xuất phát từ tình cảm đó Cô Đoàn Thị Lam Luyến cũng đã cho ra đời một bài thơ rất hay. Bài thơ như một lời tâm sự của một em bé khi kể về ngôi nhà của mình, em rất tự hào và yêu mến ngôi nhà của mình và điều đó thể hiện rất rõ trong bài thơ ” Em yêu nhà em” mà cô Hoa sẽ giới thiệu cho các con hôm nay đấy.

– Lần 1 : Cô đọc kết hợp cử chỉ điệu bộ.

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

Do ai sáng tác?

– Lần 2 : Cô đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem trên màn hình.

Hoạt động 3: Trích dẫn đàm thoại, giải thích từ khó.

* Cô trích:” Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong”

– Trong khổ thơ này em bé đã kể vể ngô nhà của mình như thế nào?

+ Có những con vật gì trong nhà của bé?

+ Các con đã nghe tiếng gà kêu khi vừa đẻ xong chưa?

( Cho cả lớp đồng thanh làm tiếng gà kêu ” Cục ta, cục tác”).

*Cô trích: ” Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

Có ao muống với cá cờ

Em là chị Tấm đợi chờ bống lên”.

– Vừa rồi em bé còn cho các con biết có những cảnh vật nào trong nhà của mình?

+ Hình ảnh ” Bà chuối, ông ngô bắp, râu hồng” Các con tưởng tượng ra điều gì?

+ Tại sao ở đoạn thơ này em bé lại tưởng tượng mình là cô Tấm.

* Cô trích: ” Có đầm ngào ngạt hoa sen

Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ”

– Các con hiểu ” ngào ngạt” có nghĩa là thế nào?

( Hương thơm tỏa ra rất nhiều)

– Bây giờ các con thử nhắm mắt lại xem và tưởng tượng mình đang đứng trước một đầm sen ngào ngạt hương thơm các con sẽ cảm thấy như thế nào?

– Với quang cảnh thật là thích đó thì bạn ếch và bạn dế mèn đang làm gì?

* Cô đọc 2 câu cuối

“Dù đi xa thật là xa

Chẳng đâu vui được như nhà của em”

– Các con thấy tình cảm của em bé như thế nào đối với ngôi nhà của mình?

* Giáo dục: Tự hào, yêu mến, bảo vệ ngôi nhà của mình.

Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ

– Cô đọc lại bài thơ cho trẻ nghe một lần.

– Cô đọc từng câu, trẻ đọc theo cô

– Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ

– Cho trẻ đọc 3-4 lần

– Tổ chức cho trẻ thi đua

+Thi đua giữa 3 tổ

+Thi đua giữa các nhóm

+Cá nhân trẻ đọc

– Cô quan sát trẻ đọc thơ và chú ý sửa cho trẻ đọc diễn cảm

– Cho cả lớp đọc lại kết hợp minh họa.

Hoạt động 5: Trò chơi ” Giải mã ô số”

– Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện nhiều ô số, tương ứng với một ô số là một hình ảnh có trong bài thơ. Lật được hình ảnh nào thì bạn phải đọc được câu thơ có hình ảnh đó.

– Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lật một ô số. Trả lời đúng được nhận phần quà của cô.

– Cho trẻ chơi 1 – 2 lần

* Kết thúc

– Cho trẻ đọc lại bài thơ ” Em yêu nhà em” Kết thúc hoạt động.

-Trẻ hát và vận động.

-Nhà của tôi

-Trẻ kể

– Có ba mẹ, người thân, là nơi thân thuộc của bé.

– Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

– ” Em yêu nhà em”

-ST: Đoàn Thị Lam Luyến.

-Trẻ xem màn hình và lắng nghe cô đọc thơ.

-Trẻ lắng nghe

-Chim sẻ, gà mái.

– Vui, chào đón bình minh.

Trẻ làm theo cô

-Trẻ lắng nghe

-Bà chuối mật, ông ngô bắp, ao muống, cá cờ,..

– Như bà tiên, ông bụt,..

– Em rất thích yêu quý cô tấm, thích cô tấm,..

-Trẻ trả lời theo sự hiểu biết.

-Trẻ nhắm mắt và tưởng tượng.

-Bạn ếch học nhạc, bạn dế mèn ngâm thơ.

-Trẻ lắng nghe

– Yêu mến, và tự hào về ngôi nhà của mình.

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ đọc theo cô

-Tổ, nhóm, cá nhân đọc

-Trẻ đọc kết hợp minh họa

-Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách cho và luật chơi

-Trẻ chơi

– Trẻ đọc thơ và đi ra sân uống nước