Top 7 # Giới Thiệu Bài Thơ Cây Dây Leo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Bài Thơ Cây Dây Leo

Bài thơ Cây dây leo của tác giả Xuân Tửu nói về một loài cây nhỏ bé nhưng có sức sống mãnh liệt, qua đó nhắn nhủ các bé phải luôn biết vươn lên trong cuộc sống.

Tác giả: Xuân Tửu– Bài thơ Cây dây leo – chúng tôi –

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/tho-cho-be/” style=”danger” target=_blank]➤ Những bài thơ cho bé hay nhất[/button]

[/alert]

Giới thiệu về cây dây leo

Cây dây leo là những cây có thân mềm, nhỏ, mọc trên đất. Chúng thường leo bám lên các cây cao hơn để đón ánh sáng, hoặc có 1 số loại sống ký sinh cả trên các thân cây khác. Chúng không phải là một nhóm cây được xếp cùng họ với nhau, mà chỉ có cùng một dạng phát triển lối sống tương tự của các loài thuộc các họ khác nhau.

Đây là loài rất đa dạng và phong phú, đặc biệt ở những khu rừng nhiệt đới, chúng được phân biệt làm nhiều loại: Một số cây dùng ngọn cuốn quanh một cây nào đó, có cây dùng bộ phận tua cuốn bám như, có cây lại dùng rễ hoặc chân để bám. Các cây không có bộ phận bám thì vươn ra mọi phía, nhờ các mầm có lông, móc hoặc gai để ngăn không bị rơi xuống.

Đinh Xuân Tửu – Tác giả bài thơ Cây dây leo

Đinh Xuân Tửu sinh (1925 – 1996) tại Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông là một nhà thơ được trẻ em yêu mến, một trong những người sáng lập Nhà xuất bản Kim Đồng, và là thành viên của Hiệp hội các nhà văn Việt Nam

Trong sự nghiệp văn học của mình, nhà thơ Xuân Tửu có trên 30 đầu sách được xuất bản, phần lớn là thơ văn dành cho thiếu nhi, một phần khác là dịch.

Một số tác phẩm tiêu biểu:

Em vẽ hình chữ S (1957)

Vợ chồng lửa và nước (1958)

Về thăm quê (1957)

Dũng sĩ Hercule (1961)

Thời niên thiếu của Bút Chì (1961)

Đôi bạn (1961)Tấm lòng người mẹ (1973)

Trang sách trung thu (1970)

Văn học và trẻ em (1982)

Nhóm năm người và kho vàng trên đảo (1986)

Em vẫn là em (1990)

Đề Tài Thơ “Cây Dây Leo”

Tiết:Dạy trẻ đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ

: Trẻ cảm nhận được phát triển của cây: Cây cần có nước, có không khí, mới cây phát triển tốt.

Bộ tranh phù hợp với nội dung của bài thơ” Cây dây leo”

Một số loại quả cho cháu dán tranh.

– Đón cháu chăm sóc vệ sinh.

Dọn dẹp phòng mở cửa sổ cho lớp sạch sẽ, thóng mát.

Cô điểm danh cháu.

+ Hô hấp: Cháu làm động tác thổi bong bóng(3 lần 4 nhịp)

+ Tay vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.( 3×4 nhịp)

+Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục(3×4 nhịp).

+Động tác bụng: Ngồi dũi chân, cúi gập người về trước.

+Động tác bật: Bật thẳng (3m x 2lần)

– Cô cho cháu cùng quan sát cây bàn: Cháu gọi tên và kể một số đặc điểm của cây bàn

+ Thân to, lá bàn to, thân có màu nâu, lá có màu xanh, cây bàn có lợi cho chúng ta bóng mát, cây lấy gổ…

Cháu quan sát tranh và kể một số đặc điểm có trong tranh.

b. Hoạt động trọng tâm.

Cả lớp cùng hát với cô bài hát” Cái cây xanh xanh”

– Các con vừa hát bài hát nói về điều gì?

– Các con biết được những loại cây nào?

– Cô cho cháu quan sát và phân tích một số loại cây.

+ Cháu quan sát tranh cây bàng. Cây bàng là loại cây gì?

– Cháu quan sát cây” dây leo”. Cháu kể một số đặc điểm của cây, nơi sống, lợi ích…của cây dây leo.

: Có một bài thơ cũng có nhắc đến cây dây leo nữa và cây này được trồng ở đâu? Cây được phát triển như thế nào? Vậy hôm nay cô sẽ dạy cho các con đọc bài thơ” Cây dây leo” của tác giả Xuân Tửu.

– Cô đọc cho cháu nghe lần một tóm tắt nội dung.

– Cô đọc lại lần 2 giải thích từ khó:Tí teo, nghển cổ,

– Nhóm đọc theo động tác của cô.

– Lưu í cho trẻ đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp bài thơ. Sửa cho cháu phát âm cho đúng từ rỏ lời.

– Bài thơ có tên là gì? Tác giả là ai?

– Khi ở trong nhà cây bò ra đâu?

– Cây bò ra ngoài cửa sổ để làm gì?

* Cô giáo dục cháu: Trồng cây rất có lợi cho môi trường, cây cho chúng ta bóng mát, cho quả, cho gổ…cho nên ta phải trồng cây chăm sóc cho cây, tưới nước, bón phân, áng nắng đầy đủ và chăm sóc của chúng ta.

* Trò chơi” dán tranh” Cô có bức tranh cây dây leo nhưng mà cây chưa có trái bây giờ các con hãy dán những trái này lên cây để cây có trái ngon.

– Cháu dán tranh xong nhận xét.

– Nhận xét tiết học, nhận xét lớp.

+ Nghệ thuật:Nặn, vẽ, xé, dán theo chủ điểm.

+ Xây dựng:Vườn hoa, vườn rau, hàng rào

+ Phân vai: Cửa hàng bán hoa, quả

+ Học tập: Cháu xem tranh ảnh theo chủ điểm.

– Cháu chơi tự do.

Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.

– Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.

– Trao đổi với phụ huynh về những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giới Thiệu Thơ Giáng Sinh

BAN BIÊN TẬP KÍNH CHÚC TẤT CẢ BẠN ĐỌC MỘT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH, TRÀN ĐẦY  HỒNG ÂN THIÊN CHÚA.

Đêm xưa giá lạnh trên đồi, Hào quang chiếu sáng khắp nơi lạ lùng. Bọn chăn run sợ hãi hùng, Bầy chiên thức giấc, vô cùng xôn xao. Bỗng đâu thiên sứ trên cao, Rao truyền: “đừng sợ, Chúa vào trần gian. Đêm nay Con Thánh lâm phàm, Tại thành Đa vít, chuồng chiên thấp hèn.” * Vài lời thiên sứ phán tuyên: “Hãy mau mau đến kiếm tìm hài nhi.” Thân vàng Ấu Chúa phương phi, Nằm trong máng cỏ, chẳng chi ấm nồng Mục đồng quì phục tấm lòng, Trở về, đi khắp các vùng báo tin: Rằng nay Chúa Thánh giáng sinh, Con trời lâm thế, bình minh khắp trần. * Tình yêu cứu vớt muôn dân, Không trung bừng sáng, thiên thần xướng ca. Tin vui rải khắp sơn hà, Từ vùng hải đảo, lan xa thị thành. Bình minh rộn rã âm thanh Thâm sơn cùng cốc, tin lành mừng vui. Vào đời cứu vớt muôn người, Hài nhi Chúa Thánh Con trời giáng sinh. * Lìa ngôi vinh hiển đẹp xinh, Xuống trần chịu khổ, nhục hình Chúa mang. Tình yêu cao quý vô vàn, Hy sinh thân báu sẵn sàng vì ai? Tình yêu có một, không hai, Vì con, Chúa chịu trải dài khổ đau! Tim Ngài tan vỡ ai hay? Hy sinh khổ nạn, đắng cay vô cùng. * Đêm nay nhớ Chúa lạ lùng! GIÁNG SINH, hai chữ ghi lòng kính yêu. Trần gian hãy nhớ một điều: Tìm về Thiên Chúa, tình yêu tuyệt vời!

Lê Nguyễn.

“Sáng danh Thiên Chúa trên trời Bình an dưới thế cho người trần gian!” Ồ kìa, thiên sứ hát vang Khắp nơi trần thế còn đang say nồng. Chăn chiên đang ở ngoài đồng Vội đi tìm Chúa trong lòng hát ca Quỳ bên máng cỏ bày ra Tấm lòng mục tử chẳng quà, chẳng hoa. Không tiền, không bạc nào lo Chúa vui đón nhận phước cho tôi rày

Hoa Dã Quì

Ngài từ nơi cao ngự xuống Con từ vực thẳm đi lên Ngài giàu cao sang vinh hiển Con vũng bùn lấm nghèo hèn Ngài Cha nhân lành chờ đợi Con về năm tháng đi hoang Ôi tình phụ tử thiêng liêng Vạn lần con không hiểu hết Ngài ôm con ghì thật chặt Con nghe hơi ấm yêu thương Từ nay trong vòng tay Chúa Mùa Xuân đã mất lại về Chúa đến chuồng chiên máng cỏ Con về nhà cửa tiện nghi Chúa giàu bỏ đi tất cả Cho con tất cả con cần Ôi tình Chúa cao sâu quá Dù con dệt cả đất trời Thành những bài thơ diễm tuyệt Cũng không nói hết yêu thương của Ngài dành cho con đó

Ao Thơ

🙂

Chúa Jêsus lúc nào cũng là giàu có, vinh hiển, được tôn cao; nhưng dầu Ngài vốn giàu, mà vì anh em, Ngài đã tự làm nghèo. Người tín hữu giàu có sẽ không thật sự tương giao với anh em nghèo khó của mình nếu chưa dùng của cải của người ấy để giúp đỡ những nỗi thiếu thốn của họ (định luật nầy được áp dụng cho đầu cũng như cho các chi thể như nhau), cũng vậy, Ðức Chúa Trời không thể nào thông công được với chúng ta nếu Ngài chưa chia sẻ cho chúng ta sự giàu có dư dật của Ngài, chưa làm nên nghèo để chúng ta trở thành giàu có.Nếu Ngài cứ ngự trên ngôi quang vinh và chúng ta cứ tiếp tục trong cảnh hoang tàn của sự sa ngã và không nhận được sự cứu rỗi của Ngài, thì sự tương giao giữa hai đàng sẽ không thể nào có được. Do đó, muốn có tương giao, người bà con giàu có phải tặng phần sản nghiệp của mình cho bà con nghèo khó kia. Cứu Chúa công bình phải tặng cho người anh em phạm tội chính sự trọn vẹn của Ngài, và chúng ta là những kẻ vừa nghèo vừa phạm tội, phải tiếp nhận ân điển càng thêm ân điển của sự đầy dẫy Ngài. Như vậy trong việc ban cho và nhận lãnh, một người phải từ nơi cao tuyệt đỉnh đi xuống, và người kia phải từ các vực sâu đi lên, và như thế mới có thể ôm choàng lấy nhau trong mối thông công thành thật và hết lòng.

CH Spurgeon

Giáng sinh này con nguyện cầu tha thiết Trong hồi chuông cảnh tỉnh đến bao người Giữa cuộc thế không xa Tình Yêu Chúa Bởi Tình Cha là Sự Sống của đời! Chúa đã đến vầng thái dương chiếu rạng Cho tim người mãi thắm những niềm vui Một vì sao sáng hơn nghìn sao sáng Giữa trời đêm xóa bóng tối ngậm ngùi

Lê Việt Mai Yên

🙂

Suốt đời con chỉ chờ mong Giê xu giáng thế vào trong lòng mình Máng rơm, quán trọ tâm linh Lòng ai nghèo khó Chúa sinh nước Trời! Năm xưa Chúa đến một nơi Bê-lem hiu quạnh con Trời sinh ra Không chăn, không chiếu, chẳng nhà Chuồng chiên máng cỏ… âu là tình thương.

Hồ Thơ 

🙂

Chúa là ai, từ hai ngàn năm trước Đã vào đời trong một ánh sao thần Đêm Bê-lem cô đơn cùng hoang vắng Mà nhạc vàng thiên sứ đã rền vang

Chúa là ai, mà giờ đây thế giới Mỗi Giáng Sinh cùng chiêm ngưỡng, tôn vinh Chúa là ai, mà tình yêu bất diệt Giữ hồn con trên mọi bước thiên trình

PHẠM KHÁNH VŨ 

Chuông nhà thờ vọng mùa Nô-ên đến Tôi đứng nhìn vơ vẩn góc trời xa Kỷ niệm xưa hiện về trong ký ức Để câu thơ cứ bay mãi không ngừng

Và hôm nay thêm mùa yêu thương nữa Chúc mọi người vui hưởng phước ân ban Trong tình yêu Giáng sinh hồng ân đến

Tuong Vi

🙂

Tạ ơn Chúa đã Giáng Sinh đêm ấy Đến trần gian Ngài bày tỏ tình thương Vì yêu ta, thân Chúa trải dặm trường Lìa ngôi báu hạ sinh trong máng cỏ. Chúa làm Người, một Hài Nhi bé nhỏ Trong chuồng chiên nơi máng cỏ thấp hèn Không nôi giường, chẳng nệm ấm chăn êm Ngài lâm thế, cảm thông người nghèo khổ. Các mục đồng được thiên thần báo rõ Đến tôn thờ Cứu Chúa mới hạ sinh Chúc tôn Ngài cùng với các thiên binh Rồi quay về làm sáng danh Thiên Chúa. Ơn Cứu rỗi Cha ban rời rộng quá Ai nhận Ngài làm Cứu Chúa hồn linh Cha thứ tha xoá hết mọi tội tình Làm con Chúa cuộc đời luôn hạnh phước. Đấng Giáng Sinh hơn hai ngàn năm trước Vua đời đời chính Cứu Chúa bình an Danh tuyệt vời là Emmanuen Ngài luôn ở cùng chúng ta mãi mãi. Ngợi khen Cha Đấng yêu thương vĩ đại Giúp chúng con rao báo danh Ngài ra Để mọi người nhận biết Chúa là Cha Đấng Cứu Thế Jesus từ trời đến.

Rebeca Ân Nguyễn 

https://www.youtube.com/watch?v=iJLMP1_Y20s   

Giới Thiệu Về Nhà Thơ Trần Tế Xương

Giới thiệu về nhà thơ Trần Tế Xương – Tác giả của bài thơ Thương vợ sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Trần Tế Xương, qua đó giúp người học có thêm những tư liệu bài học thú vị cho quá trình tìm hiểu bài thơ Thương vợ cho người học.

Tác giả Trần Tế Xươn g có tên lúc nhỏ là Trần Duy Yên, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, ông sinh ngày 10/8/1870 tại làng Vị Xuyên – Mỹ Lộc – Nam Định (nay thuộc phố Hàng Nâu – thành phố Nam Định).

Đến năm 1903 Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương, ông là con trưởng trong gia đình có chín anh em, cha ông là nhà Nho Trần Duy Nhuận do thi nhiều lần không đỗ nên về làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định. Nhà thơ lấy vợ là bà Phạm Thị Mần, năm bà mới 16 tuổi, sau này bà trở thành nhân vật nổi tiếng nước Nam xinh đẹp, giàu lòng thương chồng thương con và hết mực tảo tần.

Nổi tiếng với trí thông minh, con đường hoạn lộ của Trần Tế Xương bắt đầu từ năm mới 17 tuổi, nhưng thi mãi tám lần cũng chỉ đỗ tú tài. Tuy nhiên cuộc đời của ông khá ngắn ngủi, ông mất đột ngột vào ngày 29/1/1907, cuộc đời ông rơi đúng vào giai đoạn có nhiều biến động và đau thương nhất của lịch sử dân tộc, xã hội Việt Nam. Và những bản chất của xã hội ấy đã đi vào thơ của Tú Xương hầu như nguyên vẹn cả hình hài, bao gồm sự tha hóa của những bộ phận xã hội trước ma lực của đồng tiền và “sĩ khí rụt rè gà phải cáo” của tầng lớp nho sĩ cuối mùa.

2. Phong cách sáng tác

Những nỗi đau buồn, phẫn uất riêng của nhà thơ đã hòa chung với nỗi đau của dân tộc và nhân dân thời bấy giờ. Cả đời Tú Xương hầu như làm thơ trào phúng về những cái mới quái gở đó, ông dám vạch trần, đả kích thẳng tay và cần thiết vẫn gọi tên, điểm mặt. Bên cạnh thơ trào phúng, Tú Xương còn để lại những bài thơ trữ tình thắm thiết, đó là biểu hiện cho bản chất, cốt cách của nhà thơ, một người giàu lòng yêu thương, luôn thao thức với đời và khi phải tự trách mình cũng hết sức chân thật.

Có người đã tôn vinh Trần Tế Xương là ” nhà thơ thiên tài“, riêng Xuân Diệu cho rằng sự tồn tại của Tú Xương là vĩnh hằng trong văn chương dân tộc.