Top 9 # Lời Bài Thơ Đi Đường Em Nhớ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Nhớ Ngày Bác Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước

Bức ảnh Bến cảng Nhà Rồng hiện đang được Ban quản lý Di tích tỉnh lưu giữ. Ảnh: Hoàng Huấn

Bến cảng Nhà Rồng

Trong kho tàng tư liệu về lịch sử, hiện Ban Quản lý Di tích tỉnh đang lưu giữ một bức ảnh quý hiếm về Bác. Đó là bức ảnh Bến cảng Nhà Rồng thời điểm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911). Đây là một bức ảnh nằm trong bộ ảnh với hơn 200 hình ảnh, tư liệu về Bác theo chuyên đề hiện có của Ban Quản lý Di tích tỉnh.

Ảnh Bến cảng Nhà Rồng (ảnh trắng đen, chụp toàn cảnh bến cảng khi ấy), nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước thuộc phần 1. Phần này, giới thiệu một số hình ảnh, tư liệu về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, về việc người tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường cách mạng vô sản cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Sự chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức và con người cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bộ ảnh được Ban Quản lý Di tích tỉnh mua lại từ Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh từ khá lâu và đã đưa đi triển lãm lưu động ở nhiều di tích trong tỉnh nhân các ngày lễ lớn như: Bến Tre Đồng khởi 17-1, Ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước 30-4 và Quốc tế Lao động 1-5, Ngày sinh nhật Bác 19-5, Ngày Quốc khánh 2-9… phục vụ hàng ngàn lượt khách tham quan trong và ngoài tỉnh.

Bộ ảnh được chia làm 3 phần: Phần 1: Nguyễn Ái Quốc – Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Phần 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập tự do cho Tổ quốc và Phần 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục soi đường cho Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

Lịch sử đã ghi lại bối cảnh năm 1911, thời điểm Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Nhân dân ta phải chịu 2 tầng áp bức bóc lột của thực dân Pháp và địa chủ phong kiến tay sai. Đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, lầm than với những chính sách bắt phu, bắt lính, sưu cao, thuế nặng… Với lòng yêu nước thương dân và một khát vọng lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho nước nhà, năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng – Thương cảng Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Sau 30 năm, ngày 28-1-1941, Người trở về quê hương để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Người chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc. Sau đó, tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.

“Dấu chân phía trước”

Dấu chân phía trước (nhạc Phạm Minh Tuấn, thơ Hồ Thi Ca) là một trong nhiều bài hát về Bác được đông đảo công chúng đón nhận. Bài hát đề cập sự kiện Bác ra đi tìm đường cứu nước, ca ngợi công lao to lớn của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng quê hương. Có nhiều ca sĩ, diễn viên, người làm nghệ thuật ở Bến Tre cũng đã thể hiện qua bài hát này.

Đây là bài hát thể hiện tình cảm của những thế hệ được may mắn sinh ra trong thời bình, hướng lòng mình về Bác như chính lời bài hát: “Khi tôi còn là hạt bụi/ Người đã lên tàu đi xa/ Khi quê hương còn chìm nổi/ Người đã lên tàu đi xa/ Khi tôi còn là hạt bụi/ Người đã lên tàu đi xa/ Khi Bến Nhà Rồng đầy nước mắt/ Bước chân Bác đặt chốn này…”.

Anh Võ Minh Viễn – ca sĩ, đảng viên Chi bộ Trung tâm Văn hóa tỉnh chia sẻ: “Tôi đã tiếp nhận và biểu diễn bài hát này hơn 10 năm qua, trong những lần tổ chức lễ đón nhận danh hiệu các xã văn hóa. Đây là một bài hát rất hay, có tính nghệ thuật cao. Mỗi khi tôi hát thì cảm xúc rất dạt dào vì đây là một trong những bài hát về Bác Hồ mà tôi yêu thích nhất”.

Với sự kiện Bác ra đi tìm đường cứu nước, nhiều chương trình nghệ thuật có sử dụng bài hát nêu trên đã được tổ chức nhiều lần trong tỉnh. Điển hình như trong hội thi “Tiếng hát mang tên Người” cấp tỉnh qua các năm, nhiều thí sinh đã chọn bài “Dấu chân phía trước” để thể hiện tài năng và cảm xúc của mình, trong đó có cả thí sinh trẻ tuổi và cao tuổi.

Khi nhắc đến sự kiện lịch sử ngày 5-6-1911, nhiều người lại nhớ đến bài thơ nổi tiếng “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên. Đây là bài thơ khắc họa hình ảnh cao đẹp của Bác Hồ trong những năm dài hoạt động cách mạng ở nước ngoài. “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi/ Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác/ Khi bờ bãi dàn lui, làng xóm khuất/ Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre… Luận cương của Lê-nin theo Người về quê Việt/ Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi/ Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai”. Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại những di sản vô cùng quý giá.

H. Huấn – A.Nguyệt

Bài Viết “Nhớ Lại Ngày Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước”

Cách đây 102 năm, vào ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên tàu ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

Kính thưa quý thầy cô, các bạn sinh viên thân mến, trong buổi chào cờ đầu tháng 6/2013 hôm nay, tôi xin đọc bài viết “Nhớ lại ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước“.

Kính thưa quý thầy cô, các bạn sinh viên thân mến,

Cách đây 102 năm, vào ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng – bến Cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La Touche De Tréville, tạm rời xa Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, học thuyết Cách mạng tiên phong của thời đại.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, nước ta bị thực dân Pháp thống trị. Không cam chịu nô lệ, nhiều nhà yêu nước nổi tiếng như Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám, Lương Văn Can… đi tìm đường cứu nước, nhưng kết cục đều bị thất bại. Sống trong bối cảnh nước mất, các thế hệ người dân Việt Nam lúc ấy đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh nước mất, nhà tan và nỗi thống khổ của nhân dân. Người quyết định phải tìm ra con đường cứu nước mới nhằm đánh đuổi thực dân Pháp để cứu nước, cứu dân.

Khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm một con đuờng mới cho cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, người thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

Khi nhiều người đang ngoảnh nhìn về phương Đông với sự ngưỡng mộ “người anh cả da vàng” Nhật Bản – một đế quốc mới ở châu Á – đã chiến thắng nước Nga Sa hoàng năm 1905, hay ngưỡng vọng bác sĩ Tôn Dật Tiên với chủ nghĩa Tam dân nổi tiếng và cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc thì Nguyễn Tất Thành tìm đường sang phương Tây, đến nước Pháp, đến nơi sản sinh ra những lời đẹp đẽ: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” đã từng làm rung động lòng mình khi còn ở tuổi thiếu niên.

Nguyễn Ái Quốc đã đi qua gần 30 nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Cũng từ đấy Người đã tìm đến Chủ nghĩa Mác-Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920, và xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn: “Chỉ có Chủ nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo Thanh niên ra ngày 21-6-1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ với việc Người lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ và gửi đi học ở Liên Xô… Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi, ngày 03-02-1930, dưới sự chủ trì của Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong Cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu nước, cứu dân, thống nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức của thực dân, phong kiến, thoát khỏi bần cùng, lạc hậu.

Mùa xuân năm 1941, sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, rời xa Tổ quốc, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày 19/5/1941, giữa vùng núi rừng Pắc Bó, theo sáng kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận Việt Minh ra đời giữa lúc nhân dân Việt Nam đang rên xiết trong cảnh một cổ hai tròng, vận mệnh dân tộc đang trong cảnh nước sôi lửa nóng. Sự thành lập và hoạt động của Việt Minh đã trở thành nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; chứng minh sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện.

Tháng 12-1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chi Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu ngày 7-5-1954. Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân ở miền Nam và Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quốc tế và có tính chất thời đại sâu sắc, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử nước ta – kỷ nguyên của một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và đi lên Chủ nghĩa Xã hội.

Từ đó đến nay, Đảng ta tiếp tục phát triển tư duy lý luận về Chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa tiếp tục phát triển. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Vai trò và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.

Chúng ta hướng về kỷ niệm 102 năm ngày ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, từ chuyến đi lịch sử đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam rực rỡ cho đến tận hôm nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Tự hào về Đảng quang vinh, về Bác Hồ vĩ đại, mỗi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội.

Xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quý thầy cô và các bạn sinh viên.

Xin kính chúc quý thầy cô và các bạn sinh viên nhiều sức khỏe và thành công.

Lời Bài Hát Nhớ Em Không Ngủ Được

Nhạc sĩ/ Sáng tác:

Việt Nam

2536

Các ca sĩ thể hiện:

Hamin,V

Lời bài hát Nhớ em không ngủ được

Ɲà nà nà na na ná Ɲa na ná na na nà Ɲhớ em không ngủ được Lại nhớ em không ngủ được Ɲhớ thương từng giâу, nhớ đôi bàn taу Ɲói chung là nhớ em không ngủ được Ɲhớ em không ngủ được Lại nhớ em không ngủ được Trái tim cồn cào, chỉ mong gặp nhau Thế nên là nhớ em không ngủ được

Và anh đã nói là khi anh уêu sẽ không lúc nhiều lúc ít Gặp em mới sáng nàу thôi mà đêm nằm ngủ anh nằm mà cười thút thít Không có em thì đêm naу không ngủ, nà… Mà có rồi sao ngủ, nà.. Ϲhỉ cần hai đứa đông đủ là cái phòng ngủ cũng là phòng thu Không lẽ, không lẽ giờ gọi cho em mà lo em ngủ còn chưa tỉnh Không lẽ chui ống khói kiếm em vì không thể đi bằng cửa chính Đêm naу anh thức không vì chơi game mà viết cho em bức thư tình Vì gặp em, dân chơi ăn nhậu cũng biến thành một thằng thư sinh Và em đã bảo anh trước khi nói phải đánh lưỡi tận bảу lần Anh nghĩ rằng dù đánh lưỡi bao nhiêu cũng không bằng một lời nói chân thật Ɲên lấp nỗi buồn kia trống chỗ và quên khái niệm của đồng hồ Yêu em như nồi trà sữa bà Tân vì vừa ngọt lại siêu to khổng lồ

Lại nhớ em không ngủ được Ɲhớ thương từng giâу, nhớ đôi bàn taу Ɲói chung là nhớ em không ngủ được Ɲhớ em không ngủ được Lại nhớ em không ngủ được Trái tim cồn cào, chỉ mong gặp nhau Thế nên là nhớ em không ngủ được

***** Phải là ba giờ sáng, ngủ đi baу kdjshshjs Vì sao nhớ em thế nàу là thức tới sáng cùng chú Trường Vũ Là từ khi lần đầu mà ta gặp Ѕét đánh trúng anh ba chập Ϲon tim anh nó va đập Rồi lơ ngơ như bị ma nhập Anh nằm trằn trọc trên chiếc giường mộc Vò đầu bứt tóc nhớ em đến phát khóc Lăn lóc hằng hộc Giường kêu lộc cộc Ước thời gian bức tốc ngàу trôi trong chốc lát Muốn leo vào nhà gặp em, nhưng nhà nước lại ngăn cấm Định bấm chuông lịch sự giữa đêm, sợ ba em cho ăn đấm Tình hình vầу hoài chắc chết mất Ɲgoài em còn lại là hết cách Ɛm dùng bùa gì mà anh si mê Uống thuốc an thần cũng không xi nhê Xa nhau tí thôi không chịu được Ϲho nhau vài giờ đi đâu đủ Ɛm уêu như Ɓác Hồ уêu nước Ϲho nên đêm naу Ɓác không ngủ…

Lại nhớ em không ngủ được Ɲhớ thương từng giâу, nhớ đôi bàn taу Ɲói chung là nhớ em không ngủ được… em ơi… em ơi… Ɲhớ em không ngủ được Lại nhớ em không ngủ được Trái tim cồn cào, chỉ mong gặp nhau Thế nên là nhớ em không ngủ được… уeah…

Ghi chú về lời bài hát Nhớ em không ngủ được

U Bài Ngăm Trăng Đi Đường (Hồ Chí M…

Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.

Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.

Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh, chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.

Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người. Thế nhưng, đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng: đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”.

Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn, đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người. Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.

Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang’”.

Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung, tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng.

Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sựu lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời.Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục.