Top 5 # Nghe Bài Thơ Bàn Tay Cô Giáo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Thơ Bàn Tay Cô Giáo

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG MẦM NON THANH VĂN

HOAÏT ÑOÄNGLaøm quen vaên hoïcThơ: ” Bàn Tay Cô Giáo”Đối Tượng 5 -6 tuổiGVTH: Trương Thị Lan AnhHOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌCThơ: ” Bàn tay cô giáo”MỤC ĐÍCH * Kiến thức:– Trẻ hiểu được nội dung* Kỹ năngBiết đọc diễn cảm, trả lời tốt câu hỏi và bộc lộ cảm xúc cá nhân – Phát triển khả năng chú ý, cảm xúc, tình cảm* Thái độ– Giáo dục bé biết thương yêu và kính trọng cô giáo CHUẨN BỊ– Cô thiết kế hình ảnh bài thơ : ” Bàn tay cô giáo”– Poiwerpoint.+ Một số hịêu ứng hình ảnh– Câu hỏi đàm thoại.– Sưu tầm hình ảnh, tư liệu giảng dạy trên mạng.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Ổn định- tạo cảm xúc– Cô và trẻ cùng hát “Bàn tay cô giáo” * Hoạt động 1: Đàm thoại– Noùi qua noäi dung baøi thô, gôïi hoûi teân baøi thô ” Bàn tay coâ giaùo”taùc giaû– Coâ ñoïc laïi baøi thô dieãn caûm 1 laàn– Caû lôùp ñoïc thô– Coâ chæ vaøo baøi thô höôùng daãn treû caùch ñoïc caùc doøng thô– Cho treû tìm chöõ ñaõ hoïc trong teân baøi thô– Coâ chæ cho treû ñoïc– Gôïi hoûi noäi dung böùc tranh

* Đàm thoại: – Gợi hỏi trẻ hình ảnh trong các đoạn thơ – Trong bài thơ hình ảnh cô giáo đanglàm gì? – Cô giáo đang chăm sóc các bạn nhỏ như thế nào? – Đoạn thơ nào cho biết tay cô rất khéo? – Đoạn thơ nào nói lên tình cảm trìu mến của cô đối với các con? – Con đã cảm nhận được những gì khi đọc bài thơ này?

Bàn tay cô giáo

Bàn tay cô giáo Tết tóc cho em Về nhà mẹ khen Tay cô đến khéo

Bàn tay cô giáo Vá áo cho em Như tay chị cả Như tay mẹ hiền

Hai bàn tay cô Dạy em múa dẻo Hai bàn tay cô Dạy em vẽ khéo

Cô dắt em đi Trên đường đến lớp Đường đẹp quê hương Đường dài đất nước

Cô bước em bước Cây xanh đôi bờ Vừng đông xòe quạt Đẹp bàn tay cô* Hoạt động 2: Đọc thơ– Coâ cho caû lôùp ñoïc thô baøi thô– Toå, nhoùm ñoïc thô– Haùt “Coâ vaø meï”– Ñoïc thi ñua giuõa caùc toå– Ñoïc thi ñua caù nhaân– Caû lôùp ñoïc laïi baøi thô* Hoat Động 3: Trò chơi– Nghe hát : ” Bàn tay cô giáo”– Cho trẻ ngồi thành 3 nhóm, cắm hoa tặng cô

Xin chn thnh c?m on.

Đề Tài Thơ Bàn Tay Cô Giáo

Chủ đề nhánh : TRƯỜNG MẪU GIÁO YÊU THƯƠNG

Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ

Hoạt động: làm quen văn học

Đề tài : THƠ : BÀN TAY CÔ GIÁO

– Trẻ đọc thuộc theo cô rõ ràng bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ, tên bài thơ,tên tác giả

– Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, đúng nhịp. Luyện trẻ đọc rõ ràng.

– trẻ thực hiện được lời chỉ dẫn 2-3 hành động liên tiếp

– Dạy trẻ biết thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng cô giáo.

1/ không gian : trong lớp

2/ Cô : tranh “cô giáo về nội dung bài thơ, bài thơ chữ to còn khuyết

3/ Cháu : thuộc bài hát cô yêu cầu

4/ phương pháp: đàm thoại,quan sát, thực hiện

– Cô cháu cùng hát bài “cô và mẹ”.

– Hôm nay cô có bài thơ sáng tác của Định Hải là bài ” Bàn tay cô giáo”. Cô sẽ dạy các con nhé!

– Cô đọc diễn cảm lần 1+ Tóm nội dung: cô giáo tết tóc, vá áo cho các con như là mẹ hiền vậy, về nhà mẹ khen cô khéo léo

– Cô đọc lần 2 trích giảng từ khó:

– Cô đọc lần 3 cháu đọc nhẩm theo cô 1 lần.

– Cô cùng cả lớp đọc thơ(2-3 lần)

– Mời lần lượt từng tổ đọc thơ, cá nhân đọc thơ

– Đọc thi đua tổ, nhóm, cá nhân.Cô nhận xét sửa sai và tuyên dương trẻ

– Con vừa đọc bài thơ gì?

– Ở trường cô làm những công việc gì?

– Mẹ khen cô như thế nào ?

– Ở nhà mẹ có làm những công việc giống cô không ?

– Con có yêu cô không?

– Con thích câu thơ nào nhất trong bài thơ này? Vì sao ?

– Cô bổ sung và nhận xét. Cô cho trẻ đọc lại các từ khó nếu cần và sửa sai cho trẻ.

3 : Trò chơi: “ghép hình còn thiếu vào ô trống”

Chia lớp thành hai nhóm

Cô có hai bài thơ ” bàn tay cô giáo nhưng còn thiếu nhiệm vụ các con là chon tranh dán vào cho phù hợp tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Trong thời gian một bài hát đội nào dán xong trước và chính xác là đội chiến thắng

Con vừa học bài thơ tên gì?Do ai sáng tác?

Cho lớp đọc lại bài thơ 1 lần

GD các con đi rất giỏi con đã thực hiện liên tiếp 2 hành động liên tiếp là nói tên bài thơ và tên tác giả

– Lớp hát ” Trường chúng cháu là trường MN”.

Bàn tay cô giáo, Định Hải

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Giáo Án Đề Tài: Bàn Tay Cô Giáo

– Cho trẻ chơi tự do: Lộn vầu vồng.

– Hằng ngày ai đưa các con đi học?

– Khi đến lớp ai dạy dỗ, chăm sóc các con?

– Cô giáo làm những công việc gì để chăm sóc các con?.

– Giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn, kính trọng cô giáo…

– Cô giới thiệu bài hát: Bàn tay cô giáo – ST: Nhạc Phạm Tuyên, lời Định Hải.

– Cô mời cả lớp hát cùng cô một lượt.

– Cô và các con vừa hát bài gì?

Đúng rồi! Đó là bài hát: Bàn tay cô giáo.

– Các cháu có yêu thương cô giáo không?.

– Cô hát và vỗ tay theo nhịp 2/4 2 lần.

– Mời từng tổ, nhóm, cá nhân hát kết hợp vỗ tay bài (Cô thay đổi các hình thức để trẻ hứng thú).

– Cả lớp vận động lại một lần.

– Các cháu vừa được hát và vận động bài hát gì?.

– Các cháu vận động như thế nào?.

– Ngoài cách vỗ tay theo nhịp còn có cách vận động nào khác không?.

Cô giới thiệu bài: Bài ca đi học.

– Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài, tên tác giả

– Cô hát lần 2: Minh họa động tác theo nội dung bài hát

Bài hát nói lên vẻ đẹp của thầy cô khi đứng trên bục giảng để giảng bài cho các bạn nhỏ với mong muốn các bạn sau này lớn lên trở thành người có tri thức,có học thức và là người có ích cho xã hội

– Cô hát lần 3 cho trẻ hát cùng và cùng minh họa theo lời bài hát

+ Cách chơi: Cô đặt 4 – 5 chiếc vòng cho trẻ đếm sau đó lên chơi (số trẻ nhiều hơn số vòng) trẻ vừa đi vừa hát xung quanh chiếc vòng và lắng nghe tiếng xắc xô, khi cô vỗ bình thường trẻ đi bình thường. Khi cô vỗ nhanh trẻ đi nhanh. Khi cô dừng lại trẻ nhanh chân nhẩy vào vòng.

+ Luật chơi: Bạn nào không có vòng là nhẩy lò cò 1 vòng

– Cô thêm vòng cho trẻ chơi 3 – 4 lần.

– Cô động viên khen trẻ, hỏi trẻ tên trò chơi.

Về Bài Một Bàn Tay Của Phạm Duy

Details

Written by Phạm Xuân Đài Hits: 7499

Khi một hài nhi rời lòng mẹ, vật đầu tiên nó tiếp xúc là bàn tay của người đỡ đẻ. Ngày trước người giúp cho sản phụ sanh con gọi là bà đỡ, vì công việc chính của người đàn bà này là dùng hai tay của mình đón đứa bé vừa chui ra. Bà phải “đỡ” nó, tức là dùng bàn tay nâng phía dưới cho nó khỏi rơi xuống, và giúp nó ra khỏi lòng mẹ một cách suông sẻ. Có bài hát nào ca ngợi giây phút đầu đời ấy của bé không? Có, bài Một Bàn Tay của Phạm Duy:

Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng ngườiMột đêm kêu lên hơi thở tuyệt vờiBàn tay êm ái, ôi bàn tay khoan khoái!Nhạc ru tiếng khóc trần ai. Động tác “đưa anh ra khỏi lòng người” đúng là của bàn tay bà đỡ. Sau chín tháng mười ngày “anh” được mẹ cưu mang lớn dần trong môi trường êm ấm, nhưng khi đã lớn đủ thì phải rời khỏi chỗ cư trú sung sướng nhưng bắt đầu chật chội ấy để mà chào đời. Đột ngột thay đổi môi trường sống, hài nhi choáng ngợp với bầu không khí quanh mình mà bắt đầu từ giây phút này chính nó phải hít thở lấy để sống, phản ứng đầu tiên của nó là la lên, phát thành tiếng oe oe đầu tiên, mà Phạm Duy gọi là “kêu lên hơi thở tuyệt vời”, cái giây phút đầu tiên tiếp xúc với khí quyển, làm bật lên tiếng kêu, “tiếng khóc trần ai”, để đánh dấu một đời sống bắt đầu!

Tất cả đều với bàn tay của bà đỡ, đưa em bé trôi tuột từ nơi trú ẩn chật hẹp ra gặp thế giới rộng lớn bên ngoài, và tạo cho người mẹ một nỗi khoan khoái vô vàn sau thời kỳ mang nặng nay bỗng nhẹ tênh và mình bỗng có bên cạnh một sinh vật của chính mình tạo ra! Nỗi khoan khoái mãn nguyện vừa sinh lý vừa tâm lý vừa thiêng liêng không gì có thể sánh được! Thế giới bên ngoài không ấm êm như trong lòng mẹ. Đứa bé cần được nâng niu ẵm bồng bú mớm để lớn lên, và phải được dạy dỗ để thành người. Trong cuộc sống tạo hóa đã làm ra, ai cũng bình đẳng như nhau, nhưng phải có bàn tay của người cha người mẹ vun xới, đưa lối thì đứa bé mới có một tuổi ấu thơ tươi đẹp:

Bàn tay đưa anh đi gặp cuộc đờiMột Xuân bao dung ai cũng là ngườiBàn tay vun xới, ôi bàn tay đưa lối!Dọc đời, thơ hát đầy vơi. Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng thơ mộng như trong lứa tuổi hoa niên luôn luôn có bàn tay hỗ trợ của gia đình? Lớn lên, ra bay nhảy với đời, không còn gần gũi với “bàn tay vun xới, bàn tay đưa lối” (nuôi nấng, bảo bọc, dạy dỗ), con người rồi sẽ không tránh được những khó khăn, sẽ gặp những u ám đen tối. Đó là khi những nẻo đường mùa xuân của đời người đã hết, và những khó nhọc của những mưa nắng mùa hè bắt đầu:

Trong cơn mưa hèTay nào khô héoBắt anh về?Bàn tay che mắtÔi còn ngăn câu hátBàn tay ám khí u mê… Bàn tay tạo nên cái thiện thì cũng chính bàn tay có thể làm việc ác. Đụng chạm với những cái xấu, cái ác của đời là chuyện không tránh khỏi. Nhưng một ngày kia chàng thanh niên vừa lớn lên ấy bỗng thấy một ánh sáng mới

Nhưng tay em vềThơm mùi gỗ quýGỡ anh ra.Bàn tay nắng lóaÔi bàn tay khơi gióTình trong năm ngón nõn nà. Tình yêu đã đến! Chàng đã gặp người con gái mà số phận đã dành cho chàng! Khác với “bàn tay khoan khoái” của bà đỡ, khác với bàn tay ân cần “đưa anh đi gặp cuộc đời” của cha mẹ, bàn tay của người tình tỏa ngát hương và mở ra một không gian huyền ảo, chàng run run cầm bàn tay người yêu để cảm nhận “tình trong năm ngón nõn nà”!

Đó là hoa mộng trong ngày hè của cuộc đời, thời kỳ thanh niên thiếu nữ gặp nhau, yêu nhau. Chốc lát hè đã sang thu, tình đã chín muồi, đã đến mùa của đơm hoa và kết trái.

*

Bài hát Một Bàn Tay đã dựa vào vai trò của bàn tay con người để miêu tả tổng quát đời người. Mục đích tác giả là nói về bàn tay hay về đời người? Có lẽ cả hai, dùng cái này để nói về cái kia. Từ khi giống người biết đứng thẳng, bàn tay đã tạo ra kỳ tích đưa đời sống loài người đi dần tới văn minh. Dĩ nhiên là bàn tay luôn luôn đi với khối óc, nhưng vì bàn tay là phần thể hiện cụ thể nên người ta vẫn ca ngợi sự kỳ diệu trong hành động tạo tác của đôi tay. Phạm Duy giới hạn công dụng của bàn tay trong những động tác gần gũi nhất, nhân bản nhất đối với đời sống một con người: đưa hài nhi vào cuộc sống, nuôi nấng dạy dỗ nó, bàn tay xây dựng cuộc sống lứa đôi, bàn tay vuốt mắt… Những nét quan trọng nhất của cuộc nhân sinh được gói trọn trong một ca khúc; chỉ với một hai câu, có khi cô đọng trong một hai từ, tác giả nói đầy đủ tính chất cốt lõi của mỗi giai đoạn của đời người. Chỉ “hát” về đời người chứ không triết lý về nó, nhưng tiếng hát ở đây đôi khi chạm tới chỗ sâu thẳm biến bài hát mang nhiều ý nghĩa triết lý. Như chữ “bàn tay khoan khoái” nói đầy đủ trạng thái con người của sản phụ vừa sinh con. Như chữ “lạ lùng” vừa đề cập tới ở trên, đã mở ra thế giới mênh mông đầy bí ẩn của cái chết mà không cần luận giải, hoặc sáng tạo nên những cái trừu tượng buộc con người phải tin theo. Chỉ dùng lời ca, tác giả làm cho người thưởng thức “cảm” trực tiếp những gì mà thần học, triết học phải dài dòng lắm mới tạm miêu tả được.

Vì thế, “Một Bàn Tay” cũng là “Một Đời Người”. Mà cũng là cái chu kỳ không chấm dứt của con người “đi trong không gian thở hơi gió từ ngàn năm*”. 14-6-2012Phạm Xuân Đài*Câu hát trích từ bài Lữ Hành của Phạm Duy.