Top 11 # Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Bài Thơ Tây Tiến Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Hoàn Cảnh Ra Đời, Nội Dung Và Nghệ Thuật Chính Của Bài Thơ Tây Tiến

Hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ Tây tiến

+ “Tây tiến” lên tên một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, hoạt động chủ yếu ở vùng núi Tây bắc sang Thượng Lào, nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào và tiêu hao lực lượng của Pháp. Đội quân Tây tiến phần đông là học sinh, sinh viên, tri thức yêu nước còn rất trẻ.

+ Bài thơ được Quang Dũng viết rất nhanh trong nỗi nhớ dâng trào về Tây tiến nên lúc đầu bài thơ có nhan đề Nhớ Tây tiến. Bài thơ được toàn quan nhiệt liệt hoan nghênh và truyền miệng rộng rã

+ Bài thơ là nỗi nhớ Tây tiến của Quang Dũng, Quang Dũng nhớ về đơn vị bộ đội đóng sát biên giới Việt Lào và những ngày đấu tranh thiếu thốn, vất vả, hiểm nguy.

+ Bài thơ bao trùm một nỗi nhớ, tác giả nhớ về hình ảnh đoàn quân năm ấy, nhớ những chặng đường họ đã đi qua, nhớ những đèo dốc hiểm nguy và cái chết luôn rình rập. Quang Dũng nhớ về hoàn cảnh thiếu thốn của người lình từ thiếu ăn, thiếu thuốc và chịu những cơn sốt rét rừng hành hạ.

+ Bài thơ không che đậy mà nói sự thật về cái bi của cuộc chiến tranh, nói về cái chết trên đường của những chiến sĩ, về những di chứng của sốt rét rừng…nhưng tất cả là bi tráng, bi hùng chứ không bi thương, bi lụy. Những người chiến sĩ Tây tiến tuổi đời còn quá trẻ, hơn hết họ lại là những tri thức sống quen với sự hào hoa của thành đô, vậy mà họ bỏ lại sau lưng cuộc sống bình yên để dấn thân vào cuộc chiến bảo vệ quê hương. Họ đối diện với khó khăn và cái chết một cách bình thản, nhẹ nhàng bằng ý thức trách nhiệm của một công dân yêu nước.

+ Tây tiến còn chứa đựng những kỉ niệm nên thơ của những người lính về những đêm hội, về những bữa cơm giữa rừng.

+ Quang Dũng sử dụng bút pháp lãng mạn nhưng pha lẫn là hình ảnh hiện thực tạo nên giọng điệu bài thơ vừa bi tráng lại vừa lãng mạn.

+ Từ ngữ được chọn lựa điêu luyện nhưng vẫn khá tự nhiên, có tính hình tượng cao.

Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Bài Thơ Vội Vàng.

HƯỚNG DẪN

I. TÁC GIẢ XUÂN DIỆU

1. Xuân Diệu (1916 – 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định. Theo lời Xuân Diệu, cả xứ Nghệ quê cha và xứ dừa quê mẹ đều có ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nghiệp văn chương của ông. Xuân Diệu đã thừa hưởng đức tính cần cù, kiên nhẫn trong lao động của người xứ Nghệ và hồn thơ của ông được bồi đắp nên từ thiên nhiên thơ mộng vạn Gò Bồi. Sau khi đỗ tú tài, Xuân Diệu đi dạy học tư, làm viên chức ở Mĩ Tho rồi ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Ông hăng hái tham gia các hoạt động xã hội với tư cách một nhà văn chuyên nghiệp: đại biểu Quốc hội khoá I, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà Dân chủ Đức. Năm 1996, Xuân Diệu được nhà nước tặng Giải thưởng HỒ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, một nhà văn hoá lớn. Ngay từ khi mới bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu đã được nhìn nhận là nhà thơ “mới nhất trong những nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông là nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu với một hồn thơ “khát khao giao cảm với đời” (Nguyễn Đăng Mạnh). Xuân Diệu luôn duy trì một nguồn cảm xúc tươi mới, một cặp mắt “xanh non” để nhìn vạn vật nên dòng thơ của ông cho đến cuối đời vẫn không hề vơi cạn. Sự đam mê sáng tạo của ông như một cuộc chạy đua với thời gian, tìm đến sự bất tử trong văn chương.

3. Tác phẩm chính của Xuân Diệu gồm các tập thơ: Thơ tha (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960), Mủi Cà Mua – cầm tay (1962), Hai đạt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh cù (1982); các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945); các tập tiểu luận, phê bình, nghiên cứu: Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (hai tập – 1981, 1982), Công việc làm thơ (1984),…

II. BÀI THƠ VỘI VÀNG

Vội vàng được in lần đầu trong tập Thơ thơ (NXB Đời nay, Hà Nội, 1938). Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách mạng, cho thấy nhân sinh quan mới mẻ cùng những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ.

NỘI DUNG

1. Đoạn 1 (13 câu đầu): Tình yêu tha thiết đôi với cuộc sống.

Thi nhân là người nhạy cảm hơn ai hết về sự phai tàn của cái đẹp trước thời gian, họ muôn níu giữ cả những gì mong manh nhất của hương sắc cuộc đời (muôn “bắt nắng đi” cho “màu đừng nhạt”, muôn “buộc gió lại” cho “hương đừng bay”). Những ước muốn “không tưởng” ấy được bộc lộ một cách chân thành, mãnh liệt bởi nó bắt nguồn từ tình yêu tha thiết đối với cuộc sống. Khác với nhiều thi nhân lãng mạn thời ấy, Xuân Diệu không cần phải tìm cách thoát li hiện thực, nhà thơ tìm thấy cho mình cả một “thiên đường” ngay trên mặt đất này:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì,

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;…

Đấy là một cõi trần dạt dào nhựa sống giữa mùa xuân. Tâm hồn tươi trẻ của nhà thơ bắt nhịp ngay với những gì đang nảy lộc đâm chồi, đang đơm hoa kết trái. Sự ngất ngây, say đắm của hồn thơ biểu hiện trong nhịp thơ tuôn chảy ào ạt (này đây… này đây…), những hình ảnh mang sắc màu rực rỡ (ong bướm…tuần tháng mật; hoa… đồng nội xanh ri; cành tơ phơ phất), nhưng âm thanh réo rắt (yến anh… khúc tình si),… Cảm nhận được sự sống xuân thì đang ở dạng phồn thực khiến cho các giác quan bất chợt thăng hoa, thi nhân đã có một so sánh đặc biệt tình tứ: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Cái đẹp của con người đã trở thành chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên đó là một phát hiện trong quan niệm mĩ học của Xuân Diệu. Nhưng ngay trong lúc ở đỉnh cao của sự đắm say giao hoà cùng vạn vật, cảm giác tiếc nuối thời gian vẫn song hành tồn tại (Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa -Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân).

2. Đoạn 2 (từ câu 14 đến câu 29): Nỗi băn khoăn, tiếc nuối về sự một đi không trở lại của tuổi xuân trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian.

Cảm nhận về thời gian ở mỗi người, mỗi thời không giông nhau. Người xưa quan niệm thời gian là một vòng tuần hoàn, con người còn có kiếp luân hồi nên có thể tồn tại vĩnh hằng cùng trời đất. Thời hiện đại, ý thức về sự hiện hữu của “cái tôi, cá nhân kéo theo sự thay đổi quan niệm về thời gian”. Ở các nhà thơ mới, đặc biệt là Xuân Diệu, cảm thức về thời gian vô cùng nhạy bén. Đối với thi nhân, mỗi giây phút cuộc đời là vô cùng quý giá, một đi không trở lại, nên Xuân Diệu lúc nào cũng như chạy đua với thời gian, “giục giã” mình và mọi người “Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ!”. Nhà thơ cảm thấy thời gian đang chảy trôi vùn vụt trong mùa xuân của đất trời:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Và nhận thấy con người hoàn toàn chịu sự chi phôi của dòng chảy đó:

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Cái đẹp của thiên nhiên là mùa xuân, cái đẹp của con người là tuổi trẻ. Mùa xuân của đất trời còn có thể tuần hoàn nhưng tuổi xuân của đời người thì chẳng bao giờ “thắm lại”! Đó là một nghịch lý nhưng lại là quy luật tất yếu. Cảm nhận sâu sắc và có phần đau đớn về sự một đi không trở lại của tuổi xuân khiến thi nhân nhìn đâu cũng thây “mầm li biệt”:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sống núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim vội vàng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

3. Đoạn 3 (từ câu 30 đến hết): Lời giục giã cuồng nhiệt của nhà thơ.

Chính vì bất lực trước quy luật khắc nghiệt của thời gian nên nhà thơ mới vội vàng giục giã mọi người tận hưởng tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên thế gian này (sự sống… mơn mởn; mây đưa… gió lượn cánh bướm… tình yêu; mùi thơm; ánh sáng,…). Tình cảm đắm say, tha thiết đến cuồng nhiệt đối với sự sống một lần nữa lại trào lên ở cuối bài thơ bằng những điệp từ (ta muốn… ta muốn) bằng những động, tính từ mạnh mẽ (riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê,…) và lên đến cao trào: – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Đó là cách bộc lộ cảm xúc vô cùng mãnh liệt, độc đáo và mới mẻ chỉ có ở Xuân Diệu.

NGHỆ THUẬT

1. Sự kết hợp hài hoà giữa mạch cảm xúc trên bề mặt và mạch triết luận ở bề sâu. Mỗi cảm xúc ào ạt, mê say, đắm đuối tưởng như bột phát qua những hình ảnh tràn trề, rực rỡ thực chất đều bị chi phối bởi mạch luận lí ẩn bên trong. Có thể dõi theo hai mạch song hành đó qua trình tự các khổ thơ. Muốn tắt nắng, buộc gió, muôn giữ lại hương sắc cuộc đời (khổ 1) bởi cuộc sống trần gian rạo rực xuân thì, đẹp đến ngất ngây (khổ 2). Nhưng cái đẹp nào có tồn tại mãi. Mùa xuân của đất trời có thể tuần hoàn nhưng tuổi xuân của đời người thì một đi không trở lại, trong cái đang phơi phới đã có mầm tàn lụi, vị chia li (khổ 3). Vì thế con người phải vội vàng lên, ôm trọn lấy cuộc đời, thâu nhận hết thảy sắc hương của sự sống (khổ 4). Nhịp thơ ở đây cũng biến đổi uyển chuyển, linh hoạt theo dòng cảm xúc. Khi diễn tả sự đắm say, sôi nổi thì nhịp điệu trở nôn dồn dập, khi cần triết luận thì nhịp thơ dãn ra, lắng lại, những đoạn cao trào nhịp điệu lại được đẩy lên mạnh mẽ, sôi nổi.

2. Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh và ngôn từ. Hình ảnh thơ táo bạo, mãnh liệt (Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!…). Ngôn ngữ thơ phong phú và mới lạ: cách đảo ngữ rất tân kì (Của ong bướm này đây tuần tháng mật – Này đây hoa,…), phép điệp và phép đối được phát huy triệt để trong cấu trúc câu thơ làm tăng sức biểu hiện (Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua – Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,…), các giác quan được huy động tôl đa dẫn đến những cảm nhận độc đáo (Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi – Khắp sống núi vẫn than thầm tiễn biệt,…).

3. Giọng thơ đắm say, sôi nổi. Đó là một nét riêng của giọng thơ Xuân Diệu được thể hiện rất rõ trong bài thơ này. Giọng thơ đã truyền được trọn vẹn cái đắm say trong tình cảm của nhà thơ và như vậy, bài thơ đã tìm được con đường ngắn nhất đến với trái tim người đọc.

Đặc Điểm Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Bài Thơ “Vội Vàng”

Nỗi ám ảnh của nhà thơ Xuân Diệu về số phận mong manh của những giá trị đời sống và sự tồn tại ngắn ngủi của tuổi xuân

“Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.

Đặc điểm về nội dung

“Vội vàng” chỉ là một cách nói. Trong cốt lõi, đây là một quan niệm sống mới mang ý nghĩa tích cực nhằm phát huy cao độ giá trị của “cái tôi” cá nhân trong thời hiện đại. Quan niệm sống nói trên được diễn giải qua một hệ thống cảm xúc và suy nghĩ mang màu sắc “biện luận” rất riêng của tác giả.

Phát hiện mới của Xuân Diệu: Cuộc đời như một thiên đường trên mặt đất

Bước vào bài thơ, độc giả ngạc nhiên trước những lời tuyên bố lạ lùng của thi sĩ:

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi

Những lời tuyên bố đó chỉ có vẻ kì dị, ngông cuồng bề ngoài, nhưng thực chất bên trong chứa đựng một khát vọng rất đẹp: chặn đứng bước đi của thời gian để có thể vĩnh viễn hoá vẻ đẹp của cuộc đời.

Nhưng lí do nào khiến nhà thơ nảy sinh niềm khao khát đoạt quyền tạo hoá để chặn dòng chảy của thời gian?

Trong quan niệm của người xưa, đời là chốn bụi trần, cuộc đời là bể khổ. Đấy là lí do vì sao lánh đời nhiều khi đã trở thành một cách sống mà cả tôn giáo cũng như văn chương đều chủ trương vẫy gọi mọi người trên hành trình tìm sự an lạc tâm hồn. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên, đạo Phật tô đậm vẻ đẹp của cõi Niết bàn, cõi Tây phương cực lạc; văn học cổ Trung Quốc cũng như văn học trung đại Việt Na, đều đề cao tâm lí hoài cổ, phục cổ, khuyến khích xu hướng tìm về những giá trị trong quá khứ vàng son một đi không trở lại như đi tìm một thiên đường đã mất. Xuân diệu thuộc thế hệ những người trẻ tuổi ham sống và sống sôi nổi, họ không coi lánh đời là một xử thế mang ý nghĩa tích cực mà ngược lại, họ không ngần ngại lao vào đời. Và thật ngạc nhiên, nhờ tuổi trẻ, họ phát hiện ra cuộc đời thực chất không phải là một cõi mông lung, mờ mờ nhân ảnh, cũng chằng phải là cái bể khổ đày đoạ con người bằng sinh, lão, bệnh, tử… những định mệnh đã hàng ngàn năm ám ảnh con người mà trái lại là cả thế giới tinh khôi, quyến rũ. Tất cả đều hiện hữu, tất cả đều gần gũi, đầy ắp, ngay trong đời thực và trong tầm tay với:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đâu khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Trong cái nhìn mới mẻ, say sưa thi nhan vồn vã liệt kê bao vẻ đẹp của cuộc đời hằng ngày loạt đại từ chỉ trở này đây làm hiện lên cả một thế giới thật sống động. Hơn thế, cõi sống đầy quyễn rũ ấy như đang vẫy gọi, chào mời bằng vẻ đẹp ngọt ngào, trẻ trung và có ý để dành cho những ai đang ở lứa tuổi yêu đương, ngọt ngào: đây là tuần tháng mật để dành cho ong bướm, đây là hoa của đồng nội (đang) xanh rì, đây là lá của cành tơ phơ phất và khúc tình si kia là của những lứa đôi…..

Với đôi mắt xanh non của người trẻ tuổi, qua cái nhìn bằng ánh sáng chớp hàng mi, thi nhân còn phát hiện ra điều tuyệt vời hơn: tháng giêng, mùa xuân sao ngon như một cặp môi gần!

Nỗi ám ảnh của nhà thơ Xuân Diệu về số phận mong manh của những giá trị đời sống và sự tồn tại ngắn ngủi của tuổi xuân

Tuy nhiên, trong ý thức mới của con người hiện đại về thời gian, khi khám phá ra cái đẹp đích thực kia của đời cũng là lúc người ta hiểu rằng điều tuyệt diệu này có số phận thật ngắn ngủi, mong manh và sẽ nhanh chóng tàn phai vì theo vòng quay của thời gian có cái gì trên đời là vĩnh viễn? Niềm ám ảnh đó khiến cái nhìn của thi nhân về thế giới bỗng đổi khác, tất cả đều nhuốm màu của lo âu, bàng hoàng, thoảng thốt.

Đấy là lí do vì sao mạch cảm xúc trong đoạn thơ bỗng liên tục thay đổi: từ việc xuất hiện các kiểu câu định nghĩa, tăng cấp nghĩa là (3 lần/3 dòng thơ), để định nghĩa về mùa xuân và tuổi trẻ, mà thực chất là để cảm nhận về hiện hữu và phôi pha đến ý tưởng ràng buộc số phận cá nhân mình với số phận của mùa xuân, tuổi xuân thổ lộ niềm xót tiếc cái phần đẹp nhất của đời người rồi cất lên tiếng than đầy khổ não:

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Cũng từ đây thiên nhiên chuyển hoá từ hợp thành tan:

Cơn gió xinh thì thào trong gió biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bộng dứt tiếng reo thi.

Dường như tất cả đều hoảng sợ bởi những chảy trôi của thời gian, bởi thời gian trôi đe doạ sẽ mang theo tất cả, thời gian trôi dự báo cái phai tàn sắp sửa của tạo vật. Thế là từ đây, thơi gian không còn là một đại lượng vô ảnh, vô hình nữa, người ta nhận ra nó mang hương vị đau xót của chia phôi, người ta phát hiện nó tựa như một vết thương rớm máu trong tâm hồn:

Nội Dung Chính, Nghệ Thuật, Chủ Đề Của Bài Thơ Việt Bắc

1. Xuất xứ

Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Lịch sử đất nước sang trang. Cách mạng Việt Nam bước vào một thời kì mới. Hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn khó khăn, tháng 10-1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.

Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm được chia làm hai phần:

– Phần đầu tái hiện giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người.

– Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược với miền xuôi trong viễn cảnh đất nước hoà bình và kết thúc là lời ca ngợi công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân tộc.

a. Việt Bắc ra đời vào thời điểm giao thời của lịch sử và của lòng người, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, khi Trung ương Đảng và Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về Hà Nội. Giữa lúc ấy, mọi sự có thể sẽ rất dễ đổi thay. Cuộc sống yên vui dễ làm người ta quên đi những tháng năm kháng chiến gian khổ, dễ quên đi nơi đã đùm bọc chở che cho mình. Vào đúng thời điểm nhạy cảm ấy, bài thơ ra đời như một lời nhắn gửi chân thành về tình nghĩa và sự thuỷ chung.

Chọn hình thức thể hiện nghệ thuật là lối đối đáp “ta” – “mình” của ca dao giữa người đi (anh bộ đội miền xuôi) và kẻ ở (nhân dân Việt Bắc), bài thơ đã vượt ra khỏi những cảm xúc riêng tư. Cái khúc giao duyên tâm tình kia lại đang chuyển tải một vấn đề rất lớn của đời sống cách mạng, đó là vấn đề ân nghĩa thuỷ chung của cách mạng với nhân dân.

b. Đoạn trích nằm trong cấu trúc chung của phần mở đầu và phần một của bài thơ niềm hoài niệm về một Việt Bắc gian khó và nghĩa tình trong kháng chiến. Bài thơ được triển khai theo hình thức đốì đáp giữa người đi và kẻ ở. Tứ thơ này gần gũi với ca dao. Nó là hình thức của kiểu đôi đáp giao duyên truyền thống. Tuy nhiên trên cái nền truyền thông quen thuộc ấy, bài thơ vẫn truyền tải được một vấn đề tư tưởng lớn lao như đã nói ở trên.

c. Bài thơ mang hình thức lối đối đáp “ta” – “mình” của ca dao. Tuy nhiên, việc sử dụng hai từ này trong bài thơ khá linh hoạt. Mình có khi chỉ người cán bộ miền xuôi, ta chỉ nhân dân Việt Bắc:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Nhưng cũng có khi ta lại chỉ người đi, mình chỉ kẻ ở:

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Trong trường hợp khác, hình thức biểu đạt kiểu ca dao đó còn linh hoạt hơn:

Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình.

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…

Có thể nói việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạt của hai từ ta và mình là một sáng tạo táo bạo của nhà thơ. Hai từ này có khi hình thành một cuộc đối đáp thực sự giữa người đi và kẻ ở, song có khi nó chỉ là sự phân thân tự vấn của người đi để đáp lại nghĩa tình sâu nặng của kẻ ở. Sự giao thoa đó vốn dĩ đã tạo nên một cảnh tiễn biệt dùng dằng thương nhớ. Sau nữa, nó góp phần làm cho cả một bài thơ dài không bị nhàm chán. Đặc biệt, nó tạo nên độ sâu về tư tưởng cho thơ.

d. Tâm trạng bao trùm phần đầu của bài thơ là nỗi nhớ. Trong đó, những kỉ niệm kháng chiến hiện về tươi rói trong hồi tưởng của nhà thơ. Sự hồi tưởng được hình thành từ những câu hỏi – đáp. Theo đó, Việt Bắc hiện lên với tất cả những nét đặc trưng, với tất cả những yêu thương, gian nan, tình nghĩa.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

Hai chữ “cháy lưng” đủ nói lên bao xót thương cũng như ân nghĩa mà người cán bộ miền xuôi dành cho người mẹ Việt Bắc. Khó khãn gian khổ như vậy nhưng với cách mạng, với kháng chiến, đồng bào vẫn một lòng son sắt thuỷ chung. Lời nhắn gửi sau đã nói lên tất cả:

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.

3. Nghệ thuật

Có thể coi Việt Bắc là một điển hình mẫu mực của thơ ca cách mạng. Tiếng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Ở Việt Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở lối kết cấu đậm chất ca dao, ở giọng điệu lục bát điêu luyện, ngọt ngào. Nhờ thế mà chẳng những bài thơ nói được những vấn đề có ý nghĩa lớn lao của thời đại mà nó còn chạm được đến vào chỗ sâu thẳm nhất trong truyền thông ân nghĩa thuỷ chung ngàn đời của dân tộc ta.

4. Chủ đề

Việt Bắc là một câu chuyện lớn, là một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một hình thức nghệ thuật mang tính riêng tư. Bài thơ gợi về những ân nghĩa, nhắc nhở sự thuỷ chung của con người đối với con người và đối với quá khứ cách mạng nói chung.