Top 6 # Phát Biểu Cảm Nghĩ Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Nam Quốc Sơn Hà

Phát biểu cảm nghĩ về bài Nam Quốc Sơn Hà

Cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.

Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Phát biểu cảm nghĩ về bài Nam Quốc Sơn Hà

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

Sông núi Nam Việt vua Nam ở, Vằng vặc sách trời chìa xứ sở. Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ! Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam):

Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được.

Phát biểu cảm nghĩ về bài Nam Quốc Sơn Hà

Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.

Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

Phát biểu cảm nghĩ về bài Nam Quốc Sơn Hà

Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.

Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị.

Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?) là câu hỏi đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng.

Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.

Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.

Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.

Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới nhưng không hàm ý thân mật, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta dâu phải dễ đánh bại nhưng, vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.

Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.

Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tạt cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.

Bài Thơ thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gạy go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.

Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Em Hãy Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Của Lý Thường Kiệt

Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt

Hào khí Đông A (chiết tự chữ Trần viết theo Hán tự) khởi phát bởi chiến thắng đế quốc Nguyên – Mông lần thứ nhất – 1258 đã được khẳng định rực rỡ, hùng hồn bằng các chiến công vang dội trong hai lần đại thắng 1285, 1287 sau đó. Con cháu của những “Người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong” đã làm cho kẻ xâm lược hãi hùng ngay cả khi chúng yên ổn về nước – “Nghe tiếng trống đồng mà tóc trên đầu bạc trắng” (Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh). Đó là sức mạnh toàn diện của dân tộc dưới thời nhà Trần trên cơ sở ý thức tự cường, tự chủ.

Khí phách hào hùng ấy đã vang động thành cảm hứng yêu nước được biểu hiện một cách tập trung, đa dạng trong thơ văn. Từ một lời hịch thiết tha trước khi lâm trận, bài phú hào sảng, hồi quang mấy chục năm sau đến những tứ tuyệt, những ngũ ngôn 4 câu, 20 chữ ngay trong cuộc chiến.

Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một trong những bài như thế.

Cuối năm 1284 đầu năm 1285, quân Nguyên- Mông ào ạt tấn công nước ta lần thứ hai. Tình thế đất nước hiểm nghèo, các vua Trần phải dời kinh đô tìm phương kế chống đỡ. Nhưng chỉ qua mùa xuân năm 1285, quân ta đã chuyển thế tấn công. Tháng tư, trong trận đánh tại Hàm Tử, một địa điểm trên sông Hồng tại huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên ngày nay) tướng Trần Nhật Duật đã phá tan đạo quân Thát Đát, bắt sống giặc Ô Mã Nhi. (Trong Đại cáo bình Ngô sau này Nguyễn Trãi nhầm sự việc nên viết “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”). Tháng 6, Trần Quang Khải thắng tiếp trận Chương Dương, đuổi đạo quân chủ lực của Thoát Hoan chạy dài lên phía bắc, giải phóng Thăng Long, rước vua Trần trở lại kinh thành. Trong không khí ấy, ông ngẫu hứng cao độ làm nên Tụng giá hoàn kinh sư (Phò xa giá nhà vua về lại kinh đô) danh bất hư truyền. Cùng khoảng thời gian này, vua Trần khi đến tế ở nhà Thái miếu cũng ứng khẩu hai câu: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu”. Nghĩa là “Đất nước hai phen bon ngựa đá /Non sông nghìn thủa vững âu vàng”, cùng một mạch cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc.

Bài thơ chỉ bốn câu, theo lối năm chữ mạch lạc, gọn gàng. Hai câu đầu kể lại hai chiến công hiển hách vừa mới đó, đang còn tươi nguyên không khí chiến thắng. Có nét đặc biệt là trình tự các chiến công không được nêu theo diễn biến thời gian trước sau. Chiến thắng Chương Dương trước, Hàm Tử sau. Cách trình bày như thế là theo cái lô-gíc của cảm hứng. Trận sau mới hơn và cũng vang dội hơn. Chính nhờ chiến thắng Chương Dương mà Thoát Hoan phải bỏ chạy, Thăng Long được giải phóng. Chính nhờ chiến tháng Chương Dương mà có cái không khí rạo rực phấn chấn trong ngày “về lại thủ đô” này. Lời thơ rất cô đúc, vẻn vẹn mười chữ, nêu hai sự việc là “cướp giáo giặc” và “bắt quân thù”. Song qua hai hình ảnh này người đọc cảm nhận được niềm phấn chấn, hân hoan. Đúng là câu thơ đăng đối bên ngoài đanh chắc, bên trong chứa chan xúc cảm. Cảm xúc theo kiểu cô lại. Sự cô đúc này tạo ra một thế năng, khả năng khơi gợi người đọc suy ngẫm. Một trong những đặc trưng thẩm mĩ của thi pháp cổ là gợi, ít chú trọng kể, tả.

Hai câu thơ sau là lời động viên, quyết tâm xây dựng,bảo vệ nền thái bình của giang sơn, đất nước.

Nguyên văn:

Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san

Vẫn trình bày theo lối ngũ ngôn như trước nhưng lại đặt ra một nhiệm vụ, một yêu cầu hoàn toàn mới. Thông thường, sau chiến thắng người ta dễ thoả mãn, dễ say sưa với vinh quang, bỏ lỡ một khoảng thời gian cần thiết chuẩn bị cho tương lai. Trần Quang Khải đã có nhận thức hoàn toàn đúng và đặt vấn đề một cách kịp thời về những công việc thời hậu chiến. Ông hiểu rằng những công việc của một đất nước sau chiến tranh là hết sức bộn bề. Thái độ và hành động ở thời kì thái bình rất cần phải tập trung là “tu trí lực”. “Tu” là học tập, bồiđắp, “trí lực” là trí tuệ, khả năng. Ý thơ vẫn tiếp tục gợi cho người đọc hiểu thêm rằng, đất nước vẫn đang đòi hỏi, còn yêu cầu những con người chiến thắng này nhiều cống hiến hơn nữa. Có như vậy mới có sự yên bình, vững chãi muôn năm. Một ý thơ đầy tinh thần trách nhiệm.

Bài thơ có cái hồ hởi, phấn chấn tột cùng trước những chiến thắng, những chiến công. Niềm tự hào, niềm say mê, tinh thần lạc quan thật bay bổng phù hợp với hào khí Đông A thủa ấy. Nhưng đây cũng là một niềm vui rất lí trí, rất tỉnh táo sáng suốt của con người ý thức được giá trị trọn vẹn của niềm vinh quang. Mặt khác phù hợp với phong cách ngôn ngữ, uy thế của vị tướng quốc đầu triều.

Kết cấu chặt chẽ, có sức khái quát cao, cảm xúc cô đọng lại vừa có khả năng gợi mở ý tưởng đã tạo ra một sự thống nhất nội dung và hình thức theo kiểu tuyên ngôn riêng biệt. Đấy chính là nét đặc sắc của Phò giá về kinh.

Cho đến hôm nay bài thơ vẫn sống trong niềm tự hào dân tộc, vẫn giữ nguyên giá trị thời sự nóng hổi, vẫn là một bài học. Bài học về ý thức, trách nhiệm xây dựng đất nước vững mạnh sau chiển tranh

Nguồn: chúng tôi

Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư

Sách là một kho tàng tri thức nhân lọai mà người xưa để lại cho muôn đời sau. Ông cha ta ngàn năm trước, khi lập quốc, việc viết sách không chỉ là để lại cho con cháu mà còn xem như là “Thiên thư”, khẳng định chủ quyền của quốc gia,cùng những báu vật do Trời Đất ban tặng, để mãi mãi cháu con theo đó mà xây dựng, bảo vệ và giữ gìn bờ cõi trường tồn vững mạnh.

Mỗi khi mùa xuân tới, một năm mới bắt đầu, ở trong sâu thẳm những tâm hồn người Việt đều hướng về nguồn cội, tổ tiên, ông bà… cõi linh thiêng không có gì sánh được, để tự hào được mang trong mình dòng máu Hùng Vương, và hai tiếng Việt Nam. Việt Nam, ngàn năm trước đã hiên ngang ngẩng đầu xưng với thiên hạ là quốc gia Đại Cồ Việt, đã khẳng định với 4 phương : quốc sơn hà Nam Đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư… “Thiên thư”- sách Trời hay chính nét bút kỳ tài của ông cha ngàn xưa đã vẽ hình đất nước bằng cả máu, mồ hôi, nước mắt, làm nên một dải đất cong cong hình chữ ” S ” trải dài từ Bắc xuống Nam. Từ nét chấm đầu tiên ở Mũi Sa Vĩ, Trà Cổ, Quảng Ninh đến nét bút “mở” nơi Đất Mũi, Cà Mau hướng về phương Nam, trải qua bao thăng trầm thuở khai thiên lập địa, cùng bao cuộc chinh chiến giữ chủ quyền, đất nước Việt tuy nhỏ bé nhưng kiên cường bên bờ sóng gió Biển Đông, vững chãi, không một thế lực to lớn nào có thể khuất phục, chia cắt, dời đổi.

Sau khi dời đô về Thăng Long, triều chính ổn định, các quyết sách về kinh tế, giáo dục cũng đã được ban bố và thi hành, cuộc sống của người dân đã đi vào nề nếp, Vua Lý Nhân Tông nhận thấy sự cần thiết phải vẽ địa đồ sông núi quốc gia. Năm 1075, nhà vua đã sai Quan Thái úy Lý Thường Kiệt vẽ địa hình 3 châu Ma Linh, Địa Lý và Bố Chính, đổi tên thành Minh linh, Lâm Bình, Bố Chính. Năm 1172 Vua Lý Anh Tông đi du ngọan để ” xem sơn xuyên hiểm trở, đường xá xa gần và sự sinh họat của dân gian”, rồi sai các quan làm quyển địa đồ của nước chúng tôi như trong ghi chép của Lê Quý Đôn thì cuốn sách đó mang tên:Nam Bắc phiên giới địa đồ, đánh dấu việc chủ quyền quốc gia ” sông núi nước Nam vua Nam ở, dĩ nhiên được phân định bởi sách trời “. Có thể đây là quyển sách đầu tiên ông cha vẽ hình đất nước, nhưng ngày nay đã không còn.

Trải qua suốt thời Trần, có lẽ vì phải vừa xây dựng triều chính củng cố thế lực sau khi nhà Lý nhường ngôi vua, vừa phải liên tiếp lo luyện binh để đánh lại và chiến thắng 3 lần quân xâm lược Nguyên- Mông, giữ vững quốc gia sống trong hòa bình, an nguyên bờ cõi… nên việc làm sách địa lý không được chú trọng. Gần như không có quyển nào.

Tới đời Lê, năm 1435, quan Hành Khiển Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai viết quyển địa dư đầu tiên nước ta lấy tên , chuyên khảo về địa dư nước Nam, lược khảo địa dư, chính trị các triều đại trước thời vua Lê Thái Tổ, chép phần Lê sơ, kể rõ các địa phương hình thế sông núi, sản vật, liệt kê các phủ, huyện, châu, xã… Ông dâng lên Vua Lê Thái Tông, vua sai Nguyễn Thiên Túng làm thời tập chú, Nguyễn Thiên Tích làm lời cẩn án, Lý Tử Tấn làm lời thông luận. Sau vua Lê Thái Tông cho in vào bộ Quốc thư bảo huấn đại tòan. Đây là cuốn sách địa lý xưa nhất còn lại cho chúng ta hôm nay.Năm 1490, tức năm Hồng Đức 21, vua Lê Thánh Tông sai làm sách Thiên hạ bản đồ, người ta căn cứ vào quyển này mà sọan ra Hồng Đức bản đồ vào thế kỷ 17, đặc biệt có cả bản đồ Chúa Trịnh Sâm đem quân đi đánh Thuận Quảng( Trung Quốc). Đầu thế kỷ 18 vào năm Bảo Thái thứ 4, vua Lê Dụ Tông sai định lại biên giới các châu, huyện, viết thành sách Tân Định bản đồ. Tới cuối đời vua Lê Hiển Tông, Dương Nhữ Ngọc, người Lạc Đạo, Gia Lâm viết một quyển địa lý học Việt Nam có tên Thiên Nam lộ đồ thư. Thời Lê Trung hưng có Ngô Thì Sĩ(1726-1784) đậu tiến sĩ 1766 năm Lê Cảnh Hưng 27, ông viết Hải Dương chí lược, chuyên khảo về lịch sử, địa lý và nhân tài của Hải Dương. Cuối thế kỷ 18, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Nhiễm, Nguyễn Tôn Quải sọan Nam quốc vũ cống. Cũng ở thế kỷ 18, Lê Quý Đôn, nhà bác học thông kim bác cổ thời đó sọan nhiều sách về kinh truyện, cổ thư, thơ văn, đặc biệt là sử ký và địa lý như Đại Việt thông sử (có các nước láng giềng), Phủ biên tạp lục ,gồm 6 quyển bao gồm các nội dung:danh nhân, thi văn, thổ sản, phong tục… liệt kê tên các phủ, huyện, xã, núi sông, thành trì, đường xá và các cách thức canh tác ruộng đất, thi hành thuế khóa…Ông còn có quyển Kiến văn tiểu lục có đề cập đến biên giới lãnh thổ bờ cõi nước ta.

Dưới triều Tây Sơn, có một số sách viết về địa chí Việt Nam như Cảnh Thịnh tân đồ, Mục mã trấn doanh đồ, Cao Bằng phủ tòan đồ. Đầu thế kỷ 19 có ông Phạm Đình Hổ viết rất nhiều sách về địa chí như An Nam chí, Ô châu lục, Kiền khôn nhất lãm, trích sao các bộ Nhất thống chí đời Thanh và bản đồ đường đi ở nước Nam,Ai Lao sứ trình về đường đi sứ Ai Lao. Nhưng bộ sách chính của ông và có giá trị nhất là Vũ trung tùy bút, gòm 2 quyển khảo cứu về địa lý, phong thổ, phong tục tập quán, văn hóa , thắng cảnh và các danh nhân, tài nhân. Ngòai ra Phạm Đình Hổ cùng với ông Nguyễn Án, người Bắc Ninh viết Tang thương ngẫu lục, kể về danh nhân, thắng cảnh, di tích nước Việt. Đây là những cuốn sách quý về địa lý Việt Nam của thời Lê, cho ta biết được diện mạo và phong thổ của người Việt lúc bấy giờ.

Đến thời Nguyễn, bắt đầu từ vua Gia Long, việc biên sọan khảo cứu về địa chí nước ta mới thật sự được chú trọng, sách được viết nhiều và có giá trị cao mang tính chất “quốc thư” chính thức.Vua Gia Long lệnh cho quan Binh bộ Thượng thư Lê Quang Định sọan bộ Nhất thống địa dư chí, gồm 11 quyển, từ quyển 1-4 tả đường bộ từ Húế vào đến Trấn Biên- Biên Hòa,từ Huế đến Lạng Sơn, đường thủy từ Gia Định- Sài Gòn đến Vĩnh Long- Lục tỉnh. Từ quyển 5-10 chép các Trấn, Doanh, Dinh, Cương giới, phong tục, thổ sản, các phủ huyện châu, đường lộ…Sang tới đời vua Minh Mạng, ông Phan Huy Chú sọan bộ , một phần quan trọng của bộ Lịch triều hiến chương lọai chí . Bộ sách này là cuốn Bác khoa tòan thư đầu tiên của Việt Nam từ thời cổ cho tới lúc đó, gồm 49 quyển, 5 quyển đầu là nói về địa chí, bờ cõi, phong thổ. Ngòai ra ông còn viết Hòang Việt địa dư chí ,phác họa bản đồ Đại Nam nhất thống tòan đồ vào năm 1834, đặc biệt trong bản đồ này vẽ rất rõ hình thể sông núi, duyên hải, đồng bằng… và có cả quần đảo Hòang Sa, Trường Sa.Ở phía Bắc còn có bộ Bắc thành địa dư chí, viết về thành Thăng Long và 11 Trấn ở phía Bắc gồm các mục cương giới, phân cách phân hạt hình thể, khí hậu, thổ sản…, và cuốn Phương đình địa chí lọai của Nguyễn Văn Siêu gồm 5 quyển chép địa lý nước Nam thời Hậu Lê, thời Nguyễn và các sách của Trung Quốc viết về Việt Nam. Sang tới đời Thiệu Trị, năm 1841,vua sai viết Đại Nam thống chí, một quyển địa lý học sơ lược của nước ta. Đến đời Tự Đức, vua sai Quốc sử quán sọan bộ Đại Nam nhất thống chí , trong suốt 17 năm từ 1865-1882 mới hòan thành. Đây là bộ sách đầy đủ nhất, viết có phân chia rõ ràng nhất theo từng địa phương, tỉnh… gồm cương giới, sự thay đổi tên gọi, các phủ huyện châu, hình thế, khí hậu, thành trì, dân số, hộ khẩu, ruộng đất, sông núi, hồ đầm, lăng mộ, đền, đình, chùa , miếu, cửa biển, nhà trạm, đường cái, bến đò, cầu cống đê điều, phố chợ, thổ sản, nhân vật lịch sử , thánh nhân…Cuốn sách này còn có rất nhiều tài liệu về sử học, kinh tế, chính trị, văn học nghệ thuật của nước nam, giới thiệu các xứ Cao Miên, Xiêm La, Miến Điện, Vạn Tượng, Nam Dương.Đến đời vua đồng khánh, năm 1886, Hòang Hữu Xứng theo lệnh triều đình sọan xong bộ Đại Nam quốc cương giới vựng biên có rất nhiều bản đồ địa hình nước Việt Nam. Sau đó Quốc sử quán sọan tiếp bộ Đồng Khánh địa dư chí chi tiết hơn về đồ hình nước ta.

Ngòai những cuốn sách do Vua ban lệnh viết, như một lọai “quốc thư”- sách quốc gia, còn có một số sách của các tiến sĩ, tú tài khoa bảng của các đời vua viết như dạng sách để nghiên cứu và cho dân gian biết về non sông gấm vóc đất Việt. An nam chí lược của Lê tắc thời vua Lê Thánh Tông, Tỏan tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư sọan vào cuối thế kỷ 17, Việt dư thặng chí tòan biên của Lý Trần Tấn đời vua Gia Long,Thối thực ký văn của Trương Quốc Dung đời vua Minh Mạng. Hay cuốn Việt sử địa dư của Phan Đình Phùng, Đại Việt cổ kim duyên cách địa chí của Nguyễn Thụy Trân, Tân đính Nam quốc địa dư giáo khoa thư , Nam quốc địa dư chí của Lương Trúc Đàm….

Những cuốn sách địa dư, địa chí khẳng định sự tồn tại và chủ quyền của một quốc gia có lãnh thổ, có biên cương, không một ai có thể thay đổi. Ông cha xưa không chỉ lập quốc, kiến tạo, mở mang bờ cõi, chiến đấu giữ gìn lãnh thổ mà còn làm nên những kỳ tích cho con cháu muôn đời có được những di sản quý báu , đó chính là những nét bút kỳ diệu của ông cha ta vẽ hình đất nước để lại con cháu. Đó cũng chính là những thông điệp thời gian để nhắc nhở những thế hệ người Việt Nam hãy giữ truyền thống của cha ông, tiếp nối vào nét bút để cho nước Việt càng thêm tươi đẹp, thêm giàu mạnh và trường tồn.

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi. Ông cha đã vẽ hình đất nước cho ta có được một dải chữ ” S ” Việt Nam thiêng liêng bất khả xâm phạm bên bờ biển Đông. Sang năm mới, đốt nén hương trầm, tâm vọng về tổ tiên nguồn cội, để tự hào, để nguyện tiếp nối ông cha, để Tổ quốc Việt Nam muôn đời trường tồn./.

Hòai Hương

Ai Là Tác Giả Bài Thơ: Nam Quốc Sơn Hà

Ai là tác giả bài thơ: Nam Quốc Sơn Hà

Dẫn nguồn tư liệu:

Muốn biết ai là tác giả bài thơ thì trước hết phải biết bài thơ đó đang nằm trong những loại văn bản nào? Hiện nay, sơ bộ thống kê đã thấy có khoảng 30 dị bản bài thơ NQSH nằm trong các văn bản Hán Nôm chép tay hoặc khắc gỗ. Cụ thể là 8 bản Việt điện u linh, 10 bản Lĩnh nam chích quái, Thần phả đền cửa sông Ngũ Huyện (Quả Cảm, Hoà Long, Yên Phong, Bắc Ninh), Biển khắc bài thơ NQSH ở Phù Khê Đông (Tiên Sơn, Bắc Ninh), Trương tôn thần sự tích, Thiên Nam vân lục liệt truyện, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử diễn âm, Việt sử quốc âm, Việt sử tiêu án, Việt sử tiệp kính, Lịch triều hiến chương loại chí, Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí; Bằng trình thản bộ (1).

Các văn bản trên có thể quy về 5 thể tài: thần phả, thần tích, truyện ký, sử ký, địa chí, tạp lục. Tất cả đều là văn bản hoá truyền thuyết anh hùng Trương Hống, Trương Hát, còn gọi là Thánh Tam Giang, Trương tôn thần, Thần sông Như Nguyệt…Truyền thuyết kể rằng: Bà Văn Mẫu (Vũ Giàng-Bắc Ninh) mộng giao với Long thần sinh ra một bọc bốn trai một gái, đặt tên là Hống, Hát, Lừng, Lẫy và Đạm Nương. Hống, Hát ham học, thích chơi trò kỳ lạ, được thầy Lã dạy, làu thông binh thư võ lược. Lúc nhàn rỗi thường hỏi mẹ về cha, mẹ bèn thuật lại truyện cảm giao với Long thần họ Trương, bèn lấy Trương làm họ. Khi Triệu Việt Vương dấy nghĩa, Trương Hống, Trương Hát theo giúp, trở thành tướng giỏi. Triệu Việt Vương thất bại, Hậu Lý Nam Đế lên thay, muốn triệu hai ông ra giúp, hai anh em từ chối rồi tự vẫn để trọn tiết với chủ cũ. Thượng đế khen là tiết nghĩa, phong thần. Từng giúp Nam Tấn Vương Ngô Hậu Chúa dẹp loạn Lý Huy, Lê Đại Hành chống Tống năm 981, Lý Thường Kiệt chống Tống năm 1076, thần Trương Hống, Trương Hát đều đọc thơ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (2) khích lệ binh sĩ chiến đấu. Đến thời chống Nguyên Mông, Hưng Đạo Vương cầu khấn âm phủ, nhất nhất đều linh ứng. Hai thần được nhiều đời vua bao phong thần tước. Nhân dân dựng lập gần 300 đền miếu thờ hai thần suốt cả các vùng lân cận sông Cầu, sông Thương (nay thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh) và nhiều làng xã nay thuộc Hải Dương, Hà Tây, Phú Thọ…

Hai mươi chín sự tích còn lại có khác nhau chút ít về tình tiết, về địa danh, về hiện tượng âm phủ, song vẫn khá ổn định về kết cấu và các tình tiết chính.

Ai là tác giả bài thơ?

Qua gần 30 văn bản trong đó có 30 bài thơ, không hề thấy một câu chữ nào ghi nhận bài thơ NQSH do Lý Thường Kiệt trực tiếp hay gián tiếp, đích thực hay tương truyền viết ra. Ở đâu bài thơ đó cũng là của Thần, do Thần ngâm đọc… Xin dẫn vài tư liệu sau đây…

– “Đến thời vua Lý Nhân Tông, quân Tống sang lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm quân sĩ nghe trong đền có tiếng thần ngâm thơ: “Nam quốc sơn hà …thủ bại hư”. Rồi quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước”.

(Việt điện u linh – Lý Tế Xuyên. Bản dịch. NXB Văn học, H.1972, tr 70-71)

– Đêm ấy Đại Hành một thấy hai thần nhân cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”.

Quân Tống nghe thơ, xéo đạp vào nhau mà chạy tan…Lê Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân …sai dân phụng thờ …nay vẫn còn là phúc thần” (Lĩnh Nam chích quái – Vũ Quỳnh – Kiều Phú. Bản dịch, NXB Văn hoá, H, 1990, tr. 83-84).

Nhưng, chưa rõ vì sao, bài thơ NQSH đã bị ngộ nhận là của Lý Thường Kiệt, từ trước Cách mạng tháng Tám cho đến tận ngày nay. Có thể nói, không ít học giả đầy quyền uy học thuật như Trần Trọng Kim (trong Việt Nam sử lược), Hoàng Xuân Hãn (trong Lý Thường Kiệt), Nguyễn Đổng Chi (trong Việt Nam cổ văn học sử), Dương Quảng Hàm (trong Việt Nam văn học sử yếu), Đinh Gia Khánh (trong Lịch sử văn học Việt Nam), Văn Tân ( trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập1), Bùi Văn Nguyên (trong Văn học Việt Nam…) v.v…, và hầu hết những bộ sách lớn của thời đại như Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Thơ văn Lý-Trần. Lịch sử văn học Việt Nam, Tổng tập văn học Việt Nam đều công nhiên khẳng định NQSH là bài thơ do Lý Thường Kiệt viết ra, hoặc trực tiếp, hoặc giả thác là của thần. Từ đó dẫn đến vô số loại sách báo, bảo tàng, đền miếu, di tích văn hoá lịch sử, nhà lưu niệm, triển lãm v.v…khắc hoạ tên Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Sự ngộ nhận phổ biến và kéo dài đến mức giáo sư sử học Hà Văn Tấn phải kêu lên: Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống, ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Nhưng đó là đoán thôi, làm sao nói chắc chắn được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt. Thế nhưng cho đến nay, mọi người đều tin rằng đó là sự thật, hay nói đúng hơn, không ai dám nghi ngờ đó không phải là sự thật (Lịch sử- Sự thật và sử học. Xưa và Nay tháng 3-1994).

Riêng tôi, tiếp bước các tiền bối Ngô Tất Tố (trong Văn học đời Lý), Hoa Bằng (trong Thử viết Việt Nam văn học sử), Nguyễn Văn Tố (trong Đọc sách Việt Nam văn học) v.v…và Trần Nghĩa (trong Thử xác lập văn bản bài thơ Nam quốc sơn hà), Trần Thị Băng Thanh (trong Văn hiến Thăng Long) v.v…những người chưa muốn bàn tới, hoặc thận trọng tồn nghi vấn đề tác giả NQSH… để gián tiếp, rồi trực tiếp phủ nhận Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ.

1. Hầu hết các ngôn bản trên đều tìm thấy trong bộ Thư mục đề yếu – Di sản Hán Nôm Việt Nam. NXB KHXH, H.1993, 3 tập.

2. Trương tôn thần sự tích xuất hiện muộn (1929) giống như một văn bản tổng kết về truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát. Ở bản này, thần đọc thơ hai từ âm phủ Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt, mỗi lần lời thơ lại có câu chữ khác nhau. Riêng lần hai, thơ thần đọc âm phù Lý Thường Kiệt chính là bài thơ đang lưu hành chính thức trong và ngoài trường học hiện nay:

Phiên âm:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thơ:

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự.

Sách trời định phận rõ non sông.

Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?

Bay hãy chờ coi chuốc bại vong!

Ngô Linh Ngọc dịch

Nguồn Xưa và Nay, số 83, tháng 1-2001