Top 12 # Soạn Giáo Án Bài Thơ Giờ Ăn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Giáo Án Bài Soạn Lớp Nhà Trẻ

– Trẻ nhớ và hiểu nội dung bài thơ.

– Trẻ phát âm chính xác các từ: “xanh man mát”, “sắp vòng tròn”.

– Trẻ đọc thuộc bài thơ với sự hướng dẫn của cô.

– Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ và đọc theo cô.

III/ TIẾN HÀNH:

– Cô cùng cả lớp hát bài “cây cải bắp”

+ Cô và các con vừa cùng nhau hát bài hát về cái gì?

+ Cây bắp cải có màu gì?

“Lá xanh man mát

Lại sắp vòng tròn

Có cậu bé con

Nằm ngủ ở giữa”

– Các con trả lời hay quá, vậy cô sẽ dạy cho các con bài thơ: “Bắp cải xanh”.

Giáo án Nhận biết tập nói BÀI THƠ "BẮP CẢI XANH" I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ nhớ và hiểu nội dung bài thơ. Trẻ phát âm chính xác các từ: "xanh man mát", "sắp vòng tròn". Trẻ đọc thuộc bài thơ với sự hướng dẫn của cô. Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ và đọc theo cô. II/ CHUẨN BỊ: Cây bắp cải. III/ TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Cô cùng cả lớp hát bài "cây cải bắp" - Cô hỏi trẻ: + Cô và các con vừa cùng nhau hát bài hát về cái gì? + Cây bắp cải có màu gì? "Lá xanh man mát Lại sắp vòng tròn Có cậu bé con Nằm ngủ ở giữa" Các con trả lời hay quá, vậy cô sẽ dạy cho các con bài thơ: "Bắp cải xanh". Hoạt động 2: Cô đọc bài thơ cho cả lớp nghe. Cô vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về cây rau gì? Cây bắp cải có màu gì? Cây bắp cải xanh như thế nào? Lá cải như thế nào? Sắp hình gì? Còn có gì nữa? Búp cải non như thế nào? Cô đọc bài thơ them vài lần, sau đó cho trẻ đọc cả lớp, kết hợp đọc theo nhóm, đọc cá nhân. Kết thúc cô và trẻ chơi trò chơi "Gieo hạt": "Gieo hạt, nảy mầm. Một cây, hai cây. Một nụ, hai nụ. Một hoa, hai hoa. Mùi hương thơm ngát. Một quả, hai quả. Gió thổi, cây nghiêng. Lá rụng nhiều quá."

Giáo Án Bài Sóng Xuân Quỳnh Soạn Theo Phương Pháp Mới

1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản “Sóng” – Mục tiêu: HS nắm được kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm – Nhiệm vụ: Tìm hiểu SGK, trả lời câu hỏi. – Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi. – Sản phẩm: Kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm. – Tiến trình thực hiện: + Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS đọc SGK tr.154,155,156, trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4. ?Trình bày những nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh? ?Cho biết hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ? ? Bố cục của bài thơ? ? Em có nhận xét gì về âm điệu của bài thơ? ? Bài thơ xây dựng được những hình tượng thơ nào? Hình tượng đó có gì đặc sắc? + Thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm việc cá nhân, cặp đôi (5ph) + Báo cáo kết quả: HS trình bày KT + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá                 GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm                                                     2. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản “Sóng” theo bố cục: Phân tích khổ 1,2 – Mục tiêu: HS nắm được trạng thái, khát vọng của Sóng, qua đó thấy được tâm trạng, khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu; nghệ thuật của hai khổ thơ. – Nhiệm vụ: HS đọc và liệt kê những từ ngữ chỉ trạng thái, kv của Sóng; chỉ ra biện pháp nghệ thuật – Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi. – Sản phẩm: Kiến thức được ghi trên giấy A4, A0. – Tiến trình thực hiện:    Bước 1: Khổ thơ 1 + Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS đọc khổ 1, trả lời câu hỏi ? Em hãy chỉ ra những từ ngữ chỉ trạng thái của Sóng, các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ 1? ?Hai câu thơ đầu diễn tả những trạng thái nào của tình yêu?   ?Hai câu sau thể hiện khát vọng gì? + Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động cặp đôi (2ph), ghi ra giấy A4 từ ngữ chỉ không gian; cảm nhận về không gian. + Báo cáo kết quả: Đại diện các cặp đôi trình bày KT + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: HS tự đánh giá, các cặp đôi đánh giá lẫn nhau. GV bổ sung, kết luận, chốt kiến thức.   GV bình: – Khổ thơ đầu thể hiện nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu: người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. – Trong bt “Thuyền và biển”, XQ  cũng đã phát hiện quy luật của sự sống trong tình yêu là sự vận động của nó: Bởi tình yêy muôn thuở, có bao giờ đứng yên.  Bước 2: Khổ thơ 2 – Tiến trình thực hiện: + Chuyển giao nhiệm vụ: ? Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong khổ 2? Cho biết ý nghĩa? ? Qua đó em suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình? ?Nhận xét giọng điệu của khổ thơ? . Thời gian thực hiện: 5ph + Báo cáo kết quả: HS đại diện 1 nhóm trả lời. Nhóm HS khác lắng nghe, đối chiếu, bổ sung + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: Nhóm HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV bổ sung, kết luận, chốt kiến thức. 1. Tìm hiểu chung về văn bản a. Tác giả                                               * Tiểu sử: (1942- 1988) Cuộc đời bất hạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử. * Sự nghiệp văn học : – Các tác phẩm chính: SGK – Đặc điểm hồn thơ: Một hồn thơ luôn trăn trở khát khao hạnh phúc đời thường. b. Văn bản: * Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ : viết năm 1967 tại biển Diêm Điền (Thái Bình),in trong tập Hoa dọc chiến hào. * Bố cục: 4 phần + Khổ 1,2 : Sự cảm nhận về tình yêu + Khổ 3,4 : Sự lí giải về tình yêu + Khổ 5,6,7:  Những cung bậc của tình yêu say đắm. + Khổ 8,9:  Những trăn trở, suy tư về tình Yêu, cuộc đời. * Thể thơ, âm điệu: – Thể thơ: 5 chữ cùng với sự linh hoạt khi ngắt nhịp, phối âm, hiệp vần. – Âm điệu dạt dào,khi nhịp nhàng, khi sôi nổi, khi lắng sâu, khi miên man trăn trở. * Nhân vật trữ tình: Bài thơ có hai hình tượng là sóng và em. Sóng là hình tượng trung tâm, bởi vì sóng là mạch nguồn kết nối các hình ảnh thơ, ý thơ. Sóng soi chiếu vào nhân vật em, để làm sáng lên tâm hồn em với những sắc thái tâm trạng phong phú, đa dạng, có khi sóng hòa quyện vào tâm hồn em để giãi bày, bộc bạch. Thực chất hai hình tượng tuy hai mà một, đều thể hiện một cái tôi Xuân Quỳnh tha thiết yêu thương. Nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là tác giả. 2. Đọc hiểu văn bản : a)    Khổ thơ 1,2             * Khổ thơ 1 : – Hai câu thơ đầu: + 2 cặp tính từ đối lập: sóng được miêu tả ở những trạng thái đối nghịch nhưng thống nhất. + Gợi những cung bậc phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí của người con gái khi yêu.     – Hai câu thơ sau: + Khát vọng của sóng: muốn vượt khỏi dòng sông chật hẹp để đến với biển cả bao la. + Tâm hồn người phụ nữ khi yêu: luôn  khát vọng vươn xa, khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường.                   * Khổ thơ 2: – Ngày xưa, ngày sau : quá khứ, hiện tại, tương lai (quy luật của sóng) – Giọng thơ chân thực, tự nhiên đầy suy tưởng, XQ đã biểu đạt một quan niệm mới mẻ và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu.

Giáo Án Bài Thơ Yêu Mẹ

1. Ổn định, gây hứng thú

* Cô và trẻ chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”

– “Xúm xít”, “Xúm xít”

– Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?

+ Bạn thắng được ăn cơm vua, bạn thua thì được làm gì?

2. Bài mới:* Cô đọc diễn cảm:– Cô đọc thơ lần 1: Đọc diễn cảm

+ Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì?

+ Bài thơ do chú nào sáng tác?

– Đúng rồi, cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ “Yêu mẹ” do nhà thơ “Nguyễn Bao” sáng tác đấy.

+ Bài thơ nói về ai?

+ Mẹ đã làm những công việc gì từ sáng sớm?

À đúng rồi đấy ác con ạ:

“Mẹ đi làm

Từ sáng sớm

Dậy thổi cơm

Mua thịt cá”

· Giải thích từ khó “Thổi cơm”

– Thổi cơm có nghĩa là nấu cơm đấy các con ạ.

+ Em bé đã yêu mẹ như thế nào?

” Em kề má

Được mẹ yêu

Ơi mẹ ơi

Yêu mẹ lắm”

· Giải thích từ khó “Kề má”

– Từ “kề má” có nghĩa là em bé đang yêu mẹ, thơm má mẹ và thể hiện tình cảm của mình với mẹ đấy.

+ Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ đã ngoan chưa?

– Vì sao?

* Cô đọc lần 3: Sử dụng giáo án điện tử.

– Hôm nay cô có một món quà muốn tặng cho lớp mình đấy. Chúng mình có muốn biết đó là món quà gì không?

– Vừa rồi các con đã được nghe cô đọc bài thơ gì?

* Giáo dục: Trong mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người luôn yêu thương quan tâm chăm sóc cho chúng ta vì thế muốn mẹ vui lòng thì các con phải ngoan ngoãn nghe lời ông bà, bố mẹ và người lớn các con có đồng ý với cô không?

* Dạy trẻ đọc thơ:

– Các con ơi, các con có yêu quý mẹ của chúng mình không?

– Chúng mình có muốn học thuộc bài thơ này để về tặng mẹ của chúng mình không?

– Cả lớp đọc thơ.

– Nhóm đọc thơ.

– Cá nhân đọc thơ.

( Cô đọc cùng trẻ, chú ý sửa sai cho trẻ)

* Củng cố:

– Vừa rồi các con đã đọc bài thơ gì?

– Do ai sáng tác nhỉ?

– Vậy bạn nào giỏi lên đọc cho cô và các bạn cùng nghe bài thơ này 1 lần nữa nào.

* Giáo dục trẻ: Ngoan ngoãn, biết vâng lời ông bà, bố mẹ, khi làm sai phải biết xin lỗi như vậy mới là con ngoan, trò giỏi, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ.

– Cô và trẻ hát: “Cả nhà thương nhau” kết hợp ra ngoài.

Giáo Án Thơ: “Cô Giáo Của Em”

Giáo án Thơ: “Cô giáo của em”

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Cô giáo dạy em rất nhiều điều, cô dạy em xếp hàng, cô kể chuyện cho em nghe, cô dạy em học vẽ, học chữ…Em yêu cô giáo như mẹ của mình.

– Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ, thể hiện với tư thế mạnh dạn, hồn nhiên.

– Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

– Giáo dục trẻ biết yêu, kính trọng và nghe lời cô giáo.

– Tranh vẽ nội dung bài thơ ” Cô giáo của em”

– Cho trẻ hát cùng cô bài ” Đi học”

– Trò chuyện về việc tới trường của bé.

– Cô giới thiệu tên bài thơ “Cô giáo của em” , sáng tác Chu Huy

* HĐ1: Đọc thơ cho trẻ nghe

– Cô đọc thơ lần 1 ( diễn cảm)

– Cô đọc lần 2 kết hợp tranh ” cô và trẻ đang hoạt động và học”

* HĐ2: Đàm thoại – Giảng giải – trích dẫn

– Cô vừa đọc xong bài thơ gì?Do ai sáng tác?

– Trong bài thơ nói về ai?

– Cô giáo đã dạy bé những gì?

– Các bạn ngồi thành hàng để làm gì?

– Cô giáo đã kể cho cả lớp nghe những chuyện gì

– Bạn nhỏ yêu Cô giáo như yêu ai? Bạn đà thì thầm điều gì?

– Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ có đáng yêu không? Vì sao?

– Qua bài thơ các con học tập được điều gì?

– Cho trẻ đọc thơ theo cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.

– Cô chú ý sửa sai và dạy trẻ cách đọc thơ diễn cảm.

* Giáo dục: Trẻ có ý thức đi học chuyên cần, yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và

– Trẻ vui hát ” trường mẫu giáo yêu thương” và ra sân chơi.

HĐCCĐ: Dạo chơi tham quan phòng y tế

1, HĐCCĐ: Dạo chơi tham quan phòng y tế

– Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn gàng.

– Cho trẻ đi dạo 1 vòng, vừa đi vừa hát “Trường chúng cháu là trường MN” và tới địa điểm quan sát:

– Chúng mình đang đứng ở đâu?

– Các con thấy phòng y tế của chúng ta như thế nào?

– Trong phòng y tế có những vật dụng gì? (Kim tiêm, thuốc, máy đo huyết áp, …)

– Người khám bệnh được gọi là gì?

– Giáo dục trẻ yêu quý và biết ơn các bác sĩ, y tá, …

– Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần

c. Chơi tự do: Cho trẻ chơi các trò chơi có sẵn trong sân trường.

– Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ

– Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.

– Trẻ hát, múa bài “Vườn trường mùa thu”, ” Trường chúng cháu là trường Mn”, “Em đi mẫu giáo”, “Mình đi học”, ” Ngày đầu tiên đi học”, …

– Đọc thơ “Cô giáo của em”, “Gà học chữ”, “Tình bạn”,…

– Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến khích trẻ.

-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.

– Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai

– Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp

3. Nêu gương cuối tuần.

– Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan chưa ngoan.

– Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

– Phát phiếu ngoan cho trẻ.