Top 8 # Soạn Giáo Án Bài Thơ Xe Cần Cẩu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Đề Tài Thơ Xe Cần Cẩu

Hoạt động : Phát triển ngôn ngữ

Đề tài : thơ “XE CẦN CẨU” (Nguyễn Đức)

– Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ “Xe cần cẩu” .Rèn trẻ phát âm rõ, đọc diễn cảm, phát âm chuẩn, trả lời trọn câu hỏi của cô.(cs 56)

– Đồ dùng: máy tính, một số ptgt, xe cần cẩu…

– Tích hợp : PTNT : Trò chuyện về một số ptgt đường bộ

c/ Tổ chức hoạt động :1. Ổn định:

– Ô tô là ptgt đường gì vậy con?

– Ngoài ra còn có những phương tiện nào chạy trên đường bộ nữa con.

– Các loại xe đều có ích cho chúng ta xe chở người, hàng hóa…

– Ngoài ra cô còn biết có loại xe cũng chạy trên đường bộ để làm công việc giúp đỡ các xe khác, nâng hàng hóa , đó là xe cần cẩu.

– Chú Nguyễn Đức cũng có bài thơ ” Xe cần cẩu” hay lắm, hôm nay cô sẽ dạy cho các con cùng đọc nha.

– Cô đọc lần 1 diễn cảm.

– Cô đọc lần 2 kèm theo tranh.

– Cho lớp đọc vài lần.

– Cho lớp chơi” lái xe” và chuyển đội hình.

– Cô mời bạn trai, bạn gái.

– Xe cần cẩu không giống như xe nào ?

– Ai mà xin đường thì xe cần cẩu làm gì ?

– Cho trẻ đọc vè chia tổ và chuyển đội hình.

– Cho trẻ đọc luân phiên.

– Xe cần cẩu có cánh tay như thế nào ?

– Xe cần cẩu có tốt không con ?

– Cho trẻ đọc theo nhóm.

– Cô theo dõi sữa sai cho trẻ.

– Các con ơi! Tất cả các loại phương tiện giao thông đều rất có lợi cho chúng ta, giúp chúng ta đi lại khắp mọi nơi vận chuyển các hàng hóa từ nơi này đến nơi khác…

– Cho trẻ hát “em tập lái ô tô” và chuyển đội hình

– Cô giải thích: cô cho 2 đội lên thi đua ghép tranh theo nội dung bài thơ, đội nào ghép nhanh và đúng là thắng cuộc

3.Kết thúc : Đọc “xe cần cẩu” đi ra ngoài

Giáo Án Bài Soạn Lớp Nhà Trẻ

– Trẻ nhớ và hiểu nội dung bài thơ.

– Trẻ phát âm chính xác các từ: “xanh man mát”, “sắp vòng tròn”.

– Trẻ đọc thuộc bài thơ với sự hướng dẫn của cô.

– Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ và đọc theo cô.

III/ TIẾN HÀNH:

– Cô cùng cả lớp hát bài “cây cải bắp”

+ Cô và các con vừa cùng nhau hát bài hát về cái gì?

+ Cây bắp cải có màu gì?

“Lá xanh man mát

Lại sắp vòng tròn

Có cậu bé con

Nằm ngủ ở giữa”

– Các con trả lời hay quá, vậy cô sẽ dạy cho các con bài thơ: “Bắp cải xanh”.

Giáo án Nhận biết tập nói BÀI THƠ "BẮP CẢI XANH" I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ nhớ và hiểu nội dung bài thơ. Trẻ phát âm chính xác các từ: "xanh man mát", "sắp vòng tròn". Trẻ đọc thuộc bài thơ với sự hướng dẫn của cô. Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ và đọc theo cô. II/ CHUẨN BỊ: Cây bắp cải. III/ TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Cô cùng cả lớp hát bài "cây cải bắp" - Cô hỏi trẻ: + Cô và các con vừa cùng nhau hát bài hát về cái gì? + Cây bắp cải có màu gì? "Lá xanh man mát Lại sắp vòng tròn Có cậu bé con Nằm ngủ ở giữa" Các con trả lời hay quá, vậy cô sẽ dạy cho các con bài thơ: "Bắp cải xanh". Hoạt động 2: Cô đọc bài thơ cho cả lớp nghe. Cô vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về cây rau gì? Cây bắp cải có màu gì? Cây bắp cải xanh như thế nào? Lá cải như thế nào? Sắp hình gì? Còn có gì nữa? Búp cải non như thế nào? Cô đọc bài thơ them vài lần, sau đó cho trẻ đọc cả lớp, kết hợp đọc theo nhóm, đọc cá nhân. Kết thúc cô và trẻ chơi trò chơi "Gieo hạt": "Gieo hạt, nảy mầm. Một cây, hai cây. Một nụ, hai nụ. Một hoa, hai hoa. Mùi hương thơm ngát. Một quả, hai quả. Gió thổi, cây nghiêng. Lá rụng nhiều quá."

Soạn Bài: Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 9

Soạn văn lớp 9 ☞ Soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 cực đầy đủ, chi tiết và bám sát chương trình nhất. Đây là một bài thơ hay và nổi tiếng vì thế để giúp các bạn hiểu bài hơn thì hãy theo dõi bài viết này nha!

Bố cục:

☞ Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.

☞ Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.

☞ Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.

Câu 1: Điểm khác biệt trong nhan đề bài thơ:

☞ Nhan đề dài, tạo sự độc đáo.

☞ Nhan đề làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không có kính. Đó là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

☞ Từ “bài thơ” đặt ở đầu tiên đề nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy. Cuộc chiến đấu khốc liệt là một bài thơ, cuộc đời người chiến sĩ cũng là một bài thơ.

Câu 2:

Những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn là những con người có tư thế rất đường hoàng. Họ ung dung ngồi vào buồng lái, điều khiển xe chạy giữa chiến trường mưa bom bão đạn. Họ mất ngủ, chịu bụi, chịu ướt áo. Nhưng họ không phàn nàn, không kêu ca. Bụi thì họ châm điếu thuốc: nhìn nhau mặt lắm cười haha. Ướt thì họ đi tiếp: Chưa cần thay lái trăm cây số nữa – Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi. Chiếc xe vỡ kính, hỏng đèn, xước thùng, hỏng mui. Thế nhưng các chiến sĩ vẫn lái, vẫn đưa xe chạy lên phía trước. Họ là những thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.

Câu 3:

Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Giọng thơ ngang tàng có cả chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả là những chàng trai trong chiếc xe không có kính:

” Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi “

Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, rất tự nhiên nhưng vẫn rất thú vị, rất thơ.

Câu 4: Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ:

☞ Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp.

☞ Yêu mến tính sôi nôi, vui nhộn, tinh nghịch lạc quan, dễ gần, dễ mến, dễ gắn bó giữa những người lính trong chiến tranh.

Câu 1 (trang 133 SGK):

Học thuộc lòng bài thơ

Câu 2 (trang 133 SGK): Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất cụ thể, sinh động.

Không có kính chắn, người lính lái xe trên đường ra mặt trận đa có những cảm giác, ấn tượng rất đặc biệt, thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ hai.

☞ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng: gió trên đường đi ùa vào buồng lái, khiến đôi mắt người chiến sĩ trở nên cay. Tác giả sử dụng từ “đắng” để diễn tả cảm giác ấy, khiến cảm giác cay vì gió ở mắt được vị giác hóa, chân thực hơn.

☞ Thấy con đường chạy thẳng vào tim, sao trời và đột ngột cánh chim như sa như ùa vào buồng lái: Giữa người lính lái xe và những sự vật, khung cảnh trên đường không có rào cản. Mọi thứ trở nên gần hơn, rõ nét hơn.

→ Phép phóng đại, ẩn dụ: chạy thẳng vào tim, như sa như ùa vào buồng lái khiến không gian trong xe và ngoài xe như hòa vào làm một, người lính và chiếc xe không kính có thêm những người bạn đồng hành.

☞ Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh những chiếc xe không kính độc đái, qua đó thấy được tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn hiểm nguy cùng với ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của những người lính lái xe Trường Sơn thời kì chống Mĩ.

☞ Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của ngôn ngữ thơ cùng với giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn trong ngòi bút của tác giả.

Soạn Bài Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Siêu Ngắn

– Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.

– Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.

– Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.

Nội dung chính: Bài thơ của Phạm Tiến Duật khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

Câu 1:: Trả lời câu 1 (trang 133 SGK Ngữ văn 9, tập 1): a. Nhan đề

– Bài thơ có một nhan đề dài và rất độc đáo: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

– Nhan đề đề cập đến một đề tài hết sức đời thường, gần gũi với cuộc sống của người lính trên đường ra trận. Đó là chất thơ của hiện thực khắc nghiệt, chất lãng mạn của tuổi trẻ trước vận mệnh vinh quang: chiến đấu để giải phóng quê hương, chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.

b. Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo vì:

– Những hình ảnh trong thơ thường là những hình ảnh đẹp, sáng ngời, hào nhoáng ít ai miêu tả những chiếc xe không kính.

– Những chiếc xe không kính diễn tả sự thật trần trụi, khốc liệt của chiến tranh.

– Nhưng những chiếc xe bị bom đạn phá hủy, nhưng không vì thế mà dừng bước. Chúng vẫn hăng hái lên đường, cùng những người chiến sĩ vào miền Nam giải phóng đất nước.

Câu 2: Trả lời câu 2 (trang 133 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ:

+ Tư thế ung dung, lạc quan yêu đời trước hoàn cảnh gian nguy càng tôn thêm phẩm chất của người lính:

Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già. Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

+ Tình cảm đồng đội thắm thiết:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

+ Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam:

Câu 3: Trả lời câu 3 (trang 133 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

– Giọng thơ ngang tàng có cả chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả là những chàng trai trong chiếc xe không có kính.

– Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, rất tự nhiên nhưng vẫn rất thú vị, rất thơ.

Câu 4: Trả lời câu 4 (trang 133 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Tư thế ung dung, chủ động, lạc quan, yêu đời.

– Coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy.

– Ý chí chiến đấu vì sự thống nhất của đất nước.

* So sánh:

Giống nhau: lí tưởng chiến đấu cao cả, ý chí vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn, gian khổ, tinh thần lạc quan, tình đồng đội sâu sắc.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính khắc họa hình ảnh người lính trẻ trung, tinh nghịch, lạc quan, yêu đời mang phong cách của tầng lớp trí thức vừa rời ghế nhà trường, xếp bút nghiên tham gia chiến đấu.

Đồng chí lại vẽ lên hình ảnh những người lính đầy tình cảm, mang hơi thở từ những người nông dân đi ra từ mảnh đất miền trung nghèo khó, bởi vậy mà họ trầm lắng, suy tư hơn.

Chia sẻ: chúng tôi