Top 11 # Suy Nghĩ Về Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta

Bài thơ Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa

Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa miêu tả những khó khăn, vất vả của người nông dân và tấm lòng của hậu phương hướng ra tiền tuyến thời chống Mỹ.

Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…

Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…

Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất…

Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…

Tác giả: Trần Đăng Khoa Năm sáng tác: 1969

Đây là bài thơ rất hay được viết khi tác giả mới chỉ là cậu bé 11 tuổi, in trong Tập thơ Góc sân và khoảng trời. Ngay sau đó, bài thơ đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa nhiều năm liền ở nhiều cấp học khác nhau cho tới tận bây giờ. Chính vì thế, những vần thơ này trở nên gắn với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ bạn nhỏ.

Bài hát hạt gạo làng ta

Bài thơ Hạt gạo làng của Trần Đăng Khoa ta đã khơi nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc thành ca khúc cùng tên năm 1971. Với giai điệu hết sức trữ tình, thiết tha, sâu lắng, bài hát mau chóng được nhiều người yêu thích, đón nhận. Điều này khiến cho cả bài thơ lẫn tên tuổi của tác giả càng trở lên phổ biến và nổi tiếng.

Trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giai điệu của bài hát liên tục được phát trên đài phát thanh, động viên, khích lệ tinh thần của nhân dân lao động. Để làm ra được hạt gạo lúc ấy vô cùng khó khăn, vất vả. Bom đạn giặc Mỹ có thể cày nát từng mảnh ruộng bất cứ lúc nào. Nhưng những bà mẹ, những người cô, và các chị thanh niên khi ấy vẫn kiên gan bám trụ trên đồng ruộng để sản xuất, để làm hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn.

Việc làm ra những hạt gạo khó khăn bao nhiêu, thì công việc vận chuyển ra tiền tuyến còn khó khăn hơn gấp bội. Nguy hiểm ngày ngày rình rập ở khắp mọi nơi. Những chiếc xe thồ huyền thoại vận chuyển lúa gạo của dân tộc Việt Nam đã làm nên điều kì diệu, góp phần rất lớn vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc, làm chấn động cả thế giới.

Đã có rất nhiều các ca sĩ, nghệ sĩ thể hiện thành công ca khúc này, nhưng ghi dấu ấn nhiều hơn cả, có lẽ là giọng ca của Minh Trang hát cùng đội Vàng Anh (Nam Định), được thu thanh tại phòng thu Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1971. Việc thu thanh giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, các kỹ thuật sử dụng đơn giản, lạc hậu. Nhưng chính sự đơn giản ấy lại làm nên cái chất rất riêng và lạ của những bản thu cũ.

Tháng 7/2010, bài hát Hạt gạo làng ta đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tôn vinh là một trong những tác phẩm hay nhất viết về nông thôn, nông dân kể từ năm 1946 đến nay.

Cảm Nhận Về Bài Thơ “Hạt Gạo Làng Ta”

Cam nhan ve bai tho ” hat gao lang ta” Đề bài: Sau khi học bài “Hạt gạo làng ta” đã để lại cho em những cảm nhận đẹp đẽ gì về quê hương, đất nước

Mở bài Giới thiệu về bài thơ “Hạt gạo làng ta”

Nhà thơ Trần Đăng Khoa rất nổi tiếng với tài năng của mình và được khẳng định bởi nhiều tác phẩm trong kho tàng văn học Việt Nam. Và trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo nàn và sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống tác phẩm tuyệt vời “Hạt gạo làng ta” dưới cái nhìn đầy quen thuộc dễ hiểu chân thực về tình yêu tác giả dành cho “Sản vật” quê nhà.

Thân bài Cảm nhận về bài thơ “hạt gạo làng ta”

Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm”, trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện đậm vị

Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay…

Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…

Hình ảnh những hạt gạo còn gắn liền với lịch sử xa xưa lâu đời cùng theo người ra chiến trường, là quà, tình cảm của hậu phương gửi ra tiền tuyến, hạt gạo dẻo thơm là sức sống, để tăng cường sức khỏe cho người lính tiếp tục đứng vững chiến đấu kiên cường. Hình ảnh Hào giao thông được tác giả nhắc tới vì đây là hình ảnh không thể nào quên được trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, chống Pháp gian khổ trường kỳ là nơi cư trú an toàn, để thuận tiện cho hoạt đông di chuyển của người lính. Và hình ảnh những cô gái đeo sung đạn vàng trĩu nặng lung vẫn hăng hái đi cấy là một biểu tượng cho tinh thần vừa phải gia tăng sản xuất kết hợp chiến đấu bảo vệ quê hương mình.

Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…

Khổ thơ tiếp theo, thấy được sự đóng góp công sức nhỏ bé của thế hệ trẻ như tác giả giúp đỡ bố mẹ chúng với trách nhiệm tự giác, chăm chỉ, đối lập với vóc dáng người nhỏ bé nhưng công việc hết sức nặng như người lớn mang lại nỗi xúc động, dễ thương lớn.Khá khen các em nhỏ biết Tranh thủ sắp xếp giữa việc học chữ và phụ giúp gia đình. Hình ảnh những thiếu niên cổ còn đeo khăn quàng đỏ, đỗi những chiếc mũ đan, gánh những mẻ đất mẻ phân giúp cho việc lao động trên cánh đồng dễ dàng hơn.

Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất

Ở khổ thơ cuối, tầm quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…

Kết luận bài viết Cảm nhận về bài thơ “hạt gạo làng ta”

Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa, càng yêu thêm quê hương ta.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM CẢM NHẬN CỦA EM VỀ HÌNH ẢNH CÂY GẠO QUÊ HƯƠNG MIÊU TẢ CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN QUÊ EM SUY NGHĨ CỦA EM VỀ NHỮNG HÌNH ẢNH LÀNG QUÊ THÂN THUỘC Theo chúng tôi

Đề Tài Thơ Hạt Gạo Làng Ta

ĐỀ TÀI: THƠ “HẠT GẠO LÀNG TA”

1. Kiến thức – Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ,nhớ tên tác giả,tên bài thơ – Nhớ tựa đề ” Hạt gạo làng ta” của tác giả Trần Đăng Khoa – Hiểu được nội dung cơ bản của bài thơ: bài thơ nói lên sự vất vả, mệt nhọc của các cô bác làm nên hạt gạo .2. Kỹ năng

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách đọc thơ mạch lạc, phát âm rõ ràng phát triển khả năng chú ý, tưởng tượng cho trẻ Phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, óc tưởng tượng thẩm mỹ. – Nghe và tưởng tượng được sự mệt nhọc, vất vả của các cô và các bác nông dân – Biết trả lời câu hỏi và nói trọn câu

– Phát triển sự chú ý, tưởng tượng, tư duy 3.Giáo dục – Giáo dục trẻ biết công ơn của cha mẹ, cô bác nông dân làm việc vất vả để tạo ra những hạt gạo.

– Tranh ảnh bài thơ Hạt gạo làng ta

– Dụng cụ của người nông dân : ảnh lô tô về cái cuốc ,cái bừa,..1 vài bó lúa giả

Bài hát trồng cây và một số động tác minh họa

1. Ổn định tổ chức vào bài

– Tìm hiểu về công việc và những dụng cụ để làm việc của người nông dân .

– Gợi ý và hướng dẫn cho trẻ tìm đến các tranh vẽ người nông dân đang làm việc ,các công cụ của người nông dân( tranh vẽ ai?,cái gì?,ai sử dụng đồ dùng này?,sử dụng để làm gì?)

– Cô mô phỏng động tác cuốc đất qua bài hát “trồng cây”

– Những dụng cụ đó gọi là nông cụ

– Người nông dân làm ra những gì?( Cô gợi ý bằng tranh ảnh: gạo,lúa, cây ăn trái,..)

– Có rất nhiều sản phẩm do người nông dân làm ra,một trong số đó là hạt gạo chúng ta ăn hằng ngày .Để có được gạo và những nông sản ấy ,người nông dân đã phải làm việc rất chăm chỉ và vất vả.có 1 bài thơ rất hay nói đến sự vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo và sự biết ơn những người nông dân.Đó là bài thơ Hạt gạo làng ta cảu nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Mỗi trẻ tìm đến 1 vị trí mà mình thích và tìm hiểu ,quan sát đồ dùng hoặc tranh ảnh về nghề nông và trả lời câu hỏi của cô

– Trẻ hát và thực hiện theo cô

Quan sát và trả lời câu hỏi

Dạy thơ ” Hạt gạo làng ta ”

– Lần 1: Cô đọc diễn cảm nhẹ nhàng thể hiện bằng cử chỉ điệu bộ.

– Cô giới thiệu tác giả Trần Đăng Khoa

+ Giảng nội dung bài thơ: – Bài thơ nói lên Sự vất vả của cha mẹ, cô bác nông dân đã làm nên hạt gạo. Các bác đã không ngần ngại thời tiết thời tiết nắng ,gió,.. đã làm việc chăm chỉ ,vất vả cho ta hạt gạo để ăn .vì vậy chúng ta phải biết quý trọng hạt gạo và nhớ tơi công ơn của những người làm ra hạt gạo ,cô lưu ý hình ảnh đối lập trời nắng tháng 6, nước nóng như đun lên, cua cá không chịu nổi. Vậy mà các cô bác nông dân vẫn lội xuống ruộng cấy lúa để làm nên hạt gạo – Mỗi hạt thóc, hạt gạo không chỉ mang nặng công ơn của cô bác nông dân chịu khó, chịu khổ mà còn mang trong đó cả niềm vui của người lao động làm ra hạt gạo cho mọi người+ Dạy trẻ đọc thơ.

-Cô dạy cho lớp đọc từng câu cho đến hết bài ( 3 – 4 lần )

-Từng tổ đọc thơ ( theo hình thức thi đua )

-Nhóm bạn trai, bạn gái đọc thơ

– Trẻ đọc thơ cô chú ý sửa sai phát âm của trẻ.

-Lớp chúng mình vừa đọc bài thơ gì?

-Bài thơ do ai sáng tác ?

-Trong bài thơ tác giả Trần Đăng Khoa đã giới thiệu những gì về làng quê của mình?

-Vậy Gạo dùng để làm gì? – Gạo mà bà, mẹ, cô nấu lên thành cơm cho các con ăn đó, vậy các con biết ai đã làm ra hạt gạo? – Bác nông dân phải làm những công việc gì để làm ra hạt gạo?

-Các con sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với cô,bác nông dân? – Để có được những hạt gạo như thế này thì các cô bác nông dân rất khó nhọc vất vả mới làm nên được.

* Giáo dục: Giáo dục: Các cô bác nông dân lao động vất vả, mệt nhọc để có được hạt gạo cho chúng ta ăn hàng ngày. Do đó chúng ta phải biết ơn các cô bác nông dân, phải biết yêu quí, kính trọng các cô, các bác nông dân, thể hiện qua việc khi các con ăn cơm không được rơi vải cơm ra ngoài bàn, phải ăn hết suất.

*Trò chơi ” gánh lúa về kho”

– Cô hỏi trẻ hạt gạo được làm từ đâu?

– Cô khẳng định câu trả lời của trẻ và lần lượt đưa ra các bức tranh gạo- lúa-thóc cho trẻ xem.

– Khi thu hoạch lúa,người nông dân gánh lúa về nhà ( cô giải thích và minh họa động tác gánh lúa cho trẻ xem)

– Cô nêu luật chơi và cách chơi cho trẻ hiểu

– Bây giờ chúng ta gánh lùa về nhà giúp người nông dân.Thi xem nhóm nào gánh lúa và kết hợp với động tác gánh luá về nhanh nhất nha ( cô mở nhac hạt gạo làng ta)

Tc: Có sông kinh thầy,có hồ sen thơm ngát,..

Làm trong mưa bão,nắng mưa,..

Trẻ chơi cùng bạn hứng thú

Hát “cháu yêu cô chú công nhân”

Nội dung dạy được,chưa được (lí do )

……………………………………………………………

Những thay đổi cần thiết:

……………………………………………………………

Những trẻ có biểu hiện đặc biệt

……………………………………………………

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Phát Triển Ngôn Ngữ Thơ: Hạt Gạo Làng Ta

– Chào mừng các bạn tham gia chư­ơng trình

“Câu lạc bộ yêu thơ” ngày hôm nay.

– Đến tham gia chư­ơng trình “Câu lạc bộ yêu thơ” hôm nay xin giới thiệu có các đội:

Đội số 1 (Đại diện nghề nông).

Đội số 2 (Đại diện nghề Thợ mộc).

Đội số 3 (Đại diện nghề Thợ may).

– Cô giáo sẽ là ng­ười đồng hành cùng các bạn trong chư­ơng trình hôm nay.

– Ch­ương trình của “Câu lạc bộ yêu thơ” ngày hôm nay chúng mình phải trải qua 3 phần:

– Để chư­ơng trình thêm phần sôi nổi mời các đội cùng hát vang bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”

– Chào mừng các bạn bư­ớc vào phần đầu tiên của chương trình. Trong phần đầu này mời các đội cùng lắng nghe bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa” qua giọng đọc của cô Kiều Diễm.

– Lần 1: Đọc điễn cảm, nói tên bài thơ tên tác giả.

– Lần 2: Đọc kết hợp với tranh.

– Các đội vừa nghe bài thơ gì?

– Hạt gạo trong bài thơ làm ra bằng những hương vị gì?

– Để thành đư­ợc những hạt gao thì cây lúa và nguời nông dân cần phải trải qua những gì?

– Để có hạt lúa, hạt gạo “Mẹ em” đã phải làm những gì?

– Để làm ra đư­ợc hạt lúa hạt gạo các cô bác nông dân phải làm việc như­ thế nào?

– Các bạn thấy trong gia đình bố mẹ chúng mình làm gì?

– Bố mẹ chúng mình làm việc như­ thế nào?

– Hỏi lại tên bài thơ, tên tác giả.

– Phần 3 này chúng mình cùng nhau trổ tài của mình qua bài thơ ” Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

– Mời các đội cùng tham gia trổ tài của mình nào.

– Để biết đư­ợc đội nào thể hiện bài thơ này giỏi sau đây BTC mời đội số 1,2,3 đọc nào .

– Tiếp theo chư­ơng trình cũng vẫn bài thơ này xin mời đai diện các đội lên thể hiện nào? (Yêu cầu trẻ đếm số trẻ lên đọc)

– Bạn nào giỏi lên đọc bài thơ này cho các bạn cùng nghe nào?

(Trong khi trẻ đọc cô chú ý lắng nghe sửa sai cho trẻ)

– Cô động viên trẻ kịp thời.

Các đội vừa tìm hiểu bài thơ gì? bài thơ của nhà thơ nào?

– Các đội ạ bài thơ này rất là hay còn đư­ợc nhạc sĩ Nguyễn Viết Bình phổ thành lời bài hát nữa đấy. Cô hát cho trẻ nghe 1 lần .

– Qua chương trình BTC muốn nhắn gửi tới các bạn phải yêu các cô, các bác nông dân lao động, biết quí trọng những hạt gạo do chính tay bố mẹ làm ra. Ăn hết xuất cơm của mình, không làm rơi vãi cơm khi ăn. Các bạn nhớ chưa nào?

– Ngay sau đây BTC có món quà gửi tới các gia đình sau đây xin mời đại diện các gia đình lên nhận quà của chư­ơng trình

– Cuối cùng xin chúc các bác luôn mạnh khỏe, làm tốt công việc của mình.

– Cho trẻ hát bài ” Cháu yêu cô chú công nhân”