Top 4 # Truyện Cổ Tích Con Rắn Vàng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Truyện Cổ Tích Người Nuôi Rắn Và Con Rắn

Câu chuyện Người nuôi rắn và con rắn

Truyện cổ tích Người nuôi rắn và con rắn giải thích gốc tích biểu tượng hạc, rùa, quạ, rắn thường thấy trên chùa và quan niệm về đạo nghĩa của người xưa.

1. Con rắn vô ơn

Xưa có một người nuôi một con rắn, từ lúc nó còn nhỏ cho đến lúc lớn.

Ngày ngày, người ấy thường đi kiếm các giống như nhái, ngóe về cho rắn ăn.

Phải một hôm, người ấy không kiếm được cái gì. Rắn lấy làm giận, bảo rằng:

– Không có gì cho tôi ăn thì tôi phải cắn chết.

Người kia tức bảo:

– Ừ, muốn cắn chết thì cắn. Nhưng phải đi hỏi vài nơi xem có nên cắn, thì ta cũng cho cắn, không muộn.

Con rắng bằng lòng, đi với người.

Trước tiên, hai bên đi đến hỏi con hạc [1] thì hạc bảo rắn rằng:

– Nhờ ai nuôi cho ngươi lớn mà nay ngươi lại muốn cắn người ta? Còn đạo nghĩa [2] gì nữa không!

Sau, hai bên đi đến hỏi con rùa, thì rùa bảo người kia rằng:

– Nuôi nó mà không cho nó ăn, thì nó cắn chết cũng không oan.

Sau cùng, đi hỏi con quạ, thì con quạ tức giận con rắn, chẳng thèm nói gì, liền mổ luôn mấy cái, con rắn chết tươi.

2. Sự tích các biểu tượng trên chùa

Rắn chết, đem đầu đuôi việc mình lên kiện với Phật. Phật xử rằng:

– Hạc nói có nghĩa, thì cho đứng trên cao. Rùa nói vô lí, thì cho bò ở dưới thấp. Còn con rắn đã nhờ người, lại bội ơn người, thì cho quạ được phép tha xác nó lên đầu ngọn tre cao để nêu gương cho thiên hạ biết.

Bởi vậy mà bây giờ hạc được ngất ngưởng đứng trên hương án [3] cao, rùa phải ép mình chẹt dưới bia đá, còn quạ thì được chót vót trên đầu cây phướn [4], dưới buông tấm vải trắng tượng con rắn trước bị quạ tha.

Theo truyện cổ nước Nam, tập II – Muông chim của Nguyễn Văn Ngọc – chúng tôi –

Chú giải trong truyện Người nuôi rắn và con rắn

[1]: Hạc: loài chim lông trắng phau (bạch hạc) hoặc phơn phớt vàng (hoàng hạc), chân đỏ, hình giống con ngỗng trống nhưng cao hơn. Người ta nói chim hạc là chim sống lâu, vì các tiên hay cưỡi (hạc được coi như ngựa của thần tiên, thường dùng một cặp).

[2] Đạo nghĩa: thường được dùng với nghĩa: nhân nghĩa, đạo lí (lẽ phải).

[3] Hương án: bàn để thắp hương (nhang).

[4] Phướn: chéo cờ, lá cờ hình đuôi chim phướn (một thứ chim dài đuôi, có nhiều sắc) thường dùng ở chùa.

Truyện Cổ Tích Con Rắn Trắng

Con rắn trắng

Thuở ấy có một ông vua nổi tiếng trong cả nước là thông minh, học rộng, biết nhiều. Không cái gì là vua không biết. Người ta có cảm giác dường như gió đưa lại cho vua những tin tức bí mật nhất. Vua có một thói quen rất kỳ lạ. Trưa nào cũng vậy, sau bữa ăn, khi bàn đã dọn đi hết, không còn một ai ở trong phòng nữa, một người hầu tin cẩn bưng vào cho vua một cái thẫu đậy nắp kín. Ngay chính người hầu cũng không biết trong đó có gì. Cũng chẳng một ai biết được điều đó vì vua bao giờ cũng đợi đến khi chỉ còn một mình mới mở thẫu ra. Một thời gian dài như vậy, cho tới một hôm, người hầu bị tính tò mò thôi thúc, không nhịn được nữa, lúc bưng thẩu đi, anh ta mang thẫu thẳng về buồng mình. Khi đã đóng cửa phòng thật cẩn thận, anh ta mới mở nắp ra, thấy một con rắn trắng nằm trong đó. Mới nhìn đã nhỏ nước miếng, không kìm được nữa, anh cắt luôn một miếng bỏ mồm nếm thử xem sao. Anh vừa động lưỡi nếm liền nghe thấy hình như có tiếng chim hót líu lo ở cửa sổ. Anh tới bên cửa sổ lắng nghe, thì ra chim sẻ chuyện trò với nhau, kể cho nhau nghe những gì đã thấy ở ngoài đồng và ở trong rừng. Vì được nếm miếng thịt rắn nên giờ đây anh ta hiểu được tiếng các loài vật. Cũng đúng ngày hôm đó lại có chuyện xảy ra: Chiếc nhẫn đẹp nhất của hoàng hậu tự nhiên biến mất. Hoàng hậu nghi cho người hầu tin cẩn ấy ăn cắp, vì anh ta là người duy nhất được phép vào tất cả mọi nơi ở trong cung vua. Vua truyền gọi anh đến, dọa mắng anh thậm tệ, hẹn cho đến sáng hôm sau nếu không tìm ra được thủ phạm thì anh sẽ bị coi như chính là thủ phạm và bị đem ra xét xử. Có kêu oan cũng vô ích; anh bị đuổi ra ngoài. Trong lúc phân vân, lo sợ, anh đi lang thang trong sân, nghĩ xem có cách nào giải thoát khỏi cơn khốn quẫn này không. Lúc đó trong hồ có đàn vịt đang chụm lại với nhau, lấy mỏ rỉa lông cho mượt, chúng đang chuyện trò vui vẻ. Anh người hầu đứng lại lắng nghe. Chúng kể cho nhau nghe những nơi chúng đã đến, nơi nào có lắm mồi ngon. Trong lúc chúng kể chuyện thì có một con càu nhàu ta thán: – Tao thấy nặng bụng khó chịu quá. Trong lúc vội vã đi ngang qua dưới chân cửa sổ buồng của hoàng hậu, tao đã nuốt luôn một cái nhẫn vào bụng. Nghe vậy, anh người hầu liền tóm ngay cổ con vịt ấy, mang vào bếp nói với đầu bếp: Bác đầu bếp nhận lời, nhấc vịt lên xem có nặng không, rồi nói: – Được, cứ để đó! Con này chắc tham ăn lắm, béo thế này thì chỉ còn đợi đem quay thôi. Bác đầu bếp mổ vịt thì thấy chiếc nhẫn của hoàng hậu trong mề vịt. Thế là anh người hầu có thể minh oan cho mình một cách dễ dàng. Để đền bù cho sự oan uổng ấy, nhà vua hỏi anh người hầu muốn gì và hứa phong cho anh chức tước cao quý nhất trong triều đình. Mặc dù còn trẻ, đẹp trai, tương lai đầy hứa hẹn nhưng anh người hầu khước từ tất cả, trong thâm tâm rất buồn, không muốn ở lại cung đình nữa. Anh chỉ xin một con ngựa và ít tiền để đi chu du thiên hạ. Khi đã được toại nguyện, anh lên đường. Một hôm anh đi qua một cái ao, thấy ba con cá bị mắc cạn trong đám lau sậy, đang ngáp thoi thóp. Dẫu rằng người ta thường nói: câm lặng như cá, nhưng anh lại nghe thấy chúng than vãn vì sẽ phải chết một cách bi thảm. Vì có lòng nhân hậu, anh xuống ngựa và nhấc cá khỏi bụi lau sậy rồi thả xuống nước. Cá quẫy, tỏ nỗi vui mừng, lướt nhô đầu khỏi mặt nước, gọi với anh: – Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh. Thế nào chúng tôi cũng tìm cách trả ơn này. Anh lại cưỡi ngựa lên đường. Đi được một lúc, anh có cảm giác như có tiếng nói ở trên cát ngay dưới chân mình. Anh lắng tai thì nghe một con kiến chúa đang phàn nàn: – Giá loài người đừng để con vật vụng về thô lỗ đụng đến chúng ta có hay không! Cái con ngựa ngu ngốc này lại sắp giẫm nát những người bà con của chúng ta mà không hề mủi lòng. Anh bèn giật cương cho ngựa đi lánh sang bên đường. Kiến chúa nói với anh: – Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh. Đang đi trong rừng, bỗng anh nhìn thấy quạ bố và quạ mẹ đang vứt lũ quạ con ra khỏi tổ và thét: – Tụi bay cút đi, đồ quỷ tha ma bắt! Chúng ta không thể nuôi báo cô chúng mày mãi thế được! Chúng mày đã khôn lớn, phải biết lo liệu lấy chứ! Lũ quạ con tội nghiệp ấy nằm soài dưới đất, cố vẫy đôi cánh yếu ớt kêu: – Chúng tôi, những đứa trẻ không nơi nương tựa, bay còn chưa nổi thì làm sao đi kiếm mồi nuôi lấy thân mình? Giờ chỉ còn cách nằm chết đói thảm hại nơi đây. Lúc đó, chàng trai trẻ xuống ngựa, rút gươm giết ngựa để làm mồi cho quạ con ăn. Lũ quạ con nhảy tới, ăn no nê rồi nói: – Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh. Giờ anh đành rảo cẳng đi bộ. Đi hết con đường dài, anh tới một thành phố đông đúc, tấp nập. Mọi người đang xô lấn nhau để đến gần nghe một người cưỡi ngựa đang bắc loa loan báo là công chúa kén chồng. Ai muốn kết duyên cùng nàng thì phải hoàn tất một công việc rất khó, nếu chẳng may không thực hiện được việc đó, đời người ấy coi như bỏ đi. Nhiều người đã thử sức mình, nhưng họ đều bị bỏ mạng. Thấy công chúa đẹp lạ thường, chàng trai đâm ra ngơ ngẩn, quên hết cả những nguy hiểm, đến tâu trình vua muốn xin thử sức mình. Ngay sau đó anh được dẫn ra bờ biển. Người ta vứt một chiếc nhẫn vàng xuống biển trước sự có mặt của đông đủ mọi người. Nhà vua bảo anh hãy lấy chiếc nhẫn đã rơi xuống đáy biển lên. Nhà vua còn nói thêm: – Nếu ngươi lên tay không thì sẽ bị ném ngay xuống biển, cứ như vậy đến khi ngươi bị sóng nước cuốn đi. Mọi người đứng đó đều tiếc cho đời chàng trai trẻ đẹp kia, họ bỏ về lần lần, để anh đứng cô đơn bên bờ biển. Anh đứng đó một mình, đang mải nghĩ xem phải làm gì thì thấy ba con cá bơi lại. Chẳng phải là loại cá xa lạ nào, đó chính là ba con cá mà anh đã cứu sống trước đây. Con cá bơi ở giữa, mồm ngậm một con sò. Nó bơi đến, đặt sò lên bãi biển dưới chân anh. Khi anh cầm sò lên, cậy ra thì thấy có chiếc nhẫn vàng. Anh mừng lắm, liền đem nhẫn dâng vua, hy vọng vua sẽ giữ lời hứa thưởng cho mình. Nào ngờ công chúa vốn kiêu kỳ, biết chàng không phải con nhà gia thế vọng tộc, môn đăng hộ đối, nên chối từ bằng cách ra điều kiện chàng trai phải làm một việc khó thứ hai. Nàng vào vườn, tự tay mình rắc mười bị kê xuống cỏ và nói: – Sớm mai, trước khi mặt trời mọc, anh phải nhặt xong hết kê lẫn trong cỏ, không thiếu hạt nào. Chàng trai ngồi trong vườn, suy tính mãi mà không ra được kế gì. Anh đành ngồi rầu rĩ, đợi trời sáng rõ cho người ta dẫn ra pháp trường. Khi những tia nắng đầu tiên vừa lóe lên thì anh thấy mười bị kê đầy ăm ắp đứng liền nhau thành một hàng, không thiếu hạt nào. Thì ra đêm ấy, kiến chúa đã cùng hàng ngàn, hàng vạn kiến quân kéo đến. Những con vật không quên ơn ấy đã cần mẫn nhặt kê bỏ bị. Công chúa đích thân xuống vườn. Nàng hết sức ngạc nhiên khi thấy chàng trai đã làm xong việc mình giao cho. Nhưng nàng vẫn chưa hết tính kiêu kỳ, lại bảo: – Tuy anh đã làm được hai việc khó, nhưng ta chỉ chấp nhận anh là chồng ta khi nào anh lấy được về đây cho ta một quả táo vàng ở cây táo trường sinh. Anh không biết cây táo ấy mọc ở đâu, đành nhắm mắt đưa chân, cứ dấn bước đi đến khi nào mỏi thì thôi, lòng chẳng hy vọng gì sẽ kiếm được quả táo đó. Anh đã đi qua ba nước. Một ngày kia, anh vừa tới một khu rừng thì trời sập tối. Anh ngồi xuống gốc cây, định ngủ một giấc, bỗng nghe tiếng vỗ cánh phía trên cao, rồi một quả táo vàng rơi vào tay anh. Cùng lúc đó có ba con quạ sà xuống, đậu lên đầu gối anh và nói: – Chúng tôi là ba con quạ non anh đã cứu khỏi chết đói. Chúng tôi đã khôn lớn, nghe biết ân nhân đang đi tìm quả táo vàng, lập tức chúng tôi vượt bể tới nơi tận cùng của trái đất, nơi có cây trường sinh mọc để hái táo mang về cho ân nhân. Hết sức mừng vui, chàng trai lập tức lên đường trở về nước, dâng công chúa xinh đẹp quả táo vàng. Giờ đây công chúa không còn cớ gì để từ chối nữa. Hai người bổ táo, vui vẻ chia nhau mỗi người ăn một nửa. Giờ đây lòng nàng dậy lên tình thương vô hạn đối với chàng trai trẻ. Hai người sống với nhau thật thắm thiết cho đến khi đầu bạc răng long.

Truyện Chum Vàng Chum Rắn

Truyện chum vàng chum rắn – Truyện cổ hay

Người chồng nghèo làm đồng án đã đào được một hủ vàng, khi về khoe với vợ thì bị tên trộm nghe lén nên lấy đi. Tuy nhiên, khi mang về nhà chỉ toàn là rắn nên đành đem trả lại. Cuối cùng, hắn đặt trước cửa nhà hai vợ chồng anh nông dân để rắn cắn chết hai người nhưng khi hai vợ chồng thấy đó lại là hủ vàng. 

Ngày xưa có hai vợ chồng quê nghèo đói nhưng ăn ở hiền lành và tử tế với mọi người. Một hôm, trong lúc cầy cuốc ở ngoài đồng, người chồng gặp được hũ vàng. Anh lẳng lặng vùi hũ vàng lại rồi về khoe với vợ:

– Mình ơi! Hôm nay tôi đào được hũ vàng ngoài đồng.

– Vàng đâu?

– Tôi còn để ngoài đồng, chưa đem về.

Người vợ dẫy nẩy người:

– Đừng có khùng! Bắt được vàng sao không mang về. Để như thế, lỡ ai trông thấy lấy mất thì sao.

Người chồng bình tĩnh:

– Mình đừng lo! Vàng đó là của trời. Trời đã cho thì không mang về, nó cũng theo mình về. Trời đã không cho mà vào tay kẻ khác thì tiếc rẻ làm chi.

Thằng ăn trọm nấp ở góc nhà nghe lỏm được câu chuyện. Đợi hai vợ chồng ngủ say, nó lẻn ra khỏi nhà và chạy thẳng tới chỗ chôn vàng.

Tìm được hũ vàng, nó mừng rỡ vác về nhà. Nhưng vừa mở nắp ra, nó chỉ toàn thấy toàn rắn là rắn. Rắn lớn, rắn nhỏ, loi nhoi lúc nhúc trông thật là ghê rợn. Nó bèn đậy nắp lại rồi giấu kín vào một nơi .

Sáng hôm sau, anh chồng ra rừng tìm hũ vàng thì hũ vàng đã biến mất. Đêm hôm ấy, anh về cho vợ hay thì bị vợ mắng:

– Anh thật là một thằng ngốc. Anh đã không chịu nghe tôi nên mất vàng là đáng kiếp.

Người chồng vẫn một giọng bình tĩnh:

– Mất thì thôi chớ sao. Trời cho thì mình được. Trời lấy về thì xin vâng.

Cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng lại bị thằng ăn trộm nghe lỏm. Nó nghĩ thầm:

– Đồ mù! Rõ là hũ rắn mà anh này lại nhìn ra vàng. Để sáng mai ta đem trả cái hũ vào chỗ cũ mới được.

Sáng hôm sau, người chồng ra đồng làm việc. Gặp lại cái hũ, anh mở ra coi thì thấy số vàng còn nguyên vẹn.

Chiều về anh khoe với vợ:

– Mình à! Hũ vàng chưa mất. Còn nguyên chỗ cũ. Đấy, tôi nói có sai đâu! Trời đã cho thì không ai lấy của mình được.

Nghe nói vậy, người vợ bèn giục:

Người chồng lừng khừng:

– Mang về làm gì cho cực cái thân. Mình đừng có lo! Tôi đã bảo là một khi Trời cho thì trước sau nó sẽ về tay mình.

Đêm ấy, thằng ăn trộm cũng nghe được câu chuyện đối đáp giữa hai vợ chồng.

Nó mỉm cười nghĩ thầm:

– Anh thằng này tin ở Trời quá hoá mù quáng rồi, chẳng thấy gì nữa. Phải cho nó một bài học mới được.

Nó lẻn ra đồng ngay đêm hôm đó, bê cái hũ về để ngay trước nhà hai vợ chồng người nhà quê, và tin rằng thế nào rắn cũng sẽ bò ra cắn chết hai vợ chồng.

Sáng hôm sau, người chồng thức dậy, thấy cái hũ ở trước cửa nhà. Anh mừng rỡ mở ra nắp ra coi. Thấy hũ đầy ắp những vàng, anh bảo vợ:

– Mình ơi, vàng nè! Ra đây mà coi! Tôi nói có sai đâu. Trời đã thật sự cho chúng mình rồi.

Nguồn: Sưu tầm

Quay về trang chủ:

Truyện cổ tích,

Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:

Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời

Truyện xem nhiều nhất

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Ăn Khế Trả Vàng

Truyện Ăn khế trả vàng là một câu truyện cổ tích Việt Nam rất thân thuộc với các trẻ nhỏ Việt Nam. Câu truyện rất hấp dẫn và rất thu hút những độc giả nhỏ tuổi. Nhưng ẩn chứa trong câu truyện ly kỳ này lại là những bài học rất đáng giá, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người thông qua hình ảnh của hai người anh em.

Truyện kể về hai anh em nọ khi cha mẹ mất để lại gia tài thì người em chỉ được 1 cây khế và căn chồi nhỏ. Cho đến khi chim ăn khế và trả ơn bằng vàng thì người anh lại sinh lòng tham lam. Tuy nhiên, khi người anh cũng được chim chở đi trả công bằng vàng thì vì chính sự tham lam này đã làm người anh rơi xuống biển.

Tóm tắt truyện Ăn khế trả vàng

Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân.

Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim. Chim lạ mới nói lại rằng: “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”.

Hôm sau như lời hứa chim đến đón người em tới một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em xuống lấy vàng và chỉ lấy vừa đầy túi ba gang rồi lên lưng chim trở về. Người em về nhà dùng số vàng bạc lấy được mang đi đổi lấy lúa thóc để giúp đỡ cho người dân ở trong làng. Thấy người em bỗng có nhiều vàng bạc nên người anh đã âm mưu sang đòi đổi nhà lấy cây khế, lại lần nữa người em đồng ý đổi với người anh mà không một lời phàn nàn.

Ý nghĩa truyện Ăn khế trả vàng

Qua câu truyện Ăn khế trả vàng thấy được sự tham lam và ích kỷ của người anh đối với chính em ruột của mình. Anh em là phải đùm bọc giúp đỡ yêu thương lẫn nhau nhưng người anh lại không làm như vậy. Còn người em vì quá hiền lành, chịu đựng nên đã chấp nhận mọi yêu cầu của anh mình.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…