Top 6 # Truyện Cổ Tích Việt Nam Sự Tích Hồ Gươm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Sự Tích Hồ Gươm

Truyện Sự tích Hồ Gươm

Sự tích Hồ Gươm là truyện truyền thuyết ca ngợi chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và giải thích nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm ngày nay.

Vào thời giặc Minh [1] xâm lược nước ta, đi đến đâu chúng cũng tàn sát người dân vô tội, cướp bóc của cải của nhân dân. Cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ, và lầm than. Thấy cuộc sống của nhân dân như vậy một số người có lòng yêu nước thương dân đã tụ họp lại với nhau cùng bàn bạc làm một cuộc khởi nghĩa để chống lại sự tàn ác và bạo ngược của quân Minh. Trong đó có nghĩa quân ở vùng Lam Sơn.

Tuy nhiên nghĩa quân cũng toàn là những người nông dân áo vải, binh khí thì thô sơ mà chưa thu hút được nhiều người nên chưa có đủ sức mạnh để chiến đấu lại quân giặc. Rất nhiều lần nghĩa quân đã đứng lên khởi nghĩa nhưng lần nào cũng bị quân Minh đánh cho bại trận. Đức Long Quân [2] nhìn thấy sự lòng chiến đấu quả cảm và tinh thần yêu nước của nghĩa quân, liền quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để tăng thêm sức mạnh và sĩ khí chiến đấu cho họ.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa, có một người đi đánh cá dưới sông, khi kéo lên thấy lưới rất nặng. Anh ta nghĩ thầm trong bụng: “Phen này chắc là được nhiều cá lắm đây!”. Tuy nhiên khi lưới được kéo thì không có một con cá nào mà lại là một lưỡi gươm cũ. Anh ta liền vứt lưỡi gươm lại sông, lần thứ hai chàng kéo lại lưỡi gươm ấy lại vướng vào lưới. Lần này anh quăng đi xa hơn nữa.

Đến lần thứ ba kéo lưới lên vẫn là lưỡi gươm đó đó. Thấy lạ, anh liền cầm lưỡi gươm cũ lên và mang về để trong góc nhà. Người đó tên là Lê Thận – một người nông dân quê ở Thanh Hóa, có lòng yêu nước nồng nàn, từ lâu đã có ý muốn gia nhập cùng nghĩa quân Lam Sơn [3].

Lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn cũng ngày càng đông, muốn chiêu binh thêm những người tài giỏi và có lòng yêu nước tham gia. Lê Thận có sức khỏe cùng với lòng yêu nước mong đánh đuổi giặc ngoại xâm từ lâu nên đã gia nhập nghĩa quân. Anh tham gia nhiều trận chiến quan trọng và góp nhiều công sức trong các trận thắng lớn nên được Lê Lợi tin tưởng.

Một lần Lê Lợi đưa quân qua vùng Thanh Hóa đã vào nhà Lê Thận để nghỉ ngơi. Vào tới nhà, Lê Lợi và mọi người thấy lưỡi gươm cũ vứt ở xó nhà của Lê Thận phát ra ánh hào quang sáng chói. Mọi người tiến lại cầm lên xem thì thấy trên lưỡi gươm có khắc hai chữ “thuận thiên” [4]. Tất cả vô cùng ngạc nhiên nhưng cũng không nghĩ đó là báu vật, chỉ nghĩ đó là lưỡi gươm bình thường mà thôi.

Thời gian sau, nghĩa quân tổ chức rất nhiều trận đánh trả quân Minh. Trong một đánh không may nghĩa quân bại trận, Lê Lợi bị quân giặc đuổi theo vào trong rừng sâu. Khi đang chạy trốn, ông nhìn thấy có một vật sáng chói trên cành cây. Lấy làm tò mò, ông liền trèo lên cành cây thì thấy một cái chuôi gươm nạm ngọc [5] sáng lấp lánh. Lại nhớ tới hôm ở nhà Lê Thận có lưỡi gươm phát sáng Lê Lợi liền cầm chuôi gươm về.

Vài hôm sau, gặp Lê Thận, Lê Lợi kể lại chuyện nhặt được chuôi gươm phát sáng và bảo Lê Thận cho mượn lưỡi gươm cũ. Không ngờ sau khi cho lưỡi gươm vào trong chuôi gươm thì lại vừa in như một cặp, lưỡi gươm trở lên sáng chói và sắc nhọn vô cùng.

Lê Thận và mọi người ở đó đều quỳ rạp dưới chân Lê Lợi mà rằng: “Có lẽ đây là gươm báu trời ban, giúp nghĩa quân đánh giặc xâm lược. Nay xin chủ tướng cầm gươm báu để lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta, để cho muôn dân được hưởng cuộc sống yên bình”.

Lê Lợi nhận thanh gươm từ tay Lê Thận, hứa sẽ dốc hết lòng lãnh đạo nghĩa quân thuận theo ý trời.

Kể từ đó, nghĩa quân đánh đâu thắng đó, trăm trận trăm thắng. Dần dần lực lượng quân Minh bị suy tàn, nghĩa quân không còn phải trốn ở trong rừng nữa, mà chuyển sang đối đầu trực diện. Kho lương thực cũng ngày càng đầy đủ do đánh được quân giặc mà có càng giúp cho quân lính có khí thế chiến đấu hơn.

Chẳng bao lâu sau, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và nhờ gươm thần mà nghĩa quân đã đánh bại quân Minh. Giặc sợ hãi bỏ tháo chạy về phương Bắc [6], muôn dân lại được thái bình.

Sau khi đánh đuổi hết giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua để trị vì và thống nhất đất nước.

Một năm sau, khi nhà vua cùng các bề tôi thân tín ngồi thuyền đi dạo trên hồ Tả Vọng trước kinh thành. Đức Long Quân sai rùa vàng lên để lấy lại thanh gươm thần.

Khi vua Lê Lợi cùng bề tôi trên thuyền ở giữa hồ thì bất ngờ từ dưới làn nước trong xanh, có một con rùa vàng ngoi đầu lên, cất tiếng:

– Thưa nhà vua, lúc trước Đức Long Quân có cho nhà vua mượn thanh gươm thần để đánh giặc. Nay nghiệp lớn đã hoàn thành, xin nhà vua hãy trả lại gươm thần!

Lê Lợi nghe xong, liền cởi thanh gươm bên mình ra, cầm hai tay và dâng lên trước mặt rùa Vàng. Thanh gươm bất ngờ bay khỏi tay nhà vua sang miệng rùa vàng. Rùa vàng ngậm lấy gươm, lặn xuống hồ biến mất.

Từ đó, hồ Tả Vọng được đặt tên là hay hồ Hoàn Kiếm [7].

Chú thích trong truyện Sự tích Hồ Gươm

[1] Giặc Minh: giặc phương Bắc triều đại nhà Minh (giặc Minh xâm lược nước ta từ năm 1407 đến năm 1427).

[2] Lam Sơn: nơi Lê Lợi khởi nghĩa, thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

[3] Đức Long Quân: tức Lạc Long Quân (đức: tiếng tôn xưng vua chúa, thần thánh,…).

[4] Thuận Thiên: t theo ý Trời; đây là tên thanh gươm. Sau chiến thắng quân Minh, Lê Lợi lấy hiệu là “Thuận Thiên”.

[5] Nạm ngọc: gắn ngọc vào (nạm: gắn, dát, đặt kim loại hay đá quý vào một đồ vật để trang trí).

[6] Phương bắc: chỉ Trung Quốc

[7] Hoàn Kiếm: có nghĩa là “trả lại gươm” (hoàn: trả; kiếm: gươm).

Sự Tích Con Khỉ Truyện Cổ Tích, Truyện Cổ Tích Việt Nam

Sự tích con khỉ

( Sự tích con khỉ) Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:

– Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói. Ăn xong, ông cụ bảo nàng: Sự tích con khỉ

– Hồi nãy làm sao con khóc? Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.

– Ta là đức Phật,

– ông cụ nói tiếp,

– ta thấy con có lòng tốt.

Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.

Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.

Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:

– Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với! Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.

Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: “Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!”. Nhưng lại có những tiếng khác: “Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì”. Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.

Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.

Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.

Gửi bởi in Tags: Hà Vũ truyện cổ tích việt nam đọc truyện bé nghe, đọc truyện cổ tích việt nam chọn lọc, hay nhất, truyện cổ tích, truyện cổ tích việt nam chọn lọc, truyện cổ tích việt nam hay nhất, việt nam

Đọc Truyện Cổ Tích Sự Tích Hồ Ba Bể Việt Nam Chọn Lọc Cho Bé

Chuyện xưa kể lại rằng, xã Nam Mẫu ngày trước mở hội “vô già” cúng Phật. Bởi vậy nên tất cả mọi người đều rất nô nức, kéo nhau đến xem rất đông. Ai ai cũng đều ăn chay và niệm Phật, còn làm rất nhiều những việc thiện khác, nào là buông cá, nào là thả chim… tất cả đều là hướng tới cầu phúc ở mấy ngày mở hội này. Vào ngày hôm ấy, đám hội đột nhiên xuất hiện một bà già nom có vẻ là rách rưới, đáng thương. Mọi người cũng chẳng hay biết bà già ăn mày này từ đâu mà tới đây. Nhưng bộ dạng bên ngoài của bà ta quả thật vô cùng gớm ghiếc, đáng sợ, chiếc áo choàng bên ngoài toàn là những mảnh vải nhỏ chắp vá lại với nhau, nhưng lại chẳng thể đủ để mà che đi tấm thân lở loét và gầy còm của mụ. Những vết lở loét lâu ngày không được vệ sinh nên bốc ra những mùi hôi thối vô cùng khó chịu và kinh tởm. Mụ đi vào trong đám hội ấy, vừa đi vừa thì thào:

– Tôi đói lắm mấy ông mấy bà ơi!

Trên tay còn cầm theo một cái rá nhỏ, mụ cứ giơ nó ra khắp nơi, khuôn mặt bẩn thỉu đầy vẻ khẩn thiết cầu xin. Tuy nhiên thì khi trời đã ngả về chiều mà bà già ăn mày đó vẫn chẳng xin được một chút gì. Mụ đi đến đâu là lại bị mọi người xua đuổi tới đó. Mấy người trẻ tuổi, đặc biệt là mấy cô gái nghĩ mụ ta là hủi nên cứ trốn tránh như là trốn tránh bệnh dịch vậy. Cứ hễ trông thấy mụ đi tới đâu là lại xô đẩy nhau rồi chạy nhanh tới chỗ khác.

Đương nhiên là mấy bà bận rộn sửa lễ cũng bực tức vô cùng. Họ ngừng lại tiếng khấn “Nam mô Phật” mà chửi rủa, mắng xối mắng xả mụ vì dám đi gần sát vào họ. Sau cùng thì thì đám hương lý phải sai bọn tuần phu đến mà đuổi mụ già ăn mày kia đi. Những trận roi vọt như mưa của đám tuần phu cứ đổ ập lên tấm thân gầy gò khiến mụ không cách nào kiên gan hơn được nữa, vì thế đành phải cố lê tấm thân già thoát li khỏi đám hội náo nhiệt kia.

Sau khi đã rời khỏi nơi tổ chức hội, bà già ăn mày ấy lại thất thểu mà lê từng bước một vào trong xóm. Tình cảnh ở đây cũng chẳng có gì khác biệt với đám hội kia, cứ hễ mụ bước vào nhà ai thì lại bị họ nghi là bị hủi nên bị xua đuổi vô cùng tàn nhẫn. Những nhà giàu có hơn thì đóng cửa thật chặt, bọn họ còn kêu người đem chó dữ thả ra để đuổi mụ đi cho nhanh.

May mắn khi đi tới chỗ ngã ba thì mụ ta lại gặp được hai mẹ con góa bụa vừa mới đi chợ trở về. Trông thấy bà già ăn mày đáng thương nên người mẹ liền đón mụ về nhà, còn lấy cơm nguội trong nhà cho ăn.

Buổi khuya ngày hôm đó, khi hai mẹ con góa bụa chuẩn bị đi ngủ thì lại thấy bà già ăn mày kia gọi cửa. Khi mở cửa ra thì mụ liền xin được ngủ nhờ lại nhà một đêm, bởi vì tất cả những chỗ khác mọi người đã cấm cửa hết, chẳng ai chịu cho mụ vào trong ngủ nhờ cả.

Hai mẹ con nhà này nghe vậy thì thương hại, cũng vui lòng mà cho bà già ăn mày được vào trong nhà, lại còn lấy thêm cơm ra cho ăn uống tử tế, sau lại còn lấy chiếu ra trải lên chõng để mụ được ngả lưng một đêm. Còn cả hai mẹ con thì lại ôm nhau nằm nghỉ tạm ở chỗ khác.

Bà già ăn mày kia vừa nằm xuống là ngủ ngay lập tức, hơn nữa tiếng ngáy của mụ nghe như là tiếng sấm vậy. Lúc ấy hai mẹ con góa bụa nhìn ra chỗ chõng thì bỗng thấy nơi đó sáng rực trong đêm tối. Nơi chõng ấy không còn là bà già ăn mày cả người lở loét, yếu đuối nữa, mà nơi ấy bây giờ chính là một con giao long to lớn đang cuộn tròn thân mình thành một đống lớn, đầu của nó gác lên trên xà nhà, còn đuôi thì lại thò xuống dưới đất.

Nhìn thấy cảnh này thì người mẹ cũng kinh hãi đến rụng rời chân tay, nhưng bởi vì nghĩ đến nhà của mình lại hoàn toàn cách biệt nơi xóm làng, đến lúc này cũng chẳng biết kêu cứu với ai. Vì vậy đành kéo chăn trùm kín hết cả hai mẹ con, trong lòng đã phó mặc cho số phận may rủi của mình.

Tuy nhiên thì sáng ngày hôm sau tỉnh lại, người mẹ nhìn về phía cái chõng thì chẳng còn trông thấy con giao long đêm qua xuất hiện đâu nữa. Nơi đó vẫn là bà già ăn mày nghèo khổ, mụ ta đang chuẩn bị rời đi. Trước lúc nói lời từ giã thì mụ đột nhiên nói với hai mẹ con góa bụa là:

– Tất cả chúng nó mang tiếng là thờ Phật nhưng thực chất ra chính là buôn Phật mới đúng. Bởi vậy nên rất đáng phải hứng chịu lấy trầm luân. Còn hai mẹ con nhà ngươi thì thực tốt bụng. Ta cho gói tro này, hãy nhận lấy và đem nó đi rắc đều chung quanh nơi ở, đêm này thì chớ rời đi đâu. Nếu đi thì tốt nhất hãy lên nơi đỉnh núi cao nhất để mà tránh nạn.

Người mẹ vô cùng lo lắng khi nghe những lời nói ấy, trong lòng băn khoăn nên liền hỏi thêm:

– Vậy tôi phải làm như thế nào mới có thể cứu được mọi người?

Bà già ăn mày chần chừ một chút, sau đó lấy một hạt thóc từ trong túi áo ra và cắn làm đôi rồi đưa hai mảnh vỏ trấu cho người mẹ và dặn rằng:

– Có hai mảnh trấu này thì có thể giúp cho hai mẹ con nhà ngươi có thể làm việc thiện rồi.

Người mẹ vốn còn định hỏi thêm nữa nhưng bà già ăn mày ấy vụt một cái đã biến mất hoàn toàn rồi. Ngẩn ngơ một chút rồi hai mẹ con góa bụa vội vàng làm theo những lời căn dặn của bà già ăn mày kia. Họ cũng không quên kể lại câu chuyện ấy cho tất cả những người ở xung quanh cùng biết. Nhưng nghe xong thì tất cả bọn họ đều nghĩ người mẹ ngớ ngẩn, cho rằng đó chỉ là một câu chuyện nhảm nhí không hơn không kém nên chỉ cười xòa mà bỏ qua.

Buổi tối ngày hôm đó, chính giữa nơi đám hội vô cùng náo nhiệt ấy, đúng vào lúc mà tất cả các thiện nam cùng tín nữ tấp nập cùng cúng bái thì đột nhiên có một dòng nước từ chính giữa nơi đàn tràng phun lên từ dưới lòng đất. Dòng nước ấy phun ngày một mạnh hơn, khiến cho mọi đất đá ở xung quanh đều dần lở sụt.

Mọi người ở đây đều ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì, lại cứ ngỡ đó là phép màu của Phật hiển linh, bởi vậy nên ra sức mà cúng bái, lạy lấy lạy để. Tuy nhiên thì dòng nước kia càng lúc càng mạnh hơn, nó nuốt trọn cả người cùng vật xung quanh. Chẳng bao lâu nước đã ngập như cái ao lớn.

Cho tới tận lúc này thì mọi người mới hốt hoảng hết cả, lập tức bỏ hết lễ bái mà xô đẩy nhau chạy trốn. Nhưng họ đã không thể nào chạy xa hơn được. Đất vốn bằng phẳng dưới chân họ nay đã nứt nẻ hết, những rung động mạnh xô họ ngã ngang ngã dọc. Đột nhiên có một tiếng ầm ầm vô cùng dữ dội, tất cả đất đá, cùng nhà cửa, và cả người, vật cũng đều bị dòng nước kia nhấn chìm hết cả, nước cứ thế tung tóe làm mù cả vùng trời rộng lớn.

Giữa lúc ấy, từ dưới mặt nước bay lên một con giao long rất lớn, nó cứ thế mà bay vòng chung quanh khu vực xã Nam Mẫu. Khắp nơi đất đá lở sụt, mọi thứ đều bị dòng nước cuốn phăng thì nền nhà, chuồng gà, chuồng lợn ở chỗ mẹ con góa bụa lương thiện kia vẫn cứ dâng cao dần theo mực nước.

Nhìn cảnh nước lụt cuốn phăng hết mọi thứ thì hai mẹ con vô cùng đau sót, họ liền lấy hai mảnh trấu mà bà già ăn mày đưa cho lúc trước ra. Khi họ đặt chúng xuống dưới nước thì cả hai mảnh trấu ấy đột nhiên hóa ngay thành hai chiếc thuyền. Sau đó, hai mẹ con ấy chẳng quản gió mưa, chẳng sợ nước lũ, vẫn vững vàng tay chèo để đi hết mọi nơi và cố hết sức để cứu giúp cho những người gặp nạn.

Nơi đất bị sụt đi và bị nước lấp đầy ấy chính là hồ Ba Bể – Bắc Cạn ngày nay. Nơi nền nhà của hai mẹ con góa bụa kia chính là hòn đảo nho nhỏ ngay chính giữa hồ, người địa phương ở nơi này vẫn quen gọi nó là Pò Già Mải.

Truyện Cổ Tích Việt Nam

Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp. Tối đến, vua đứng lặng nhìn quanh, thấy mình đã bị lạc đường, không tìm được lối ra. Bỗng vua thấy có một mụ già, đầu lắc lư đi tới: đó là một mụ phù thủy. Vua bảo mụ:

– Này cụ, cụ có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng được không?

Mụ đáp:

– Tâu bệ hạ, được chứ. Cái đó già làm được, nhưng với một điều kiện mà nếu bệ hạ không chấp nhận thì bệ hạ không bao giờ ra được khỏi rừng này và sẽ chết đói ở đây.

Vua hỏi:

– Điều kiện gì hở cụ?

– Già có một đứa con gái đẹp nhất đời. Bệ hạ chưa từng thấy ai đẹp đến thế đâu, thật xứng đáng làm vợ vua. Nếu bệ hạ đồng ý lấy nó làm hoàng hậu thì già sẽ chỉ đường cho bệ hạ ra khỏi rừng.

Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến ngôi nhà nhỏ của mụ. Con gái mụ ngồi bên lửa. Cô đứng dậy ra đón vua ngay, như đã sẵn sàng chờ vua đến. Vua thấy cô tuyệt đẹp nhưng không thích, nhìn cô, vua cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đặt cô lên mình ngựa thì mụ chỉ đường cho vua. Vua về đến cung điện làm lễ cưới.

Nguyên vua đã lấy vợ một lần và hoàng hậu sinh được bảy con, sáu trai một gái, vua yêu quí vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt mà còn có thể làm khổ chúng nữa vua đưa chúng đến ở một tòa lâu đài hiu quạnh giữa rừng sâu. Lâu đài rất kín, đường đi đến khó mà tìm được, chính vua cũng không tìm ra đường nếu không được một bà lão cho một cuộn chỉ có phép lạ. Khi vua ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự gỡ ra và chỉ đường cho vua.

Nhà vua luôn luôn đi thăm các con yêu dấu, nên hoàng hậu để ý đến sự vắng mặt của vua. Mụ dì ghẻ tò mò muốn biết vua đi vào rừng một mình làm gì. Mụ bèn cho thị vệ của vua nhiều tiền, chúng nói lộ bí mật cho mụ biết và nói cả đến cuộn chỉ biết đưa đường. Mụ bứt rứt không yên tâm, mãi cho đến lúc mụ tìm ra được chỗ vua để cuộn chỉ. Mụ bèn may một số áo lót bằng lụa trắng và khâu bùa vào vì mụ học được ít phép của mẹ.

Một hôm, vua ruổi ngựa đi săn vắng, mụ mang áo đi theo cuộn chỉ dẫn đường vào rừng. Bọn trẻ thấy từ xa có bóng người đến tưởng là cha yêu dấu, vội vui mừng chạy lại đón. Mụ bèn tung trùm lên mỗi đứa một cái áo, áo vừa đụng vào người thì chúng biến ra thiên nga bay vượt qua rừng biến mất. Mụ hớn hở về nhà, tưởng là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là còn cô con gái không chạy ra đón cha cùng các anh.

Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái thôi. Vua hỏi:

– Các anh con đâu?

Cô đáp:

– Trời ơi, cha yêu dấu! Các anh con đi mất rồi, bỏ lại mình con.

Rồi cô kể cho vua nghe cô đứng ở cửa sổ nhìn thấy những gì, các anh cô hóa thiên nga bay qua rừng thế nào, và đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân. Vua rất buồn bã nhưng không ngờ là hoàng hậu làm việc độc ác ấy. Vua sợ cô gái cũng bị mất nốt nên định mang cô đi cùng. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua hãy để cô ở lại tòa lâu đài trong rừng đêm ấy nữa. Cô gái đáng thương nghĩ bụng:

– Mình không thể ở đây lâu được nữa, mình phải tìm các anh mới được.

Truyện cổ tích Việt Nam – Sáu con Thiên Nga

Nhưng tới lúc mặt trời sắp lặn cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ chui vào. Chúng ngồi xuống đất, thổi lẫn cho nhau, cho bay hết lông; bộ lông thiên nga trút ra như một chiếc áo lót. Cô gái nhận ra các anh mình, mừng lắm, chui ở gầm giường ra. Các anh trông thấy em cũng mừng rỡ chẳng kém. Nhưng vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:

– Em không ở đây được đâu. Đây là sào huyệt của bọn cướp, chúng về thấy em sẽ giết em mất.

Em hỏi:

– Thế các anh có cách nào che chở em không?

Các anh nói:

– Không, vì mỗi tối, các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga, hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ, sau đó lại phải biến thành thiên nga.

Em khóc hỏi:

– Thế không có cách nào giải thoát các anh à?

Các anh đáp:

– Không được đâu! Khó lắm. Trong sáu năm, em không được nói được cười. Trong thời gian ấy, em phải may cho các anh sáu chiếc áo lót nhỏ bằng hoa thúy cúc. Nếu em nói nửa lời là công toi hết.

Các anh vừa nói xong thì một khắc đồng hồ đã qua, các anh lại biến thành thiên nga bay qua cửa sổ mất. Cô gái nhất định giải thoát cho các anh, dù có phải hy sinh tính mạng. Cô rời bỏ chiếc lều hoang, vào giữa rừng, leo lên cây ngủ đêm. Sáng hôm sau, cô đi hái hoa thúy cúc và bắt đầu khâu áo. Cô chẳng nói năng được với ai mà cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô chỉ ngồi một chỗ chăm chú làm.

Một thời gian đã qua. Vua xứ ấy cùng thợ săn vào rừng tìm thú, đến cây cô ngồi. Họ gọi cô:

– Cô hãy xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không hại gì cô đâu.

Cô chỉ lắc đầu. Họ hỏi dồn mãi, cô liền ném xuống cho họ chiếc dây chuyền đeo cổ bằng vàng, tưởng làm như thế cho họ yên đi. Nhưng họ vẫn không chịu thôi, cô liền vứt chiếc thắt lưng của cô xuống. Thấy vẫn chưa ổn cô vứt thêm nịt bít tất, rồi dần dần vứt tất cả các thứ mặc trên người có thể vứt được, đến nỗi cô chỉ còn chiếc áo lót. Những người thợ săn không vì thế mà chịu lùi. Họ trèo lên cây, bế cô xuống đưa đến trước mặt vua. Vua hỏi:

– Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?

Cô không đáp. Vua dùng đủ các thứ tiếng vua biết mà cô vẫn câm như hến. Nhưng cô đẹp quá khiến lòng vua rung động. Vua yêu cô tha thiết. Vua khoác áo ngực cho cô, đặt cô lên kiệu ngồi trước mình đưa về cung điện. Vua cho cô mặc quần áo sang trọng, cô đẹp lộng lẫy như một ngày nắng đẹp, nhưng cô vẫn không nói nửa lời. Vua đưa cô lại ngồi ở bàn ăn, cho ngồi bên mình. Dáng điệu nhu mì và e lệ của cô khiến vua rất hài lòng. Vua nói:

– Ta thiết tha muốn lấy cô này, ta không lấy một ai khác trong thiên hạ đâu.

Mấy hôm sau, vua lấy nàng. Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, không bằng lòng với đám cưới này, và nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:

– Không biết cái con này ở đâu ra mà nó không nói năng gì được. Nó không xứng đáng làm vợ vua.

Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng. Mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ tâu vua là nàng ăn thịt người. Vua không tin, không để ai làm hại nàng. Lúc nào nàng cũng ngồi khâu áo lót, ngoài ra không để ý đến cái gì khác. Lần sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mẹ ghẻ quỉ quyệt lại lừa vua như lần trước. Vua vẫn nhất định không tin lời mụ. Vua bảo:

– Nàng trong sạch và tốt bụng, không thể làm việc ấy đâu. Nếu nàng nói được và có thể tự bênh vực được thì sẽ minh oan được. Nhưng đến lần thứ ba, mụ già lại ăn trộm đứa bé mới đẻ và lại tố cáo hoàng hậu. Nàng vẫn không nói nửa lời để minh oan. Vua không làm khác được phải đưa nàng ra tòa xử. Nàng bị kết tội chết thiêu.

Đã đến ngày hành hình, cũng là ngày cuối cùng của thời gian sáu năm không được nói, cười, ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo lót đã khâu xong chỉ còn thiếu cánh tay áo chiếc cuối cùng. Khi nàng bị dẫn đến đống củi, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga bay trên không lại. Nàng cảm thấy mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.

Thiên nga bay rào rào tới chỗ nàng, sà xuống thấp để nàng có thể ném áo lót lên tới được. Áo vừa đụng chim thì lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện lên hình người đứng trước nàng, vui vẻ, đẹp đẽ. Chỉ có người em cuối cùng là chiếc áo còn thiếu cánh tay trái vì vậy ở lưng còn có một cánh thiên nga. Anh em ôm nhau hôn trìu mến; hoàng hậu đến tìm vua, vua rất đỗi ngạc nhiên. Nàng nói:

– Tâu bệ hạ, giờ thiếp mới được phép nói và bộc lộ là thiếp đã bị oan.

Nàng kể lại âm mưu mụ già đã lấy trộm ba đứa con đem giấu đi. Vua tìm được con mừng rỡ lắm, còn mụ dì ghẻ cay nghiệt kia phải đền tội. Mụ bị trói trên đống lửa và bị thiêu ra tro. Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc dài lâu.