Không Gian Trong Truyện Cổ Tích Sinh Hoạt Của Việt Nam
--- Bài mới hơn ---
1. Khái niệm “truyện cổ tích sinh hoạt” và truyện cổ tích sinh hoạt của Việt Nam – Hàn Quốc
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện cổ tích sinh hoạt còn được gọi là cổ tích thế sự là những truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu tố thần kỳ. Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố thần kỳ nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kỳ, hấp dẫn . Tác giả thống kê tỷ lệ các tiểu loại của truyện cổ tích Việt Nam như sau: tiểu loại thần kỳ có 10%, tiểu loại thế sự có 30%, tiểu loại lịch sử có 18%, tiểu loại nửa thế sự, nửa thần kỳ: 42%. Hai nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên và Lê Chí Quế đã chia truyện cổ tích Việt Nam thành ba tiểu loại: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt – xã hội. Dựa vào các tiêu chí phân loại có sự khác nhau nên các nhà nghiên cứu cũng phân loại truyện cổ tích thành một số tiểu loại khác nhau nhưng riêng về tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt thì các nhà nghiên cứu có sự thống nhất khi nhận diện về tiểu loại truyện này ( Khi tượng Phật khóc ra máu).
Các loại không gian trong truyện cổ tích Việt Nam có nhiều nét tương đồng với các loại không gian trong truyện cổ tích Hàn Quốc, đặc biệt là về không gian biển. Trên các đảo và quần đảo, các hoạt động kinh tế của người Việt rất đa dạng: ngoài hoạt động nông lâm nghiệp quen thuộc, đã có hoạt động đánh cá, đóng tàu thuyền đi biển xa và có cả hoạt động thương mại ( Sự tích dưa hấu). Truyện cũng phản ánh tư duy kinh tế của người Việt xưa qua việc trao đổi lương thực, thực phẩm. Thời xa xưa, con người không thể đi lại, hoạt động kinh tế và sống trên môi trường nước nếu không có những phương tiện thích hợp như tàu thuyền, bè mảng. Nên trong các câu truyện cổ tích của người Việt và người Hàn, hình ảnh con thuyền đã gắn liền với sự dịch chuyển không gian của nhân vật từ đất liền ra biển xa xôi.
3.1.2. Khác biệt
Không gian biển xuất hiện trong nhiều truyện của người Việt (9 truyện/93 truyện: Yết Kiêu, Ba chàng thiện nghệ, Sự tích dưa hấu, Sự tích đá Bà Rầu, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Đồng tiền Vạn lịch, Nói dối như Cuội, Của trời trời lại lấy đi, giương đôi mắt ếch làm chi được trời và truyện Sự tích đền Cờn. Không gian này gắn với nhân vật nhân vật thông minh, tài giỏi, gắn với chiến công đánh thắng giặc ngoại xâm, kẻ gian tà; là không gian chứng kiến cuộc thi tài giữa những nhân vật xuất chúng. Các hành động của nhân vật được người Việt kể chi tiết: một người chèo thuyền ra biển rồi thả chiếc nhẫn xuống nước để thử thách chàng trai, chàng trai cởi áo nhảy ngay xuống biển tìm thấy chiếc nhẫn một cách nhanh chóng ( Ba chàng thiện nghệ). Không gian biển xuất hiện rất ít trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Hàn. Trong 90 truyện chỉ có 2 truyện xuất hiện không gian biển ( Lời giáo huấn của chim, Khi tượng Phật khóc ra máu) nhưng không có truyện nào kể về chiến công của nhân vật tài trí khi phải đối diện với không gian biển cả bao la.
3.2. Không gian xã hội
3.2.1. Không gian gia đình
3.2.1.1. Tương đồng
Từ không gian ngôi nhà đến không gian gia đình
Người Việt và người Hàn luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình. Mỗi gia đình đều cố gắng ổn định cuộc sống bằng việc xây dựng một ngôi nhà dù đó là ngôi nhà đơn sơ hay kiên cố. Trong truyện cổ tích của người Việt và người Hàn, nhà ở không được tác giả dân gian hai nước miêu tả cụ thể, chi tiết, chỉ được đề cập đến rất ít để giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật giàu hay nghèo và thường được giới thiệu ngay ở phần mở đầu của truyện. Người Việt kể về hoàn cảnh khó khăn của nhân vật phải sống trong những túp lều nhỏ, hẹp: “Xưa, có người con trai cha mẹ chết sớm, sống một mình trong túp lều ven núi”( Nàng Tiên ốc). Hình ảnh túp lều đã nói lên cuộc sống nghèo khó, vất vả của các nhân vật nhưng nó cũng có vị trí quan trọng khẳng định sự tồn tại của gia đình. Dù là túp lều nhưng đó cũng là nơi để các thành viên trong gia đình cùng chung sống, gắn bó và chia sẻ. Những ngôi nhà khang trang, nhiều phòng cũng được người Việt kể tới trong truyện Thạch Sùng khoe của, Ba người bạn. Giống như quan niệm của người Việt về sự giàu, nghèo được phản ánh qua nhà ở trong các truyện cổ tích, người Hàn cũng đưa hình ảnh ngôi nhà vào các câu chuyện để làm nổi bật hoàn cảnh sống của nhân vật: “Nhà của anh không khác gì một cái lều bé tí xíu”( Công chúa Pyonggang và anh ngốc Ondal). Theo Bachelard: “ngôi nhà là con người nội tâm, các tầng gác, tầng hầm và tầng áp mái tượng trưng cho các trạng thái đa dạng của tâm hồn (…) Ngôi nhà cũng là một biểu tượng nữ tính mang ý nghĩa là nơi ẩn thân, là người mẹ, là sự bảo vệ, là lòng (bụng) mẹ.”. Chọn được địa thế tốt là việc quan trọng, quyết định đến sự hưng thịnh của mỗi gia đình và làng xóm. Truyện Bùi Cầm Hổ của người Việt cũng đề cập đến phong tục này.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước từ xưa đã xuất hiện sự phân biệt về thân phận, địa vị và sự phân chia giai cấp (giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột)nên làng quê ở Việt Nam và Hàn Quốc có điểm tương đồng về sự phân biệt giàu – nghèo và tồn tại mối quan hệ giữa địa chủ, nhà giàu với người nông dân. Không phải địa chủ, nhà giàu nào cũng là những kẻ bóc lột xấu xa, cũng có những người tốt, nhân từ nhưng nổi bật trong các truyện cổ tích vẫn là những phần tử lấy sức mạnh tiền tài để ức hiếp dân lành do đó quan hệ giữa địa chủ, nhà giàu với người nông dân nghèoluôn cómâu thuẫn. Người Việt có truyện Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột và chim bắt-cô-trói-cột, người Hàn có truyện Bán bóng râm của cây, Túi tiền và túi bánh gạo, Dâu tây mùa đông…
3.2.5.2. Khác biệt
3.2.6.Không gian kinh thành
3.2.6.1. Tương đồng
Không gian kinh thành xuất hiện với tần số cao trong truyện cổ tích Việt Nam, Hàn Quốc: 26 truyện/88 truyện của người Việt, 20 truyện/90 truyện của người Hàn. Kinh thành là nơi tấp nập, nhộn nhịp, hoạt động buôn bán phát triển, hàng hoá phong phú, đa dạng; có nhiều loại hàng hoá quen thuộc với người ở kinh thành nhưng lại xa lạ đối với người nông dân. Phản ánh hiện thực này, người Hàn có chuyện Thiếp trong gương: không gian kinh thành rộng lớn “Sau vài ba ngày đi hết đường này phố kia”. Bộ mặt kinh thành được truyện cổ tích người Việt quan tâm nhiều đến khía cạnh sinh hoạt: có nhiều câu chuyện về những thầy đồ dạy học, những anh học trò đi học, đi thi ( Trinh phụ hai chồng, Bán tóc đãi bạn). Kinh thành là trung tâm, nơi tích tụ giàu sang: ” Ngày ấy ở kinh thành Thăng-long phố xá buôn bán đã mọc lên san sát. Nhiều cửa hiệu to lớn cất đủ mọi thứ hàng như gấm vóc, tơ lụa, pha lê, đồ sứ…”( Bà lớn đười ươi)[2, tr.641].
Kinh thành là nơi ở của vua, quý tộc, quan lại, cũng là nơi đến của những người bình dân để tỏ lòng thành với nhà vua. Các nhân vật hiền lành, lương thiện, thông minh được vua yêu quí, ban thưởng đã thể hiện khao khát của người bình dân về một chế độ xã hội tốt đẹp, công bằng: Đồng tiền Vạn lịch, Em bé thông minh (Việt), Con trâu đổi lấy quả hồng (Hàn).
Mặt trái của không gian kinh thành cũng được người Việt và người Hàn phản ánh. Ở không gian này, mối quan hệ giữa người với người bị chi phối rất lớn bởi đồng tiền: “Người kinh thành luôn nhìn vào vẻ bề ngoài của một người để đối đãi với người đó. Dù là một kẻ vô lại phóng đãng nghèo kiết xác nhưng ăn mặc nhìn bóng bẩy lượt là một chút, đeo cung tên bước đi trên phố thì thế nào người ta cũng nghĩ là kẻ có tiền và đối đãi rất nhiệt tình..”( Danh thủ bắn cung dỏm)[9, tr.218-219).Tác giả dân gian Việt xây dựng nhóm ngườitrong truyện Bà lớn đười ươi mang bản chất tham lam, gian xảo. Hiểu rõ những người buôn bán nơi thị thành đánh giá người khác qua vẻ bên ngoài, những kẻ gian đã lấy được lòng tin của người bán và lừa gạt họ dễ dàng.
3.2.6.2. Khác biệt
Những mặt trái, tiêu cực nảy sinh nơi kinh thành được người Việt phản ánh rõ nét trong các truyện cổ tích Quận Gió, Bà lớn đười ươi: những kẻ lưu manh lấy chợ búa, thành thị làm nơi hoạt động, náu mình. Không gian kinh thành tồn tại mối quan hệ giữa nhà vua với người dân nhưng quan hệ này có nhiều mâu thuẫn, phức tạp. Truyện Vua Heo cho chúng ta thấy sự bất bình của người dân trước thái độ, hành động của nhà vua và đứng lên chống lại triều đình bằng cách đi theo một nhóm người có cùng chí hướng. Sau khi thành công, nhân vật tự xưng làm vua. Các truyện cổ tích Hàn Quốc không đề cập đến khía cạnh nội dung này.
Kết luận
1. Không gian trong truyện cổ tích là một phương diện thi pháp của thể loại truyện cổ tích, mang đặc trưng thể loại rất rõ, thể hiện quan điểm của nhân dân về con người, xã hội và cuộc sống của các vùng miền, qua nhiều thời gian. Không gian biển, không gian gia đình, không gian lễ hội, không gian chợ, làng và không gian kinh thành xuất hiện trong truyện cổ tích của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc góp phần làm cho cốt truyện phát triển, phản ánh phạm vi hoạt động của nhân vật, phản ánh đời sống vật chất và đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của hai dân tộc. Qua đó, tác giả dân gian Việt và tác giả dân gian Hàn muốngiáo dục cho mọi thế hệ con cháu của đất nước mình những bài học quý giá, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thắp sáng niềm tin về một tương lai tốt đẹp.
2. Những mâu thuẫn, bi kịch diễn ra trong không gian gia đình, không gian kinh thành, không gian làng được người Việt kể chi tiết, cụ thể và phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mặt trái, tiêu cực nảy sinh ở các không gian cũng được phản ánh sinh động. Các không gian trong truyện cổ tích của người Hàn mà chúng tôi đã khảo sát không đi sâu phản ánh về mặt trái, mặt tiêu cực tồn tại ở các không gian khác nhau. Tần số xuất hiện của các loại không gian trong truyện cổ tích hai nước cũng khác nhau.
3. Qua các loại không gian xuất hiện trong truyện cổ tíchsinh hoạt, chúng ta cũng thấy được sự tương đồng và khác biệt về văn hoá của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc (tín ngưỡng bản địa Shaman và Nho giáo ảnh hưởng đậm nétđến đời sống tâm linh của người Hàn nhưng Người Việt lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trần Thị An (2003), Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt, Tổng tập Văn học dân gian người Việt (tập 19, nhận định và tra cứu), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.724-744.
- Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Giáo dục
- Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế (2001), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, phần truyện cổ tích người Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng.
- Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục
- Kang Jeong Hoon (2008), Con đường có mùa xuân tới (Truyện cổ tích Hàn Quốc), Nxb Giáo dục, TP.HCM.
- Jeon Hye Kyung (2005), Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam thông qua tìm hiểu sự tích động vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
- Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn Quốc, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
- Seo Jeong Oh (2011), 100 truyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc, Nxb Hội Nhà văn.
- Nguyễn Bá Thành (1996), Tương đồng văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.
- Trần Ngọc Thêm (2008), Văn hóa Korea (tập bài giảng dành cho sinh viên ngành Hàn Quốc học, Trường Đại học Đà Lạt.
- Lê Quang Thiêm (1998), Văn hoá, văn minh và yếu tố văn hoá truyền thống Hàn, Nxb Văn học, Hà Nội.
- Cho Myeong Sook, Vương Thị Hoa Hồng (dịch và biên soạn)(2007), Những truyện cổ hay Hàn Quốc, Nxb Viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Hàn – Việt.
14. Nhiều tác giả (Trần Thị Bích Phượng dịch)(2010), Những bài giảng văn học Hàn Quốc, Nxb Văn học.
--- Bài cũ hơn ---