Top 7 # Vì Sao Nam Quốc Sơn Hà Là Bài Thơ Thần Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Ai Là Tác Giả Bài Thơ: Nam Quốc Sơn Hà

Ai là tác giả bài thơ: Nam Quốc Sơn Hà

Dẫn nguồn tư liệu:

Muốn biết ai là tác giả bài thơ thì trước hết phải biết bài thơ đó đang nằm trong những loại văn bản nào? Hiện nay, sơ bộ thống kê đã thấy có khoảng 30 dị bản bài thơ NQSH nằm trong các văn bản Hán Nôm chép tay hoặc khắc gỗ. Cụ thể là 8 bản Việt điện u linh, 10 bản Lĩnh nam chích quái, Thần phả đền cửa sông Ngũ Huyện (Quả Cảm, Hoà Long, Yên Phong, Bắc Ninh), Biển khắc bài thơ NQSH ở Phù Khê Đông (Tiên Sơn, Bắc Ninh), Trương tôn thần sự tích, Thiên Nam vân lục liệt truyện, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử diễn âm, Việt sử quốc âm, Việt sử tiêu án, Việt sử tiệp kính, Lịch triều hiến chương loại chí, Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí; Bằng trình thản bộ (1).

Các văn bản trên có thể quy về 5 thể tài: thần phả, thần tích, truyện ký, sử ký, địa chí, tạp lục. Tất cả đều là văn bản hoá truyền thuyết anh hùng Trương Hống, Trương Hát, còn gọi là Thánh Tam Giang, Trương tôn thần, Thần sông Như Nguyệt…Truyền thuyết kể rằng: Bà Văn Mẫu (Vũ Giàng-Bắc Ninh) mộng giao với Long thần sinh ra một bọc bốn trai một gái, đặt tên là Hống, Hát, Lừng, Lẫy và Đạm Nương. Hống, Hát ham học, thích chơi trò kỳ lạ, được thầy Lã dạy, làu thông binh thư võ lược. Lúc nhàn rỗi thường hỏi mẹ về cha, mẹ bèn thuật lại truyện cảm giao với Long thần họ Trương, bèn lấy Trương làm họ. Khi Triệu Việt Vương dấy nghĩa, Trương Hống, Trương Hát theo giúp, trở thành tướng giỏi. Triệu Việt Vương thất bại, Hậu Lý Nam Đế lên thay, muốn triệu hai ông ra giúp, hai anh em từ chối rồi tự vẫn để trọn tiết với chủ cũ. Thượng đế khen là tiết nghĩa, phong thần. Từng giúp Nam Tấn Vương Ngô Hậu Chúa dẹp loạn Lý Huy, Lê Đại Hành chống Tống năm 981, Lý Thường Kiệt chống Tống năm 1076, thần Trương Hống, Trương Hát đều đọc thơ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (2) khích lệ binh sĩ chiến đấu. Đến thời chống Nguyên Mông, Hưng Đạo Vương cầu khấn âm phủ, nhất nhất đều linh ứng. Hai thần được nhiều đời vua bao phong thần tước. Nhân dân dựng lập gần 300 đền miếu thờ hai thần suốt cả các vùng lân cận sông Cầu, sông Thương (nay thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh) và nhiều làng xã nay thuộc Hải Dương, Hà Tây, Phú Thọ…

Hai mươi chín sự tích còn lại có khác nhau chút ít về tình tiết, về địa danh, về hiện tượng âm phủ, song vẫn khá ổn định về kết cấu và các tình tiết chính.

Ai là tác giả bài thơ?

Qua gần 30 văn bản trong đó có 30 bài thơ, không hề thấy một câu chữ nào ghi nhận bài thơ NQSH do Lý Thường Kiệt trực tiếp hay gián tiếp, đích thực hay tương truyền viết ra. Ở đâu bài thơ đó cũng là của Thần, do Thần ngâm đọc… Xin dẫn vài tư liệu sau đây…

– “Đến thời vua Lý Nhân Tông, quân Tống sang lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm quân sĩ nghe trong đền có tiếng thần ngâm thơ: “Nam quốc sơn hà …thủ bại hư”. Rồi quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước”.

(Việt điện u linh – Lý Tế Xuyên. Bản dịch. NXB Văn học, H.1972, tr 70-71)

– Đêm ấy Đại Hành một thấy hai thần nhân cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”.

Quân Tống nghe thơ, xéo đạp vào nhau mà chạy tan…Lê Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân …sai dân phụng thờ …nay vẫn còn là phúc thần” (Lĩnh Nam chích quái – Vũ Quỳnh – Kiều Phú. Bản dịch, NXB Văn hoá, H, 1990, tr. 83-84).

Nhưng, chưa rõ vì sao, bài thơ NQSH đã bị ngộ nhận là của Lý Thường Kiệt, từ trước Cách mạng tháng Tám cho đến tận ngày nay. Có thể nói, không ít học giả đầy quyền uy học thuật như Trần Trọng Kim (trong Việt Nam sử lược), Hoàng Xuân Hãn (trong Lý Thường Kiệt), Nguyễn Đổng Chi (trong Việt Nam cổ văn học sử), Dương Quảng Hàm (trong Việt Nam văn học sử yếu), Đinh Gia Khánh (trong Lịch sử văn học Việt Nam), Văn Tân ( trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập1), Bùi Văn Nguyên (trong Văn học Việt Nam…) v.v…, và hầu hết những bộ sách lớn của thời đại như Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Thơ văn Lý-Trần. Lịch sử văn học Việt Nam, Tổng tập văn học Việt Nam đều công nhiên khẳng định NQSH là bài thơ do Lý Thường Kiệt viết ra, hoặc trực tiếp, hoặc giả thác là của thần. Từ đó dẫn đến vô số loại sách báo, bảo tàng, đền miếu, di tích văn hoá lịch sử, nhà lưu niệm, triển lãm v.v…khắc hoạ tên Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Sự ngộ nhận phổ biến và kéo dài đến mức giáo sư sử học Hà Văn Tấn phải kêu lên: Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống, ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Nhưng đó là đoán thôi, làm sao nói chắc chắn được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt. Thế nhưng cho đến nay, mọi người đều tin rằng đó là sự thật, hay nói đúng hơn, không ai dám nghi ngờ đó không phải là sự thật (Lịch sử- Sự thật và sử học. Xưa và Nay tháng 3-1994).

Riêng tôi, tiếp bước các tiền bối Ngô Tất Tố (trong Văn học đời Lý), Hoa Bằng (trong Thử viết Việt Nam văn học sử), Nguyễn Văn Tố (trong Đọc sách Việt Nam văn học) v.v…và Trần Nghĩa (trong Thử xác lập văn bản bài thơ Nam quốc sơn hà), Trần Thị Băng Thanh (trong Văn hiến Thăng Long) v.v…những người chưa muốn bàn tới, hoặc thận trọng tồn nghi vấn đề tác giả NQSH… để gián tiếp, rồi trực tiếp phủ nhận Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ.

1. Hầu hết các ngôn bản trên đều tìm thấy trong bộ Thư mục đề yếu – Di sản Hán Nôm Việt Nam. NXB KHXH, H.1993, 3 tập.

2. Trương tôn thần sự tích xuất hiện muộn (1929) giống như một văn bản tổng kết về truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát. Ở bản này, thần đọc thơ hai từ âm phủ Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt, mỗi lần lời thơ lại có câu chữ khác nhau. Riêng lần hai, thơ thần đọc âm phù Lý Thường Kiệt chính là bài thơ đang lưu hành chính thức trong và ngoài trường học hiện nay:

Phiên âm:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thơ:

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự.

Sách trời định phận rõ non sông.

Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?

Bay hãy chờ coi chuốc bại vong!

Ngô Linh Ngọc dịch

Nguồn Xưa và Nay, số 83, tháng 1-2001

Bài Thơ “Nam Quốc Sơn Hà” Là Của Ai?

“Nam quốc sơn hà” là bài thơ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, và được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền của người Việt trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, với ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích, nguồn gốc của “Nam quốc sơn hà” vẫn còn là một dấu hỏi…

“Nam quốc sơn hà” là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, chưa rõ nguồn gốc tác giả, nhưng được một số tài liệu cho là tác phẩm của Lý Thường Kiệt. Theo đó, trong cuộc chiến chống lại quân Tống lần thứ hai (1075-1077), Lý Thường Kiệt đã sai người tâm phúc đọc vang bài thơ trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát thuộc địa phận sông Như Nguyệt, Yên Phong, Bắc Ninh, để khích lệ tinh thần quân sĩ Đại Việt.

Nam quốc sơn hà

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” vốn không có tên. Tựa đề của nó xuất hiện trong “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” tập 2 (NXB Văn học, 1976), lấy từ bốn chữ đầu trong câu thơ đầu tiên của bài thơ. Bài thơ này có nhiều dị bản khác nhau, bản chữ Hán trong Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

南國山河南帝居, 截然分定在天書。 如何逆虜來侵犯, 汝等行看取敗虚。

Phiên âm Hán Việt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên phận định tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Trước đây, sách giáo khoa từng sử dụng bản dịch của học giả Trần Trọng Kim, có âm điệu hào hùng và dễ nhớ:

Sau này, sách giáo khoa không sử dụng bản dịch trên nữa, mà sử dụng bản dịch của Lê Thước và Nam Trân (Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, tập 1, 2015):

Tuy nhiên sách giáo khoa lại không dùng nguyên văn bản dịch này, mà sửa đoạn đầu “Núi sông Nam Việt vua Nam ở” thành “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Bản dịch mới này đã từng gây ra rất nhiều tranh luận vì không truyền tải được âm hưởng và khí phách của “Nam quốc sơn hà”.

“Nam quốc sơn hà” có từ bao giờ?

Trong Lĩnh Nam chích quái, phần “Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt” có ghi chép rằng:

Năm Thiên Phúc nguyên niên hiệu vua Lê Đại Hành, vua Tống Thái Tổ sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đem quân sang đánh Đại Cồ Việt. Hai bên đối lũy cùng cầm cự với nhau ở sông Đồ Lỗ. Vua Lê Đại Hành nằm ngủ thấy hai vị Thần hiện về báo mộng. Hai vị Thần nói với vua, đại ý như sau: “Anh em thần tên là Trương Hống, Trương Hát, là tướng của Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục). Anh em thần vì nghĩa mà chết nên được phong làm tướng trong các thần linh, thống lĩnh quỷ binh. Nay quân Tống xâm phạm nước ta, anh em thần đến yết kiến, cùng giúp vua đánh giặc để cứu dân chúng.”

Xưng danh là Hát, xưng danh là Hồng Giúp đời Triệu Việt có công Thuở chẳng như lòng, ẩn nội Phù Lan… Ơn trên Thượng đế xét thương Quyền cho chúa tể giữ phương yên này. Bây chừ bệ hạ đến đây Nguyện ra giúp nước phá này giặc Ngô Phán rằng: Tướng quan y như Công nên thời lập miêú thờ trả ơn Ngày sau Nhân Bảo ra quân Trên không nghe tiếng người ngâm thơ rằng: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm Hội kiến phong trần tận khử trừ Toàn những tướng mạnh binh cường ba muôn Đến thành Phù Lỗ đóng vây Quân ta quân nó đôi bên ngất trời Chưa phân thắng phụ về ai Ngày rằm tháng chạp vua nằm chiêm bao Thấy đôi thần nhân bãi nào Trương Hống Trương Hát bước vào quỳ thưa Chúng tôi thần đế lòng xưa Phụng thờ nhà chúa bấy chừ chẳng sai Tiên Hoàng có sắc chỉ bày Đòi về phong chức cho tôi tước quyền Trung thần bất sự nhị quân Chúng tôi tự vẫn làm thần đạo ngay Thượng đế thấy bộ thương thay Phong chúng tôi rày Quỉ bộ thần quân Đại Hành thức dậy mừng thay Giết trâu liền có minh tài tế khao Đêm sau vua lại chiêm bao Thấy mặc áo mới liền vào tạ ơn Có một người đứng án tiền Lĩnh được trăm áo vàn vàn quỷ binh Lấy ra chưng đất Nam Bình Đại Hành sực thức gẫm tình mới hay Nửa đêm thấy một cơn mây Bạo phong hắc ám gió bay vội vàng Tống binh mất vía trở dường Chúng quỷ đánh gãy đao thương liền cờ Bỗng nghe mảng tiếng không hư Thần nhân hiện xuống có thơ ngâm rằng

Vua Lê Đại Hành tỉnh dậy liền đốt hương khấn cầu thần giúp. Đêm ấy thấy một người dẫn đoàn âm binh áo trắng và một người dẫn đoàn âm binh áo đỏ từ phía Bắc sông Như Nguyệt mà lại cùng xông vào trại quân Tống mà đánh. Quân Tống kinh hoàng, lúc này bỗng có tiếng thơ ngâm lớn rằng:

Dịch là:

Quân Tống nghe thấy, xéo đạp lên nhau chạy tan, đại bại mà về. Vua Lê Đại Hành trở về ăn mừng, truy phong cho hai vị Thần nhân, một là Tinh Mẫn Đại Vương lập miếu thờ tại ngã ba sông Long Nhãn; hai là Khước Mẫn Đại vương, lập miếu ở ngã ba sông Nguyệt.

Vậy Trương Hống, Trương Hát là ai? Theo “Việt điện u linh” ghi chép lại thì anh em Trương Hống, Trương Hát là tướng của Triệu Việt Vương tức Triệu Quang Phục. Khi Triệu Việt Vương bị Lý Phật Tử cướp ngôi, dù được mời nhưng hai anh em không muốn làm quan cho Lý Phật Tử, mà về ở ẩn ở núi Phù Long. Lý Phật Tử cho người lùng bắt, hai anh uống thuộc độc, thà chết vẫn trung thành với Triệu Việt Vương.

Hai bộ sử khác nữa từ thế kỷ 16, 17 là “Việt sử diễn âm” và “Thiên nam ngữ lục” cũng cho rằng bài thơ trên có từ cuộc chiến chống quân Tống năm 981.

“Việt sử diễn âm” có ghi chép rằng:

Còn trong “Thiên nam ngữ lục” thì ghi chép rằng:

Vậy việc cho rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ là xuất phát từ đâu? Trong bài viết “Lịch sử, sự thật và sử học” được đăng trong báo Tổ Quốc, số 401 tháng 1/1988, Giáo sư Hà Văn Tấn có viết: “Không có một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Nhưng đó chỉ là ‘đoán’ thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt.”

Trong cuốn sách “Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn”, Hội sử học Hà Nội đã cho rằng, “Nam quốc sơn hà” ra đời vào thời Tiền Lê và được Lê Hoàn sử dụng trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lăng lần thứ nhất của quân Tống năm 981.

Trong Tạp chí Hán Nôm, số 1-2002, bài viết “Về thời điểm ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà” cũng đã khẳng định về thời gian, địa điểm ra đời của bài “Nam quốc sơn hà” thông qua việc phân tích 28 nguồn tư liệu khác nhau. Theo đó, “Nam quốc sơn hà” ra đời gắn liền với cuộc chiến chống Tống năm 981 và nhân vật lịch sử Lê Đại Hành (Lê Hoàn).

Bên cạnh đó, bài viết “Nam Quốc Sơn Hà và Quốc Tộ – Hai kiệt tác văn chương chữ Hán ngang qua triều đại Lê Hoàn” đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 5 năm 2005, Phó Giáo sư Bùi Duy Tân cũng đã khẳng định rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” có từ thời Tiền Lê.

Tác giả của bài thơ

Dù các dẫn chứng lịch sử cho thấy “Nam quốc sơn hà” được ra đời vào thới kỳ đánh Tống lần thứ nhất năm 981, nhưng lại không hề có bằng chứng nào nói về tác giả của bài thơ trên.

Một số người cho rằng tác giả có thể là thiền sư Đỗ Pháp Thuận bởi lẽ thời đó vua Lê Đại Hành rất tin tưởng các thiền sư như Pháp Thuận, Định Không, Vạn Hạnh, La Quý, Khuông Việt, Đa Bảo. Rất nhiều chinh sách đối nội, cũng như kế hoạch đánh Tống, Chiêm Thành, vua Lê Đại Hành đều hỏi qua các thiền sư trước rồi mới tiến hành làm. Kết quả đều rất tốt. Vua Lê cũng muốn dùng Phật Pháp để giáo hóa muôn dân, giúp dân chúng thăng hoa đạo đức, ổn định xã hội, giang sơn bền vững và cường thịnh.

Trong đó thiền sư Pháp Thuận là người “vận trù kế sách” ngay từ lúc vua Lê Đại Hành sáng nghiệp. Hơn nữa nhiều văn thư quan trọng thời ấy đều do thiền sư Pháp Thuận soạn thảo. Ông cũng là người sáng tác ra nhiều thơ ca. Chính vì thế mà một số người cho rằng có thể chính thiền sư Pháp Thuận là tác giả bài thơ này. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là suy đoán.

Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư

Sách là một kho tàng tri thức nhân lọai mà người xưa để lại cho muôn đời sau. Ông cha ta ngàn năm trước, khi lập quốc, việc viết sách không chỉ là để lại cho con cháu mà còn xem như là “Thiên thư”, khẳng định chủ quyền của quốc gia,cùng những báu vật do Trời Đất ban tặng, để mãi mãi cháu con theo đó mà xây dựng, bảo vệ và giữ gìn bờ cõi trường tồn vững mạnh.

Mỗi khi mùa xuân tới, một năm mới bắt đầu, ở trong sâu thẳm những tâm hồn người Việt đều hướng về nguồn cội, tổ tiên, ông bà… cõi linh thiêng không có gì sánh được, để tự hào được mang trong mình dòng máu Hùng Vương, và hai tiếng Việt Nam. Việt Nam, ngàn năm trước đã hiên ngang ngẩng đầu xưng với thiên hạ là quốc gia Đại Cồ Việt, đã khẳng định với 4 phương : quốc sơn hà Nam Đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư… “Thiên thư”- sách Trời hay chính nét bút kỳ tài của ông cha ngàn xưa đã vẽ hình đất nước bằng cả máu, mồ hôi, nước mắt, làm nên một dải đất cong cong hình chữ ” S ” trải dài từ Bắc xuống Nam. Từ nét chấm đầu tiên ở Mũi Sa Vĩ, Trà Cổ, Quảng Ninh đến nét bút “mở” nơi Đất Mũi, Cà Mau hướng về phương Nam, trải qua bao thăng trầm thuở khai thiên lập địa, cùng bao cuộc chinh chiến giữ chủ quyền, đất nước Việt tuy nhỏ bé nhưng kiên cường bên bờ sóng gió Biển Đông, vững chãi, không một thế lực to lớn nào có thể khuất phục, chia cắt, dời đổi.

Sau khi dời đô về Thăng Long, triều chính ổn định, các quyết sách về kinh tế, giáo dục cũng đã được ban bố và thi hành, cuộc sống của người dân đã đi vào nề nếp, Vua Lý Nhân Tông nhận thấy sự cần thiết phải vẽ địa đồ sông núi quốc gia. Năm 1075, nhà vua đã sai Quan Thái úy Lý Thường Kiệt vẽ địa hình 3 châu Ma Linh, Địa Lý và Bố Chính, đổi tên thành Minh linh, Lâm Bình, Bố Chính. Năm 1172 Vua Lý Anh Tông đi du ngọan để ” xem sơn xuyên hiểm trở, đường xá xa gần và sự sinh họat của dân gian”, rồi sai các quan làm quyển địa đồ của nước chúng tôi như trong ghi chép của Lê Quý Đôn thì cuốn sách đó mang tên:Nam Bắc phiên giới địa đồ, đánh dấu việc chủ quyền quốc gia ” sông núi nước Nam vua Nam ở, dĩ nhiên được phân định bởi sách trời “. Có thể đây là quyển sách đầu tiên ông cha vẽ hình đất nước, nhưng ngày nay đã không còn.

Trải qua suốt thời Trần, có lẽ vì phải vừa xây dựng triều chính củng cố thế lực sau khi nhà Lý nhường ngôi vua, vừa phải liên tiếp lo luyện binh để đánh lại và chiến thắng 3 lần quân xâm lược Nguyên- Mông, giữ vững quốc gia sống trong hòa bình, an nguyên bờ cõi… nên việc làm sách địa lý không được chú trọng. Gần như không có quyển nào.

Tới đời Lê, năm 1435, quan Hành Khiển Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai viết quyển địa dư đầu tiên nước ta lấy tên , chuyên khảo về địa dư nước Nam, lược khảo địa dư, chính trị các triều đại trước thời vua Lê Thái Tổ, chép phần Lê sơ, kể rõ các địa phương hình thế sông núi, sản vật, liệt kê các phủ, huyện, châu, xã… Ông dâng lên Vua Lê Thái Tông, vua sai Nguyễn Thiên Túng làm thời tập chú, Nguyễn Thiên Tích làm lời cẩn án, Lý Tử Tấn làm lời thông luận. Sau vua Lê Thái Tông cho in vào bộ Quốc thư bảo huấn đại tòan. Đây là cuốn sách địa lý xưa nhất còn lại cho chúng ta hôm nay.Năm 1490, tức năm Hồng Đức 21, vua Lê Thánh Tông sai làm sách Thiên hạ bản đồ, người ta căn cứ vào quyển này mà sọan ra Hồng Đức bản đồ vào thế kỷ 17, đặc biệt có cả bản đồ Chúa Trịnh Sâm đem quân đi đánh Thuận Quảng( Trung Quốc). Đầu thế kỷ 18 vào năm Bảo Thái thứ 4, vua Lê Dụ Tông sai định lại biên giới các châu, huyện, viết thành sách Tân Định bản đồ. Tới cuối đời vua Lê Hiển Tông, Dương Nhữ Ngọc, người Lạc Đạo, Gia Lâm viết một quyển địa lý học Việt Nam có tên Thiên Nam lộ đồ thư. Thời Lê Trung hưng có Ngô Thì Sĩ(1726-1784) đậu tiến sĩ 1766 năm Lê Cảnh Hưng 27, ông viết Hải Dương chí lược, chuyên khảo về lịch sử, địa lý và nhân tài của Hải Dương. Cuối thế kỷ 18, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Nhiễm, Nguyễn Tôn Quải sọan Nam quốc vũ cống. Cũng ở thế kỷ 18, Lê Quý Đôn, nhà bác học thông kim bác cổ thời đó sọan nhiều sách về kinh truyện, cổ thư, thơ văn, đặc biệt là sử ký và địa lý như Đại Việt thông sử (có các nước láng giềng), Phủ biên tạp lục ,gồm 6 quyển bao gồm các nội dung:danh nhân, thi văn, thổ sản, phong tục… liệt kê tên các phủ, huyện, xã, núi sông, thành trì, đường xá và các cách thức canh tác ruộng đất, thi hành thuế khóa…Ông còn có quyển Kiến văn tiểu lục có đề cập đến biên giới lãnh thổ bờ cõi nước ta.

Dưới triều Tây Sơn, có một số sách viết về địa chí Việt Nam như Cảnh Thịnh tân đồ, Mục mã trấn doanh đồ, Cao Bằng phủ tòan đồ. Đầu thế kỷ 19 có ông Phạm Đình Hổ viết rất nhiều sách về địa chí như An Nam chí, Ô châu lục, Kiền khôn nhất lãm, trích sao các bộ Nhất thống chí đời Thanh và bản đồ đường đi ở nước Nam,Ai Lao sứ trình về đường đi sứ Ai Lao. Nhưng bộ sách chính của ông và có giá trị nhất là Vũ trung tùy bút, gòm 2 quyển khảo cứu về địa lý, phong thổ, phong tục tập quán, văn hóa , thắng cảnh và các danh nhân, tài nhân. Ngòai ra Phạm Đình Hổ cùng với ông Nguyễn Án, người Bắc Ninh viết Tang thương ngẫu lục, kể về danh nhân, thắng cảnh, di tích nước Việt. Đây là những cuốn sách quý về địa lý Việt Nam của thời Lê, cho ta biết được diện mạo và phong thổ của người Việt lúc bấy giờ.

Đến thời Nguyễn, bắt đầu từ vua Gia Long, việc biên sọan khảo cứu về địa chí nước ta mới thật sự được chú trọng, sách được viết nhiều và có giá trị cao mang tính chất “quốc thư” chính thức.Vua Gia Long lệnh cho quan Binh bộ Thượng thư Lê Quang Định sọan bộ Nhất thống địa dư chí, gồm 11 quyển, từ quyển 1-4 tả đường bộ từ Húế vào đến Trấn Biên- Biên Hòa,từ Huế đến Lạng Sơn, đường thủy từ Gia Định- Sài Gòn đến Vĩnh Long- Lục tỉnh. Từ quyển 5-10 chép các Trấn, Doanh, Dinh, Cương giới, phong tục, thổ sản, các phủ huyện châu, đường lộ…Sang tới đời vua Minh Mạng, ông Phan Huy Chú sọan bộ , một phần quan trọng của bộ Lịch triều hiến chương lọai chí . Bộ sách này là cuốn Bác khoa tòan thư đầu tiên của Việt Nam từ thời cổ cho tới lúc đó, gồm 49 quyển, 5 quyển đầu là nói về địa chí, bờ cõi, phong thổ. Ngòai ra ông còn viết Hòang Việt địa dư chí ,phác họa bản đồ Đại Nam nhất thống tòan đồ vào năm 1834, đặc biệt trong bản đồ này vẽ rất rõ hình thể sông núi, duyên hải, đồng bằng… và có cả quần đảo Hòang Sa, Trường Sa.Ở phía Bắc còn có bộ Bắc thành địa dư chí, viết về thành Thăng Long và 11 Trấn ở phía Bắc gồm các mục cương giới, phân cách phân hạt hình thể, khí hậu, thổ sản…, và cuốn Phương đình địa chí lọai của Nguyễn Văn Siêu gồm 5 quyển chép địa lý nước Nam thời Hậu Lê, thời Nguyễn và các sách của Trung Quốc viết về Việt Nam. Sang tới đời Thiệu Trị, năm 1841,vua sai viết Đại Nam thống chí, một quyển địa lý học sơ lược của nước ta. Đến đời Tự Đức, vua sai Quốc sử quán sọan bộ Đại Nam nhất thống chí , trong suốt 17 năm từ 1865-1882 mới hòan thành. Đây là bộ sách đầy đủ nhất, viết có phân chia rõ ràng nhất theo từng địa phương, tỉnh… gồm cương giới, sự thay đổi tên gọi, các phủ huyện châu, hình thế, khí hậu, thành trì, dân số, hộ khẩu, ruộng đất, sông núi, hồ đầm, lăng mộ, đền, đình, chùa , miếu, cửa biển, nhà trạm, đường cái, bến đò, cầu cống đê điều, phố chợ, thổ sản, nhân vật lịch sử , thánh nhân…Cuốn sách này còn có rất nhiều tài liệu về sử học, kinh tế, chính trị, văn học nghệ thuật của nước nam, giới thiệu các xứ Cao Miên, Xiêm La, Miến Điện, Vạn Tượng, Nam Dương.Đến đời vua đồng khánh, năm 1886, Hòang Hữu Xứng theo lệnh triều đình sọan xong bộ Đại Nam quốc cương giới vựng biên có rất nhiều bản đồ địa hình nước Việt Nam. Sau đó Quốc sử quán sọan tiếp bộ Đồng Khánh địa dư chí chi tiết hơn về đồ hình nước ta.

Ngòai những cuốn sách do Vua ban lệnh viết, như một lọai “quốc thư”- sách quốc gia, còn có một số sách của các tiến sĩ, tú tài khoa bảng của các đời vua viết như dạng sách để nghiên cứu và cho dân gian biết về non sông gấm vóc đất Việt. An nam chí lược của Lê tắc thời vua Lê Thánh Tông, Tỏan tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư sọan vào cuối thế kỷ 17, Việt dư thặng chí tòan biên của Lý Trần Tấn đời vua Gia Long,Thối thực ký văn của Trương Quốc Dung đời vua Minh Mạng. Hay cuốn Việt sử địa dư của Phan Đình Phùng, Đại Việt cổ kim duyên cách địa chí của Nguyễn Thụy Trân, Tân đính Nam quốc địa dư giáo khoa thư , Nam quốc địa dư chí của Lương Trúc Đàm….

Những cuốn sách địa dư, địa chí khẳng định sự tồn tại và chủ quyền của một quốc gia có lãnh thổ, có biên cương, không một ai có thể thay đổi. Ông cha xưa không chỉ lập quốc, kiến tạo, mở mang bờ cõi, chiến đấu giữ gìn lãnh thổ mà còn làm nên những kỳ tích cho con cháu muôn đời có được những di sản quý báu , đó chính là những nét bút kỳ diệu của ông cha ta vẽ hình đất nước để lại con cháu. Đó cũng chính là những thông điệp thời gian để nhắc nhở những thế hệ người Việt Nam hãy giữ truyền thống của cha ông, tiếp nối vào nét bút để cho nước Việt càng thêm tươi đẹp, thêm giàu mạnh và trường tồn.

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi. Ông cha đã vẽ hình đất nước cho ta có được một dải chữ ” S ” Việt Nam thiêng liêng bất khả xâm phạm bên bờ biển Đông. Sang năm mới, đốt nén hương trầm, tâm vọng về tổ tiên nguồn cội, để tự hào, để nguyện tiếp nối ông cha, để Tổ quốc Việt Nam muôn đời trường tồn./.

Hòai Hương

Tìm Hiểu Bài Nam Quốc Sơn Hà

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn (bảy chữ) tứ tuyệt (bốn câu), một trong hai thể thơ rất phổ biến đời Đường (thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú), được du nhập sang nước ta và cũng trở thành một thể thơ phổ biến của văn học trung đại.

Quy định về thanh điệu, vần luật trong thơ thất ngôn tứ tuyệt rất chặt chẽ, tuy nhiên chỉ cần lưu ý sự hiệp vần ở chữ thứ bảy trong các câu 1, 2 và 4 (cũng có khi chỉ cần hiệp vần ở chữ thứ bảy trong câu 2 và 4). Trong bài thơ này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2 và 4).

1. Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Gợi ý: Kiểm tra xem bài thơ (phần phiên âm) gồm mấy câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ? Vần trong các từ cuối của các câu 1, 2, 4 có gì giống nhau?

2. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

– Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

– Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

3. Bài thơ triển khai nội dung biểu ý theo bố cục: ở hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ với một thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa. Từ khẳng định chân lí, đến câu thơ cuối, tác giả đã dựa ngay trên cái chân lí ấy mà đưa ra một lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ làm trái những điều chính nghĩa.

Bố cục của bài thơ như thế là chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.

4. Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

5. Qua các cụm từ tiệt nhiên (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), định phận tại thiên thư (định phận tại sách trời) và hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bàI thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.

Khác với thơ hiện đại thường thiên về miêu tả cảm xúc, thơ trung đại chủ yếu là thơ tỏ ý, tỏ lòng, thiên về miêu tả thái độ, ý chí của cộng đồng dân tộc. Bởi vậy, đối với bài thơ này cần đọc bằng giọng mạnh mẽ, dứt khoát, chú ý ngắt theo nhịp 4/3, nhấn mạnh cuối mỗi nhịp.

2. Có bạn thắc mắc tại sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” (vua Nam ở). Hãy giải thích để bạn kia được rõ.

Gợi ý: Như trên đã nói, người xưa coi trời là đấng tối cao và chỉ có vua (Thiên tử – con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Tất cả mọi thứ có trên mặt đất đều là của vua. Hơn thế nữa, nói Nam đế cư là có hàm ý nói rằng vua của nước Nam cũng là Thiên tử chứ không phải là một ông “vua nhỏ” dưới quyền cai quản của Hoàng đế Trung Hoa.