Top 9 # Vì Sao Truyện Cổ Tích Được Trẻ Em Yêu Thích Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Vì Sao Trẻ Em Thích Truyện Cổ Tích Hơn Là Đọc Kiến Thức Thường Thức?

Trẻ em có rất nhiều thứ để học. Người ta cho rằng thời thơ ấu được dùng để đem lại cho trẻ sự bảo vệ trẻ cần để có thể tập trung học cách giao tiếp, cách thế giới vận hành xung quanh chúng, những giá trị mà nền văn hóa của chúng coi trọng, vân vân. Với lượng thông tin khổng lồ mà trẻ cần tiếp thu, có vẻ như chúng khá thận trọng khi sử dụng khoảng thời gian được bao bọc này càng nhiều càng tốt để dấn thân vào việc thực sự khám phá các khía cạnh và vấn đề trong thế giới thực.

Tuy nhiên bất cứ ai dành thời gian ở bên trẻ con đều biết rằng chúng không phải là những học sinh nghiêm chỉnh, tập trung cao độ. Thay vào đó, trẻ con dành phần lớn thời gian để hát, chạy long nhong và đảo lộn mọi thứ – nói cách khác là vui chơi.

Chúng không chỉ rất vui vẻ vì ngộ ra trên thực tế mọi chuyện sẽ như thế nào thông qua quá trình chơi và khám phá, mà chúng (giống như nhiều người lớn) cũng thường bị thu hút mạnh mẽ bởi các trò chơi và câu chuyện hư cấu. Chúng giả vờ như mình có phép thuật, sức mạnh siêu nhiên và tưởng tượng mình tương tác với những sinh vật không tưởng như nhân ngư hay rồng.

Trong một thời gian dài, cả phụ huynh và các nhà nghiên cứu đều nghĩ rằng điểm cộng lớn nhất của những tưởng tượng kì thú này là không gây hại cho trẻ – có lẽ có lúc cũng cần đổ một ít mồ hôi, nhưng cũng không có lợi ích thực tế nào. Điểm trừ lớn nhất là một số người phản bác lại rằng những trò chơi như thế gây xao nhãng nghiêm trọng khiến trẻ không tập trung vào nhiệm vụ quan trọng là tìm hiểu về thế giới thật hoặc thể hiện sự mơ hồ nguy hiểm về ranh giới thế giới thực và thế giới ảo.

Nhưng nghiên cứu mới về khoa học phát triển không chỉ cho thấy trẻ em có khả năng phân biệt rõ ràng thực tế và hư cấu, mà lòng hiếu kì về những kịch bản kì ảo có thể rất có ích cho quá trình học của chúng.

Tôi đã biết đến khía cạnh này khi thử nghiệm những cách dạy từ mới cho trẻ mẫu giáo, với hi vọng giảm được những hạn chế ngôn ngữ giữa những trẻ xuất thân từ những gia đình có điều kiện kinh tế xã hội cao và thấp.

Lúc bắt đầu nghiên cứu, trẻ biết ít từ ngữ xuất hiện trong sách truyện kỳ ảo, có lẽ vì những từ này khó hơn. Nhưng chúng tôi phát hiện ra kiến thức từ vựng của các trẻ bị ảnh hưởng bởi quá trình can thiệp. Sau bài kiểm tra, nhóm đọc truyện kỳ ảo biết số lượng từ vựng tương đương với nhóm đọc những câu chuyện từ thực tế.

Thế có nghĩa là, trẻ học được nhiều kiến thức từ những câu chuyện kì ảo hơn là những câu chuyện thực tế.

Nhưng nghiên cứu của chúng tôi lại hoàn toàn trái ngược:

Những cuốn sách kì ảo, ít gần gũi với thực tế hơn lại giúp trẻ học được nhiều hơn.

Trong một công trình gần đây, phòng thí nghiệm của chúng tôi đã khẳng định y như thế. Một nghiên cứu đang tiến hành phát hiện ra trẻ em học những điều mới về động vật trong sách kì ảo tốt hơn trong sách thực tế.

Những nhà nghiên cứu khác sử dụng rất nhiều phương pháp và công cụ đo lường cũng cho thấy rằng sự hiện diện của những biến cố có vẻ hư cấu tốt cho quá trình học tập của trẻ.

Ví dụ, trẻ sơ sinh dễ tiếp nhận thông tin mới khi chúng ngạc nhiên, vì nó mâu thuẫn với nhận định của chúng về thế giới hiện thực.

Chuyện gì sẽ diễn ra?

Có thể trẻ em sẽ chủ động và chú ý hơn khi chúng nhìn những sự vật thách thức những hiểu biết của chúng trong thực tế.

Sau tất cả, những biến cố trong chuyện kì ảo không phải những thứ trẻ em có thể nhìn thấy mỗi ngày. Vì thế chúng tập trung vào đó nhiều hơn, dẫn đến chúng học được nhiều hơn.

Một khả năng khác thuyết phục hơn là có thứ gì đó trong bối cảnh kì ảo đặc biệt có ích cho sự học. Theo cách nhìn nhận này, các tiểu thuyết kì ảo có thể làm gì đó chứ không chỉ đơn thuần thu hút sự chú ý của trẻ tốt hơn tiểu thuyết hiện thực.

Thay vào đó, đắm chìm trong một kịch bản mà các em cần phải nghĩ đến những sự kiện không có thật sẽ giúp trẻ em suy tưởng sâu hơn, vì trẻ không thể coi những kịch bản như thế tương tự như những nội dung trong cuộc sống thực. Chúng phải cân nhắc mọi sự kiện với con mắt trần, đặt câu hỏi cho dù câu hỏi đó phù hợp với thế giới trong truyện hay không và có phù hợp với các qui luật thực tế không.

Nhu cầu cố hữu muốn đánh giá một câu chuyện có thể khiến việc đọc truyện kì ảo đặc biệt có ích cho việc học.

Những công trình nghiên cứu của tương lai sẽ đào sâu những khả năng này, nhưng hiện tại, quan trọng là ta phải biết rằng những phát hiện này có thể có ý nghĩa sâu sắc đối với nền giáo dục.

Thậm chí khi chỉ có một điều duy nhất đúng là trẻ em học tốt hơn trong những hoàn cảnh kì thú vì nó giúp các em tập trung tốt hơn thì chúng ta cũng có thể tận dụng sự thật này để tạo ra những dụng cụ hỗ trợ học tập tốt hơn cho toàn bộ trẻ em trên thế giới.

Trạm Đọc Theo Aeon

Truyện Cổ Tích: Vì Sao Gà Trống Gáy?

“Vì sao gà trống gáy” là truyện cổ tích hay không chỉ giúp bé học được những đức tính tốt đẹp để hình thành tính cách mà còn có thể giúp trẻ dễ dàng khám phá được thế giới đa dạng của các loài vật. 

Ngày xửa ngày xưa, khi các loài vật vẫn còn biết nói. Gà Trống là chú gà có một bộ lông thật là sặc sỡ, đẹp lộng lẫy trong tất cả các loài. Trong khi đó, Công chỉ có một bộ lông khá óng ả, nhưng không được đẹp bằng lông của Gà Trống.

Một hôm, Gà đang đi dạo trong rừng thì gặp Công. Cả hai chuyện trò hợp tính nên kết bạn cùng nhau. Từ đó công có nhiều dịp nhìn ngắm bộ lông của gà, và thường mơ ước được có bộ lông đẹp như thế. Còn Gà thì vô tình không biết sự mong ước của công, nên vẫn vô tình phô trương nét đẹp của bộ lông mình cho công thấy. Khiến Công ngày càng thêm thèm muốn chiếm đoạt bộ lông đó.

Đến ngày kia, Công chợt nghĩ ra một kế để gạt Gà. Công giả bộ buồn rầu và than phiền cùng gà:

– Buồn quá bạn ạ, chiều nay tôi phải dự tiệc cùng bạn bè nhưng lại chẳng có bộ áo nào đẹp để đi dự tiệc cả.

– Gà ngắm nghía Công rồi nói:

– Bộ áo của bạn cũng đẹp lắm. Chẳng mấy ai có được bộ áo như bạn đâu. Công ạ, bạn đừng buồn nữa.

Công vẫn thở dài, rồi ngỏ ý:

– Bộ áo của tôi tuy cũng không tệ, nhưng bì sao được với bộ của bạn. Kìa, bạn nhìn thử mà xem. Dáng bạn oai phong lẫm liệt. Trên đầu thì có cái mào đỏ dựng đứng trông như vương miện của vua. Đôi chân vàng óng trông như đôi hia vàng. Còn bộ lông của bạn thì quả thật tuyệt vời vô cùng. Óng ánh đủ màu cầu vồng. Trông thật rực rỡ và uy nghi. Đẹp vô cùng. Giá mà bạn cho tôi mượn tạm bộ áo bạn để đi dự tiệc thì quý biết chừng nào.

Gà vui khi nghe Công khen ngợi bộ áo của mình nên tỏ vẻ dễ dãi, đồng ý cho Công mượn. Công mừng quá vội trao đổi áo với Cà ngay lập tức. Trước khi chia tay với Gà, Công còn hứa chắc chắn rằng sẽ trả lại bộ áo cho Gà ngay sớm hôm sau, trước lúc mặt trời mọc. Gà tin lời nên vui vẻ chờ đợi.

Nhưng than ôi! Gà cứ chờ mãi, chờ mãi. Mặt trời mọc rồi lại lặn, lặn rồi lại mọc mà vẫn chẳng thấy bóng dáng của công. Gà tiếc bộ áo lộng lẫy của mình vô cùng nên cứ thao thức. Trời vừa hửng sáng, mặt trời sắp sửa mọc thì Gà đã vội choàng dậy mà cất cao giọng gọi:

– Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o…. Sáng rồi, Công ơi, trả áo cho tôi… Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o..

Và cũng từ đó đến nay, công mới có bộ lông thật lộng lẫy như ta thường thấy. Mỗi khi nhớ lại chuyện xưa, Công lại thích chí giương cánh, xòe bộ lông đuôi óng ánh rực rỡ ra để khoe. Còn Gà Trống chỉ còn có bộ lông như hiện tại, và gà vẫn cất cao giọng mỗi buổi sáng đến mong Công nghe mà trả lại áo cho Gà.

Ý nghĩa của câu chuyện rút ra cho bé: Không nên quá tin tưởng vào những lời nịnh nọt có cánh.  Tuy nhiên, khi mượn đồ của ai đó thì cũng nên trả lại, không nên vơ vào làm của mình. 

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/truyen-co-tich-vi-sao-ga-trong-gay-d5120201591021386….Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/truyen-co-tich-vi-sao-ga-trong-gay-d5120201591021386.html

Mẹ đọc truyện “Cô bé Tí Hon – Thumbelina” trước giờ đi ngủ cho bé, sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, học được cách biết yêu thương, chăm sóc những người xung…

Theo Linh San Tổng hợp (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Tả Một Nhân Vật Trong Truyện Cổ Tích Mà Em Yêu Thích

Tả một nhân vật trong truyện cổ tích mà em yêu thích

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”

Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối do dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối, cùng, sau bao khó khăn, thử thách, Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

Tả Một Nhân Vật Trong Truyện Cổ Tích Mà Em Yêu Thích Lớp 5, 6

Tuổi thơ của mỗi chúng ta đều gắn liền với những câu chuyện cổ tích thần kì của bà, của mẹ. Những câu truyện cổ tích gần như đã trở thành đặc sản trước giờ ngủ buổi tối, nó đưa chúng ta vào giấc ngủ một cách êm đềm, nhẹ nhàng, đến những vùng đất thần tiên với biết bao điều lí thú đang chờ đợi. Qua giọng kể dịu dàng, trầm ấm của bà, của mẹ, cả thế giới sống động đầy màu sắc hiện ra với những nhân vật như Thánh Gióng, Thạch Sanh, cô Tấm thảo hiền, chàng Chử Đồng Tử tốt bụng. Những câu chuyện cổ tích không chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của người xưa mà còn truyền tải nhiều bài học ý nghĩa về lối sống ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, cách ứng xử giữa người với người.

Tấm là 1 nhân vật quen thuộc trong truyện cổ tích cũng rất quen thuộc đối với các thế hệ học sinh Việt Nam​ Qua những câu chuyện cổ tích, ta cũng như thấy được tâm hồn của những con người Việt Nam thuở trước, tuy cuộc sống còn nhiều khổ đau, bất công, vất vả nhưng họ vẫn luôn tin tưởng vào tương lai đầy tươi sáng. Mỗi người hẳn đều có riêng cho mình một nhân vật cổ tích yêu thích. Để làm dạng bài về tả một nhân vật trong truyện cổ tích, các bạn cần miêu tả những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình và tính cách của nhân vật, nêu cảm nhận của bản thân đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.

LẬP DÀN Ý TẢ MỘT NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH 1. MỞ BÀI Giới thiệu về nhân vật cổ tích: nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám

2. THÂN BÀI

Tả về ngoại hình của nhân vật Tấm

Làn da trắng như trứng gà bóc

Mái tóc dài đen nhánh được quấn gọn gàng trên cái mấn đội đầu

Đôi mắt đen láy, dịu dàng, hiền từ

Giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát

Bộ quần áo màu nâu giản dị

Tả những phẩm chất tốt đẹp của cô Tấm

Từ nhỏ đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ, bị dì ghẻ đối xử bất công, phải làm việc vất vả cả ngày

Tấm là một người con hiếu thảo, một người con gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó

Tấm có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, bị mẹ con dì ghẻ hãm hại nhiều lần nhưng đều tái sinh thần kì

3. KẾT BÀI Cô Tấm hiền lành tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác.

BÀI LÀM TẢ MỘT NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH “Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa” Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối do dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối, cùng, sau bao khó khăn, thử thách, Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

BÀI VĂN MẪU 2 MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH MÀ EM THÍCH – TẢ ANH KHOAI TRONG TRUYỆN CÂY TRE TRĂM ĐỐT Truyện cổ tích là bình chứa ước mơ của người xưa. Thông qua truyện cổ tích, người nông dân gửi gắm hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp, công bằng trong xã hội. Truyện cổ tích đã gắn liền với mỗi chúng ta từ thuở còn nằm trong nôi. Những câu chuyện cổ tích qua lời kể dịu dàng của bà của mẹ ăn sâu vào trong tiềm thức của ta, theo ta lớn khôn tới tận bây giờ. Trong thế giới cổ tích đầy diệu kì và màu nhiệm ấy, tôi ấn tượng nhất với nhân vật anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”

Anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt” là một chàng trai mới ngoài đôi mươi. Thân hình anh to cao, khỏe mạnh. Khuôn mặt vuông chữ điền thể hiện vẻ hiền lành, phúc hậu. Mái tóc đen nhánh được búi lên đỉnh đầu. Đôi mắt anh đen láy ánh lên sự lanh lợi, thật thà. Làn da bánh mật chứng tỏ đã trải qua nhiều sương gió. Từ con người anh toát lên vẻ chân chất, đôn hậu của những người nông dân Việt Nam từ bao đời.

Mồ côi từ nhỏ, anh sớm phải đi ở cho phú ông. Là một chàng trai hiền lành, thật thà, cho nên, anh lúc nào cũng chịu thương chịu khó, một nắng hai sương. Những công việc khó khăn, vất vả anh đều sẵn sàng đảm đương một cách vui vẻ, chẳng bao giờ oán thán một lời. Anh dậy từ lúc chú gà trống cất tiếng gáy đầu tiên chào mừng buổi sáng, ra đồng khi sương vẫn còn phủ đẫm trên từng cành cây kẽ lá, lung linh như những hạt ngọc. Và khi trời đã tối không còn nhìn rõ mặt người, anh mới cùng chú trâu lững thững ra về. Nhờ sự lao động cần cù, chăm chỉ của anh, nhà phú ông chẳng mấy chốc có của ăn của để, trâu bò đầy chuồng, thóc gạo để đầy trong kho. Thế nhưng, phú ông gian manh, xảo quyệt lại lợi dụng sự thật thà, chân chất của anh. Ông ta hứa nếu anh chăm chỉ làm lụng cho ông, ông ta sẽ gả con gái cho.

Ngày thực hiện lời hứa cũng đến. Phú ông sai anh vào rừng, dặn anh tìm cho được cây tre trăm đốt rồi sẽ cho lấy con gái mình. Anh vào rừng với niềm hi vọng và tin tưởng. Nhưng, anh tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy cây tre trăm đốt nào. Cuối cùng, lúc anh bật khóc, Bụt đã hiện ra giúp đỡ. Nhờ có câu thần chú: “Khắc nhập, khắc xuất” của Bụt, anh đã có được cây tre trăm đốt và trừng trị cho lão phú ông một bài học. Anh Khoai hiền lành, tốt bụng rốt cục cũng có được hạnh phúc xứng đáng. Điều ấy cũng thể hiện triết lí ở hiền gặp lành ta thường thấy trong truyện cổ tích: “Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiên độ trì”

Những câu chuyện cổ tích đã có từ xa xưa nhưng dường như lúc nào cũng có sức hút mới mẻ đối với tuổi ấu thơ của mỗi người. Truyện cổ tích sẽ mãi là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của ta, dạy ta biết tin vào những điều thiện, điều tốt đẹp trong cuộc sống.