Top 8 # Viết Bài Thơ Lượm Thành Một Bài Văn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Hãy Chuyển Thể Bài Thơ Lượm Thành Một Câu Chuyện

Đề bài: Hãy chuyển thể bài thơ Lượm thành một câu chuyện

Chuyện về cậu bé thiếu niên Lượm dũng cảm đã hi sinh vì đất nước mãi là kỉ niệm không phai trong lòng người dân Việt Nam. Lần đó tôi có dịp vào Huế và vô cùng may mắn, tôi được nói chuyện với một người đồng đội của Lượm. Lúc đó Lượm làm liên lạc cho đơn vị Mang Cá của bác.

Nhắc đến Lượm, đôi mắt bác ánh lên niềm tự hào pha lẫn niềm tiếc thương một cậu bé vô cùng can đảm, anh hùng. Bác nhớ lại, ngày đó khi được phân công về công tác ở đồn Mang Cá, bác đã nghe mọi người hay nhắc đến cậu bé làm liên lạc rất gan dạ và anh dũng. Những lời nói đó đã khiến bác rất lưu tâm và muốn được gặp cậu bé. Hôm ấy, gặp một chú bé dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn bác liền gọi lại và hỏi:

– Cháu bé, cháu được phân công làm nhiệm vụ gì? – Cháu làm liên lạc viên chú à. – Thế có phải tên cháu là Lượm không? – Dạ thưa chú cháu tên là Lượm. Sao chú biết ạ? – À ra vậy! Thế cháu có sợ nguy hiểm không?

Chú bé nhún vai lém lỉnh trả lời:

– Cháu không sợ chú ạ, cháu luôn nghĩ là làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ. – Cháu có thích công việc này không? – Cháu thích hơn ở nhà ạ. – Chú chúc cháu luôn hoàn thành nhiệm vụ.

Chú bé bước đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, trông rất đáng yêu, và trông chú càng đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn khi trên đầu đội chiếc mũ canô với chiếc sắc đeo bên hông. Chú bé chào tôi rất nhanh và khuất dần chỉ còn tiếng huýt sáo rộn vang. Sau lần gặp gỡ đó, do bận nhiều công việc tôi quên cũng không có dịp gặp lại cậu bé. Cho đến một hôm, trở về đơn vị tôi, nhìn mặt ai tôi thấy cũng có vẻ buồn buồn, một đồng chí hỏi tôi:

– Đồng chí có nhớ cháu Lượm không, cậu bé liên lạc đó? – Có! Tôi nhớ. Xảy ra chuyện gì hả đồng chí? – Cậu bé hi sinh rồi, hôm đó, Lượm nhận nhiệm vụ đem công văn đi, mọi người đều cảnh báo với chú rằng đó là quãng đường rất nguy hiểm, có thể gặp địch phục kích, nhưng chú không hề tỏ ra sợ hãi, còn nói: Em không sợ đâu. Chúng nó mà xôngra em sẽ đánh cho tơi bời. Nói xong chú thản nhiên đút công văn vào sắc thoăn thoắt bước đi, mồm lại huýt sáo vang rộn. Không ngờ hôm đó quân địch lại đánh hơi thấy chú nhỏ, chúng bí mật nằm phục kích ở giữa cánh đồng lúa, nên nhìn bề ngoài rất khó phát hiện. Lượm cũng đã rất tinh khi đi qua đi qua cánh đồng, linh cảm đến điều gì đó bất trắc nên chú nhanh tay xé vụn tài liệu và vứt vội ra xa. Có lẽ bọn địch đã trông thấy hành động đó, chúng liền xả đạn vào nó. Lượm đã anh dũng hi sinh, giữa cánh đồng, tay vẫn còn nắm chặt bông lúa, miệng còn nở một nụ cười.

Đồng chí nọ kể xong bỗng oà khóc. Tôi ngỡ ngàng, đau đớn và cũng không thể cầm được nước mắt, vừa cảm phục vừa thương tiếc. Trong tôi bỗng lại hiện lên hình ảnh chú bé nhỏ nhắn, gương mặt nhanh nhẹn, thông minh, nụ cười luôn nở trên môi.

Câu chuyện về sự hi sinh anh dũng của chú bé Lượm được mọi người ở khắp nơi kể cho nhau nghe. Chú còn trở thành tấm gương sáng để các cháu bé noi theo, và cho đến tận ngày hôm nay tấm gương ấy vẫn còn toả sáng.

Chuyển Thể Bài Thơ “Lượm” Thành Văn Xuôi, Câu Chuyện

Hình ảnh chú bé Loát choát với cano đội trên đầu vẫn là 1 trong những hình ảnh đẹp và ghi sâu vào tâm trí nhiều thế hệ học sinh​ BÀI LÀM VĂN MẪU CHUYỂN THỂ BÀI THƠ “LƯỢM” THÀNH VĂN XUÔI, CÂU CHUYỆN Cuộc đời mỗi người vốn là nhiều chuyến đi. Có những chuyến đi đã để lại trong ta nhiều thương nhớ vì tại nơi đó ta đã gặp bao người như một cơ duyên, một hạnh ngộ lớn. Có lẽ sau này tôi sẽ nhớ mãi cái lần tôi gặp chú bé liên lạc Lượm.

Tôi còn nhớ hôm ấy là một ngày mà Huế với tình hình vô cùng căng thẳng. Tôi cũng như bao người khác, nhận nhiệm vụ. Và rồi tình cờ tôi gặp Lượm ở Hàng Bè. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ đó là một chú bé nhỏ nhưng lại rất nhanh nhẹn. Chú có một cái xắc rất xinh xinh đeo ở bên hông, một đôi chân thoăn thoắt đã chạy nhảy trên muôn mọi nẻo đường và cái đầu nghênh nghênh toát lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu.

Đầu chú đội chiếc ca- lô và vừa đi chú vừa huýt sáo như con chim chích. Chú rất hồn nhiên, yêu đời. Giá mà chiến tranh không xảy ra…Con đường nắng vàng đã in bao dấu chân của chú bé liên lạc…

Tôi vẫn nhớ, chú bé ấy đã từng tâm sự với tôi rằng:

– Cháu rất thích đi liên lạc chú ạ. Ở đồn Mang Cá còn thích hơn ở nhà nhiều…

Tôi nghe chú bé nói mà rưng rưng…

Rồi chú bé cười híp mắt. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tôi vội phả chia tay chú để tiếp tục lên đường:

Rồi bóng chú bé dần khuất đi. Đôi chân thoăn thoắt lại tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ. Tôi và chú tạm biệt nhau ở đó và mỗi người lại tiếp tục làm nhiệm vụ của riêng bản thân mình.

Một thời quan gian sau đó, tôi chợt nghe một tin buồn. Một đồng chí của tôi đã kể lại với tôi rằng:

– Anh ạ! Chú bé Lượm mà anh từng kể với em ấy…Có một hôm cũng như những hôm khác, chú lại bỏ thư vào bao và tiếp tục nhiệm vụ của mình. Đôi chân thoăt thoắt, cái đầu nghênh nghênh chẳng sợ chi, chú vụt qua mặt trận khi đạn bay vèo vèo. Giữa đường quê vắng vẻ. lúa đương trỏ bông, có bóng hình chú bé nhấp nhô…Nhưng rồi…

Giọng người đồng chí của tôi bỗng nghẹn đi. Tôi chợt hiểu cơ sự… Lượm đã hi sinh. Đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón em vào lòng. Chú nằm trên lúa, tay năm chặt bông… Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh của chú ngày đầu tôi mới gặp.

Lượm là chú bé dù tôi mới gặp một lần và cũng là lần cuối cùng nhưng lại để lại trong tim tôi nhiều ấn tượng khó phai mờ. Chính nhờ những chú bé như Lượm mà dân tộc ta mới đi đến chiến thắng, đất nước mới độc lập, tự do…

lee.vfo.vn

Câu 2 (60 Điểm) Viết Một Bài Văn Ph…

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dù ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lay động tả một khung cảnh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: Dù là một vị lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lỏi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì “Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa, bớt đi sự vất vả mà Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc.

Đánh giá cho cô 5 * và thưởng xu cô nha ❤❤❤❤❤

Học sinh

Dạ em cảm ơn cô :3

Soạn Bài: Lượm – Ngữ Văn 6 Tập 2

I. Tác giả

Tố Hữu (tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành) sinh năm 1920 tại Thừa Thiên – Huế, ông mất năm 2002 tại Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ 6 – 7 tuổi, Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thành niên Dân chủ ở Huế. Ông bắt đầu đăng thơ lên báo từ những năm 1937 – 1938. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, ông lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời, cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam.

Những tác phẩm của Tố Hữu đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946), Việt Bắc (thơ, 1954), Gió lộng (thơ, 1961), Ra trận (thơ, 1972), Máu và hoa (thơ, 1977), Một tiếng đờn (thơ, 1992), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981), Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000).

Ngoài ra, Tố Hữu đã từng nhận được những giải thưởng: Giải Nhất giải thưởng văn học Hội Văn Nghệ Việt Nam (1954 – 1955); Giải thưởng Văn học ASEAN (1996), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt I, 1996).

II. Hướng dẫn soạn bài

Bài thơ kể và tả về Lượm qua những hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu – một chú bé Lượm nhỏ tuổi, hồn nhiên, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh về chú bé vẫn luôn sống mãi.

Bố cục của bài thơ: Bài thơ Lượm có thể được chia thành 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi

Câu 2:

Hình ảnh Lượm trong bài thơ từ khổ thứ 2 đến khổ thứ 5 được miêu tả rất rõ nét và sinh động qua những chi tiết nghệ thuật:

Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho những chiến sĩ liên lạc thời kháng chiến chống Pháp

Cử chỉ: cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí

Lời nói: “Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à”

Những yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh của một chú bé liên lạc.

Câu 3:

Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn:

Mặt trận đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh, vượt qua khó khăn.

Vụt qua mặt trận

Sợ chi hiểm nghèo?

Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đường quê vắng vẻ. Và em đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng.

Trong đoạn này, có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm 1 câu thơ (mà thông thường mỗi khổ có 4 câu thơ). Câu thơ này lại còn được ngắt ra làm 2 dòng (Ra thế/Lượm ơi!…; Thôi rồi, Lượm ơi!…; Lượm ơi, Còn không?…). Chính khổ thơ và câu thơ này đã diễn tả niềm đau xót tiếc thương vô hạn như đã được dồn nén lại và như đứt đoạn ra trước tin về sự hi sinh của chú bé Lượm.

Câu 4:

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau:

Chú bé: đây là cách gọi của một người lớn tuổi với một người em trai nhỏ tuổi, cách xưng hô này cũng thể hiện sự thân mật nhưng chưa đến mức gần gũi, thân thiết

Cháu: đây chính là cách gọi biểu hiện sự gần gũi, thân thiết như người thân ruột thịt của một người lớn với cháu nhỏ

Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa trang trọng nhưng cũng thể hiện sự thân thiết, trìu mến đối với một chiến sĩ nhỏ

Lượm ơi: cách xưng hô này được dùng khi cảm xúc của người kể đã lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán.

Câu 5:

“Lượm ơi, còn không?”, câu thơ đặt ở cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, tươi vui vì tác giả không tin rằng Lượm đã hi sinh. Nhà thơ khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi cùng với thời gian, sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng đồng bào người dân Huế và trong những thế hệ mãi sau này.

4.6

/

5

(

67

bình chọn

)