Top 12 # Viết Bài Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Cảnh Ngày Hè Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Cảm Nhận Về Bài Thơ Cảnh Ngày Hè

Trung tâm gia sư quận 5 cho rằng Nguyễn Trãi là một bậc thi nhân nổi tiếng của văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng. Ông có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ cả về số lượng lẫn về nội dung muốn truyền tải. Trong số đó nổi tiếng nhất phải kể đến là hai tập thơ “Ức Trait hi tập” được viết bằng chữ Hán và “Quốc âm thi tập” được viết bằng chữ Nôm. Quốc Âm thi tập là tập thơ chữ Nôm đầu tiên của nước ta và cũng là tác phẩm mở đường cho dòng thơ chữ Nôm của các tác giả sau này. Tập thơ này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn số lượng, và bài thơ “Cảnh ngày hè” được sem là một bài thơ đặc sắc tả cảnh mang đậm phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Trãi.

“Cảnh ngày hè” là bài thơ thứ 43 thuộc phần “báo kính cảnh giới”, ở phần vô đề của Quốc Âm thi tập. Bài thơ này được tác giả sáng tác khi ông không được triều đình trọng dụng nên đã cáo lão về quê, sống với cảnh yên bình nơi thôn dã.

” Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Trung tâm gia sư quận 7 nhận thấy Ở khổ thơ này, tác giả đã miêu tả những cảnh sắc nổi bật của đất trời lúc vào hè, có sự kết hợp giữa các màu sắc: xanh lục, đỏ, hồng,.. đều là những màu sắc tươi sáng, mang đến sự rực rỡ cho mùa hè, và mọi vật dường như đẹp đẽ hơn dưới ánh nắng hè, khiến cho màu sắc vạn vật tươi mới mà không hề gây sự chói lóa khó chịu cho người thưởng cảnh. Tác giả sử dụng những động từ đặc sắc: đùn đùn, hiên, tiễn, dường như muốn nói với chúng ta rằng trạng thái của cảnh vật lúc này vẫn tràn đầy sức sống, dù cho có một vài thứ đã gần như đến ngày tàn lụi. Tác giả đón nhận cảnh vật xung quanh mình bằng sự tinh tế của toàn bộ các giác quan và tâm thế thư thái của người chuyên tâm ngắm cảnh, thì mới có thể thấy được những chuyển động của những cảnh vật tưởng chừng như ít khi thay đổi. Nhịp thơ ¾ nhấn mạnh trạng thái của cảnh vật, làm rõ nên những đặc điểm của vật.

” Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu Tịch Dương

Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi bốn phương”

Trung tâm gia sư quận 9 nhận thấy nếu như bốn câu thơ đầu tiên tác giả chuyên tâm tả cảnh vật với những thay đổi của nó, thì bốn câu thơ cuối này tác giả đã chuyển hẳn sang sự thay đổi của con người và tâm trạng của mình. Ở đây đã bắt đầu có sự xuất hiện bóng dáng con người với những hoạt động thường ngày của họ, tác giả sử dụng từ láy “lao xao” để miêu tả một cảnh chợ chiều, chỉ với một từ láy mà chúng ta có thể tưởng tượng ra cảnh của một cái chợ với các hoạt động trao đổi, mua bán giữa những người dân nơi đây, và dễ nhận ra tác giả đang viết về một cuộc sống thanh bình nơi thôn quê.

Tác giả tiếp tục sử dụng giác quan của mình để nghe tiếng ve kêu, một đặc trưng không thể không nhắc đến của mùa hè. Nguyễn Trãi là nhà thơ của thiên nhiên cho nên tấm lòng của ông bao giờ cũng rộng mở để đón chào những gì tinh túy và xinh đẹp nhất của cảnh vật. Ngoài ra, ta còn thấy ông là một con người có lòng yêu thương dân như chính bản thân mình, ông vui với những cảnh bình dị mà thanh bình nơi thôn quê, và ông cũng chỉ có một ước mong rằng ở đâu cũng có thể hạnh phúc và yên bình như thế. Nhịp thơ chuyển qua nhịp 4/3 khiến cho mọi thứ dường như rộn ràng, gấp rút hơn, Nguyễn Trãi khao khát thể hiện tình cảm của mình đối với vạn vật, với nhân dân, ông là một người trọng tình trọng nghĩa. Bài thơ có sự hòa quyện tuyệt đối giữa tả cảnh và tả tình.

Trung tâm gia sư quận 10 nhận thấy qua cái nhìn tinh tế của mình tác giả đã cho người đọc nhìn thấy được một cảnh ngày hè hài hòa với đủ các cung bậc màu sắc và âm thanh, cũng như tình yêu nước, thương dân luôn tồn tại trong lòng tác giả.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về bài thơ cảnh ngày hè

dàn ý cảm nhận về bài thơ cảnh ngày hè

cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong cảnh ngày hè

cảm nhận cảnh ngày hè ngữ văn 10 nâng cao

bài thơ cảnh ngày hè ngữ văn 10

cảm nhận bài thơ cảnh ngày hè ngắn gọn

đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ cảnh ngày hè

nhận định về bài thơ cảnh ngày hè

cảm nhận về nhàn và cảnh ngày hè

Các bài viết khác…

Cảm Nhận Bài Thơ Cảnh Ngày Hè

Đề bài: Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè.

Cảm nhận bài thơ Cảnh Ngày Hè – Nguyễn Trãi là một nhà thơ lớn không chỉ của riêng văn học trung đại mà còn cả nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại rất nhiều bài thơ hay và giá trị. Một trong số đó chính là bài thơ Cảnh Ngày Hè.

Bài thơ được trích trong tập thơ chữ Nôm Quốc âm thi tập. Tập thơ gồm 254 bài thơ và bài thơ Cảnh Ngày Hè là bài số 43 chứa chan những khát vọng hướng đến cuộc đời, nhân dân. Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn. Là bức tranh mùa hè của miền qua và đồng thời nói lên tâm trạng, giãi bày nỗi niềm, tâm sự của chính tác giả. Điều này được thể hiện ở ngay câu thơ đầu:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Vì tâm hồn còn vướng bận nên Nguyễn Trãi quan niệm trở về với thiên nhiên là cách tốt nhất để thanh lọc tâm hồn:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Có thể nói cảnh ngày hè trong con mắt của nhà thơ trở nên rực rỡ, nhiều hình ảnh, nhiều màu sắc. Qua tâm hồn, tình cảm của ông thì nó trở nên đầy sức sống trái ngược với chốn quan trường thiếu sinh khí. Câu thơ mặc dù miêu tả cảnh nhưng trong cảnh lại có sự vận động của cảnh vật. Điều này được thể hiện qua những từ như: “Đùn đùn”, “phun”, “tiễn”. Có thể thấy sức sống của cảnh vật như trỗi dậy, từ những cảnh vật không thể di chuyển được nhưng lại có sự vận động và được miêu tả một cách tinh tế đem lại nhiều xúc cảm cho người đọc. Cây hòe thì những tán lá “đùn đùn” lan rộng, tỏa bóng mát cho những ngày hè nắng chói chang. Rồi những cây thạc lựu “phun” thức đỏ. Đây là một loài cây không thể không nhắc đến vào những ngày hè, một trong những loại cây tượng trưng cho mùa hè. Màu đỏ của thạch lựu như hòa chung với nắng hè khiến nó càng trở nên chói chang, gay gắt với cùng tông màu nóng. Bên cạnh đó khi nói về làng quê, nói về tâm hồn thanh thản không thể không nhắc tới một loài hoa, đó chính là hoa sen. Nguyễn Trãi đã sử dụng tên gọi cổ của loài sen đó chính là “hồng liên”, ở đây sen không chỉ có một bông mà đó là cả một ao sen. Mùa hè là mùa sen nở chính vì thế “tiễn” không phải là sự chia ly, tiễn biệt mà ngụ ý để nói hương thơm ngào ngạt của sen đang lan tỏa khắp không gian, bay theo từng cơn gió mùa hạ trên hồ. Tất cả hội tụ lại như một khung cảnh rộng lớn của một khu vườn nào đó, có ao, có cây muôn màu muôn vẻ dưới con mắt của một thi sĩ đa sầu, đa cảm.

Không chỉ cảm nhận cảnh vật bằng thị giác mà Nguyễn Trãi còn cảm nhận bằng thính giác qua việc lắng nghe những âm thanh của thiên nhiên:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Có thể thấy thiên nhiên không hề tĩnh lặng, hoang sơ mà thậm chí rất sôi động. Hình ảnh “chợ” được nhắc đến như một hình ảnh biểu trưng cho cuộc sống thái bình nơi thôn dã. Những chợ phiên họp để phục vụ nhu cầu cho người dân, chợ càng đông vui thì chứng tỏ đất nước càng thái bình, dân ấm no mà trái lại nếu chợ tiêu điều hoang vắng nghĩa là đất nước có chiến loạn hoặc nhân dân nghèo khổ. Tiếng ve là dặc trưng của mùa hè, gắn với “lầu tịch dương” giống như một bản nhạc mạnh mẽ, rạo rực vào buổi chiều tà. Qua đó cho thấy thiên nhiên trở nên sống động mà bản thân Nguyễn Trãi cũng đang háo hức muốn hòa cùng với thiên nhiên ấy.

Mặc dù lánh đời, mặc dù có những rung động trước thiên nhiên, cảnh vật nhưng trong thâm tâm ông vẫn giữ những mong mỏi lớn lao vẫn còn dở dang:

“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Nguyễn Trãi có sử dụng đến điển tích, điển cố về vua Nghiêu, vua Thuấn, thời đại thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có khúc đàn “Nam Phong” gảy lên ngợi ca sự giàu đủ, ấm no của nhân dân. Cho nên nhà thơ mới mượn nó để mong sao nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Bài thơ Cảnh Ngày Hè không chỉ khắc hoạn nét đẹp, vui tươi và sinh động của thiên nhiên trong ngày hè mà còn nói lên nỗi niềm, sự khắc khoải của Nguyễn Trãi. Mặc dù đã về chốn thôn dã ở ẩn, lánh đời nhưng vẫn canh cánh nỗi lo cho nhân dân,

Mai Du

Em Hãy Nêu Cảm Nhận Về Bài Thơ Cảnh Ngày Hè

Đề bài: Em Hãy Nêu Cảm Nhận Về Bài Thơ Cảnh Ngày Hè

Nguyễn Trãi được biết đến là một vị anh hùng dân tộc đồng thời là thi nhân với những tác phẩm để đời. Ngay cả khi bị nghi kị, phải lui về quê ngoại Côn Sơn, ông vẫn bộc bạch nỗi lòng tha thiết cháy bỏng qua nhiều sáng tác và mỗi bài thơ đều mang tâm trạng và nỗi niềm sâu thẳm của ông.Nỗi lòng ấy bộc lộ rõ nét trong chùm thơ 61 bài Bảo kính cảnh giới trong cuộc sống tưởng như chỉ biết vui vầy cùng mây núi cỏ cây. Đặc biệt, bài thơ số 43 chan chứa bao khát vọng hướng đến cuộc đời, nhân dân. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bức tranh mùa hè nơi miền quê, đồng thời là lời giãi bày tâm sự của ông.

Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi. Tập thơ gồm 254 bài và nổi bật là “Cảnh ngày hè”. Tìm hiểu bài thơ, người đọc đã được đến gần hơn với một bức tranh ngày hè sôi động, nhiều màu sắc, đồng thời qua đó thấp thoáng bóng dáng một người luôn nghĩ cho nước cho dân. Bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng sâu lắng nhất về cuộc sống và tâm tư đáng trân trọng của ông.

Câu thơ đầu tiên, ta đọc sao tâm thế của tác giả có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi ngồi dưới bóng cây nhàn nhã hóng mát. Đối lập giữa sự tất bật, bận rộn với công việc nơi triều chính và sự rỗi rãi hiếm hoi nơi làng quê. Câu thơ là một câu lục ngôn ngắt nhịp 1/2/3, chữ “rồi” đứng riêng một nhịp vừa nhấn mạnh cảm rỗi rãi, vừa như một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi ” thường ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Ba chữ “thuở ngày giác trường”-nhịp dài nằm cuối câu càng làm cho một ngày như dài thêm, cảm giác thư thái, sự sảng khoái sung sướng như kéo dài ra. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

Đối lập giữa bức tranh ngày hè tràn đầy hình ảnh, màu sắc, âm thanh với chốn quan trường tù túng thiếu sinh khí. Theo Nguyễn Trãi trở về với thiên nhiên là cách tốt nhất để thanh lọc tâm hồn, hồi sinh sức sống. Bức tranh thiên nhiên trong những câu tiếp theo thực chất là quan niệm sống, bức tranh tâm hồn của Ức Trai:

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phùn thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Ba câu thơ có rất nhiều động từ vận động diễn tả trạng thái xô đẩy cựa quậy, sự vận động từ bên trong của sự vật muốn trào phun ra ngoài “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”. Trước hết, đó là hoè buông sắc lục như một chiếc lọng khổng lồ bao trùm lên cảnh vật, tạo cảm giác về một không gian xanh. Cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Trải luôn có sức bao quát, vừa gợi sức sống của không gian trong động từ “đùn đùn” vừa gợi cảm giác phóng khoáng trong một chữ “rợp”. Tầm nhìn trải từ gần ra xa, theo quy luật đăng đối ở hai câu tả thực, khéo léo đan cài sắc đỏ của thạch lựu trước hiên nhà cùng sắc hồng của ao sen. Câu trên tả sắc, câu dưới gợi hương. Thiên nhiên ấy cũng chứa chan bao cảm xúc, lúc dịu nhẹ lan tòa lúc bừng bừng phun trào. Để rồi cuối cùng đọng lại cảm giác man mác tiếc nhớ làn hương thanh thoát của sen hồng lúc cuối hè.Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời…

Không chỉ nhìn bằng mắt mà Nguyễn Trãi còn trải lòng lắng nghe những thanh âm muôn vẻ của thiên nhiên:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Có một sự chuyển đổi cảm xúc trong cách lắng nghe những âm thanh của cuộc sống. Giờ đây, những thanh âm lại được cảm nhận từ xa đến gần, từ “lao xao” đến “dắng dỏi”. Thiên nhiên không hề tĩnh lặng u trầm trong thời điểm chiều buông mà trái lại rất sôi động và gần gũi với tấm lòng thiết tha yêu sự sống của nhà thơ. “Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh… lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. “Lao xao” lúc này chính là âm thanh gợi rõ cuộc sống thanh bình của những người dân chài, cảnh mua bán tấp nập mà không quá ồn ào để khuấy động không gian hương nhàn của nhà thơ. Dường như Nguyên Trãi đã chủ động hướng lòng mình về với chợ cá, làng ngư phú để thấy bản thân không cách xa với đời thường. Âm vang cuộc sống thực ấy tạo thành mối dây liên hệ giữa nhà thơ với nhân dân, mang lại niềm vui xôn xao trong một buổi chiều dề tạo cho nhà thơ nỗi buồn. Cấu trúc đăng đồi đã tạo nên sự hòa điệu giữa con người với thiên nhiên trong sự cân xứng làng ngư phủ – bóng tịch dương mang đậm sắc thái trang trọng cổ điển. Nghệ thuật tương phản tạo nên một cảm hứng hết sức mới mẻ trong thơ Nguyễn Trãi khi ấn tượng ám ảnh nhà thơ không phải ánh tịch dương ảm đạm mà lại là âm thanh dắng dỏi cầm ve. Sự liên tưởng bất ngờ và độc đáo này đã chứng tỏ rõ phẩm chất nghệ sĩ của Nguyễn Trãi. Tiếng ve đặc trưng của mùa hè đến cùng Nguyễn Trãi lại như một bản đàn mạnh mẽ, rạo rực hối hả nhịp sống căng tràn của thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên sống động ấy đã hàm chứa một nội dung thông điệp thẩm mỹ đánh động tâm tư của nhà thơ. Bản thân ông có muốn lánh đời thoát tục, ngắm ánh tịch dương, giam mình trong lầu kín cũng không thể không nghe, không thấy bao vẻ đẹp thiên nhiên tươi tắn rộn rã xung quanh. Thiên nhiên ấy xôn xao hay chính tấm lòng của nhà thơ cũng đang náo nức muốn hòa cùng niềm vui sự sống? Cuộc sống của ông không phải của một ẩn sĩ lánh đời mà chính là phản chiếu của tâm hồn yêu đời thiết tha, vần đón nhận thưởng thức được niềm vui cuộc sống thanh bình để quên đi nỗi riêng tư sầu muộn.

Thiên nhiên đã đem lại một bài học lớn. Lay thức khát vọng mãnh liệt muốn trở lại với đời của nhà thơ. Thiên nhiên ấy đã thổi bùng khát vọng của người anh hùng đầu bạc mà vần vẹn tấm lòng son:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương

Giữa thiên nhiên tuyệt đẹp, Nguyễn Trãi không hề mong muốn hưởng thụ thú nhàn tản cho riêng mình. Ở sâu thẳm tâm hồn ông vẫn là nỗi niềm “ưu quốc ái dân”, là khát khao hành động của một con người trọn đời vì lợi ích của nhân dân. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Hơn nữa, không phải riêng cho dân mình mà ông muốn cuộc sống đó phải “đủ khắp đòi phương” nghĩa là cho muôn dân trên mọi nơi. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình không chấp nhận Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.

Thời gian trong bài thơ diễn ra trong một ngày nhưng hình ảnh sự vật được bao quát rất lớn có xa – gần, cao – thấp, rộng- hẹp, hiên, ao, lầu, làng, chợ; có hiện tại tương lai; có thiên nhiên con người cuộc sống; có đa âm thanh, đa đường nét, đa màu sắc; có bức tranh ngoại cảnh và bức tranh tâm cảnh, có tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; và có cả những lời giáo huấn sâu sắc về cách sống phải luôn hướng về đời sống của muôn dân trăm họ. Bài thơ xứng đáng được người đời đánh giá cao và trân trọng.

“Cảnh ngày hè” đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhàn dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu. Quả thực, Nguyễn Trãi xứng đáng với câu thơ của vua Lê Thánh Tông “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”

Cảm Nhận Về Con Người Nguyễn Trãi Qua Bài Thơ Cảnh Ngày Hè

Dàn ý

– Con người Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè:

+ Một tâm hồn nghệ sĩ say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống: Cảm nhận thiên nhiên sinh động, đáng yêu và đầy sức sống.

+ Một trái tim rất mực thương yêu nhân dân: Nhìn cảnh sống của những người lao động, mong ước có được cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ngợi ca cảnh dân giàu đủ.

Yêu mến, trân trọng, cảm phục, ngợi ca.. .

Bài làm

Bao đời nay, thơ ca đã trở thành cuốn nhật kí tâm hồn của những người nghệ sĩ. Viết thơ là một cách để các thi nhân giãi bày xúc cảm, gửi gắm nghĩ suy của mình. Đọc văn là thấy người là thế. Với Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng một bức tranh mùa hạ tuyệt đẹp mà còn được gặp gỡ một con người. Rồi hóng mát thuở ngày trường.

Sinh thời, với những trọng trách được nhà vua giao phó, Nguyễn Trãi là người rất bận rộn. Một phút thanh nhàn trong thuở ấy với ông thật hiếm hơi và đáng quý biết bao. Một ngày dài thảnh thơi để tâm hồn được thư thái, thanh thần hóng hớt trong đời ông đâu nhiều. Nhưng lúc nào Ức Trai cũng tự nhủ Non nước cùng ta đã có duyên để rồi dù ở bất cứ hoàn cảnh nào tâm hồn nhà thơ cũng rộng mở đón nhận thiên nhiên: Túi thơ chứa hết mọi giang san. Và trong Cảnh ngày hè, túi thơ ấy đã cất chứa một bức tranh thiên nhiên sinh động, đáng yêu và đầy sức sống:

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Bức tranh được vẽ bằng rất nhiều hình ảnh, đường nét, màu sắc. Cây trước lầu, ngoài ao đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương. Cây hòe trước sân, lá lục đùn đùn, tán rợp giương ra. Cây ]lựu ở hiên trong khi còn liên tục phun những bông hoa đồ thắm thì sen hồng ngoài ao đã kịp nức mùi hương. Tất cả đều chất chứa một sức sống căng đây từ bên trong. Khung cảnh thiên nhiên ngày hè không chỉ được phác họa bằng những hình ảnh, đường nét, màu sắc mà còn gây ấn tượng bởi những âm thanh của thiên nhiên và cuộc sống. Tiếng ve dội râm ran như tiếng đàn làm dậy lên không khí nhộn nhịp của chiều hè nơi làng quê, khiến không khí trong lầu rộn rã hẳn lên. Âm thanh ao xao chợ cá đội tới từ làng chài hắt vào bức tranh nhịp điệu thanh bình, yên ả của cuộc sống đời thường.. Tất cả hiện lên thật hài hòa, xứng hợp. Hẳn Nguyễn Trãi phải say đắm lắm khung cảnh ấy bởi dường như mọi giác quan của ông đang được căng tận độ để cảm nhận cho hết, cho trọn về đẹp của cảnh chiều hè. Và cội nguồn sâu xa của sự đắm say đó chính là tình yêu thiên nhiên, lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống ở Nguyễn Trãi.

Tưởng đâu trong cái ngày trường hiếm hoi ấy, Nguyễn Trãi sẽ toàn tâm toàn ý mà thưởng thức thiên nhiên. Đúng là Nguyễn Trãi rất yêu thiên nhiên nhưng trước hết ở ông vẫn là tấm lòng tha thiết với con người, với dân, với nước. Vậy nên vui vây giữa thiên nhiên đấy nhưng Nguyễn Trãi chưa bao giờ nguôi quên một chữ: “dân”. Đó là lí do ông vẫn hướng đôi tai ra xa, phía làng chài, để nghe cho được tiếng lao xao chợ cá. Đó là lí do để nhìn cảnh sống của những dân chài lam lũ, Nguyễn Trãi lại ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ngợi ca cảnh:

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Trong lịch sử phong kiến, có lẽ chưa có một nhà lãnh đạo nào lại hiểu, lại yêu dân như Nguyễn Trãi. Ông hiểu có lật thuyền mới biết sức dân như, nước và ông cũng luôn ước ao, mong mỗi khắp thôn cùng xóm uắng, không có: một tiếng hờn giận oán. sâu. Nguyễn Trãi luôn mong cho dân được ấm no, hạnh phúc (dán giàu đủ) nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người. mọi nơi (khắp đòi phương). Thế mới biết ông nặng lòng với dân như thế nào.

Cảnh ngày hè là một bài thơ đẹp. Cái đẹp trong tác phẩm không chỉ được toát lên từ ngôn từ, hình ảnh mà quan trọng hơn đó chính là cái đẹp của nhân cách con người. Đọc bài thơ, chúng ta bắt gặp bức chân dung tâm hồn Nguyễn Trãi, một người nghệ sĩ nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống, một trái tim luôn đập những nhịp đập cho dân, cho nước. Một nhân cách cao đẹp như thế đời đời xứng đáng nhận được lòng mến yêu, trân trọng, sự cảm phục, ngợi ca của con người! `