Top 11 # Viết Bài Văn Giới Thiệu Về Bài Thơ Ngắm Trăng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Soạn Bài Ngắm Trăng Ngữ Văn 7

Soạn bài Ngắm Trăng Ngữ văn 7

Bài làm

Câu 1: Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.

– Có thể nhận thấy được ở chính câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Thông qua đây chúng ta nhận thấy được câu thơ dịch dịch thành “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã” dường như cũng đã lại làm mất đi cái xốn xang, cứ như thật bối rối của nhân vật trữ tình khi đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Ở hai câu thơ cuối (bản dịch) dường như cũng kém ở phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa, ta có thể nhận thấy được chính từ “nhòm” và “ngắm” trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa tất cả điều này như cũng lại khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự hàm súc, sự cô đúc của ý tứ và thể thơ độc đáo nữa.

Câu 2: Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cành như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa” ? Qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh đẹp ngoài trời?

Theo lẽ thông thường thì người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ta nhận thấy được ở đây, Hồ Chí Minh cũng đã lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó chính là cảnh ở trong lao tù. Khi Bác Hồ nói “Trong tù không rượu cũng không hoa”chúng ta cũng không nên nghĩ đây là Bác đang than thở mà đó là một sự thật. Chỉ vì đêm trăng đẹp quá và người xưa vẫn hay thưởng trăng khi có đầy đủ rượu và hoa mà thôi. Thế nhưng trăng lại quá đẹp và khiến cho Bác không thể nào hững hờ được cho nên chẳng cần hoa và rượu thì người vẫn cứ thưởng trăng, nhìn ngắm nét đẹp của thiên nhiên.

Câu 3: Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?

Ở trong hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh đó chính là:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Có lẽ rằng cũng các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) Bác cũng cứ vẫn khéo léo để đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, ta nhận thấy được cũng chính giữa người và trăng lúc này đây dường như cũng lại vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Có lẽ chính cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng. Ở đó sự nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ thật bền chặt.

Hình ảnh Bác lúc này đây cũng đã lại hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ dường như lại không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, … Khi đứng trước những khó khăn thì hình ảnh Bác lúc này đây cứ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Ta như nhận thấy được bài thơ cũng lại còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, đó cũng chính là một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Câu 5: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét : “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại bài thơ Bác Hổ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc “ngắm trăng” trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?

Chúng ta cũng biết được nhà phê bình Hoài Thanh dường như thật tài tình, thật chính xác khi ông cũng đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét rằng: “Thơ Bác đầy trăng”.Qủa thực Bác co rất nhiều bài thơ có hình ảnh trăng có thể kể ra như các bài thơ: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, cảnh khuya, … Thực sự hình ảnh trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Cho dù là ở chốn lao ngục, hay lúc bận trăm công ngàn việc thì tâm hồn của Người dường như cũng cứ luôn luôn hướng về cái đẹp. Hình ảnh trăng như một người tri kỉ với Bác luôn sáng trong và thật đẹp.

Chúc các em học tốt!

Viết Đoạn Văn Giới Thiệu, Bài Luận Miêu Tả Về Thầy Giáo, Cô Giáo Bằng Tiếng Anh.

Viết đoạn văn giới thiệu, bài luận miêu tả về thầy giáo, cô giáo bằng tiếng Anh.

Viết đoạn văn ngắn về cô giáo bằng tiếng anh

Viết đoạn văn giới thiệu, bài luận miêu tả về thầy giáo, cô giáo bằng tiếng Anh.

My high school has a very special teacher, and his name is Trung. He tells us he is just 50 years old, but his white hair and a face fulls of wrinkles show that he is at least 60. He has medium height, but he is so thin that he almost disappears in any crowd. His only uniform when going to school are white T shirt with black pants and shoes, and we hear he has never changed his style since he first came to this school. He is a Math teacher who does not like to teach Math very much, but his dream is to be a Computer scientist instead. All of his classes is a little bit stressful because he is very strict with the homework and our manner. If we fail to finish our homework, he will make us to have even more works and formulas to remember. However, sometimes he also spends a couple of minutes to share about his life. What we know is that he used to be an excellent student who almost had a chance to study abroad in the US. Unfortunately, something unexpected had happened and missed that chance as well as his lover at that time. Since that moment, he accepted his fate and became a Math teacher for a small high school even though he is a very talented and smart person. We are all sad about his story, and we think he deserves more than what he is doing. Although he does not have a big love in teaching career, he is still one of the best teachers I have ever met. His son is also an excellent person, and we all hope that he will finish his father’s dream.

Viết đoạn văn giới thiệu, bài luận miêu tả về thầy giáo, cô giáo bằng tiếng Anh.

Trường cấp 3 của tôi có một giáo viên rất đặc biệt, và tên của thầy là Trung. Thầy nói rằng thầy chỉ vừa mới 50 tuổi, nhưng mái tóc bạc trắng và gương mặt có đầy vết nhăn cho thấy thầy cũng ít nhất 60. Thầy có chiều cao trung bình, nhưng thầy ốm đến nỗi thầy gần như biến mất trong bất kì đám đông nào. Đồng phục duy nhất của thầy khi đến trường là áo sơ mi trắng với quần tây và giày đen, và chúng tôi nghe rằng thầy không bao giờ thay đổi phong cách kể từ khi thầy đến trường dạy lần đầu tiên. Thầy là giáo viên Toán mà lại không thích dạy Toán cho lắm, nhưng thay vào đó thầy lại muốn làm một nhà khoa học máy tính. Tất cả lớp học của thầy hơi căng thẳng một chút bởi vì thầy rất nghiêm khắc với bài tập về nhà và thái độ của chúng tôi. Nếu chúng tôi không làm bài tập, thầy sẽ bắt chúng tôi phải làm nhiều việc hơn và nhớ nhiều công thức hơn. Tuy nhiên, đôi khi thầy cũng dành vài phút để tâm sự về cuộc đời thầy. Những gì chúng tôi biết là thầy từng là một học sinh xuất sắc và sắp có cơ hội để đi du học ở Mỹ. Xui xẻo thay, vài chuyện ngoài ý muốn đã xảy ra và thầy đã lỡ cơ hội đó và mất luôn người yêu ở thời điểm đó. Kể từ đó, thầy chấp nhận số phận của mình và trở thành giáo viên dạy Toán ở một ngôi trường nhỏ mặc dù thầy là một người tài năng và thông minh. Chúng tôi đều buồn vì chuyện của thầy, nhưng chúng tôi nghĩ thầy xứng đáng nhiều hơn những gì thầy đang làm. Mặc dù thầy không có tình yêu to lớn với sự nghiệp dạy học, thầy vẫn là một trong những giáo viên giỏi nhất tôi từng gặp. Con trai thầy cũng là một học sinh xuất sắc, và chúng tôi hi vọng cậu ấy sẽ hoàn thành được giấc mơ của bố mình.

BÀI LUẬN TIẾNG ANH VIẾT VỀ THẦY CÔ GIÁO.

Cảm Nhận Bài Thơ Ngắm Trăng

Những trung tâm gia sư uy tín ở tphcm nhận ra Trăng từ lâu đã trở thành người bạn tri âm với nhà thơ. Trăng mang nỗi niềm nhớ cố hương vào thơ của Lí Bạch. Trăng mang niềm thương cảm Nho sĩ nghèo trong thơ Đỗ Phủ. Và trăng trong thơ Hồ Chí Minh là sự hòa quyện giữa chất thép và chất thơ. Ánh trăng muôn đời chỉ có một thế nhưng đi vào thế giới thi ca lại hiện lên muôn nghìn hình thái. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện ánh trăng tri kỉ, ánh trăng bầu bạn cùng con người trong những ngày gian lao làm cách mạng.

Ngắm trăng trích trong tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ bị giam vào nhà ngục Tĩnh Tây do bị chính quyền Trung Quốc nghi là gián điệp. Cuộc sống trong tù thiếu thốn, khốn khổ. Cách mạng Việt Nam lại vào thời kì sục sôi nhất, căng thẳng nhất. Trong lòng Bác hẳn nhiều bộn bề, lo toan. Trong hoàn cảnh ấy, nơi ngục tù tối tăm lại ánh lên một vầng trăng dịu nhẹ. Ấy là vầng trăng suy tư, vầng trăng của tâm hồn người chiến sĩ hòa quyện cùng tâm hồn thi nhân.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà”

(Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Trung tâm gia sư tphcm thấy hoàn cảnh là giam cầm, trói buộc, kìm hãm con người. Nhưng sức sống vẫn vô hạn, vẫn rạo rực, dồi dào chỉ trực biến thành hành động. Con người có bản lĩnh không bao giờ đầu hàng trước số phận. Bút pháp đường thi nói “không” để chỉ “có” là cách thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. “Không rượu”, “không hoa” – không có cảnh đẹp, chất liệu để làm thơ – nhưng một bài thơ về trăng vẫn ra đời. Bởi tiếng thơ đâu phải chỉ từ ngoại cảnh, mà xuất phát từ trong tâm hồn con người. Cái ung dung của người tù thể hiện trong việc ngắm trăng trong cảnh tù. Thường để làm thơ, thi nhân xưa phải chuẩn bị hoa, rượu, bạn hữu. Không khí ấy phàm tục đến khô khốc, chẳng chút thuận lợi nào chứ nói gì đến thanh tao.

Gia sư tphcm thấy bài thơ bắt đầu bằng nhiều cái “không”. Trong cái không ấy ngụ ý cái “có” – tấm lòng con người rung cảm trước thiên nhiên. Câu thơ thứ hai một tiếng thốt ngỡ ngàng như phát hiện ra một cảnh tuyệt sắc. Không có rượu và hoa thì ánh trăng cũng không hề tiêu bớt đi vẻ đẹp. Ngược lại nó càng khiến ánh trăng thêm sáng tỏ, chiếu soi vào tận nơi của nhà thơ. Câu thơ ấm ủ sự tình tứ, rạo rực, muốn yêu thương, chan hòa, thưởng thức ánh trăng. Xưa kia thi nhân đối diện với ánh trăng như gặp người tri kỉ: “Cửu bôi yêu minh nguyệt/ Đối ảnh thành tam nhân.” (Lí Bạch). Nhân vật trữ tình trong Ngắm trăng lại chỉ lặng lẽ; ánh trăng cũng lặng lẽ.

Cảnh thưởng trăng thu lại trong một hành động không hơi không tiếng, người thưởng trăng qua khung cửa sổ và trăng từ khe cửa nhìn nhà thơ:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tong song kích khan thi gia.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm cửa sổ ngắm nhà thơ.)

Gia sư luyện thi đại học tphcm nhận thấy nếu phân tích theo nguyên tác của bài thơ, “hướng” và “tòng” vẫn thể hiện sự im lặng. Còn “khán” là cử động của đôi mắt, không dùng một cử chỉ cơ thể nào khác. Cái nhìn ấy chứa đựng sự giao cảm với cái đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của tâm hồn lắng đọng bao nhiêu âu lo để trở nên thuần khiết, trong sáng, hướng hoàn toàn vào nghệ thuật. Chính vì thế, người tù đã trở thành thi nhân. Lao ngục đã không còn hiện diện, mở đầu bài thơ là “ngục” nhưng kết thúc bài thơ lại là hình ảnh một con người tự do, bình thản thưởng thức ánh trăng. Những thứ xấu xa, dơ bẩn đã bị gạt bỏ hết thảy, chỉ còn lại là trái tim biết rung cảm với thiên nhiên.

Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm thấy câu thơ sóng đôi hai hình ảnh “song nhân” và “nguyệt”, “song tiền” với “song kích”, “minh nguyệt” và “thi gia” cùng hòa tan trong một cái nhìn. Câu thơ đăng đối nhịp nhàng cả về thanh điệu lẫn hình ảnh. Trăng xứng với người, người thấu hiểu trăng. Tâm hồn người nhờ trăng mà càng sáng, trăng nhờ người mới trở thành thơ và bất tử với thời gian. Và bên nhau, trăng sáng đượm chất thơ và tâm hồn người cũng ngập tràn ánh trăng. Hai mà một, hòa quyện cùng nhau trong cái nhìn lặng lẽ.

Xưa nay, nói về trăng có biết bao nhiêu lời thơ đẹp. Ánh trăng của Bác Hồ lại chứa đựng vẻ đẹp ung dung, bản lĩnh bất khuất. Dù trong hoàn cảnh gong xiềng, ngục tù, người vẫn dành tấm lòng để thưởng thức và trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên. Nếu trăng tượng trưng cho những gì tốt đẹp, mơ ước lãng mạn thì ngục tù là bao khổ đau, trói buộc. Trong tù mà ngắm được trăng, đang trong cơn bĩ cực mà vẫn thấy được ánh sáng của niềm tin. Đó là phong thái của người chiến sĩ hòa quyện cùng tâm hồn của thi nhân tạo nên một chất thép lãng mạn, một nhân sinh quan tích cực trong thơ Bác.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ ngắm trăng

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng ngắn nhất

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng ngắn gọn

cảm nhận bài thơ ngắm trăng ngắn

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng của bác

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng hay nhất

cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của bác qua bài thơ ngắm trăng

Các bài viết khác…

Giới Thiệu Về Nhà Thơ Trần Tế Xương

Giới thiệu về nhà thơ Trần Tế Xương – Tác giả của bài thơ Thương vợ sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Trần Tế Xương, qua đó giúp người học có thêm những tư liệu bài học thú vị cho quá trình tìm hiểu bài thơ Thương vợ cho người học.

Tác giả Trần Tế Xươn g có tên lúc nhỏ là Trần Duy Yên, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, ông sinh ngày 10/8/1870 tại làng Vị Xuyên – Mỹ Lộc – Nam Định (nay thuộc phố Hàng Nâu – thành phố Nam Định).

Đến năm 1903 Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương, ông là con trưởng trong gia đình có chín anh em, cha ông là nhà Nho Trần Duy Nhuận do thi nhiều lần không đỗ nên về làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định. Nhà thơ lấy vợ là bà Phạm Thị Mần, năm bà mới 16 tuổi, sau này bà trở thành nhân vật nổi tiếng nước Nam xinh đẹp, giàu lòng thương chồng thương con và hết mực tảo tần.

Nổi tiếng với trí thông minh, con đường hoạn lộ của Trần Tế Xương bắt đầu từ năm mới 17 tuổi, nhưng thi mãi tám lần cũng chỉ đỗ tú tài. Tuy nhiên cuộc đời của ông khá ngắn ngủi, ông mất đột ngột vào ngày 29/1/1907, cuộc đời ông rơi đúng vào giai đoạn có nhiều biến động và đau thương nhất của lịch sử dân tộc, xã hội Việt Nam. Và những bản chất của xã hội ấy đã đi vào thơ của Tú Xương hầu như nguyên vẹn cả hình hài, bao gồm sự tha hóa của những bộ phận xã hội trước ma lực của đồng tiền và “sĩ khí rụt rè gà phải cáo” của tầng lớp nho sĩ cuối mùa.

2. Phong cách sáng tác

Những nỗi đau buồn, phẫn uất riêng của nhà thơ đã hòa chung với nỗi đau của dân tộc và nhân dân thời bấy giờ. Cả đời Tú Xương hầu như làm thơ trào phúng về những cái mới quái gở đó, ông dám vạch trần, đả kích thẳng tay và cần thiết vẫn gọi tên, điểm mặt. Bên cạnh thơ trào phúng, Tú Xương còn để lại những bài thơ trữ tình thắm thiết, đó là biểu hiện cho bản chất, cốt cách của nhà thơ, một người giàu lòng yêu thương, luôn thao thức với đời và khi phải tự trách mình cũng hết sức chân thật.

Có người đã tôn vinh Trần Tế Xương là ” nhà thơ thiên tài“, riêng Xuân Diệu cho rằng sự tồn tại của Tú Xương là vĩnh hằng trong văn chương dân tộc.