“Tình bạn” luôn là một chủ để lớn của thơ ca, bạn trong chiến đấu có “Đòng chí” của Chính Hữu, bạn giao hữu trong thơ của Tản Đà,… Và cũng không thể bỏ qua tình bạn trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, tình bạn ở đây là tình cảm trân thành, đáng quý đến mức tri kỷ, tri âm không màn đến vật chất, của cải.
Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình mang đạm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương, ông là người có học vấn và được làm quan nhưng giữa thời nước mất nhà tan, các cuộc đấu tranh bị dập tắt. Ông yêu nước như không thể chống lại, bất mãn nên đành cáo quan về quê ở ẩn. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được ông viết nhân dịp có bạn cũ đến chơi khi đã cáo quan về ở ẩn.
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chai cá, Vườn rộng rào thưa, khó đủổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta.”
Câu thơ mở đầu tác giả viết nên thời điểm khách đến chơi nhà mình:
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
Ý muốn nói trong thời gian tác giả về ở ẩn số người đến chơi nhà tác giả không nhiều và ít tới chỉ có một số người thân thuộc xưa kia chốn quan trường đến đàm đạo, tâm sự về việc đời.
“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chai cá, Vườn rộng rào thưa, khó đủổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có,”
Tác giả miêu tả ở nhà có một mình giữa vườn nhà nhiều cây cối đang độ đơm hoa, kết trái. Mặc dù có bạn đến chơi nhà nhưng đúng lúc hôm nay nhà tác giả trẻ nhỏ đi vắng hết không có ai đi chợ làm cơm canh được, hơn nữa chợ lại ở rất xa tác giả không thể bỏ bạn ở nhà mà ra chợ được.
Câu thơ tiếp theo là khung cảnh vườn cây, ao cá nhà tác giả, ao thì rất sâu, mà cá thì “khôn” không chịu chui vào chai “ao sâu nước cả, khôn chai cá” là cách nói đảo ngữ của tác giả. Ngoài ra vườn nhà tác giả rất “rộng” mà rào thì lại thưa vì vậy dù có nuôi gà nhưng không thể bắt được làm thịt mời bạn “vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà”.
Tiếp đến là cây cối, rau trong vườn nhà tác giả đều đang ở độ phát triển, sinh sôi chưa thể thu hoạch được cho nên cũng không thể hái vào cho bạn:
“Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.”
“Cải” nhà tác giả mới đang ở mức hạt chưa nảy lên được thành cây, “cà” cũng chỉ mới có nụ chưa kết trái, “bầu” vẫn còn nhỏ “vừa rụn rốn”, “mướp” thì đang thì có hoa,… Tất cả đều đang ở lúc phát triển mà không thể thu hoạch được gì cả lúc này, tác giả vẽ ra một khu vườn với đầy đủ những loại cây trái, rau phụ vụ cuộc sống khi về ở ẩn của tác giả nhưng hôm nay nhân dịp bạn đến chơi lại chưa thể thu hoạch được thứ gì tiếp đãi bạn.
Hai câu thơ cuối tác giả viết:
“Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta.”
Là thể hiện cái thiếu thốn còn lại trong gia cảnh nhà tác giả đó là “trầu”, người xưa thường có tục ăn trầu và khi khách vào nhà dù không có thứ gì nhưng miếng trầu là sẽ có, nhưng đây nhà tác giả cũng không có. Câu thơ tuy hài hước, hóm hỉnh nhưng không thể làm khuất nấp đi sự nghèo đói, khó khăn trong chính cuộc sống khi cáo quan về ở ẩn của tác giả. Câu thơ cuối là cái kết cho tất cả những câu thơ trên “Bạn đến chơi nhà” tuy nhiều thứ thực đấy nhưng đang độ sinh sôi chưa thu hoạch được nên không thể làm cơm tiếp đãi nên chỉ còn “ta với ta” ngồi lại với nhau. Ngồi dãi bày tâm sự về chuyện cuộc đời về cuộc sống tránh xa chốn phồn hoa đô hội, xô bồ về làm bạn với tự nhiên. “Ta với ta” ở đây là tác giả và người bạn của mình tuy hai người nhưng nay hòa chung vào làm một, làm tri kỷ, thấu hiểu nhau,… không còn là khoảng cách xa lạ nữa tác giả coi bạn là mình, mình cũng là bạn.
Bằng giọng điệu hóm hỉnh, câu thơ tự nhiên bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là tình bạn giữa nhân vật “bác” và tác giả, tình bạn gắn bó với nhau không màn tính chuyện vật chất hòa với nhau thành một “ta với ta”. Nhưng cái vui của thơ ca không thể che giấu đi hoàn cảnh nghèo khó khi sống dựa vào tự nhiên khi về ở ẩn của chính tác giả.
Hằng