Top 12 # Viết Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Bài Văn Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng

Bài thơ Rằm tháng Giêng là bài thơ được Bác viết khi đang bàn bạc việc quân ở trên con thuyền, xung quanh đầy ánh trăng rằm… Một khung cảnh tuyệt đẹp và Bác đã vẽ nên bức tranh đẹp bằng thơ.

Như chúng ta đã biết, Bác Hồ có tâm hồn giản dị, gần gũi với thiên nhiên, em hãy viết bài văn cảm nghĩ về bài thơ rằm tháng giêng để biết rõ hơn về tâm hồn thơ của Bác.

Bài 1. Bài văn cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của em Hồ Dạ Thảo:

Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa đề là Nguyên tiêu:

Thu dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân Thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyề n.

Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.

Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui.

Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ). Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thôn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng rằm tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang toả sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như chở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên – mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền chở đầy trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trọng một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.

Bài 2. Bài văn cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của em Trần Khang Huy:

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Lớp 7

Bác Hồ có rất nhiều tác phẩm đặc sắc trong đó phải kể đến bài thơ Rằm tháng giêng, hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi có 2 bài văn mẫu bài nào cũng hay và hữu ích cho các bạn.

Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng

Bài văn cảm nghĩ số 1

Chủ đề ánh trăng luôn được các thi sĩ khai thác sử dụng trong tác phẩm của mình, Bác Hồ cũng nằm trong số đó, bài thơ Rằm tháng giêng hay còn gọi là Nguyên tiêu là một tác phẩm giá trị mang tính lịch sử của nước nhà.

Rằm tháng Giêng bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, khi Bác ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tình hình quân sự khi kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Tan cuộc họp quan trọng cũng là lúc đêm đã khuya, cảm hứng từ thiên nhiên, sông núi bác đã làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán, có tựa đề là Nguyên tiêu. Sau này, tác phẩm được nhà thơ Xuân Thủy đã dịch bài thơ theo thể thơ lục bát mang tên là Rằm tháng Giêng.

Hai câu đầu chính là khung cảnh thiên nhiên núi rừng thật đẹp:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Đêm trăng rằm thật đẹp, ánh trăng chiếu rọi khắp núi rừng, có cảm tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời, vạn vật như tràn đầy sức sống của mùa xuân,điệp từ xuân trong bài đoạn thơ lặp lại nhiều lần với mục đích diễn tả cả trời đất và con người đều vui khi xuân về.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Công việc bàn bạc việc quân tuy vất vả khó khăn là vậy nhưng cảm xúc, cảm hứng trong lòng thi sĩ vẫn đong đầy, buổi họp kéo dài và kết thúc cũng là lúc trăng rằm lên cao tròn vành vạnh. Cảnh sông cảnh nước thơ mộng. Con thuyền chờ Bác đi trong đêm tưởng tưởng như chở đầy ắp ánh trăng. Tâm trạng Bác lúc này cũng vui theo đất trời và dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi Cách mạng. Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông là một hình ảnh lãng mạn thể hiện sự lạc quan, vui vẻ tạo ra hình tượng nghệ thuật rất độc đáo.

Với tâm hồn của người thi sĩ yêu và gắn bó với thiên nhiên, kết hợp với sự cảm nhận tinh tế, ngòi bút tả cảnh mang lại bức tranh thiên nhiên sống động đầy màu sắc. Bác Hồ khắc họa vẻ đẹp hình ảnh mùa xuân đang về đồng thời thể hiện sự lạc quan và phong thái ung dung đỉnh đạt.

” Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya

Bài văn cảm nghĩ số 2

Hồ Chí Minh không chỉ là một vĩ lãnh tụ vĩ đại mà còn là một hồn thơ tài hoa. Bác đã để lại cho kho tàng văn học nước nhà một sự nghiệp đồ sộ. Một trong những tác phẩm đặc sắc đó chính là bài thơ ” Rằm tháng giêng”. Bài thơ được viết trong những năm chiến dịch thu đông máu lửa năm 1948. Với 4 câu thơ mộc mạc giản dị đã dựng nên bức tranh thiên nhiên và con người hữu tình, tuyệt đẹp.

Mở đầu bài thơ tác giả vẽ ra một không gian bao la, bát ngát:

” Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”

Dịch nghĩa:

” Rằm xuân lồng lộng trăng soi”

Ánh trăng rằm xuân tròn vành đang chiếu tỏa xuống không gian. Từ láy ” lồng lộng” khéo léo được đảo lên đầu câu cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp độc đáo của ánh trăng rằm. Trăng như đang ngự trên nền trời xanh rọi ánh sáng bao la tắm táp cho cảnh vật. ” lồng lộng” không chỉ đặc tô hình ảnh mà còn cho ta cảm nhận được âm thanh vi vu, nhè nhẹ của tiếng gió thổi. Bầu trời như được đẩy lên cao hơn, rộng hơn. Trăng thanh gió mát- Một cảnh tượng thật đẹp và sống động.

Nổi bật trên cái nền xanh thẳm bát ngát ấy là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ:

” Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân’

Non nước trời xuân được nối liền, hòa với nhau dưới ánh trăng soi, điểm tô, nâng đỡ sóng sánh cùng với nhau. Điệp từ ” xuân” được lặp lại 3 lần trong một câu thơ như gợi ra cái khí xuân, tình xuân, sức xuân đang căng tràn, nồng nàn trong lồng ngực thi nhân, trong không gian tạo hóa. Một khung cảnh tươi sáng, rạo rực đắm say như đang mở ra trước mắt. Cảnh vật không tĩnh mà động, nhạc họa đan xen, giàu sức gợi vô cùng. Hai câu thơ vừa mang cái nét cổ điện: mượn hình ảnh thơ quen thuộc: trăng lại vừa có cả nét hiện đại tài hoa: điệp từ; đảo ngữ,. Tất cả đa vẽ nên một bức tranh hữu tình, tuyệt đẹp, nồng nàn hơi thở của đất trời vào xuân.

Trong bức tranh thiên nhiên ấy tác giả vẫn không quên chấm vẽ vài nét hình ảnh con người:

” Giữa dòng bàn bạc việc quân”

Để đảm bảo an toàn và bí mật những người lính cách mạng phải bàn việc quân ở nơi sâu thẳm mịt mờ khói sóng và vào thời điểm giữa đêm khuya. Câu thơ vừa là hình ảnh tả thực về những khó khăn gian khổ cách mạng lại vừa cho ta thấy được tinh thần lạc quan cách mạng của Bác, dù công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn hứng thú và dành cho thiên nhiên một tình cảm thiết tha. Bác như hòa cũng thiên nhiên, quên đi những gian nan gập ghềnh để đắm mình trọn vẹn để tận hưởng, cảm nhận. Phải chăng đó còn là biểu hiện cho khí thế cách mạng sục sôi, cho quyết tâm sớm ngày hòa bình của dân tộc.

Để khép lại bài thơ hữu tình của mình, Bác đã dùng hình ảnh chiếc thuyền thay lời bày tỏ:

” Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Khuya là chỉ những điều tăm tối, mịt mù, là hình ảnh ẩn dụ chỉ những chông gai cách mạng. “ngân” gợi ra vẻ đẹp lung linh, lan tỏa. Hình ảnh chiếc thuyền ở đây phải chăng là ám chỉ con thuyền cách mạng. Ý của cả câu thơ muốn nhắn đên: Dù biết bao khó khăn cản đường, nhưng giữa giông tố, con thuyền cách mạng vẫn sáng soi, báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn xa. Lí tưởng cách mạng rồi sẽ đi đến thắng lợi hoàn toàn. Một hình ảnh thơ đầy thi vị nhưng lại thể hiện niềm tin, quyết tâm vô cùng lớn của người chiến sĩ cộng sản.

Với bốn câu thơ thất ngôn tứ tuyệt kết hợp với nghệ thuật đản ngữ, chuyển đổi cảm giác, khéo léo sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu đạt, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên cảnh rằm ngày xuân thật đẹp, thật hữu tình. Bức tranh vừa là biểu tượng cho tình yêu thiên nhiên đắm say vừa thể hiện lí tưởng yêu nước thương dân lớn lao của Hồ Chủ Tịch. Cho dù những năm tháng đã đi qua nhưng những vần thơ bất hủ ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi người con đất Việt thân yêu và trở thành niềm tự hào dân tộc bất tử.

Với 2 bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng chi tiết, đầy đủ thông tin sẽ là gợi ý thiết thực để viết văn.

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Của Bác Hồ

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng

Tác giả Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một nhà cách mạng đại tài thể hiện được cốt cách của một vị chủ tịch nước. Ông sáng tác nhiều tác phẩm để lại cho nền thi ca Việt Nam nhiều tác phẩm hay, mỗi tác phẩm của ông đều gắn liền với tình yêu quê hương đất nước của mình.

Bài thơ “Nguyên Tiêu” hay còn gọi làm “Rằm tháng giêng” là một bài thơ nói về niềm tin vào tương lai của quê hương, niềm tin vào con đường và sự lựa chọn mà tác giả Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho quê hương đất nước.

Bài thơ “Rằm tháng giêng” được tác giả viết năm 1948 khi tác giả vẫn còn đang ở vùng chiến khu Việt Bắc, cùng với các chiến sĩ của mình bàn bạc về những kế hoạch tiếp theo của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Cuộc đấu tranh của dân tộc ta là một cuộc đấu tranh nhiều cam go quyết liệt, chúng ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn thử thách. Nhưng tác giả Hồ Chí Minh vẫn luôn tin tưởng vào tương lai vào một ngày mai toàn thắng.

“Thu dạ nguyên tiêu, nguyệt chính viên, Xuân giang xuân Thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

Trong bài thơ “Rằm tháng giêng” bức tranh của núi rừng Việt Bắc được tác giả Hồ Chí Minh khắc họa vô cùng sinh động, lấp lánh và huyền diệu. Hình ảnh bầu trời trăng sáng vằng vặc soi rõ những cảnh vật xung quanh hiện lên lung linh huyền ảo. Điệp từ xuân được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần khiến cho mọi thứ càng trở nên phơi phới đầy niềm tin yêu. Mùa xuân được tạo hóa ban cho nhiều ân hiệu, nó chính là mùa đẹp nhất trong một năm của chúng ta, trong từng câu từng chữ đều thể hiện một sức sống mãnh liệt của bài thơ.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.”

Hình ảnh vầng trăng chính là một hình ảnh vô cùng mênh mông, bát ngát giữa bầu trời, khung cảnh đêm khuya càng làm cho mọi thứ càng thêm thanh tĩnh và căng tràn sức sống. Chính điệp từ đó được lặp lại tạo nên một sức sống mãnh mẽ cho thiên nhiên và con người trong mùa xuân.

” Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”

Bài thơ “Rằm tháng giêng” của tác giả Hồ Chí Minh với cách việt tươi vui hơn hở đã thể hiện được tình cảm lòng yêu nước yêu thiên nhiên của tác giả. Đồng thời cho ta thấy một tâm hồn thơ đa cảm của tác giả Hồ Chí Minh.

Hướng Dương

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Lớp 7 Cực Hay

Bác Hồ có rất nhiều tác phẩm đặc sắc trong đó phải kể đến bài thơ Rằm tháng giêng, hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi có 2 bài văn mẫu bài nào cũng hay và hữu ích cho các bạn.

Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng

Bài văn cảm nghĩ số 1

Chủ đề ánh trăng luôn được các thi sĩ khai thác sử dụng trong tác phẩm của mình, Bác Hồ cũng nằm trong số đó, bài thơ Rằm tháng giêng hay còn gọi là Nguyên tiêu là một tác phẩm giá trị mang tính lịch sử của nước nhà.

Rằm tháng Giêng bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, khi Bác ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tình hình quân sự khi kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Tan cuộc họp quan trọng cũng là lúc đêm đã khuya, cảm hứng từ thiên nhiên, sông núi bác đã làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán, có tựa đề là Nguyên tiêu. Sau này, tác phẩm được nhà thơ Xuân Thủy đã dịch bài thơ theo thể thơ lục bát mang tên là Rằm tháng Giêng.

Hai câu đầu chính là khung cảnh thiên nhiên núi rừng thật đẹp:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Đêm trăng rằm thật đẹp, ánh trăng chiếu rọi khắp núi rừng, có cảm tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời, vạn vật như tràn đầy sức sống của mùa xuân,điệp từ xuân trong bài đoạn thơ lặp lại nhiều lần với mục đích diễn tả cả trời đất và con người đều vui khi xuân về.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Công việc bàn bạc việc quân tuy vất vả khó khăn là vậy nhưng cảm xúc, cảm hứng trong lòng thi sĩ vẫn đong đầy, buổi họp kéo dài và kết thúc cũng là lúc trăng rằm lên cao tròn vành vạnh. Cảnh sông cảnh nước thơ mộng. Con thuyền chờ Bác đi trong đêm tưởng tưởng như chở đầy ắp ánh trăng. Tâm trạng Bác lúc này cũng vui theo đất trời và dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi Cách mạng. Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông là một hình ảnh lãng mạn thể hiện sự lạc quan, vui vẻ tạo ra hình tượng nghệ thuật rất độc đáo.

Với tâm hồn của người thi sĩ yêu và gắn bó với thiên nhiên, kết hợp với sự cảm nhận tinh tế, ngòi bút tả cảnh mang lại bức tranh thiên nhiên sống động đầy màu sắc. Bác Hồ khắc họa vẻ đẹp hình ảnh mùa xuân đang về đồng thời thể hiện sự lạc quan và phong thái ung dung đỉnh đạt.

” Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya

Bài văn cảm nghĩ số 2

Hồ Chí Minh không chỉ là một vĩ lãnh tụ vĩ đại mà còn là một hồn thơ tài hoa. Bác đã để lại cho kho tàng văn học nước nhà một sự nghiệp đồ sộ. Một trong những tác phẩm đặc sắc đó chính là bài thơ ” Rằm tháng giêng”. Bài thơ được viết trong những năm chiến dịch thu đông máu lửa năm 1948 . Với 4 câu thơ mộc mạc giản dị đã dựng nên bức tranh thiên nhiên và con người hữu tình, tuyệt đẹp.

Mở đầu bài thơ tác giả vẽ ra một không gian bao la, bát ngát:

” Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”

Dịch nghĩa:

” Rằm xuân lồng lộng trăng soi”

Ánh trăng rằm xuân tròn vành đang chiếu tỏa xuống không gian. Từ láy ” lồng lộng” khéo léo được đảo lên đầu câu cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp độc đáo của ánh trăng rằm. Trăng như đang ngự trên nền trời xanh rọi ánh sáng bao la tắm táp cho cảnh vật. ” lồng lộng” không chỉ đặc tô hình ảnh mà còn cho ta cảm nhận được âm thanh vi vu, nhè nhẹ của tiếng gió thổi. Bầu trời như được đẩy lên cao hơn, rộng hơn. Trăng thanh gió mát- Một cảnh tượng thật đẹp và sống động.

Nổi bật trên cái nền xanh thẳm bát ngát ấy là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ:

” Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân’

Non nước trời xuân được nối liền, hòa với nhau dưới ánh trăng soi, điểm tô, nâng đỡ sóng sánh cùng với nhau. Điệp từ ” xuân” được lặp lại 3 lần trong một câu thơ như gợi ra cái khí xuân, tình xuân, sức xuân đang căng tràn, nồng nàn trong lồng ngực thi nhân, trong không gian tạo hóa. Một khung cảnh tươi sáng, rạo rực đắm say như đang mở ra trước mắt. Cảnh vật không tĩnh mà động, nhạc họa đan xen, giàu sức gợi vô cùng. Hai câu thơ vừa mang cái nét cổ điện: mượn hình ảnh thơ quen thuộc: trăng lại vừa có cả nét hiện đại tài hoa: điệp từ; đảo ngữ,. Tất cả đa vẽ nên một bức tranh hữu tình, tuyệt đẹp, nồng nàn hơi thở của đất trời vào xuân.

Trong bức tranh thiên nhiên ấy tác giả vẫn không quên chấm vẽ vài nét hình ảnh con người:

” Giữa dòng bàn bạc việc quân”

Để đảm bảo an toàn và bí mật những người lính cách mạng phải bàn việc quân ở nơi sâu thẳm mịt mờ khói sóng và vào thời điểm giữa đêm khuya. Câu thơ vừa là hình ảnh tả thực về những khó khăn gian khổ cách mạng lại vừa cho ta thấy được tinh thần lạc quan cách mạng của Bác, dù công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn hứng thú và dành cho thiên nhiên một tình cảm thiết tha. Bác như hòa cũng thiên nhiên, quên đi những gian nan gập ghềnh để đắm mình trọn vẹn để tận hưởng, cảm nhận. Phải chăng đó còn là biểu hiện cho khí thế cách mạng sục sôi, cho quyết tâm sớm ngày hòa bình của dân tộc.

Để khép lại bài thơ hữu tình của mình, Bác đã dùng hình ảnh chiếc thuyền thay lời bày tỏ:

” Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Khuya là chỉ những điều tăm tối, mịt mù, là hình ảnh ẩn dụ chỉ những chông gai cách mạng. “ngân” gợi ra vẻ đẹp lung linh, lan tỏa. Hình ảnh chiếc thuyền ở đây phải chăng là ám chỉ con thuyền cách mạng. Ý của cả câu thơ muốn nhắn đên: Dù biết bao khó khăn cản đường, nhưng giữa giông tố , con thuyền cách mạng vẫn sáng soi, báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn xa. Lí tưởng cách mạng rồi sẽ đi đến thắng lợi hoàn toàn. Một hình ảnh thơ đầy thi vị nhưng lại thể hiện niềm tin, quyết tâm vô cùng lớn của người chiến sĩ cộng sản.

Với bốn câu thơ thất ngôn tứ tuyệt kết hợp với nghệ thuật đản ngữ, chuyển đổi cảm giác, khéo léo sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu đạt, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên cảnh rằm ngày xuân thật đẹp, thật hữu tình. Bức tranh vừa là biểu tượng cho tình yêu thiên nhiên đắm say vừa thể hiện lí tưởng yêu nước thương dân lớn lao của Hồ Chủ Tịch. Cho dù những năm tháng đã đi qua nhưng những vần thơ bất hủ ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi người con đất Việt thân yêu và trở thành niềm tự hào dân tộc bất tử.

Với 2 bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng chi tiết, đầy đủ thông tin sẽ là gợi ý thiết thực để viết văn .