Top 12 # Viết Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Soạn Bài: Tức Cảnh Pác Bó

Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó – một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thể thơ này chỉ có một khổ gồm bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu bảy chữ (thất ngôn) rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đã được du nhập và trở thành một trong những thể thơ phổ biến của văn học trung đại Việt Nam.

1. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Có thể kể tên một số bài thơ cùng thể thơ với bài này đã học như: Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya, Rằm tháng riêng, …

2. Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh

Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,…không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy cá nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.

3*. Nguyễn Trãi từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui thú đó. Thế nhưng “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông ( Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng).

Bài thơ diễn tả những hoạt động hằng ngày của Bác thời kì hoạt động ở Pác Bó – Cao Bằng. Qua bài thơ, Bác đã thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tinh thần cách mạng triệt để qua giọng điệu lạc quan xen lẫn nét cười hóm hỉnh. Cho nên, đọc bài thơ bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tránh lên gân, nhấn mạnh từ ngữ một cách không cần thiết. Chú ý đọc đúng nhịp 4/3, riêng câu 2 có thể tách thành nhịp 2/2/3.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Của Hồ Chí Minh

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh để thấy được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan yêu đời cùng với “thú lâm tuyền” khoáng đạt, tươi sáng của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại – Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó còn cho thấy những năm tháng hoạt động bí mật và đầy gian khổ của Người vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Mở bài: Để mang lại nền độc lập, tự do cho đất nước, Bác Hồ đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn, gian khổ trong suốt những năm tháng là người chiến sĩ cộng sản. Thế nhưng, dù phải đối mặt với khó khăn, gian khổ đến nhường nào, ở Bác vẫn toát lên phong thái ung dung, lạc quan và tràn đầy niềm tin, niềm hi vọng về một tương lai mới. Điều này đã được Bác thể hiện trong rất nhiều những bài thơ, một trong số đó là ý thơ “Tức cảnh Pác Bó” :

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

Sơ nét về chủ tịch Hồ Chí Minh cùng tác phẩm

Để phân tích và cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó một cách sâu sắc, người đọc cần nắm rõ đôi nét cơ bản về tác giả cũng như tác phẩm này.

Hồ Chí Minh – sinh năm 1890, mất năm 1969, quê ở Nghệ An, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn. Người chính là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam vì có những đóng góp vô cùng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giành lại nền độc lập, tự do cho nhân dân trước sự xâm lược của giặc ngoại xâm.

Lí tưởng đó của Người được hun đúc ngay từ thuở thiếu thời để đến khi bước vào tuổi đôi mươi. Năm 1911, người thanh niên đầy hoài bão của xứ Nghệ ấy đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Có lẽ, khó có thể hình dung được Bác đã phải đối diện với gian lao, khó khăn như thế nào khi một mình bôn ba ở những đất khách quê người và trong khoảng thời gian đằng đẵng đến ba mươi năm.

Thế nhưng vì muốn học tập những điều tiến bộ, hữu ích để vận dụng vào sự nghiệp cách mạng của nước nhà, Người chấp nhận hết tất cả những gian lao, khó khăn ấy. Ngày trở về vào năm 1941, mái đầu đã không còn xuân xanh nhưng trong Người vẫn nhiệt thành với sự nghiệp dân tộc và từng bước dẫn dắt quân dân Việt Nam chinh phục con đường đến với hòa bình, hạnh phúc. Sự thật, những nỗ lực của cả Bác Hồ và toàn thể dân tộc Việt Nam đã hóa thành trái ngọt với thắng lợi vang dội của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

Thắng lợi đó đã góp phần đưa nước ta đến với độc lập, tự do như cả dân tộc ta vẫn hằng mong mỏi. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức xác lập nền độc lập, tự do của ta. Đây cũng chính là mốc son chói lọi ở trong trang sử hào hùng của đất nước. Tuy nhiên, khi những ám ảnh của chiến tranh chống thực dân, phát xít chưa kịp nguôi ngoai thì dân tộc ta lại phải đối diện với một cuộc chiến khác cam go hơn, khốc liệt hơn – cuộc chiến chống lại đế quốc Mĩ.

Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với cương vị là nhà lãnh đạo cách mạng tài ba mà Người còn là một nhà văn, nhà thơ với nhiều đóng góp cho sự nghiệp thơ văn. Đặc biệt, để thể hiện những nỗi niềm, trăn trở cho sự nghiệp cách mạng mà Người suốt đời theo đuổi.

Trong thời gian ở đây, Người phải đối mặt với những rất nhiều những khó khăn về điều kiện sinh hoạt. Việc phải ăn cháo bẹ đến hàng tháng trời rồi cả căn bệnh sốt rét rừng đầy nguy hiểm… chỉ là số ít trong những gì mà Bác và các anh em bộ đội phải trải qua. Tuy nhiên, trên tất cả những trở ngại ấy chính là một tinh thần thép rất vững vàng và gan góc ở Bác. Thay vì chua xót, gục ngã vì gian nan, Bác Hồ vẫn tìm thấy niềm vui, sự phấn chấn trong khoảng thời gian hoạt động cách mạng này. Khi cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó, ta thấy tâm trạng đó đã được Người thể hiện bằng thơ dưới hình thức của thể thất ngôn tứ tuyệt.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó, ta thấy ngay ở đoạn mở đầu, Bác Hồ cho ta hình dung sơ nét về nơi ở của Người:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”

Câu thơ được ngắt theo nhịp 3/4 đã tạo thành hai vế sóng đôi và gợi sự nhịp nhàng, nề nếp trong lối sống của Bác. Những từ ngữ trong câu thơ lần lượt nói về nơi ẩn náu và chỗ làm việc: “suối” – “hang” , thời gian biểu thường nhật “sáng” – “tối” và cả hoạt động “vào” – “ra” bí mật của con người.

Thế nhưng Bác vẫn thích nghi, làm chủ không gian, thời gian ấy và hòa theo nhịp điệu của suối của rừng thật khéo léo. Đến cuối cùng, ta chỉ thấy toát lên qua câu thơ là một cách tổ chức cuộc sống hòa hợp với điều kiện, môi trường với một tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhàng nơi Bác chứ không hề có một chút nào của sự bó buộc, cưỡng ép.

Đến câu thơ thứ hai, cảm giác phơi phới, thoải mái khi nói về nơi ở vẫn tiếp diễn nhưng pha vào đó còn có cả sự vui đùa khi nhắc đến cái ăn:

“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

“Cháo bẹ” và “rau măng” được nhắc đến ở đây là cháo nấu bằng hạt bẹ (ngô) và rau măng rừng. Đó là những lương thực, thực phẩm mà Bác và các anh chiến sĩ vẫn sử dụng thường ngày. Những từ còn lại của câu thơ “vẫn sẵn sàng” có thể mở ra cho người đọc hai cách hiểu. Có thể hiểu ý câu thơ này theo cách: mặc dù phải rất kham khổ, thức ăn chỉ có cháo bẹ và rau măng nhưng người cách mạng thì luôn giữ tinh thần trong trạng thái “vẫn sẵn sàng” trước mọi tình huống, sự việc.

Tuy nhiên, khi cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó, ta nhận ra cũng có người hiểu ba chữ , lúc nào cũng có để phục vụ cho người chiến sĩ. Hai chiều hướng suy ra ý nghĩa đó dù có khác nhau nhưng đều hướng đến việc thể hiện sự bằng lòng với điều kiện hiện thực, và còn chất chứa “vẫn sẵn sàng” ở đây ý nói đến việc thức ăn như bẹ , như măng thì lúc nào cũng “sẵn sàng” trong đó cả sự hóm hỉnh, hài hước.

Những món dân dã của núi rừng, trong điều kiện thiếu thốn cũng trở thành thực phẩm nuôi sống Bác và những anh bộ đội. Trong câu thơ của Bác, cái khổ như hiện diện lên trong bốn chữ đầu nhưng có một điều chắc chắn rằng, Bác không nhằm than khổ, kể khổ. Bác kể như thế là đúng sự thật và sự thật dù là khổ sở như thế nào thì Bác vẫn đón nhận nó với tinh thần nhẹ nhàng, thư thái.

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày … Non xanh nước biếc tha hồ dạo Rượu ngọt chè tươi mặc sức say…”

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Câu thơ nói về công việc trọng đại mà Bác đang thực hiện. Đó là công việc “dịch sử Đảng” – công việc dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm tài liệu bồi dưỡng, huấn luyện cho cán bộ của ta. Công việc diễn ra hằng ngày bên phiến đá, phiến đá mà Bác gọi là “bàn” ấy được miêu tả qua từ “chông chênh” , đây là từ láy có nhiều sức gợi. Trước hết, nó gợi ra điều kiện làm việc cũng không kém phần khó khăn như điều kiện sinh hoạt của Người.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó để thấy ý thơ kết lại bằng câu cuối rất nhẹ nhàng và tươi mát:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

“Sang” vì một lí do duy nhất, đó là được làm việc trên mảnh đất quê hương để phục vụ cho cách mạng và đó là cuộc đời cách mạng đầy ý nghĩa khi mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Hơn nữa, trong gian khó, Bác còn tìm thấy trong đó những ý nghĩa, niềm vui thì “cháo bẹ” , “rau măng” hay “bàn đá chông chênh” kia giờ đây lại trở thành những người bạn đồng hành, không phải là hiện thân của gian khổ nữa mà đã trở nên thật sang trọng.

Ý nghĩa tác phẩm khi cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Về nghệ thuật, tác phẩm đã thể hiện được phong cách tiêu biểu của Hồ Chí Minh trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt – một hình thức khá ngắn gọn, cô đúc. Bên cạnh đó, từ ngữ cô đúc, giàu sức gợi; giọng thơ vui tươi, thoải mái cũng đã góp phần tạo nên sự thành công khi chuyển tải tinh thần bài thơ

Kết bài: Tóm lại, với “Tức cảnh Pác Bó” , Hồ Chí Minh đã cho thấy sự gắn liền giữa “thú lâm tuyền” với sự nghiệp cách mạng, làm cho chất hiện thực và trữ tình hòa hợp, gắn bó. Vì thế ở Hồ Chí Minh, ta không chỉ thấy cốt cách, vẻ đẹp của người chiến sĩ mà còn thấy tinh thần, phong thái của một thi sĩ.

Dàn ý cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Khái quát về tác giả Hồ Chí Minh cùng tác phẩm Tức cảnh Pác Bó.

Tóm tắt giá trị của bài thơ: “Tức cảnh Pác Bó” đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự hòa hợp với thiên nhiên cũng như tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác dù trong hoàn cảnh thiếu thốn hay khó khăn.

Cuộc sống Cách mạng vô cùng thiếu thốn và gian khổ.

Tình yêu thiên nhiên cùng với phong thái lạc quan và ung dung của Bác.

Cái sang trong cuộc sống của người Cách mạng, thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên.

Tóm tắt lại giá trị nội dung cùng nghệ thuật của bài thơ.

Mở rộng vấn đề qua việc liên hệ đến một số tác phẩm khác của Người.

Nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần lạc quan cùng với phong thái ung dung tự tại trong phong cách của Hồ Chí Minh.

Như vậy, cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy phong thái ung dung, lạc quan và tự tại của Hồ Chí Minh dù trong cuộc sống thiếu thốn gian khổ nơi núi rừng Việt Bắc. Đây là một bài thơ tứ tuyệt rất hàm súc và cô động với ý nghĩa sâu xa pha chút giọng vui đùa trong tinh thần lạc quan của Người. Chính tinh thần ấy đã giúp Người vượt qua mọi gian khổ để lãnh đạo Cách mạng nước nhà thắng lợi vẻ vang. Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã khiến mỗi chúng ta thấy yêu mến và kính trọng nhiều hơn vị cha già vĩ đại của dân tộc…

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)

Tức cảnh Pác Pó miêu tả về cuộc sống sinh hoạt của Bác ở hang Pác Pó dù thiếu thốn, khó khăn nhưng trong Bác luôn tràn ngập tinh thần vui tươi, sự lạc quan, luôn say mê làm việc để cứu dân, cứu nước.

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Tháng 2 năm 1941.

I. Tìm hiểu chung về bài thơ Tức cảnh Pác Pó

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Tức cảnh Pác Pó được sáng tác vào tháng 2 năm 1941. Vào thời gian này bác quay trở về và ở tại hang Pác Pó thuộc tỉnh Cao Bằng để chỉ huy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2. Bố cục bài thơ

Bài thơ Tức cảnh Pác Pó được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ được chia thành 2 phần:

Phần 1:Gồm 3 câu thơ đầu: Miêu tả cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Pó

Phần 2: gồm câu cuối: cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng

3. Cảm nhận về bài thơ tức cảnh Pác Pó

Tức cảnh Pác Pó là một bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Với lời thơ giản dị, mộc mạc như chính cuộc sống của Người đó là sự miêu tả bức tranh về thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của người ở hang Pác Pó và cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng.

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang.”

Câu thơ là sự miêu tả nhịp sống của Bác là một vòng tuần hoàn”sáng ra” “tối vào” một cuộc sống sinh hoạt nhịp nhàng, điều độ đây chính là cuộc sống nề nếp Bác tự tạo ra cho mình. Cuộc sống của Bác chẳng cần giàu sang đó chỉ là sống ở “hang” và uống nước suối mà thôi. Cuộc sống giao hào với thiên nhiên tràn ngập niềm vui của Bác.

Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Dù cuộc sống ở núi rừng Pác Pó vô cùng thiếu thốn, chỉ đơn giản là ăn cháu bẹ, rau măng ở rừng nhưng bác vẫn thích nghi một cách tự nhiên, không hề than vãn hay cảm thấy thiếu thốn. Dù mỗi ngày ăn những món ăn đạm bạc, nhưng ngược lại Bác cảm thấy rất vui.

Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Câu thơ thứ 3 của bìa thơ là sự xuất hiện hình tượng trung tâm của bài thơ. Giữa núi rừng cuộc sống thật gian khổ, vất vả nhưng Bác vẫn lấy làm vui, Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Với việc sử dụng từ láy “chông chênh” của chiếc bàn đá làm việc cho ta thấy sự nghèo nàn về vật chất. Nhưng với cái bàn đá ấy vẫn xuất hiện một con người đang làm việc hăng say, đang dịch sử Đảng tìm ra chiến lược cách mạng để đưa quân và dân ta đánh thắng giặc Pháp.

Câu thơ được viết với giọng điệu nhẹ nhàng,xen lẫn chút tự hào, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác khi được sống và làm việc giữa thiên nhiên.

Câu thơ kết:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu thơ cuối thể hiện sự tự hào của một cuộc đời cách mạng vô cùng sang trọng và cao quý. Chữ “sang” ở cuối câu thơ không phải là sang về giá trị vật chất, mà sang ở đây chính là cao sang về tinh thần, về cuộc sống ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác – người chiến sĩ cách mạng chân chính cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình.

Giá Trị Nội Dung Nghệ Thuật &Amp; Cảm Nhận Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó

Ba câu thơ đầu trong bài thơ tứ tuyệt có cách ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi, giúp giọng thơ trở nên hài hòa, tự nhiên.

Trong câu thơ thứ 3 “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” đang nói về công việc của Bác, thời gian này Bác đang phải tìm đường lối, hướng đi cho cách mạng dân tộc vốn đang rất nguy cấp. Với lối nói giản dị nhưng đã thể hiện được công việc của Bác và sự vất vả của công việc đang trải qua.

Câu thơ thứ 3 trong bài thơ chính là trung tâm của bài thơ tứ tuyệt, ở đó người chiến sỹ hoạt động cách mạng trở nên vĩ đại, lớn lao.

Câu thơ cuối trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó thể hiện sự lạc quan, vui vẻ, dù gian khổ nhưng tràn đầy sức sống cách mạng. Từ “sang” trong bài pha một chút vui vẻ trong giọng thơ đã nói lên sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn, sự tự hào của những người đang làm cách mạng.

Giá trị nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó

– Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

– Ngôn từ sử dụng giản dị, trật tự từ ngữ tự nhiên.

Như vậy, chúng tôi vừa hướng dẫn một số gợi ý tham khảo giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tức Cảnh Pắc Bó, chúc các em học sinh học tốt.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Sau quãng thời gian dài đằng đẵng Bác bôn ba nước ngoài tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc tháng 2 – 1941 Bác trở về quê hương, sinh sống làm việc tại hang Pác Bó. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn Bác vẫn vui vẻ, lạc quan xem mọi gian khổ đều trở thành sang trọng. Đó cũng là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Những câu thơ đầu tiên của bài thơ cho thấy hoàn cảnh sống rất khó khăn:

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Câu thơ có cách ngắt nhịp 4/3 rõ ràng, dễ hiểu, mô tả khái quá nếp sống của Bác. Ban ngày Bác làm việc tối mới trở về hang để nghỉ ngơi. Bác là con người yêu thiên nhiên nên rất thích thú khi làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên, tối về hang nghỉ ngơi sau khi làm việc. Cuộc sống con người như giao hòa cùng thiên nhiên.

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Câu thơ tiếp theo nói về đời sống vật chất trong hoàn cảnh đó, cuộc sống núi rừng đạm bạc với thức ăn sẵn có từ thiên nhiên nhưng toát lên khí thế của người chiến sĩ cách mạng sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách để làm việc lớn.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Trong điều kiện đó Bác làm việc rất khó khăn, không có bàn, người chiến sĩ cách mạng dùng dạ làm bàn, lại là bàn đá chông chếnh. “Chông chênh” cho thấy điều kiện làm việc khó khăn cần người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng nỗ lực. Ba tiếng cuối cùng sử dụng toàn thanh trắc thể hiện sự vất vả, khó khăn nhưng toát lên tinh thần vượt khó. Bác đã thể hiện làm cách mạng cần thiết phải vượt qua khó khăn, gian khổ để đi đến thành công.

Cuối bài thơ là câu nói thể hiện sự lạc quan, vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu cuối chốt lại bài thơ làm cho người đọc cảm thấy thú vị. Việc ăn, việc ở khộng phải là sang, chỉ có việc làm dịch sử Đảng là sáng nhất giúp đấu tranh giải phóng dân tộc, mang lại tự do, hạnh phục cho nhân dân. Câu thơ toát lên khẩu khí của người chiến sĩ cách mạng coi thường vật chất, quyết định theo cách mạng để làm nghiệp lớn.

Tức cảnh Pác Bó là bài thơ Đường viết theo lối hóm hỉnh, qua đó ta thấy thú lâm tuyền của Bác cùng với tinh thần lạc quan, cố gắng vượt qua khó khăn vì sự nghiệp cách mạng thắng lợi.

Chúng tôi vừa nêu nội dung nghệ thuật và cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của tác giả Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu rõ bài thơ này.