Top 10 # Viết Cảm Nhận Về Bài Thơ Ngắm Trăng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Cảm Nhận Bài Thơ Ngắm Trăng

Những trung tâm gia sư uy tín ở tphcm nhận ra Trăng từ lâu đã trở thành người bạn tri âm với nhà thơ. Trăng mang nỗi niềm nhớ cố hương vào thơ của Lí Bạch. Trăng mang niềm thương cảm Nho sĩ nghèo trong thơ Đỗ Phủ. Và trăng trong thơ Hồ Chí Minh là sự hòa quyện giữa chất thép và chất thơ. Ánh trăng muôn đời chỉ có một thế nhưng đi vào thế giới thi ca lại hiện lên muôn nghìn hình thái. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện ánh trăng tri kỉ, ánh trăng bầu bạn cùng con người trong những ngày gian lao làm cách mạng.

Ngắm trăng trích trong tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ bị giam vào nhà ngục Tĩnh Tây do bị chính quyền Trung Quốc nghi là gián điệp. Cuộc sống trong tù thiếu thốn, khốn khổ. Cách mạng Việt Nam lại vào thời kì sục sôi nhất, căng thẳng nhất. Trong lòng Bác hẳn nhiều bộn bề, lo toan. Trong hoàn cảnh ấy, nơi ngục tù tối tăm lại ánh lên một vầng trăng dịu nhẹ. Ấy là vầng trăng suy tư, vầng trăng của tâm hồn người chiến sĩ hòa quyện cùng tâm hồn thi nhân.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà”

(Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Trung tâm gia sư tphcm thấy hoàn cảnh là giam cầm, trói buộc, kìm hãm con người. Nhưng sức sống vẫn vô hạn, vẫn rạo rực, dồi dào chỉ trực biến thành hành động. Con người có bản lĩnh không bao giờ đầu hàng trước số phận. Bút pháp đường thi nói “không” để chỉ “có” là cách thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. “Không rượu”, “không hoa” – không có cảnh đẹp, chất liệu để làm thơ – nhưng một bài thơ về trăng vẫn ra đời. Bởi tiếng thơ đâu phải chỉ từ ngoại cảnh, mà xuất phát từ trong tâm hồn con người. Cái ung dung của người tù thể hiện trong việc ngắm trăng trong cảnh tù. Thường để làm thơ, thi nhân xưa phải chuẩn bị hoa, rượu, bạn hữu. Không khí ấy phàm tục đến khô khốc, chẳng chút thuận lợi nào chứ nói gì đến thanh tao.

Gia sư tphcm thấy bài thơ bắt đầu bằng nhiều cái “không”. Trong cái không ấy ngụ ý cái “có” – tấm lòng con người rung cảm trước thiên nhiên. Câu thơ thứ hai một tiếng thốt ngỡ ngàng như phát hiện ra một cảnh tuyệt sắc. Không có rượu và hoa thì ánh trăng cũng không hề tiêu bớt đi vẻ đẹp. Ngược lại nó càng khiến ánh trăng thêm sáng tỏ, chiếu soi vào tận nơi của nhà thơ. Câu thơ ấm ủ sự tình tứ, rạo rực, muốn yêu thương, chan hòa, thưởng thức ánh trăng. Xưa kia thi nhân đối diện với ánh trăng như gặp người tri kỉ: “Cửu bôi yêu minh nguyệt/ Đối ảnh thành tam nhân.” (Lí Bạch). Nhân vật trữ tình trong Ngắm trăng lại chỉ lặng lẽ; ánh trăng cũng lặng lẽ.

Cảnh thưởng trăng thu lại trong một hành động không hơi không tiếng, người thưởng trăng qua khung cửa sổ và trăng từ khe cửa nhìn nhà thơ:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tong song kích khan thi gia.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm cửa sổ ngắm nhà thơ.)

Gia sư luyện thi đại học tphcm nhận thấy nếu phân tích theo nguyên tác của bài thơ, “hướng” và “tòng” vẫn thể hiện sự im lặng. Còn “khán” là cử động của đôi mắt, không dùng một cử chỉ cơ thể nào khác. Cái nhìn ấy chứa đựng sự giao cảm với cái đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của tâm hồn lắng đọng bao nhiêu âu lo để trở nên thuần khiết, trong sáng, hướng hoàn toàn vào nghệ thuật. Chính vì thế, người tù đã trở thành thi nhân. Lao ngục đã không còn hiện diện, mở đầu bài thơ là “ngục” nhưng kết thúc bài thơ lại là hình ảnh một con người tự do, bình thản thưởng thức ánh trăng. Những thứ xấu xa, dơ bẩn đã bị gạt bỏ hết thảy, chỉ còn lại là trái tim biết rung cảm với thiên nhiên.

Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm thấy câu thơ sóng đôi hai hình ảnh “song nhân” và “nguyệt”, “song tiền” với “song kích”, “minh nguyệt” và “thi gia” cùng hòa tan trong một cái nhìn. Câu thơ đăng đối nhịp nhàng cả về thanh điệu lẫn hình ảnh. Trăng xứng với người, người thấu hiểu trăng. Tâm hồn người nhờ trăng mà càng sáng, trăng nhờ người mới trở thành thơ và bất tử với thời gian. Và bên nhau, trăng sáng đượm chất thơ và tâm hồn người cũng ngập tràn ánh trăng. Hai mà một, hòa quyện cùng nhau trong cái nhìn lặng lẽ.

Xưa nay, nói về trăng có biết bao nhiêu lời thơ đẹp. Ánh trăng của Bác Hồ lại chứa đựng vẻ đẹp ung dung, bản lĩnh bất khuất. Dù trong hoàn cảnh gong xiềng, ngục tù, người vẫn dành tấm lòng để thưởng thức và trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên. Nếu trăng tượng trưng cho những gì tốt đẹp, mơ ước lãng mạn thì ngục tù là bao khổ đau, trói buộc. Trong tù mà ngắm được trăng, đang trong cơn bĩ cực mà vẫn thấy được ánh sáng của niềm tin. Đó là phong thái của người chiến sĩ hòa quyện cùng tâm hồn của thi nhân tạo nên một chất thép lãng mạn, một nhân sinh quan tích cực trong thơ Bác.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ ngắm trăng

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng ngắn nhất

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng ngắn gọn

cảm nhận bài thơ ngắm trăng ngắn

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng của bác

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng hay nhất

cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của bác qua bài thơ ngắm trăng

Các bài viết khác…

Cảm Nhận Về Bài Thơ Ngắm Trăng Của Hồ Chí Minh

Bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng

Bài thơ Ngắm trăng nằm trong tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị tù đầy, giam lỏng và cuộc sống khó khăn. Bài thơ đã ghi lại cảnh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt, tác giả bị giam trong nhà tù, tận hưởng cuộc sống thiên nhiên qua ô cửa nhà tù.

Mở đầu bài thơ là những câu thơ miêu tả chân thực cuộc sống trong tù nghịch cảnh, “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, vất vả trong tù con người không có thú vui nào ngoài thiên nhiên. Hình ảnh trăng, đẹp và lãng mạn. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối trước đêm trăng xuất hiện ngay cửa nhà tù.

Thông thường người ta ngắm trăng để thư giãn, thư thái thế nhưng Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm ở trong tù. Với đêm trăng đẹp như vậy Bác không thể “hững hỡ” mà vẫn muốn thưởng thức trăng một cách trọn vẹn, trong hoàn cảnh đó người tù vẫn ung dung, thả hồn mình cùng với thiên nhiên tươi đẹp.

Trong hai câu thơ tiếp theo chúng ta thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa chất hiện thực và sự lãng mạn.

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Hình ảnh tác giả Hồ Chí Minh hiện lên nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận về nghịch cảnh trong nhà tù như gông cùm, đói rét,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi hiện thực để thưởng nguyệt, Bác Hồ vẫn giữ được cho mình phong thái ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ còn giúp người đọc hiểu hơn về Bác một con người giao hòa và yêu thiên nhiên tha thiết.

Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang. Bài thơ Ngắm trăng cũng cho chúng ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn Bác yêu thiên nhiên và khát khao tự do.

” Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài Ngắm trăng

Cảm Nhận Bài Thơ Ngắm Trăng Của Hồ Chí Minh Hay Nhất

Mở bài: Từ xưa đến nay, trăng vốn là người bạn thơ của thi sĩ và cũng là đề tài muôn thủa trong thi ca nhạc hoa. Bước vào trang thơ của mỗi thi nhân, trăng sẽ hiện diện ở những góc độ và đường nét khác nhau. Với “Ngắm trăng”, Hồ Chí Minh không chỉ cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của trăng mà qua đó còn bộc lộ những nỗi niềm của chính mình trong hoàn cảnh đặc biệt chốn lao tù. Cùng cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng để thấy rõ điều đó qua bài viết sau.

Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm Ngắm trăng

Trong quá trình phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, người đọc cần nắm được những nét chính về tác giả cũng như tác phẩm.

Hồ Chí Minh (sinh năm 1890 – mất năm 1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Người quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhắc đến Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam không khỏi xúc động vì vị lãnh tụ vĩ đại ấy đã giành cả tuổi xuân ba mươi năm từ 1911 – 1941 để bôn ba khắp các châu lục, học tập những điều tốt đẹp để phụng sự cho đất nước khi trở về, mà lúc này Người đã ở độ tuổi trung niên.

Những biết quá trình kiếm tìm và mang lại hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam là một con đường rất chông gai và thử thách nhưng cuối cùng bằng bản lĩnh và tài năng, Hồ Chí Minh đã chinh phục được con đường ấy. Chính sự kiện ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” – chính thức xác lập nền độc lập, tự do của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu một dấu son chói lọi trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và trong lịch sử Việt Nam.

Khi giai đoạn trường kì chống Pháp kết thúc, tưởng rằng gian khó đã lui lại để nhường chỗ cho một cuộc sống hòa bình đầy tươi đẹp, vậy mà khi phát xít Nhật và đế quốc Mĩ lê gót giày xâm lược đến Việt Nam, nhân dân ta lại phải gồng mình chiến đấu với chúng để bảo vệ đất nước. Vết thương cũ mà chiến tranh gây ra chưa kịp liền sẹo thì lại phải chịu bỏng rát của một cuộc chiến mới, cam go hơn, khốc liệt hơn.

Tuy nhiên nhân dân ta vẫn không hề nhụt chí chùn bước, có lẽ bởi vì có sự đồng hành của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác là người đã tiếp tục trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu chống giặc với lòng nhiệt thành và tình yêu nước. Tấm lòng cao cả mà Người dành cho dân, cho nước ấy luôn chân tình cho đến tận ngày Người ra đi vào năm 1969.

Không chỉ là một nhà cách mạng, nhà chính trị lỗi lạc mà Hồ Chí Minh còn là một nhà văn, nhà thơ rất mực tài hoa. Cả cuộc đời gắn bó mật thiết với hoạt động cách mạng đã giúp Người sáng tác rất nhiều những tác phẩm với thể loại phong phú.

Có thể kể đến một số tác phẩm chính luận nổi bật của Người như: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925), “Tuyên ngôn Độc lập” (năm 1945), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (năm 1946), “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (năm 1966) …, Người còn viết truyện kí: “Vi hành” (1923), “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” (1925), “Nhật kí chìm tàu” (1931) … Về thơ ca, tập thơ “Ngục trung nhật kí” ( “Nhật kí trong tù” ) với hàng trăm bài thơ chữ Hán đặc sắc được xem là tác phẩm đặc sắc kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca của Hồ Chí Minh.

Theo kế hoạch, Bác Hồ phải đi một quãng đường dài đến Trung Quốc mà điểm xuất phát là Pác Bó (Cao Bằng). Thật không may, khi đến thị trấn Túc Vinh, Người bị bắt và bắt đầu chuỗi ngày bị giam giữ đầy khổ cực ròng rã suốt hơn một năm trời. Khi bắt giữ, chính quyền địa phương còn hết lần này đến lần khác chuyển Người khắp 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây.

Chính trong khoảng thời gian đó, “Nhật kí trong tù” ra đời, phần lớn là thơ tứ tuyệt và “Ngắm trăng” cũng nằm trong số những tác phẩm đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Bài thơ nằm ở vị trí thứ 21 đã thể hiện rất chân thực tình yêu thiên nhiên say mê và tinh thần sắt thép ở Bác Hồ trong hoàn cảnh ngục tù gian khổ.

Cảm nhận bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

Với “Ngắm trăng” , Hồ Chí Minh đã tái hiện trước mắt người đọc hình ảnh về một người tù dù phải sống trong hoàn cảnh ngang trái nhưng vẫn tha thiết rung cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên và chính sự rung cảm đó đã giúp cho Người có một cuộc vượt ngục về tinh thần hoàn hảo.

Khi cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy ngay ở mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh viết:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”

Dịch nghĩa:

“Trong tù không rượu cũng không hoa”

Trước nay, đối với một người thi sĩ có tâm hồn thưởng nguyệt, rượu và hoa thường làm cho họ có thêm sự hưng phấn để hồn thơ thêm dào dạt, thiết tha. Ấy vậy mà cũng trong thời điểm thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, có một người lại ở vào hoàn cảnh lao tù.

Mà trong tù, tìm đâu ra hoa và rượu để ngắm, để say. Có chăng chỉ là những gông cùm, xiềng xích, tra tấn, dọa nạt, đói khát hay bệnh tật mà thôi. Mà những thứ được liệt kê như trên dễ dầu gì lại không khiến con người trở nên chán nản, bi lụy. Ngẫm lại để mà thấy một người đang sống đời tự do, mỗi bước đi đều hừng hực một nỗi khát khao giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình bỗng chốc lại chịu cảnh lao ngục. Ngẫm lại để mà thấy hằng ngày, đối diện với họ chỉ là một khoảng không mịt mù, tối tăm, những song sắt lạnh lùng, chiếc gông xiềng nặng trĩu và bốn bức tường vô tri.

Chắc hẳn trong hoàn cảnh đó, con người dù có mạnh mẽ đến đâu, gai góc đến đâu cũng khó lòng vượt qua dễ dàng. Ấy vậy khi cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, người đọc cũng thấy Bác vẫn từng ngày, từng giờ phải đương đầu với sự giam cầm như thế, vẫn phải chịu đựng sự tàn nhẫn, dã man của cách tra tấn, đày đọa về tinh thần mà bọn cầm quyền áp dụng. Sống trong điều kiện như vậy, có lẽ nếu không tự tìm cho mình một động lực để tồn tại, ắt hẳn rất khó khăn để có thể vượt qua.

Câu thơ thứ hai tựa hồ như một nét vẽ mà sau đường đưa bút của Hồ Chí Minh, cảnh thiên nhiên hiện hữu khá rõ ràng:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

Dịch nghĩa:

“Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”

Nếu như câu thơ đầu tiên làm người đọc chạnh lòng vì hoàn cảnh ngang trái mà Bác Hồ phải đối diện. Tưởng như đến câu thơ tiếp theo, tác giả sẽ nói đến cảm xúc xót xa của mình khi sống trong điều kiện đó. Thế mà thật lạ lùng, Bác lại hướng tầm mắt người đọc ra phía không gian bao la, rộng lớn của đất trời và không hết lời ca tụng cảnh đẹp ( “lương tiêu” ).

Khi cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy cảnh vật tươi đẹp, thu hút đến nỗi khiến người thưởng cảnh cũng bối rối, khó xử vì không “biết làm thế nào?” ( “nại nhược hà” ) khi đối diện. Giờ phút này đây, bao nhiêu những khổ đau, vất vả, cực nhọc, xót thương của cảnh tù đày dường như vắng bóng, phải chăng mối bận tâm duy nhất của Bác lúc này là dành hết cho thiên nhiên vạn vật.

Cảnh ấy khiến Người cảm thấy bồn chồn, náo nức bởi vì một tâm hồn nghệ sĩ như Hồ Chí Minh, sao thể không rung động trước một khung cảnh mà Người dành hết lời ca ngợi như vậy. Có ý kiến cho rằng, trong bản dịch thơ của Nam Trân, khi sử dụng “khó hững hờ” để thể hiện ý nghĩa “biết làm thế nào?” thì chưa làm bộc lộ hết những bồn chồn, náo nức trong tâm trạng người thi sĩ vì bản thân từ “hững hờ” mang ý nghĩa thờ ơ, lạnh nhạt, không chú ý đến điều gì đó.

Trong thơ Bác, có lẽ hơn cả sự để ý, quan tâm, trước cảnh đẹp có lẽ Bác cũng không giấu được sự đón đợi, phấn chấn. Nhưng xét thấy, để tìm được từ ngữ nào khác thể hiện trọn vẹn ý nghĩa câu thơ thì đó không phải là điều đơn giản. Thế nên thiết nghĩ cũng không nên khắt khe với tác giả bản dịch thơ.

Nhìn lại cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, có thế thấy, hai câu thơ đầu của bài thơ đã làm nổi bật một tâm hồn nghệ sĩ phải ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt chốn lao tù tưởng như không phù hợp. Tuy nhiên, Người đã mặc kệ hoàn cảnh, bỏ qua sự hiện diện của vật chất là rượu và hoa để vẫn có thể thưởng cảnh ung dung, tự tại. Nhưng trước khoảnh khắc diệu kì của cảnh đẹp, Người vẫn không khỏi xốn xang.

Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy ở câu thơ thứ hai, người chiến sĩ – thi sĩ ấy đã vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên đầy ấn tượng. Đến hai câu thơ cuối, trong cái nền của khung cảnh thiên nhiên, tác giả đã tập tập trung sự chú ý của người đọc vào mối quan hệ giữa thi sĩ và vầng trăng trên cao theo đúng tinh thần “ngắm trăng” của bài thơ:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Dịch nghĩa:

“Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng, Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.”

Trong hai câu thơ đều có sự xuất hiện của các hình ảnh: “nhân” , “nguyệt” , “song” (song cửa), vị trí của “song” cửa nhà tù luôn đứng chắn giữa câu thơ, còn người và “nguyệt” thì có sự hoán đổi. Chính sự linh hoạt hoán đổi vị trí này đã tạo nên tầng nghĩa giàu giá trị của bài thơ.

Ở câu thơ thứ ba, khi hướng tầm mắt ra phía “song tiền” để “khán minh nguyệt” cũng là lúc nhà thơ để cho tâm hồn mình thoát khỏi sự cầm tù để giao hòa cùng vầng trăng sáng ở không gian bầu trời bao la. Ở đây đã có một cuộc vượt ngục diễn ra, đó không phải là cuộc vượt ngục thông thường mà là vượt ngục về tinh thần.

Cảm nhận về bài thơ ngắm trăng, người đọc cũng nhận thấy không màng đến sự trớ trêu của hoàn cảnh, Bác Hồ đã neo tâm hồn mình vào vẻ đẹp của trăng trời. Đáp lại tình cảm của Người, vầng trăng cũng vượt qua rào cản của song sắt để tìm gặp mà “khán thi gia” như thể hiện sự đồng cảm, khích lệ. Sự tương giao, hòa hợp giữa trăng và người lúc này dường như đã đạp đổ cánh cửa vô tình, lạnh lùng của nhà tù.

Giờ đây, trong cuộc gặp kì ngộ giữa nhà thơ và vầng trăng, rào sắt nhà tù bỗng trở nên vô nghĩa và bất lực. Nhà tù có thể giam cầm, bắt giữ người cộng sản nhưng không thể nào biến Hồ Chí Minh thành tù nhân. Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy trong hoàn cảnh “ngục trung” không hề có bóng dáng của tù nhân mà chỉ có “thi gia” – người bạn tri kỉ của trăng, và trong bài thơ, “thi gia” cũng là đối tượng chiêm ngưỡng của trăng.

Đến đây có thể thấy, song sắt cầm tù có thể ngăn cách hai không gian đối lập: một bên là nhà tù tối tăm, là hiện thực tàn bạo, còn một bên là vầng trăng thơ mộng, biểu trưng của cái đẹp và sự tự do. Tuy nhiên, nó không thể nào ngăn nhà thơ hướng đến ánh sáng và sự tự do.

Hai câu thơ đã cho thấy cấu trúc đăng đối độc đáo khi xây dựng mối quan hệ: “nhân” – “song” – “nguyệt” (câu 3) và “nguyệt” – “song” – “thi gia” (câu 4), góp phần diễn tả được mối quan hệ gắn bó tri kỉ giữa trăng và người, giữa thiên nhiên và thi nhân: cả hai cùng hướng về nhau để chia sẻ cùng nhau.

Nhận xét khi cảm nhận bài thơ Ngắm trăng

Khi cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy về nội dung, bài thơ đã thể hiện một tình yêu thiên nhiên say mê và một tinh thần ung dung, nghệ sĩ ở Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù gian khổ và từ đó ta có thể thấy tự hào, ngưỡng mộ hơn ở vị lãnh tụ vĩ đại của ta về khí phách, bản lĩnh và sự lãng mạn, tài hoa.

Về nghệ thuật, tác phẩm đã thể hiện được phong cách tiêu biểu của Hồ Chí Minh trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, các hình ảnh mang màu sắc cổ điển và hiện đại ( “nguyệt” , “rượu” , “hoa” ). Đặc biệt, khi tác giả vận dụng nghệ thuật đối lập của thơ Đường ở hai câu cuối của bài thơ thì đã cho người đọc thấy cách diễn tả mới mẻ và thú vị về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và hình ảnh thiên nhiên.

Kết bài: Tóm lại, với “Ngắm trăng” , nhà thơ đã để lại cho văn học dân tộc một thi phẩm tuyệt diệu về sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, sự kết hợp giữa chất thép và chất tình ở người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ chính là khúc nhạc lòng của người thi sĩ, là niềm tin hướng về ánh sáng trong chốn ngục tù. Vì vậy, cả bài thơ không chỉ được soi sáng bởi vẻ đẹp của ánh trăng mà còn được soi sáng bởi vẻ đẹp của tâm hồn thi nhân…

Dàn ý cảm nhận bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

Giới thiệu đôi nét về Hồ Chí Minh không chỉ là người chí sĩ mà còn là một người nghệ sĩ – thi sĩ.

Sơ qua về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: Bài thơ Ngắm trăng đã thể hiện rất rõ tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù.

Hoàn cảnh ngang trái của người chí sĩ chốn ngục tù.

Thiên nhiên xuất hiện trong cảm nhận của người chiến sĩ – thi sĩ.

Cuộc vượt ngục về tinh thần của người chiến sĩ – thi sĩ.

Tóm tắt lại giá trị nội dung và nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm.

Thi phẩm Ngắm trăng đã cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về cốt cách thanh cao của người chiến sĩ cách mạng đồng thời có tâm hồn thi sĩ.

Như vậy, khi cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy đây là một trong những bài thơ tứ tuyệt hay và đặc sắc nhất của Bác trong tập Nhật kí trong tù. Ngắm trăng với lối ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa, cùng với nghệ thuật đối tài tình đã cho thấy tình yêu thiên nhiên của Người, đồng thời cũng cho thấy tấm lòng yêu tự do với một phong thái dung dung và tự tại trong hoàn cảnh tù ngục.

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Ngắm Trăng Của Hồ Chí Minh

Cảm nghĩ về bài thơ “Ngắm Trăng” của Hồ Chí Minh

Mở bài:

Sinh thời, Hồ Chí Minh không có chủ ý theo đuổi con đường thi ca. Người xem thi ca là bầu bạn, là một nét đẹp trong lối sống. Thế nhưng, trong cuộc đời, Người đã để lại nhiều bài thơ xuất sắc. Trong đó, phải kể đến tập Nhật kí trong tù, được Bác viết khi bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bài thơ Ngắm trăng trích trong tập thơ ấy là mọt bài thơ tiêu biểu cho tình yêu thiên nhiên và ý chí của người tù cách mạnh Hồ Chí Minh.

Thân bài:

Bài thơ Ngắm trăng là bức chân dung tự họa của Bác, một vị tù vĩ đại có tâm hồn cao đẹp, ý chí, nghị lực phi thường và tài năng nghệ thuật xuất sắc. Vượt lên trên nghịch cảnh tù đày, Người dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn:

“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

Mở đầu bài thơ, Bác khắc họa hoàn cảnh khắc nghiệt của mình: “trong tù”, “không rượu”, “không hoa”. Chỉ bằng một câu thơ mà đã làm hiện lên hoàn cảnh ngục tù thiếu thốn, cô đơn đáng sợ. Thế nhưng, thật kì lạ, người đọc không hề cảm thấy vách đá và sự giam hãm của ngục tù mà chỉ thấy tư thế của người tù uy nghiêm, đĩnh đạc, hướng tâm hồn lên cao với thiên nhiên. Ba từ “khó hững hờ” nói lên tâm hồn nhạy cảm và tình yêu mến thiết tha đối với cảnh vật. Chính vầng trang sáng trên bầu trời cao đã khiến người tù “khó hững hờ” mà quên đi hoàn cảnh của mình:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trang nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Trăng là cái đẹp của vũ trụ. Con người vốn yêu cái đẹp. Thế nhưng, theo lẽ thường, con người chỉ cần cái đẹp khi những nhu cầu khác đã được đáp ứng. Người xưa ngắm trăng, thưởng thức cái dẹp cũng lắm công phu, phải có hoa, có rượu, có bạn bè tâm giao. nghĩ về điều ấy, ta mới khâm phục ý chí và vẻ đẹp tâm hồn của người tù Hồ Chí Minh. Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, không có rượu, không có hoa, cũng chẳng có bạn bè. Thiếu tất cả nhưng hoàn cảnh không thể ngăn cản Bác thả hồn cùng vẻ đẹp của thiên nhiên.

Xiềng xích, gông cùm không khoá được hồn người. Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Đó là cái chủ động của một người cách mạng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để sống và cống hiến. Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ “hướng” làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tĩnh tại hơn.

Quả thực, “Ngắm trăng” không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp. Thân tại ngục tù, nhưng lòng Bác đã “theo vời vợi mảnh trăng thu”. Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. ở đây, vầng trăng không còn là một thiên thể vô tri, vô tình mà đã được nhân hoá thành một con người, hơn thế, một người bạn tri âm tri kỉ của Bác. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời. Trong chốn lao lung, Bác đã làm nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đằng sau những câu thơ đẹp, mềm mại như vậy chỉ có thể là một tinh thần thép, chất thép của phong thái ung dung, tự tại.

Kết bài:

Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, thi đề cổ điển nhưng tinh thần là của thời đại. Qua bài thơ ta nhận thấy, đối với Bác, được sống hòa hợp với thiên nhiên và làm cách mạng là một niềm vui lớn. Tù ngục có thể giam hãm được con người Bác nhưng không thể nào giam hãm được tâm hồn Bác, một tâm hồn vốn rất yêu mến cuộc đời và dành trọn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.