Top 3 # Viết Mở Bài Cho Bài Thơ Tràng Giang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Mở Bài Tràng Giang Hay Nhất

Mở bài gián tiếp Tràng Giang

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết rằng: “Trong thơ Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo thiên thai, không phải diệu ái tỉnh, không phải lời ly tao kể chuyện một cái “tôi”, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sộng, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?… Thơ Huy Cận đó ư? Ai nhắc làm chi những nỗi tha thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế, những lời muôn năm than thầm trong lòng vạn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao?” Hôm nay đọc “Tràng Giang”, tôi mới hiểu tại sao Xuân Diệu lại nói vậy. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại, vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên sông nước yên bình và tĩnh lẵng, ẩn chứa sau đó là nỗi buồn chất chứa – những u sầu của người thi sĩ.

Mở bài Tràng Giang ngắn gọn

Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới (1930 – 1945). Ông yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn học Pháp. Thơ ông hàm súc và giàu chất suy tưởng. “Tràng Giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận được viết vào mùa thu năm 1939. Bài thơ là một minh chứng điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại, vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên yên bình, tĩnh lặng, ẩn chứa sau đó là cả một nỗi sầu “vạn kỷ” của người thi sĩ.

Mở bài trực tiếp

Nếu như nhà thơ Xuân Diệu được biết đến với một hồn thơ mang nỗi ám ảnh về thời gian thì Huy Cận – người bạn tâm giao của ông lại mang trong mình nỗi ám ảnh về không gian. Trong quá trình sáng tác văn học của mình đặc biệt là trong giai đoạn trước Cách mạng, Huy Cận đã để lại cho văn đàn Việt Nam rất nhiều những tác phẩm xuất sắc phải kể đến đó là bài thơ “Tràng Giang”. Thi phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại….

Mở bài nâng cao

Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận định: ” Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận…”.Thật vậy, thơ Huy Cận là sự đan xen giữa nổi sầu vũ trụ của thế nhân với nổi cơ đơn mang tính thời đại của các nhân, nó tạo thành nổi sầu vạn kỷ trong hồn thơ ông.Đó là một tiếng thơ có nét gì đó rất riêng , là sự hòa trộn giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại.Bài thơ ” Tràng Giang”(Huy Cận) là một tác phẩm tiêu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy.Qua bài thơ mang “vẻ đẹp cổ điện mà hiện đại” , Huy Cận đã bộc lộ cái sầu của một cái tối cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người , tình đời, lòng yêu nước thầm kín nhưng thật thiết tha.

Mở bài Tràng Giang hay nhất

Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận định: ” Đời chúng ta nằm trong một vòng chữ tôi, mất bề rộng ta đi tìm bề sâu, càng đi sâu ta càng lạnh, ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình của Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu”. Nếu Xuân Diệu gắn liền với đắm say với thiết tha , rạo rực thì nhà thơ Huy Cận lại gắn liền với nổi sầu vận kỷ mênh mang, đa sầu, đa cảm. Bài thơ ” Tràng Giang” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và tình thơ Huy Cận. Như Voltaire từng nói: “Thơ là âm nhạc của tâm hồn nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. Và Tràng Giang mang nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong giọng thơ “vừa cổ điển vừa hiện đại”. Nhà thơ thực sự đã đem đến một tứ thơ hay giàu cảm xúc và đậm chất Huy Cận.

Mở Bài Tràng Giang Hay Nhất 2022

1. Mở bài gián tiếp Tràng Giang

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết lên rằng: “Trong thơ Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo thiên thai, không phải diệu ái tỉnh, không phải lời ly tao kể chuyện một cái “tôi”, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sộng, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?… Thơ Huy Cận đó ư? Ai nhắc làm chi những nỗi tha thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế, những lời muôn năm than thầm trong lòng vạn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao?” Hôm nay đọc bài “Tràng Giang”, tôi mới hiểu được tại sao Xuân Diệu lại nói vậy. Bài thơ này là sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển đan xen hiện đại, vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên sông nước yên bình đầy sự tĩnh lẵng, ẩn chứa sau đó là nỗi buồn chất chứa – những u sầu của người thi sĩ ấy.

2. Mở bài Tràng Giang ngắn gọn

Huy Cận là một trong những nhà thơ rất giỏi của phong trào thơ mới (1930 – 1945). Ông đã yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu ảnh hưởng rất nhiều của nền văn học Pháp. Thơ ông chân thật hàm súc và giàu chất suy tưởng. “Tràng Giang” là một trong những bài thơ hay đặc sắc, tiêu biểu nhất nhà thơ của Huy Cận được viết vào mùa thu năm 1939. Bài thơ là một minh chứng điển hình cho sự kết hợp hài hòa đan xen giữa chất cổ điển và chất hiện đại, vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên yên bình, tĩnh lặng, ẩn chứa sau đó là cả một nỗi u sầu “vạn kỷ” của người thi sĩ.

Nếu như nhà thơ Xuân Diệu được biết đến với một hồn thơ mang nhiều nỗi ám ảnh về thời gian thì Huy Cận – người bạn tâm giao của ông lại mang trong mình hẳn một nỗi ám ảnh về không gian. Trong quá trình sáng tác văn học của mình đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn trước Cách mạng, Huy Cận đã để lại cho văn đàn Việt Nam rất nhiều những tác phẩm hay và xuất sắc phải kể đến đó là bài thơ “Tràng Giang”. Thi phẩm này là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại….

Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng có nhận định:

” Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận…”.

Đúng vậy.

Thơ Huy Cận là sự xen kẽ giữa nổi sầu vũ trụ của thế nhân với nổi cơ đơn mang tính thời đại của các nhân.

Chính nó tạo thành nổi sầu vạn kỷ trong hồn thơ ông.

Đó là một tiếng thơ có nét gì đó rất riêng biệt ,

Là sự hòa trộn pha lẫn giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại.

Bài thơ ” Tràng Giang”(Huy Cận) là một tác phẩm thơ tiêu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy.

Qua bài thơ mang “vẻ đẹp cổ điện mà hiện đại” ,

Nhà thơ Huy Cận đã bộc lộ rõ nét cái sầu của một cái tối cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn,

Trong đó đã thấm đượm tình người , tình đời, lòng yêu nước thầm kín nhưng chân thật và thiết tha.

5. Mở bài Tràng Giang hay nhất

Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng có nhận định:

” Đời chúng ta nằm trong một vòng chữ tôi, mất bề rộng ta đi tìm bề sâu, càng đi sâu ta càng lạnh, ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình của Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu”.

Nếu nhà thơXuân Diệu gắn liền hai cảm súc đắm say với thiết tha ,

Rạo rực ngược lại thì nhà thơ Huy Cận lại gắn liền với nổi u sầu vận kỷ mênh mang, đa sầu, đa cảm.

Bài thơ ” Tràng Giang” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và tình thơ của Huy Cận.

Như Voltaire từng nói:

“Thơ là âm nhạc của tâm hồn nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”.

Và Tràng Giang đang mang nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong giọng thơ “vừa cổ điển vừa hiện đại”.

Nhà thơ thực sự đã đem đến cho người một tứ thơ hay giàu cảm xúc và đậm chất Huy Cận

Một Góc Nhìn Về Bài Thơ Tràng Giang

Tràng Giang là bài thơ xuất sắc nhất của Huy Cận, sẽ là bài thơ được người đời lưu truyền dài lâu nhất trong phong trào thơ mới. Bởi Tràng Giang khi đọc lên là gợi nhớ đến những kiệt tác Đường Thi mênh mang sông nước, trong đó có Hoàng Hạc Lâu, có bến Tầm Dương. Đó cũng là lý do vì sao Tràng Giang được chọn giảng trong chương trình Ngữ văn THPT.

Nhà thơ Huy Cận

1. Nhiều người truyền nhau, rằng Huy Cận đã viết bài thơ Tràng Giang trong một buổi chiều năm 1939 ở Chèm (Hà Nội) bên bờ sông Hồng. Với tôi, sự thẩm định tính chính xác lịch sử sáng tác bài thơ không quan trọng. Quan trọng hơn là vì sao có Tràng Giang. Hiển nhiên rồi, chiều Hồng Hà là cảm xúc đột phá sinh ra Tràng Giang. Nhưng hồn cốt của Tràng Giang lại là Ngàn Sâu – con sông quê của nhà thơ Huy Cận ở Hà Tĩnh. Không có Ngàn Sâu thì không có một Tràng Giang hay đến như vậy. “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”. “Sóng gợn tràng giang” thì dễ hiểu. Nhưng “buồn điệp điệp” chỉ có thể là những người mắt đã “uống sóng” nhiều năm. Không sống bên bờ Ngàn Sâu từ tấm bé, Huy Cận đã không có câu mở đầu cái thế đến như vậy trong Tràng Giang. Nếu câu thơ đầu mở ra trước mắt chúng ta một khung cảnh mênh mang sông nước, thì ba câu thơ tiếp theo cho chúng ta một trạng thái thiên về nội tâm: “Con thuyền xuôi mái nước song song/ Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Những ai đã sống bên bờ sông Hồng đoạn qua Hà Nội, và dọc chiều sông Ngàn Sâu, sẽ hiểu rất rõ sự khác biệt của cảm xúc này. Sông Hồng về mùa mưa nước cuồn cuộn đến “hoa lau cũng phải chìm”. Còn mùa khô thì nước cạn xa bờ. Nên rất khó có một “cành khô” từ núi rừng Tây Bắc theo sông Đà, hay từ Lào Cai theo sông Thao, hoặc giả từ Tuyên Quang theo sông Lô về được đến Chèm cho Huy Cận mục kích. Không phải không có nhưng xác suất rất nhỏ. Bởi vậy “Củi một cành khô lạc mấy dòng” trong tâm hồn Huy Cận – phải được nuôi dưỡng từ cảm xúc dồn nén bao tháng năm từ sông Ngàn Sâu, nơi rừng núi nhấp nhô bao bọc một dòng sông uốn lượn giữa đại ngàn. Ngược lại, “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” lại rất Hồng Hà. Những cồn bãi sông Hồng rất khác xa với Ngàn Sâu, nơi trùng điệp non cao với những làng xóm lãng đãng khói chiều. Cũng bởi thế, “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” lại là đứa con của Ngàn Sâu hơn là mẹ Hồng Hà.

Sáu câu thơ tiếp theo, sông mẹ Hồng Hà lại giữ vai trò giai điệu “Đô trưởng”: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu/ Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng/ Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật/ Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Càng đúng hơn nữa lại là: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Đây là một câu kết tuyệt vời – vô tiền khoáng hậu.

2. Khói hoàng hôn đã đi cùng Huy Cận suốt tháng năm tuổi thơ. Khói hoàng hôn của Huy Cận cũng rất khác. Khác bởi vì khói hoàng hôn của bản làng ven núi không giống như khói hoàng hôn của làng xóm ven biển hay đồng bằng. Sự bãng lãng la đà quấn quýt được sinh ra do không khí và địa hình núi rừng, điều mà không gian đồng bằng hay ven biển không có được. Chính sự bãng lãng la đà quấn quýt này đã quấn quýt khói hoàng hôn trong tâm trí Huy Cận dài theo năm tháng. Cho nên, dẫu trong khung cảnh bến Chèm sông Hồng chưa có khói hoàng hôn, mà trong tâm trí Huy Cận đã bãng lãng khói hoàng hôn. Từ đó, Huy Cận đã truyền cho người đọc – không nói đến khói hoàng hôn, mà phải nghĩ về khói hoàng hôn – rồi sinh ra câu thơ tuyệt diệu “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Không chỉ có thế, điều độc đáo góp thêm sức sống cho Tràng Giang còn nằm ở điểm khác nữa. Đó là cảm giác âm thanh trong Tràng Giang của Huy Cận. Hãy đọc lại khổ thơ đầu tiên. Không nói về âm thanh mà như nghe thấy âm thanh. Như nghe thấy sóng vỗ “buồn điệp điệp”. Như nghe tiếng mái chèo khua “nước song song”. Như nghe nỗi sầu dâng tỏa ra muôn ngả. Như nghe thấy tiếng rên bi ai của nhành củi khô bị xoáy “lạc mấy dòng”. Thật lạ lùng, cái buồn “điệp điệp”, cái “khua nước song song”, cái “sầu muôn ngả”, cái rên khóc “lạc mấy dòng” tự nhiên cho tôi một liên tưởng đến bến Tầm Dương. Một khung cảnh ban chiều. Một khung cảnh ban đêm. Một nỗi buồn ban chiều. Một nỗi buồn ban đêm. Thế mà lại chợt nhớ đến. Đó không chỉ là do khung cảnh vừa tương phản vừa gần gũi chiều và đêm. Đó còn là do âm thanh – cái âm thanh buồn ở Tràng Giang, bên ngoài thì không tiếng, mà bên trong thì réo rắt như tiếng đàn tỳ bà của người kỹ nữ trên bến Tầm Dương.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) trong tiết học môn văn do chính… học sinh đứng lớp tại chương trình “Một ngày làm giáo viên”

Có thể đây là cảm nhận rất riêng của cá nhân tôi, không phải của bạn đọc. Và tôi không áp đặt suy nghĩ này cho bạn đọc. Cũng đừng nghĩ là tôi “ngoa ngắt”. Vì thực sự tôi nghe được âm thanh trong Tràng Giang. Tôi không quả quyết, nhưng tôi đồ rằng Huy Cận đã nghe thấy âm thanh trước khi viết các câu thơ. Vì nghe được âm thanh nên ông mới viết được những dòng thơ tuyệt kỹ vang lên âm thanh như vậy. Ngàn Sâu không chỉ là thần cốt của Tràng Giang. Ngàn Sâu còn đi suốt trong thơ ca Huy Cận. Ở đâu ông viết về sông nước, là ở đó có Ngàn Sâu. Ngàn Sâu thấm đẫm trong Huy Cận một hồn quê hương chảy mãi không ngừng.

Hồn quê hương đã sinh ra một Tràng Giang – làm nên một thi sĩ Huy Cận. Hồn dân tộc đã tôi luyện Huy Cận từ một thi sĩ phong trào thơ mới, tiến xa hơn, thành một thi sĩ hành động cách mạng. Hồn quê hương và hồn dân tộc là hai dòng chảy – như Ngàn Sâu và Hồng Hà – đã tạo nên tài năng thi ca của Huy Cận. Không phải 100 năm, mà ngàn năm sau người đời còn mãi nhắc đến Huy Cận. Ở nơi đâu có dòng sông, ở nơi đó có Tràng Giang.

Nguyễn Ngọc Chu

Về Bài Thơ Tràng Giang Của Huy Cận …

1. MỞ BÀI Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm – Huy Cận là một nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945. – “Tràng giang” (sáng tác 1939, in trong tập “Lửa thiêng”) là bài thơ nổi tiếng và tiêu biểu nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. “Tràng giang” đã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực. 2.THÂN BÀI Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống: – Mạch thi cảm truyền thống: cảm hứng sáng tác của văn học truyền thống thường thiên về nỗi buồn: Nỗi buồn về thế thái nhân tình; buồn về cái nhỏ bé hữu hạn của đời người trước cái vô hạn, vô biên của đất trời – “nỗi sầu vũ trụ”; buồn về quê hương đất nước, về thân phận người lữ khách xa quê, cái buồn biệt ly, xa cách… Cảm hứng sáng tạo trong thơ Huy Cận thiên về thẩm mỹ không gian nên dù đưa trái tim đi vào nỗi buồn hay hát lên khúc ru tình yêu nhà thơ cũng lấy không gian làm nền nhạc đệm. Và ý vị cổ điển ấy thể hiện trong “Tràng giang” là hình ảnh con người một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận cái vô cùng, vô tận của đất trời và cái cô đơn, nhỏ bé của kiếp người: Cảm hứng bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi buồn, tâm trạng bơ vơ của một con người khi một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận được cái vô cùng, vô tận của đất trời và nỗi cô đơn nhỏ bé của kiếp người. Thể hiện qua các yếu tố: + Nhan đề: “Tràng giang” : sông dài – rộng – mênh mang + Lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” thâu tóm toàn bộ cảm xúc của bài thơ: bâng khuâng và nhớ + Khổ 1: nỗi buồn, nỗi sầu trước cảnh thiên nhiên mênh mang sóng nước. + Khổ 2: nỗi buồn, sự nhỏ bé của con người khi một mình đối diện với không gian vũ trụ bao la rộng lớn+ Khổ 3: nỗi buồn trước cái hoang vắng đến rợn ngợp của thiên nhiên và sự lạc loài của kiếp người. + Khổ 4: nỗi buồn nhớ nhà nhớ quê da diết. Sự cách tân đích thực trong thơ Huy Cận: – Sự cách tân đích thực: Đó là sự đổi mới trong thi ca hiện đại ở cách nhìn, cách cảm, quan niệm thẩm mỹ và những phương thức biểu đạt rất mới. Tràng giang không chỉ tiếp nối nỗi buồn trong thi ca truyền thống mà còn thể hiện “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”. Huy Cận đến với không gian truyền thống nhưng lại mở rộng không gian ấy ra ba chiều tít tắp, vô tận đến mênh mông (dài – rộng – cao). – Hình ảnh thơ không hề sử dụng những ước lệ, tượng trưng truyền thống… mà rất giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người Việt Nam… – Huy Cận đến với không gian truyền thống nhưng lại mở rộng không gian ấy ra ba chiều tít tắp, vô tận đến mênh mông (dài, rộng, cao): “Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu” Đó là không gian ta thường thấy trong những bức hoạ Phục hưng phương Tây hay trong những bài thơ lãng mạn Pháp. – Nhưng câu thơ Nắng xuống trời lên sâu chót vót mới thực sự gây ấn tượng mạnh bởi lối dùng từ mới mẻ, táo bạo ( cách dùng hình dung từ sâu chót vót thay cho cách diễn đạt thông thường cao chót vót ) vừa mở ra chiều cao mênh mang đến thăm thẳm của bầu trời vừa diễn tả nỗi cô đơn của cái tôi trữ tình, đặc biệt là cảm giác rợn ngợp của con người hữu hạn trước một vũ trụ vô biên. – “Tràng giang” còn là sự cách tân trong cách thể hiện cảm xúc. Khi đến với nỗi cô đơn bé nhỏ của con người, Huy Cận đưa nỗi buồn từ xa về gần, là cõi con người bằng hình ảnh cụ thể, dung dị, sáng tạo: “Củi một cành khô”, “bèo dạt hàng nối hàng”, “bến cô liêu”… Đó là nỗi niềm, là tâm sự của cả một thế hệ trước thời đại. – Sự cách tân còn thể hiện ở việc sáng tạo, đưa vào những cảm xúc mới khi muợn tứ thơ của Thôi Hiệu: Xưa Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà chạnh nỗi nhớ nhà; nhưng nay đến Huy Cận nỗi nhớ ấy thường trực, có sẵn trong lòng, được dâng lên cao độ hơn, cùng cách diễn đạt cũng tân kỳ, sáng tạo hơn: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. – Thể thơ thất ngôn nhưng bị gò ó trong niêm luật của thơ trung đại mà với nhạc điệu phong phú, từ ngữ giản dị, hàm súc, tinh tế đã đem lại cho “Tràng giang” một sự hài hoà giữa ý và tình, giữa cổ điển và hiện đại. 3.KẾT BÀI Thể thơ bảy chữ với nhạc điệu phong phú, từ ngữ hàm súc, tinh tế đã đem lại cho “Tràng giang” một sự hài hòa giữa ý và tình, giữa cổ điển và hiện đại. Nêu những suy nghĩ và cảm nhận của người viết về giá trị và sự đóng góp tích cực của Huy Cận trong phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.