Top 12 # Viết Mở Bài Của Bài Thơ Nhàn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Mở Bài Kết Bài Nhàn Hay Nhất

Mở bài kết bài Nhàn hay nhất

Kiến thức ngữ văn 10 không quá nặng nhưng những tác phẩm đều là những tác phẩm trung đại khó là khó học. Đặc biệt để các bạn dễ dàng hơn trong việc hoàn thành tốt tác phẩm này hocvan12 muốn gửi đến bạn một số Mở bài kết bài Nhàn hay nhất.

Mở bài trực tiếp nhàn

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là vị quan sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam. Ông có một vốn hiểu biết uyên thâm và là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông thường mang đậm những triết lí sâu sắc về con người, thời đại mà cho đến ngày nay người ta vẫn phải suy ngẫm. “Nhàn” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy của tác giả, đây là bài thơ Nôm số 73 trong tập ” Bạch vân quốc ngữ thi tập”, được sáng tác khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Mở bài gián tiếp Nhàn

Mở bài nhàn hay

Trong suốt chiều dài văn học trung đại, đã có rất nhiều bài thơ hay, mang đầy những ý nghĩa sâu sắc của các thi sĩ đương thời. Trong đó bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những bài thơ tiêu biểu, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của tác giả, nêu cao triết lí sống, quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.

Mở bài nâng cao nhàn

“Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”, mỗi bài thơ đều chứa đựng biết bao nhiêu rung cảm, trăn trở của người cầm bút. Trong nền Văn học Trung đại, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ghi dấu ấn quan trọng với những bài thơ mang đậm triết lí, suy tư về con người, cuộc đời. Đối với một vị quan sống trong một xã hội đầy rối ren loạn lạc, chứng kiến cảnh con người ta bị tha hóa vì quyền lực, danh lợi, thì việc lui về sống một cuộc sống hào hợp với thiên nhiên, cây cỏ mà xa lánh những tranh giành tầm thường là một quyết định thật sáng suốt. Tiêu biểu cho triết lí ấy là bài thơ “Nhàn” được ông sáng tác khi đã cáo quan về ở ẩn, sống một cuộc sống thanh tao, vượt ra ngoài sự bon chen xô bồ vì danh lợi.

Top 3 kết bài Nhàn

Như vậy, 8 câu thơ với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố đường luật và yếu tố Việt hóa thể hiện linh hoạt trong các câu thơ và qua việc sử dụng các hình ảnh ước lệ mà dân giã, bình dị, Nguyễn Bình Khiêm đã cho ta thấy một quan niệm sống hết sức đẹp đẽ, như một lời khẳng định chắc nịch về lối sống “Nhàn”, giữ cho mình cốt cách thanh cao, trong sạch.

Kết bài gián tiếp Nhàn

Kết bài nâng cao Nhàn

Bài thơ đã bao quát toàn bộ triết trí, quan niệm sống của một bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, xa rời những xô bồ tầm thường. Lời thơ thâm trầm, sâu sắc mà không hề khó hiểu. Tất cả đã vẽ nên một bức chân dung người yêu nước luôn coi trọng cốt cách tinh thần của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ đúc kết kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính và cũng là bài học cho mọi người ngay cả trong thời buổi hiện nay.

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác phẩm tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập. Nó ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn.Qua đó ta thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làng quê.

Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm . Tuy nhiên khi nhắc đến ông là làm mọi người phải nghĩ đến việc , lúc ông còn làm quan ông đã từng dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành công nên ông đã cáo quan về quê . Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử . Ông là người có học vấn uyên thâm,là nhà thơ lớn của dân tộc . Thơ của ông mang đậm chất triết lí giáo huấn , ngợi ca chí khí của kẻ sĩ ,thú thanh nhàn , đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội . Khi mất ông để lại tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập ; tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và ” Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập , được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật . Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn .Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làn quê .

Hai câu đề đã khắc họa dược như thế nào 1 cuộc sống nhàn rỗi

Ở câu thơ đầu câu thơ đã khắc họa hình ảnh 1 ông lão nông dân sống thảnh thơi .Bên cạnh đó tác giả còn dùng biện pháp điệp số từ ” một “thêm vào là 1 số công cụ quen thuộc của nhà nông nhằm khơi gợi trước mắt người đọc 1 cuộc sống rất tao nhãn và gần gũi nhưng không phải ai mún là có . Từ ” thơ thẩn” trong câu hai lại khắc họa dáng vẻ của 1 người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai .Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo ông về ở ẩn . Và từ ” vui thứ nào” cũng 1 lần nữa nói lên đề tài của bài thơ là về cảnh nhàn dẫu cho ai có ban chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn thư thái . Hai câu thơ đầu đã không chỉ giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thái ung dung nhàn hạ , tâm trang thoải mái nhẹ nhàng vui thú điền viên.

Hai câu thực của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến cảnh nhàn và sử dụng các từ đối nhau như ” ta “_ ” người” ; ” dại” _ ” khôn” ; ” nơi vắng vẻ”_ ” chốn lao xao” từ 1 loạt những từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm sống của tác giả . Nhân vật trữ tình đã chủ động tìm đến nơi vắng vẻ đến với chốn thôn quê sống cuộc sống thanh nhàn mặc cho bao người tìm chốn “phồn hoa đô hội” . hai câu thơ đã đưa ra được hai lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau. Tác giả tự nhận mình là ” dại” vì đã theo đuổi cuộc sống thanh đạm thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cho tâm hồn được thanh nhàn .Vậy lối sống của NBK có phải là lối sống xa đời và trốn tránh trách nhiệm ?” Điều đó tất nhiên là không vì hãy đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác chỉ có thể làm như vậy mới có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình . Do NBK có hoài bảo muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang tranh giành quyền lực , nhân dân đói khổ tất cả các ước mơ hoài bảo của ông không được xét tới .Vậy nên NBK rời bỏ ” chốn lao xao ” là điều đáng trân trọng .

Hai câu luận đã dùng biện pháp liệt kê những đồ ăn quanh năm có sẵn trong tự nhiên . Mùa nào thức ăn nấy , mùa thu thường có măng tre và măng trúc quanh nhà , mùa đông khi vạn vật khó đâm chồi thì có giá thay . Câu thơ ” xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” gợi cho ta cuộc sống sinh hoạt nơi dân dã .Qua đó ta có thể cảm nhận được tác giả đã sống rất thanh thản , hòa hợp với thiên nhiên tận hưởng mọi vẻ đẹp vốn có của đất trời mà không bon chen , tranh giành .Đăt bài thơ vào hoàn cảnh lúc bấy giờ thì lối sống của NBK thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao đó là lối sống tích cực thể hiện rõ thái độ của Bạch Vân cư sĩ .

Hai câu luận đã thể hiện dược cái nhìn của 1 nhà trí tuệ lớn , có tính triết lí sâu sắc , vận dụng ý tượng sáng tạo của điện tích Thuần Vu . Đối với NBK phú quí không phải là 1 giấc chiêm bao vì ông đã từng đỗ Trạng Nguyên , giữ nhiều chức vụ to lớn của triều đình nên cuộc sống phú quí vinh hoa ông đã từng đi qua nhưng ông đã không xem nó là mục đích sống của ông. Mà ông đã xem đó chỉ là 1 giấc chiêm bao không có thực và ông đã tìm đến với cuộc sống thanh thản để luôn giữ được cốt cách thanh cao của mình .

Như vậy qua bài thơ ta đã hiểu được quan niệm sống nhàn và nhân cách của NBK coi thường danh lợi , luôn giũ dược tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên , dề cao lối sống của những nhà nho giáo giàu lòng yêu nước nhưng do hoàn cảnh nên phải sống ẩn dật . Bên cạnh đó NBK còn sử dụng ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu chất triết lí . Sử dụng khéo léo thể thơ thất ngôn đường luật , điện tích điện cố và cách phép đối thường gặp ở thể thơ Nôm 1 cách linh hoạt .

“Bí Kíp” Luyện Viết Mở Bài Môn Ngữ Văn

Nội dung của phần Mở bài là giới thiệu vấn đề (cần tả, kể, bàn luận,…) trong bài, làm cơ sở cho phần Thân và Kết bài, đồng thời nó như một màn chào hỏi, dẫn dắt người đọc vào bài viết. Bởi vậy, mở bài đóng một vai trò rất quan trọng.

Nguyên tắc khi viết mở bài:

Hai nguyên tắc mở bài mà các bạn phải luôn tâm niệm là:

– Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài.

– Chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề.

– Đầy đủ: phải nêu được vấn đề cần nghị luận; phạm vi tư liệu, thao tác nghị luận chính.

– Độc đáo: gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận bằng những liên tưởng khác lạ, bất ngờ cho người đọc. Bạn sẽ dễ chiếm cảm tình của người viết nhất bằng cách này, bởi nó làm bài văn của bạn nổi bật giữa hàng trăm bài văn khác.

– Tự nhiên: ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép. Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu.

Phần mở bài có vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lí người chấm. Do vậy, bạn nên đầu tư cho phần mở bài, tránh lạc đề, xa đề, quá sơ sài hay quá dài dòng.

Cách viết mở bài

Xác định vấn đề cần nêu trong mở bài bằng cách đặt và trả lời câu hỏi:

Bài làm cần viết về vấn đề gì?

Cách xác định vấn đề: Xác định vấn đề bàn luận là điều căn cốt nhất vì nếu xác định sai thì coi như toàn bộ nội dung bài viết sẽ chệch hướng hoàn toàn (lạc đề). Muốn xác định được vấn đề cần phải t́ìm hiểu đề bài. Thông thường đề bài có hai dạng:

– Dạng nổi (lộ thiên): Là dạng đề mà các yêu cầu về nội dung, h́ình thức, cách thức, phương hướng, phạm vi, mức độ nghị luận được nêu ra trực tiếp và rõ ràng ngay ở đề bài. Với đề bài này vấn đề cần bàn luận đã có sẵn, không khó để các bạn xác định.

Ví dụ 1: Đề bài: Nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ).

Tìm hiểu đề:

+ Nội dung: Nghệ thuật châm biếm sắc sảo

+ Phạm vi: Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia

+ Kiểu bài: Nghị luận (thao tác phân tích)

Ví dụ 2: Tình yêu với biển đảo quê hương của thanh niên Việt Nam.

Vấn đề cần tìm đã rất rõ ràng đó là tình yêu biển đảo của thanh niên Việt Nam.

Lưu ý:

– Có nhiều đề bài trích dẫn những đoạn văn, câu nói với dung lượng dài đòi hỏi các bạn cần đọc kĩ để xác định được vấn đề.

– Có những đề văn được cấu tạo theo cách: Nêu lệnh + nêu nội dung hoặc ngược lại. Vậy các bạn cần hiểu rõ để biết đâu là yêu cầu, đâu là vấn đề cần lí giải. Ví dụ 3: Hãy phân tích đoạn Mị ở nhà thống lý Pá Tra để thấy được nỗi đau và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ mèo vùng Tây bắc.

Với đề bài trên, ta xác định được:

+ Nội dung: nỗi đau và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, tiêu biểu cho người phụ nữ mèo vùng Tây bắc.

+ Phạm vi: đoạn Mị ở nhà thống lý Pá Tra (trích “Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

+ Kiểu bài: Nghị luận (thao tác phân tích)

– Dạng chìm: Là dạng đề trong đó người ra đề không cho dữ kiện rõ về các yêu cầu của nội dung cũng như cách thức, phạm vi… nghị luận. Bởi thế người viết phải phân tích, tổng hợp, khái quát nội dung vấn đề từ chính nội dung của đoạn văn, đoạn thơ, hoặc tác phẩm, câu trích…

Ví dụ 1: Biển đảo quê hương hôm nay với thanh niên Việt Nam.

Đề bài đưa ra một vấn đề “nóng” hiện nay, để làm rõ vấn đề cần có suy nghĩ : biển đảo quê hương hôm nay có vấn đề gì ? Vì sao phải đặt vấn đề đó hôm nay ? trách nhiệm của thanh niên với biển đảo…

Ví dụ 2: Chí Phèo của Nam Cao, một nhân vật điển hình.

Học sinh khi đọc đề cần xác định thật rõ ràng những yêu cầu của đề theo hướng:

Bạn có thể viết mở bài theo 1 trong 3 cách sau:

Mở bài trực tiếp: Là cách giới thiệu ngay vào vấn đề cần.

Ví dụ: Mở bài cho đề bài: Phân tích bài thơ “Chiều tối” trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.

“Chiều tối” là một bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ được Bác sáng tác ngay trên đường bị giải đi từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào lúc chiều tàn. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã ghi lại bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người ở vùng rừng núi một cách sinh động.

– Ưu điểm của cách mở bài trực tiếp:

+ Đi thẳng vào vấn đề nên tránh được sự lan man, xa đề hoặc lạc đề.

+ Dễ vận dụng đối với các học sinh có kỹ năng lập luận yếu.

+ Tiết kiệm được thời gian suy nghĩ cho người viết.

– Nhược điểm:

+ Ít tạo được không khí lôi cuốn cho người đọc.

Một số cách mở bài gián tiếp :

+ Mở bài theo lối diễn dịch: nêu những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt vào vấn đề ấy.Ví dụ: ” Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là một “bài thơ cuộc đời”. Bài thơ được sáng tác năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. Thông qua một đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi kiểu lao động mới mẻ của người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Qua bài thơ ta cảm nhận được không khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc thời kì xây dựng CNXH.

+ Mở bài theo lối quy nạp: nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi tổng hợp lại thành vấn đề cần nghị luận.

Ví dụ: Cảm nhận về bức tranh xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

Ví dụ: Khi đọc “Mùa Lạc” của Nguyễn Khải ta gặp nhân vật Đào, cô gái có quá khứ đau thương nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ khi đón nhận cuộc sống mới và những con người mới; nhưng đau thương hơn và sự vươn dậy quyết liệt hơn phải kể đến nhân vật phụ nữ trong tác phẩm viết cùng thời của nhà văn Tô Hoài.

+ Mở bài theo lối tương phản (đối lập): nêu lên một ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ chuyển sang vấn đề nghị luận hoặc nêu lên các ý kiến đối lập nhau về vấn đề cần nghị luận Ví dụ: Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Nhà văn Tô Hoài.

+ Mở bài bằng cách đặt câu hỏi nghi vấn: người viết tự đề xuất câu hỏi về vấn đề cần bàn. Trả lời câu hỏi chính là cách giải quyết vấn đề, nêu lên được vấn đề cần bàn bạc.

Mở bài: Trong xã hội, ai cũng muốn thành đạt trong mọi hoạt động, trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vậy cái gì tạo nên sự thành đạt đó? Có thể nói, có nhiều yếu tố tạo nên sự thành đạt. Một trong những yếu tố có giá trị tiên quyết là mục đích sống. Nhà văn Pháp Đ. Điđrô đã nêu ra kết luận: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.

* Kết cấu của đoạn mở bài theo cách gián tiếp gồm 3 phần:

– Mở đầu đoạn:

+ Tuỳ nội dung vấn đề cần nghị luận mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn hoặc một câu chuyện kể…

– Phần giữa đoạn:

+ Nêu luận đề

– Phần kết đoạn:

Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày.

– Mở bài 1: Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Hãy đến với một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ mối quan hệ máu thịt này.

– Mở bài 2: Thần thoại Hy Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về chàng lực sĩ Ăngtê và đất mẹ. Thần Ăngtê sẽ bất khả chiến bại khi chân chàng gắn chặt vào lòng đất mẹ Gaia. Có thể ví mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống hệt như quan hệ giữa Ăngtê và đất mẹ vậy. Chưa tin ư? bạn hãy đến với những tác phẩm văn học lớn để thấy rõ điều đó.

– Mở bài 3: Trong một lần tâm sự với văn nghệ sĩ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, thoát ly đời sống, nghệ thuật nhất định sẽ khô héo”. Văn học là một loại hình cơ bản của nghệ thuật. Lời tâm sự trên đã trực tiếp khẳng định mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Phân tích một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.

Nguồn: Học 247

Phân Tích Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề bài: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài làm

Phân tích bài thơ Nhàn – Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm hay cho nền thi ca nước nhà. Trong đó bài thơ “Nhàn” là một bài thơ vô cùng xuất sắc đã nói lên được nội tâm cũng như tình yêu quê hương đất nước của tác giả Nguyễn Bình Khiêm.

Bài thơ “Nhàn” được lấy ra từ tập thơ nổi tiếng “Bạc Vân quốc ngữ thi” là một tập thơ được tác giả viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật khá nổi tiếng thể hiện cuộc sống thanh nhàn, vui vẻ của tác giả khi trở lại làm một ông lão nông dân vui thú điền viên với mảnh vườn nhỏ của mình. Trong toàn bộ bài thơ “Nhàn” chính là một tâm hồn tràn ngập nhiềm vui và sự thanh thản trong bản thân của tác giả đó chính là tinh thần chủ đạo mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc

Bài thơ chỉ có tám câu nhưng đã nói lên cuộc sống vô cùng bình yên của một người nông dân khi vui thú điền viên với cảnh vườn tược của mình. Mở đầu bài thơ “Nhàn” tác giả đã viết lên hai câu thơ vô cùng giản dị về hình ảnh một ông lão nông dân vui vẻ với công việc cày cuốc của mình.

Một mai một cuốc một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Với điệp thư “Một” được tác giả thể hiện công việc của một người nông dân với công việc của mình. Dù chỉ một mình nhưng trong những câu thơ không hề hiện lên sự cô đơn, lẻ loi mà người đọc cảm nhận được sự ung dung tự tại của tác giả trong từng câu thơ. Một con người vui vẻ với cuộc sống hiện tại của mình, không hề cảm thấy cô đơn hay buồn tủi. Một ông lão nông dân thanh nhà, thoát tục, thể hiện được sự thoát tục trong từng câu chữ. Cuộc sống của tác giả khiến người đọc vô cùng ngưỡng mộ sự ung dung tự tại của tác giả. Một con người dám từ bỏ vinh hoa phú quý quyền cao chức trọng để sống như một người nông dân thật sự. Trong hai câu thơ tiếp theo tác giả đã thể hiện được suy nghĩ của mình trước những điều mà người đời thường suy nghĩ và hướng tới trong cuộc sống. Sự khôn dại của mỗi người đều do suy nghĩ của con người mà ra.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người dến chốn lao xao

Thu ăn măng trung đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Mùa nào tác giả cũng được hưởng những món ăn quê hương giản dị, dù không phải những món cao lương mỹ vĩ đắt tiền nhưng nó lại có ý nghĩa riêng khi mang tới cho người nông dân những niềm vui không nhỏ. Những món ăn có sẵn ở quê nhà, khi mùa xuân thì được tắm trong hồ sen thơm ngát, còn mùa hạ thì tắm ao còn gì thú vị hơn. Cuộc sống của một người nông dân vô lo vô nghĩ, được làm việc cống hiến cho quê hương, khi nhàn rỗi thì được ngắm cảnh đẹp của quê hương mình. Mùa nào thức ấy tác giả đều có những món ăn riêng của mình, không còn phải lo đấu đá chốn quan trường nhiều thị phi, phân chia phe cánh.

Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Trong hai câu thơ kết của bài thơ “Nhàn” tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên được những điều mình suy nghĩ với tác giả phú quý chỉ là một giấc chiêm bao tỉnh dậy là tan biến. Con đường công danh sự nghiệp người ta luôn coi trọng tìm mọi cách giành giật suy cho cùng khi ra đi cũng không mang theo được. Hôm qua khi tác giả còn làm quan quyền cao chức trọng thì nhiều kẻ bợ đỡ xu nịnh, nhưng hôm nay khi tác giả chỉ là người nông dân thì chẳng có ai nhớ tới. Cuộc sống của con người quan trọng nhất là sống thật với chính mình chỉ cần mình sống có ích và vui vẻ không uổng phí cuộc sông của mình vậy là được. Mọi sự tiền bạc phú quý chẳng có ý nghĩa gì.

Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy được một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn trong con người của tác giả. Bài thơ chỉ có tám câu nhưng đã thể hiện rõ được tâm thế cũng như thái độ sống ung dung của tác giả khi cáo lão hồi hương là một người nông dân vui thú với ruộng vườn quê nhà. Bài thơ “Nhàn” bản thân tựa đề của nó đã nói lên toàn bộ nội dung của bài thơ, nói lên tâm thế của tác giả khi sống cảnh vui thú bình yên nơi quê hương của mình.

Mai Hoàng