Bài thơ đặc sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm – “Nhàn” dường như cũng đã bao quát toàn bộ triết lí, tình cảm, trí tuệ của tác giả. Bài thơ như cũng đã bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên. Các thể hiện tính cách của thi nhân với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến đã mục ruỗng.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những danh sĩ tài ba, ông cũng đã sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam. Ông sống vào thời kỳ Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Thời điểm đó chính là trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến. Nguyễn Bỉnh Khiêm như đã vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân. Đồng thời ông như cũng đã vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái và tất cả như bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. “Nhàn” được đánh giá chính là là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, và bài thơ như cũng đã vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi mà đề cao chữ “thanh”
Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thực sự cũng như đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Người đọc qua đó cũng đã thấy được rằng chính những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan như cũng rất đỗi lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn như chúng ta đã biết, nó còn chính là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục. Nhàn chính là sự tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Ta dường như cũng có thể thấy được rằng, chính trong hành trình hường nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm dường như cũng đã nằm trong quy luật ấy. Nguyễn Bỉnh Khiêm như cũng đã tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, đồng thời cũng thật như vừa thâm thúy. Có lẽ rằng, ta như thấy được cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị biết bao nhiêu:
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Chỉ với câu thơ này thơi thì ta như thấy đượctrước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm như cũng thật dân da biết bao nhiêu. Ông như một lão nông vui vẻ điền viên ung dung tự tại. Tráng xa những sự bon chen nơi quan trường thì ông đã chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình cũng như đã nhìn nhận thấy được rằng, cũng từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền bấy lâu. Và thực sự ở đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh biết bao nhiêu:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao”
Tiếp đến hai câu thực người đọc như lại có được một cảm nhận đó chính là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai. Và như cũng đã phân biệt được với những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Thế rồi người đọc dường như cũng đã hiểu được chính phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực như khác nhau. Ta như nhận thấy được ở đó có một bên là nhà thơ xưng ta một cách ngạo nghề, thế rồi một bên là người, còn bên kia là dại của ta. Thêm nữa đối cực này còn như được thể hiện đó là một bên là khôn của người, một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Qủa thực, tất cả cho đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề chắc chắn như cũng đã khẳng định cho thái độ sống cùa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngay cả chính bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Thực sự để mà nói đây chính là cái tài của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nói ngược nhưng lại tạo được một hiệu ứng tốt, giúp người ta có thể thấy được cách chọn của Trạng Trình là đúng đắn.
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Câu thơ như đã vẽ lên cuộc sống điền viên của lao nông đang tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Thông qua đó thì nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư. Có lẽ rằng, chính cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát nét gần gũi với triết lí “vô vi” của đạo Lão. Cho đến đây ta đã hiểu được phần nào về quan niệm về “nhàn” của tác giả.
“Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
Tác giả thật tài tình khi ông cũng đã mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đă nói lên thái độ sống của chính mình. Đồng thời như cũng đã nói lên rằng: Chính phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, và để có được phú quý thì sẵn sàng như đã giẫm đạp lên nhau mà sống. Cuộc sống tuy đạm bạc nhưng nhà thơ lại có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình khi “lánh” quan trường.
Thi phẩm “Nhàn” dường như cũng đã bao quát toàn bộ triết lí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đồng thời cho thấy được thái độ của ông đó là thà về vui thú điền viên để có thể giữ được phẩm chất thanh cao của mình chứ không vì chốn quan trường phú quý mà phải tranh giành của dân, làm những điều trái với đạo lý.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng), từng thi đỗ Trạng nguyên. Làm quan được tám năm, ông dâng sớ xin triều đình chém mười tám kẻ lộng thần nhưng không được chấp nhận. Sau đó ông xin về trí sĩ ở quê nhà, tự đặt tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân, mở trường dạy học.
Tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm có tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập, tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi, tập sấm kí Trình Quốc công sấm kí…. Tác phẩm Bao trùm trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ khi về trí sĩ ở quê nhà là cảm hứng thanh nhàn, tự tại, gắn bó với thiên nhiên, không tơ tưởng bon chen phú quý. Cảm hứng ấy được thể hiện bằng những bài thơ có ngôn từ giản dị, tự nhiên mà cô đọng, giàu ý vị. Bài thơ “Nhàn” trích trong tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi là một trường hợp tiêu biểu.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn thế kỉ XVI, giai đoạn có nhiều biến cố phức tạp, nội chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên, nhân dân lầm than đói khổ trong cảnh “nồi da nấu thịt”. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện thái độ phê phán những thói đời bạc bẽo, ham danh lợi mà bỏ đi tình nghĩa, là một biểu hiện thanh cao của một tấm lòng thiết tha với dân tộc. “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là bài thơ tiêu biểu cho mảng thơ về đề tài “tịch cư” trong văn học trung đại. Bài thơ vẽ nên một bức tranh sinh hoạt của người ẩn sĩ với thú vui dân dã. Khi về ở ẩn, Trạng Trình đã tỏ ra rất bằng lòng với lựa chọn của mình: “Cao khiết thuỳ vi thiên hạ sĩ? An nhàn ngã thị địa trung tiên” (Ngụ hứng). Là tiên khách bởi được thoải mái cả về thân xác và tinh thần. Cuộc sống tự nhiên, thanh tao miền tịch cư đã giúp các nhà nho tránh được những phiền phức chốn quan trường.
Cách dùng số từ, danh từ, từ “thơ thẩn” trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu đề gợi nên dáng vẻ ung dung trong công việc lao động hàng ngày và thể hiện những nhu cầu khiêm tốn của cuộc sống ẩn dật. Cuộc sống thật gần gũi với tự nhiên, đơn giản mà thanh sạch, vô tư, dường như không mảy may vướng bận những lo toan của cuộc sống bon chen nơi đông đúc. Cuộc sống đơn giản, với những sinh hoạt đạm bạc, mùa nào thức ấy, không phải lo lắng gì nhiều. Đủ cả bốn mùa, mỗi mùa một sản vật, vừa thể hiện thời gian quanh năm, vừa thể hiện được mối quan hệ gần gũi, hoà nhập cùng thiên nhiên. Một trong những đặc điểm nổi bật của lối sống ẩn dật là hoà nhập cùng thiên nhiên. Những nhu cầu giản dị của người ẩn sĩ đều được thiên nhiên thoả mãn một cách dễ dàng. Những sinh hoạt của người ẩn sĩ thật giản dị và thanh cao, giống như một tiên khách chốn trần gian. Bằng lòng với cuộc sống ẩn dật, người ẩn sĩ tự hào với sự lựa chọn của chính mình:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”.
Câu thực được tạo nên bởi một lối đối rất chỉnh giữa quan niệm “dại” và “khôn”. Một lối nói chứa hàm ý mỉa mai, thể hiện sự kiên định của nhà thơ với lối sống nhàn dật. Tự nhận “ta dại” là một sự ngông ngạo của người ở ẩn, đó là cái dại của bậc đại trí trong thiên hạ. Cái dại của những người như Mạnh Hạo Nhiên, Đào Tiềm, Nguyễn Trãi: Cầm một chương, thơ mấy quyển, đủ tháng ngày ngâm ngợi, ấy thú mầu ông Mạnh Hạo Nhiên ; Lan chín khóm, cúc ba hàng, dõi hôm sớm bù trì, này của báu ông Đào Bành Trạch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú) Họ tự hào với cuộc sống ấy bởi đó là cuộc sống thanh cao. Và họ kiên định với cách lựa chọn ấy:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.
Hai câu thơ tả cảnh sinh hoạt giản dị mà không kém phần thú vị nơi thôn dã với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhà thơ nói về chuyện sinh hoạt hằng ngày như chuyện ăn, chuyện tắm,… tuy cực kì đơn sơ nhưng thích thú ở chỗ mùa nào cũng sẵn, chẳng phải nhọc công tìm kiếm về mặt tinh thần, cuộc sống giản dị như thế cho phép con người được tự do, tự tại, không cần phải luồn cúi, cầu cạnh kẻ khác, không cần phải theo đuổi công danh, phú quý, không bị gò bó, ràng buộc vào bất cứ khuôn phép nào.
Những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá… đều là cây nhà lá vườn, do mình tự làm ra, là công sức của chính mình. Và Quan Trạng giờ đây cũng tắm hồ sen, tắm áo như bao người dân quê khác.
Là bậc triết gia với trí tuệ uyên thâm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nắm vững lẽ biến dịch, hiểu thấu quy luật của Tạo hóa và của xã hội. Theo ông, cái khôn của bậc chính nhân quân tử là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hòa hợp với thiên nhiên thuần khiết.
Nhãn quan tỏ tường và cái nhìn thông tuệ của nhà thơ thể hiện tập trung nhất ở hai câu thơ cuối. Nhà thơ tìm đến cái “say” là để “tỉnh” và ông tỉnh táo hơn bao giờ hết:
“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”.
Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cho đến bây giờ, ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585). Ông là niềm tự hào của miền đất học nổi tiếng Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Từng đỗ Trạng nguyên dưới triều nhà Mạc nhưng khi dâng sớ vạch tội mười tám tên lộng thần, vua không nghe, ông liền từ quan về quê mở quán dạy học, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng, đỗ đạt cao nên ông được suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử. Không chỉ vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ chữ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ “Nhàn” nằm trong tập thơ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Nhan đề bài thơ là do người đời sau đặt.
“Nhàn ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, với cấu trúc đề, thực, luận, kết quen thuộc. Tác phẩm không chỉ ca ngợi thú thanh nhàn mà còn đậm chất triết lý giáo huấn. Mở đầu bài thơ, tác giả như đưa người đọc đến với chốn thôn quê yên bình, nơi có một lão nông tri điền đang mải mê cày cuốc, vui với thú vui của ruộng vườn:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Tác giả sử dụng điệp từ “một”, cùng biện pháp liệt kê với loạt các danh từ chỉ vật dụng của nhà nông: “mai, cuốc, cần câu” khiến cho người đọc không chỉ thấy được tư thế sẵn sàng lao động mà mọi thứ cũng đều đã sẵn sàng. Chúng ta không khỏi liên tưởng đến hình ảnh ngư, tiều, canh, mục..Đâu chỉ có thế, con người còn tìm thấy niềm vui, sự ưng ý, thanh thản trong cuộc sống: “Thở thẩn dầu ai vui thú nào”. Hai chữ “thơ thẩn” là trạng thái thảnh thơi, trong lòng không gợn chút mưu toan cá nhân. Khi kết hợp với “vui thú nào”, nhàn đã trở thành một thú vui có dư vị và sự hấp dẫn riêng đối với nhà thơ. Vì vị Trạng nguyên ngày nào đã tìm thấy niềm vui trong công việc lao động, làm bạn với nơi thôn dã: đào giếng lấy nước uống, trồng lúa lấy cơm ăn. …Phải chăng, với nhà thơ cuộc sống ấy chẳng khác nào cuộc sống thần tiên như có lần chính tác giả đã bộc bạch:
“Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách”
Nhưng không dừng lại ở đó, với nhà thơ “Nhàn ” còn là chính cái cách Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm về nhân sinh, về cuộc đời trong hai câu thực:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Trong hai câu thơ trên, ta thấy nghệ thuật đối rất chuẩn: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo nên một hệ thống các từ ngữ đối lập để thể hiện rõ thái độ của mình: cho thấy sự khác biệt của ông với người khác chính là cách lựa chọn cho mình một cuộc sống “lánh đục về trong”. Bởi lẽ, hình ảnh “Chốn lao xao” và “nơi vắng vẻ” đểu là hình ảnh ẩn dụ. Nếu “chốn lao xao” là nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi thì “nơi vắng vẻ” lại là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn mình tìm thấy sự thảnh thơi. Cứ tưởng cuộc sống vất vả chân lấm tay bùn, quanh quẩn nơi đồng ruộng là “dại”, còn cuộc đời đầy ắp danh lợi là “khôn”. Nhưng thực chất, con người khi sống giữa vòng xa hoa danh lợi ấy lại phải giả trá bằng chính khí tiết và danh dự của mình. Đây chính là cách nói ngược để nhà thơ thể hiện quan điểm sống. Soi lại cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm, phải chăng chính ông đã nhìn thấy cái “khôn” mà đang ngày một hao mòn đi khí tiết của một người quân tử. Chính vì thế, ông đã không ngần ngại cáo quan về quê để gìn giữ cho danh dự của mình mãi sạch trong như đám mây trắng tinh khôi, không vương chút bùn nhơ ( Bạch Vân Cư Sĩ). Hóa ra cái khôn ấy là khôn dại, mà cái dại ấy là dại khôn:
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”
Cuộc sống nhàn không chỉ thể hiện trong quan niệm sống của tác giả mà còn chính là cách nhà thơ hòa mình vào thiên nhiên trong cuộc sống thanh bần, giản dị của hai câu luận:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Người đọc thấy nghệ thuật đối rất chuẩn từ ý cho đến cấu trúc của hai câu thơ.Không chỉ thế, nổi bật trước mắt chúng ta là bức tranh tứ bình với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhưng quan trọng hơn cả, con người đã trải qua bốn mùa với cuộc sống thanh thản, tiêu dao: mùa nào thức nấy. Dù là một vị quan lớn, khi về với cuộc sống bình dị, Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng cố tìm cho mình những sơn hào hải vị hay cuộc sống xa hoa, sung túc. Với ông, những món ăn đạm bạc: “măng trúc, giá” cũng đủ cho cuộc sống thanh nhàn ấy trôi qua mỗi ngày. Hai câu thực không chỉ cho chúng ta được cuộc sống bình dị của nhà thơ mà nổi bật hơn cả chính là sự hòa hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên của chính tác giả. Điều này cũng vừa hay trùng khớp với quan niệm vô vi của Đạo giáo: thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên.
Và cuối cùng, thú vui “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn bộc lộ qua chính thái độ của ông với tiền bạc, danh lợi. Hai câu kết của bài thơ đã thể hiện rất rõ điều này:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Hai câu thơ được lấy cảm hứng từ điển tích Trung Hoa xưa: Thuần Vu Phần uống say ngủ dưới gốc cây hòe. Ông nằm mơ thấy đất nước Hòe An. Ở đây, ông đã được tận hưởng giàu sang phú quý. Nhưng khi tỉnh dậy, thấy dưới cành hòe phía nam chỉ là một tổ kiến mà thôi. Từ đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm bộc lộ thái độ coi thường: vinh hoa phú quý cũng giống như giấc “chiêm bao”, có đấy rồi cũng mất đi rất nhanh. Chỉ cần một cái mở mắt, tất cả sẽ tan biến như đất nước Hòe An mà thôi. Chính vì vậy, cái tồn tại vĩnh hằng chính là thiên nhiên và nhân cách của con người.
Khép lại trang thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Nhàn” đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Cũng qua đó, em tự rút ra bài học với bản thân mình rằng: chúng ta sẽ tìm thấy niềm vui từ những điều giản dị trong cuộc sống, không nên vì vật chất mà đánh đổi danh dự của, nhân cách của mình.
Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Suy nghĩ về bài thơ nhàn hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Suy nghĩ về bài thơ nhàn thật hay và đạt được kết quả cao.