Top 3 # Xác Định Giọng Điệu Bài Thơ Mèo Đi Câu Cá Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Nội Dung Thơ Mèo Đi Câu Cá

Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Nội dung : Thơ ” Mèo đi câu cá”

– Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.

– Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ.

– Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

– Giáo dục trẻ chăm chỉ, không lười biếng, ỉ lại vào người khác .

Máy chiếu, hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình

Nhạc bài hát ” Gà trống, mèo con và cún con”

– Trẻ: Quần áo sạch sẽ và tâm thế thoải mái,mũ mèo, mũ gà trống, mũ lợn con.

– Các con ơi! Nghe tin lớp mình chăm ngoan và học giỏi nên hôm nay có rất nhiều các cô đến xem chúng mình học đấy, chúng mình hãy chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào!

– Các con ạ! Để đáp lại tình cảm của các cô giờ chúng sẽ cùng nhau hát tặng các cô bài hát ” gà trống, mèo con và cún con” nào!

– Chúng mình vừa hát xong bài hát gì?

– Trong bài hát nói về những con vật nào?

– Nhà các con có những con vật này không?

– Ngoài những con vật này ra nhà các con còn có những con vật nào nữa?

– Trong bài hát nói về một chú mèo rất đáng yêu, chúng mình có biết chú mèo làm công việc gì?

– Cô có một bài thơ nói về những chú mèo rất đáng yêu các con có muốn cùng cô học bài thơ không!

Vậy chúng mình cùng nhau về chỗ ngồi học bài nào!

– Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì các con?

– Bài thơ ” Mèo đi câu cá” của tác giả nào?

– Cô đọc lần 2 qua trình chiếu powerpoint

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ ” Mèo đi câu cá” của nhà thơ Thái Hoàng Linh rồi

– Bạn nào giỏi cho cô biết trong bài thơ có những nhân vật nào?

– Hai anh em mèo trắng đã rủ nhau đi đâu?

– Chúng mình thấy mèo anh có câu cá không? Vì sao?

Đã có em rôi!

– Thế mèo em có câu được cá không? Vì sao?

– Cuối cùng hai anh em mèo trắng có câu được con cá nào không?

Cùng khóc meo meo!

– Các con ạ trong bài thơ có những từ khó như:

+ Từ: ” Hớn hở” tức là thể hiện sự vui mừng thoải mái. Vì mèo em nghĩ đã có mèo anh câu cá rồi nên mèo em rất vui mừng và thoải mái đi chơi cùng thỏ bạn đấy!

– Cho cả lớp đọc từ ” Hớn hở”

+ Ngoài ra còn từ ” hối hả” Các con ạ! ” hối hả” thể hiện sự gấp gáp, vội vàng nhanh chóng.

– Cho cả lớp đọc từ ” hối hả”

– Cho cả lớp đọc 2 -3 lần

– Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ

– Cô thấy chúng mình rất ngoan và học giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi có tên ” Tiếng con vật gì”

– Cô giáo sẽ mở máy tính tiếng kêu của các con vật, cả lớp sẽ đoán tiếng kêu đó của con vật nào!

Nghe tiếng kêu nói đúng tên con vật

– Cho cả lớp cùng chơi 2 lần

* Kết thúc cô cho trẻ ra chơi

– Gà trống, mèo con và cún con

– Hai anh em mèo trắng và con thỏ

– Mèo không câu cá, vì buồn ngủ

– Mèo em không câu cá vì muốn đi chơi

– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo

– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo

– Trẻ lắng nghe cô giáo phổ biến cách chơi và luật chơi

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Phát Triển Ngôn Ngữ Thơ: Mèo Đi Câu Cá

Cô cho trẻ nghe tiếng kêu của mèo và hỏi:

– Đó là tiếng kêu của con gì?

– Nhà con nuôi mèo không?

– Mèo thích ăn gì?

*HĐ 2:Dạy trẻ đọc thơ “Mèo đi câu cá”

– Cô đọc cho trẻ nghe lần 1: giới thiệu tên bài thơ, tác giả.

– Cô đọc thơ lần 2 kết hợp hình ảnh minh

– Đàm thoại trích dẫn

+ Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?

“Anh em mèo trắng

Vác giỏ đi câu”

+ Mèo anh câu cá ở đâu?mèo em câu ở đâu?

“Em ngồi bờ ao

Anh ra sông Cái”

+ Mèo anh câu được cá không? Vì sao?

“Hiu hiu gió thổi.

Buồn ngủ quá chừng.

Mèo anh ngả lưng

Ngủ luôn một giấc.

+ Mèo anh thầm chắc điều gì?

Lòng riêng thầm nhắc

Đã có em rồi”

+ Mèo anh câu được cá không? Vì sao?

Mèo em đang ngồi

Thấy bầy thỏ bạn

Đùa chơi múa lượn

Vui quá là vui.

+ Mèo em nghĩ điều gì?

“Mèo nghĩ :Ồ thôi

Anh câu cũng đủ

Nghĩ rồi hớn hở

Nhập bon vui chơi”

+ Cuối cùng điều gì đã xẩy ra vơi anh em mèo? Tại sao?

“Đôi mèo hối hả

Quay về lều gianh

Giỏ em,giỏ anh

Không con cá nhỏ”

* Giáo dục trẻ: Vì mải chơi và ỷ lại vào nhau nên anh em mèo đã không có gì để ăn. Các con nhớ không được lười biếng, không được ỷ lại vào người khác mà phải chăm chỉ, siêng năng thì mới là con ngoan trò giỏi của ông bà,cha mẹ và thầy cô.

* Cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ

– Cô dạy trẻ đọc thơ theo cô từng câu 1 lần

– Cho trẻ đọc thơ theo cô cả bài 2- 3 lần.

– Cho trẻ đọc thi đua theo tổ

– Cho trẻ đọc theo nhóm bạn nam (1 trẻ mời các bạn khác cùng đọc), nhóm bạn nữ đọc

– Cho trẻ đọc 1 cá nhân

Cô chú ý sửa sai cho trẻ

– Cho trẻ đọc cả lớp nối tiếp dựa theo hiệu lệnh của cô.

– Cách chơi: Cô có 2 ao cá,cô chia các bạn thành hai đội: Mèo anh và mèo em. Mỗi đội có một ao cá, nhiệm vụ hai đội đó là khi cô hô: bắt đầu thì hai bạn đầu hàng của cả 2 đôi bật qua vòng tới ao cá,dùng vợt để vợt 1 con cá cho vào rổ, sau đó chạy nhanh về cuối hàng , bạn tiếp theo lại bật qua vòng lên vớt cá.Cứ như vậy cho tới hết bản nhạc đội nào vớt được nhiều cá đội đó sẽ thắng cuộc.

– Luật chơi: nếu ai chạm vào vòng thì con cá đó không được tính.

– Cho trẻ chơi(Cô bao quát,giúp đỡ trẻ chơi)

– Kết thúc trò chơi: Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả

Kết thúc: Cô cùng trẻ hát: Rửa mặt như mèo.

Nhận Xét Về Giọng Điệu Trong Bài Thơ Tức Cảnh Pắc Bó Của Hồ Chí Minh

Nhận xét về giọng điệu trong bài thơ Tức cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh

– Câu thơ đầu có giọng điệu thoải mái, cho thấy Bác Hồ sống thật ung dung, đồng điệuvới nhịp sống của núi rừng Pắc Bó:

Sáng ra bờ suối tối vào hang.

Câu thơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi, gợi cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng – tối, ra – vào.

– Câu thơ thứ hai vẫn tiếp tục mạch cảm xúc đó nhưng có thêm nét tươi vui, thích thú. Đó là sự sẵn sàng của các loại thức ăn thường nhật:

Cháo bẻ rau măng vẫn sẵn sàng.

– Hai câu thơ đầu nói về sinh hoạt thường ngày của Bác trong ăn ở. Câu thơ thứ ba cũng diễn tả sinh hoạt đó nhưng ở một khía cạnh khác: làm việc.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

Câu thơ trên thể hiện hơn nữa sự thích thú của Bác với điều kiện sinh hoạt tại Pắc Bó, đồng thời cũng làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trên chiến khu. Giọng điệu thơ khỏe khoắn và nhiều ấn tượng.

Từ láy duy nhất trong bài thơ: chông chênh tạo nên một khung cảnh vừa mạo hiểm vừa gợi cảm, tạo cho người đọc chút tò mò. Ba chữ dịch sử Đảng toàn vần trắc làm cho lời thơ thêm mạnh mẽ. Trung tâm của bức tranh Pắc Bó là hình tượng người chiến sĩ cách mạng vừa chân thực, sinh động vừa mang một sứ mệnh lớn lao, một tư thế uy nghi giống như một tượng đài về tinh thần cách mạng. Dịch sử Đảng ở đây là sử Đảng Liên Xô, đó chính là khởi nguồn cho thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

– Câu thơ cuối cùng toát lên được tinh thần của toàn bài thơ:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Sang ở đây hoàn toàn không phải là sang trọng theo cách hiểu hiện đại mà chính là sự sang trọng trong chính lối sống, sinh hoạt, làm việc và sự cống hiến của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ trên không thuyết minh cho toàn bài thơ nhưng đã làm cho bài thơ có một sức hấp dẫn kì lạ. Sức hấp dẫn ấy đến từ giọng điệu của câu thơ và toàn bài thơ.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Giáo Án Mầm Non Truyện Mèo Hoa Đi Học

Nội dung giáo án truyện mèo hoa đi học

Trẻ nắm được tên câu chuyện, tên các nhân vật trong câu chuyện.

Trẻ nắm được lời thoại của các nhân vật trong truyện.

Ghi nhớ có chủ đích, quan sát, lắng nghe lời cô giáo kể.

Kỹ năng làm việc nhóm, trả lời câu hỏi.

Trẻ tích cực tham gia vào giờ học và các hoạt động.

Giáo dục trẻ tính trung thực, niềm vui, niềm ham thích khi được đến trường trở thành con ngoan trò giỏi là niềm tự hào, hãnh diện của gia đình.

Các hình nhân vật Mèo mẹ, Mèo con, bác Cừu và bạn Nai có kích thước lớn.

Các bức tranh mô phỏng trình tự câu chuyện Mèo con đi học.

Rối ngón tay các nhân vật Mèo mẹ, Mèo con, bác Cừu, bạn Nai đủ cho cả lớp.

Cô giáo nghiên cứu kĩ tác phẩm. Tập kể diễn cảm.

PHƯƠNG PHÁP- BIỆN PHÁP:

Làm mẫu, sửa sai, khuyến khích, động viên.

Nào! Đã hết giờ chơi ngoài vườn rồi, các con hãy đi cùng cô vào lớp và lớp mình cùng hát vang bài hát ” Vì sao con mèo rửa mặt”

Lớp chúng mình vừa hát bài hát ” Vì sao con mèo rửa mặt”. Bài hát nói về con gì vậy các con?

À! Đúng rồi đấy các con. Bài hát nói về mèo con đấy các con ạ!

Hoạt động 2: Kể chuyện kết hợp mô phỏng nhân vật.

* Cô kể cho cháu nghe kết hợp với cư chỉ hành động.

Cô vừa kể câu chuyện có tên là gì nào các con?

Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

Cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung câu chuyện:

Bạn mèo hoa của chúng ta có cái đuôi thật đẹp đúng không nào các con. Vậy cô đố các con ai đã khen cái đuôi của bạn Mèo Hoa nào? Và bạn ấy đã khen như thế nào?

Lúc ấy Mèo mẹ đã nói gì với Mèo Hoa?

Vì sao Mèo Hoa không chịu đi học và cảm thấy buồn bực trong lòng?

Bác Cừu đã chữa đuôi cho Mèo Hoa như thế nào?

Nghe các Cừu nói thế Mèo Hoa có đi học không nào các con?

À thế thì khi Mèo Hoa đi học, mèo mẹ đã nói gì với Mèo Hoa ?

Cho trẻ nhắc lại lời nói của Mèo mẹ.

Hoạt động 3: Củng cố giáo dục.

Qua câu chuyện này các con học được điều gì?

À! Đúng rồi đấy các con. Câu chuyện là một bài học quý nói về tính trung thực, chúng ta không nên nói dối, không làm ông bà cha mẹ buồn lòng. Và các con biết không mỗi ngày đến trường là một niềm vui, các con sẽ có thêm nhiều bạn mới, trở thành con ngoan trò giỏi làm vui lòng thầy cô, ông bà, cha mẹ.các con nhớ chưa nào?

Cô mời lớp chúng mình đứng dậy và hát cho cô bài hát “Mèo con đi học” nào.

Hoạt động 4: Tổ chức trò chơi xếp tranh theo trình tự câu chuyện

Cô chuẩn bị hai bộ tranh rời xếp không theo trình tự

Cô chia trẻ làm 2 nhóm xếp tranh theo trình tự thành hang ngang từ trái sang phải.

Cô cho các bạn trong nhóm quan sát và nhận xét.

Hoạt đông 5: Tổ chức trò chơi ” Ngón tay biết nói”

Cô phát cho mỗi cháu một rối ngón với các hình nhân vật: Mèo Hoa, Mèo mẹ, bạn Nai và bác Cừu. Trẻ đeo vào ngón tay và nói lời nhân vật đó khi kể tiếp câu chuyện cùng cô.

Cô dẫn tuyện đến lời nhân vật cho trẻ có rối ngón tay hình nhân vật, cùng đồng thanh nói lời thoại.

Hôm nay lớp mình học rất ngoan. Bạn nào cũng ngoan và giỏi. Cô khen cả lớp nào!

Xem online hoặc tải về bản gốc (file Word) giáo án mầm non mèo hoa đi học