Top 9 # Xem Phim Truyện Cổ Tích Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Top 10 Phim Truyện Cổ Tích Việt Nam Hay Nhất 2022

Truyện cổ tích Việt Nam là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác. Có xu thế hư cấu bao gồm: Cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Cùng 10Hay khám phá 10 phim truyện cổ tích Việt Nam hay nhất. Đây cũng là những phim truyện có lượt người xem nhiều nhất trên youtube hiện nay.

1. Truyện Cổ Tích Việt Nam Hay Nhất – Mụ Yêu Tinh Và Bầy Trẻ

Truyện cổ tích Mụ yêu tinh và bầy trẻ kể về một mụ yêu tinh ngốc nghếch, độc ác. Mụ đã bị chết bởi những cậu bé láu cá. Truyện cổ tích Việt Nam mụ yêu tinh và bầy trẻ đã rút ra kinh nghiệm cho các em: Chỉ cần sự thông minh và mưu trí sẽ có thể chiến thắng được những kẻ hung ác và gian tà.

Mụ yêu tinh và bầy trẻ đã trở thành phim truyện cổ tích Việt Nam hay nhất. Theo thống kê của Youtube có hơn 18 triệu lượt xem.

Cô Tấm chăm chỉ trong truyện cổ Việt Nam Tấm Cám luôn bị mẹ con Cám độc ác tìm cách hãm hại. Câu truyện cổ tích Tấm Cám là một Bài Học Quý Giá về nhân quả. Hầu như là người Việt Nam ai cũng biết đến sự tích tấm cám. Truyện cổ tích giúp bạn có thể nhìn tổng thể bức tranh cuộc sống phong kiến ngày trước. Và rút ra bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Phim có tới hơn 8 triệu lượt xem. Vừa qua, truyện cổ tích Tấm Cám còn được làm mới thành phim điện ảnh với tựa: “Tấm Cám chuyện chưa kể” mới vửa ra mắt chiếu rạp đã thu hút được rất nhiều người xem.

3. Cổ Tích Thạch Sanh Lý Thông

“Thạch Sanh ” thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì. Cố truyện xoanh quanh nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh lại mồ côi, có thể lợi dụng được nên Lý Thông bèn đề nghị kết nghĩa anh em. Thạch Sanh là một truyện cổ tích kì diệu nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Niềm tin sâu sắc về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác trong cuộc đời. Bộ phim thu hút gần 7 triệu lượt xem trên youtube.

4. Truyện cổ tích Việt Nam – Vợ Cóc.

Truyện cổ tích Vợ cóc là câu chuyện cổ dân gian, nhiều màu sắc thú vị và bài học ý nghĩa. Câu chuyện với hình ảnh giản đơn cùng cốt chuyện tự nhiên. Lôi cuốn trẻ không kém gì sức hút của những bộ đồ chơi thông minh ngày nay. Đó cũng là một trong những điều đáng tự hào cho nền văn học, nghệ thuật mà cha ông ta để lại. Phim hấp dẫn hơn 4 triệu lượt xem trên youtube.

5. Truyện cổ Tích Việt Nam – Nói Dối Như Cuội

6. Phim Cậu Bé Thông Minh

Truyện cổ tích Việt Nam Cậu bé thông minh kể về một cậu bé có cá tính thật dễ thương. Con trai của một lão nông dân trong làng bản tính hiền lành và lanh lợi. Tài mưu lược và chí óc siêu phàm của cậu bé này đã giải đố được tất cả các câu hỏi hóc búa. Truyện cổ tích “Cậu bé thông minh” là câu truyện đề cao trí khôn dân gian. Cậu bé thông minh đã trở thành biểu tượng tiêu biểu cho tuổi trẻ: Tài cao, sắc sảo nhưng không kém phần dí dỏm và bản lĩnh. Nhờ cách diễn suất tự nhiên và vẻ lanh lợi của diễn viên nhỏ của Phương Nam Film đã giúp thu hút gần 4 triệu lượt người xem phim trên Youtube

7. Vua cờ Lau – Đinh Bộ Lĩnh

Bộ phim truyện cổ tích Việt Nam này đã thu hút gần 3 triệu lượt xem trên Youtube. Vua Cờ Lau là một bộ phim cổ tích do Việt Nam sản xuất được lấy cảm hứng tứ người anh hùng cờ lau Đinh Bộ Lĩnh. Hy vọng bộ phim mang linh hồn dân tộc này sẽ đi sâu và gắn kết con người Việt Nam chúng ta. Thông qua Đinh Bộ Lĩnh vị tướng hùng mạnh của dân tộc ta vang danh một thời.

8. Ai Mua Hành Tôi

Ai Mua Hành Tôi là câu chuyện kể về một một anh nông dân nghèo. Do cứu con chim sẻ tội nghiệp mà được nó tặng cho lọ nước thần. Nhờ lọ nước thần ấy mà vợ anh bỗng trở nên xinh đẹp. Nhưng cũng vì thế mà anh mất vợ vào tay vua. Bằng trí thông minh của mình, anh đã tìm lại được vợ, hơn nữa anh còn lên làm vua.

Truyện cổ tích Việt Nam Ai mua hành tôi nêu bật lên được yếu tố tình nghĩa vợ chồng trong cuộc sống. Đã thu hút hơn 3 triệu lượt xem trên Youtube. Bạn đã xem phim truyện cổ tích Việt Nam “Ai Mua Hành Tôi”? Đây là một trong những truyện hay trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Bao gồm những yếu tố hài hước những bài học quý giá trong cuộc sống.

9. Lê Như Hổ Cổ Tích Việt Nam

Truyện cổ tích Việt Nam Lê Như Hổ là một câu chuyện hay đầy ý nghĩa. Truyện nói về một người thông minh tài giỏi có công với đất nước bằng những mưu mẹo của mình. Rất nhiều tình tiết hấp dẫn lôi cuốn nhưng cũng không kém phần giải trí vui vẻ. Bộ phim muốn gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa tới người xem, nhất là các em thiếu nhi. Những người tốt phong độ thẳng thắn thì sẽ có cuộc sống may mắn, hạnh phúc và thành công. Bộ phim cũng được sự đón nhận của đông đảo khán giả. Với hơn 2 triệu lượt xem trên Youtube.

10. Ăn khế trả vàng

Truyện cổ tích Việt Nam là mạch nguồn trong trẻo, mát lành, sâu thẳm và mạnh mẽ của văn học dân gian. Truyện cổ tích đã tưới mát tâm hồn biết bao thế hệ. Qua sự sàng lọc của thời gian, những câu chuyện ấy dần trở nên tinh tế, hàm súc và có sức hấp dẫn kỳ diệu. bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể tìm thấy ở đó rất nhiều ý tưởng. Giúp trẻ vượt qua khó khăn, phát triển nhân cách tốt đẹp một cách tự nhiên, thuần hậu nhất.

Truyện Cổ Tích Việt Nam

Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp. Tối đến, vua đứng lặng nhìn quanh, thấy mình đã bị lạc đường, không tìm được lối ra. Bỗng vua thấy có một mụ già, đầu lắc lư đi tới: đó là một mụ phù thủy. Vua bảo mụ:

– Này cụ, cụ có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng được không?

Mụ đáp:

– Tâu bệ hạ, được chứ. Cái đó già làm được, nhưng với một điều kiện mà nếu bệ hạ không chấp nhận thì bệ hạ không bao giờ ra được khỏi rừng này và sẽ chết đói ở đây.

Vua hỏi:

– Điều kiện gì hở cụ?

– Già có một đứa con gái đẹp nhất đời. Bệ hạ chưa từng thấy ai đẹp đến thế đâu, thật xứng đáng làm vợ vua. Nếu bệ hạ đồng ý lấy nó làm hoàng hậu thì già sẽ chỉ đường cho bệ hạ ra khỏi rừng.

Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến ngôi nhà nhỏ của mụ. Con gái mụ ngồi bên lửa. Cô đứng dậy ra đón vua ngay, như đã sẵn sàng chờ vua đến. Vua thấy cô tuyệt đẹp nhưng không thích, nhìn cô, vua cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đặt cô lên mình ngựa thì mụ chỉ đường cho vua. Vua về đến cung điện làm lễ cưới.

Nguyên vua đã lấy vợ một lần và hoàng hậu sinh được bảy con, sáu trai một gái, vua yêu quí vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt mà còn có thể làm khổ chúng nữa vua đưa chúng đến ở một tòa lâu đài hiu quạnh giữa rừng sâu. Lâu đài rất kín, đường đi đến khó mà tìm được, chính vua cũng không tìm ra đường nếu không được một bà lão cho một cuộn chỉ có phép lạ. Khi vua ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự gỡ ra và chỉ đường cho vua.

Nhà vua luôn luôn đi thăm các con yêu dấu, nên hoàng hậu để ý đến sự vắng mặt của vua. Mụ dì ghẻ tò mò muốn biết vua đi vào rừng một mình làm gì. Mụ bèn cho thị vệ của vua nhiều tiền, chúng nói lộ bí mật cho mụ biết và nói cả đến cuộn chỉ biết đưa đường. Mụ bứt rứt không yên tâm, mãi cho đến lúc mụ tìm ra được chỗ vua để cuộn chỉ. Mụ bèn may một số áo lót bằng lụa trắng và khâu bùa vào vì mụ học được ít phép của mẹ.

Một hôm, vua ruổi ngựa đi săn vắng, mụ mang áo đi theo cuộn chỉ dẫn đường vào rừng. Bọn trẻ thấy từ xa có bóng người đến tưởng là cha yêu dấu, vội vui mừng chạy lại đón. Mụ bèn tung trùm lên mỗi đứa một cái áo, áo vừa đụng vào người thì chúng biến ra thiên nga bay vượt qua rừng biến mất. Mụ hớn hở về nhà, tưởng là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là còn cô con gái không chạy ra đón cha cùng các anh.

Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái thôi. Vua hỏi:

– Các anh con đâu?

Cô đáp:

– Trời ơi, cha yêu dấu! Các anh con đi mất rồi, bỏ lại mình con.

Rồi cô kể cho vua nghe cô đứng ở cửa sổ nhìn thấy những gì, các anh cô hóa thiên nga bay qua rừng thế nào, và đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân. Vua rất buồn bã nhưng không ngờ là hoàng hậu làm việc độc ác ấy. Vua sợ cô gái cũng bị mất nốt nên định mang cô đi cùng. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua hãy để cô ở lại tòa lâu đài trong rừng đêm ấy nữa. Cô gái đáng thương nghĩ bụng:

– Mình không thể ở đây lâu được nữa, mình phải tìm các anh mới được.

Truyện cổ tích Việt Nam – Sáu con Thiên Nga

Nhưng tới lúc mặt trời sắp lặn cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ chui vào. Chúng ngồi xuống đất, thổi lẫn cho nhau, cho bay hết lông; bộ lông thiên nga trút ra như một chiếc áo lót. Cô gái nhận ra các anh mình, mừng lắm, chui ở gầm giường ra. Các anh trông thấy em cũng mừng rỡ chẳng kém. Nhưng vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:

– Em không ở đây được đâu. Đây là sào huyệt của bọn cướp, chúng về thấy em sẽ giết em mất.

Em hỏi:

– Thế các anh có cách nào che chở em không?

Các anh nói:

– Không, vì mỗi tối, các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga, hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ, sau đó lại phải biến thành thiên nga.

Em khóc hỏi:

– Thế không có cách nào giải thoát các anh à?

Các anh đáp:

– Không được đâu! Khó lắm. Trong sáu năm, em không được nói được cười. Trong thời gian ấy, em phải may cho các anh sáu chiếc áo lót nhỏ bằng hoa thúy cúc. Nếu em nói nửa lời là công toi hết.

Các anh vừa nói xong thì một khắc đồng hồ đã qua, các anh lại biến thành thiên nga bay qua cửa sổ mất. Cô gái nhất định giải thoát cho các anh, dù có phải hy sinh tính mạng. Cô rời bỏ chiếc lều hoang, vào giữa rừng, leo lên cây ngủ đêm. Sáng hôm sau, cô đi hái hoa thúy cúc và bắt đầu khâu áo. Cô chẳng nói năng được với ai mà cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô chỉ ngồi một chỗ chăm chú làm.

Một thời gian đã qua. Vua xứ ấy cùng thợ săn vào rừng tìm thú, đến cây cô ngồi. Họ gọi cô:

– Cô hãy xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không hại gì cô đâu.

Cô chỉ lắc đầu. Họ hỏi dồn mãi, cô liền ném xuống cho họ chiếc dây chuyền đeo cổ bằng vàng, tưởng làm như thế cho họ yên đi. Nhưng họ vẫn không chịu thôi, cô liền vứt chiếc thắt lưng của cô xuống. Thấy vẫn chưa ổn cô vứt thêm nịt bít tất, rồi dần dần vứt tất cả các thứ mặc trên người có thể vứt được, đến nỗi cô chỉ còn chiếc áo lót. Những người thợ săn không vì thế mà chịu lùi. Họ trèo lên cây, bế cô xuống đưa đến trước mặt vua. Vua hỏi:

– Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?

Cô không đáp. Vua dùng đủ các thứ tiếng vua biết mà cô vẫn câm như hến. Nhưng cô đẹp quá khiến lòng vua rung động. Vua yêu cô tha thiết. Vua khoác áo ngực cho cô, đặt cô lên kiệu ngồi trước mình đưa về cung điện. Vua cho cô mặc quần áo sang trọng, cô đẹp lộng lẫy như một ngày nắng đẹp, nhưng cô vẫn không nói nửa lời. Vua đưa cô lại ngồi ở bàn ăn, cho ngồi bên mình. Dáng điệu nhu mì và e lệ của cô khiến vua rất hài lòng. Vua nói:

– Ta thiết tha muốn lấy cô này, ta không lấy một ai khác trong thiên hạ đâu.

Mấy hôm sau, vua lấy nàng. Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, không bằng lòng với đám cưới này, và nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:

– Không biết cái con này ở đâu ra mà nó không nói năng gì được. Nó không xứng đáng làm vợ vua.

Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng. Mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ tâu vua là nàng ăn thịt người. Vua không tin, không để ai làm hại nàng. Lúc nào nàng cũng ngồi khâu áo lót, ngoài ra không để ý đến cái gì khác. Lần sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mẹ ghẻ quỉ quyệt lại lừa vua như lần trước. Vua vẫn nhất định không tin lời mụ. Vua bảo:

– Nàng trong sạch và tốt bụng, không thể làm việc ấy đâu. Nếu nàng nói được và có thể tự bênh vực được thì sẽ minh oan được. Nhưng đến lần thứ ba, mụ già lại ăn trộm đứa bé mới đẻ và lại tố cáo hoàng hậu. Nàng vẫn không nói nửa lời để minh oan. Vua không làm khác được phải đưa nàng ra tòa xử. Nàng bị kết tội chết thiêu.

Đã đến ngày hành hình, cũng là ngày cuối cùng của thời gian sáu năm không được nói, cười, ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo lót đã khâu xong chỉ còn thiếu cánh tay áo chiếc cuối cùng. Khi nàng bị dẫn đến đống củi, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga bay trên không lại. Nàng cảm thấy mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.

Thiên nga bay rào rào tới chỗ nàng, sà xuống thấp để nàng có thể ném áo lót lên tới được. Áo vừa đụng chim thì lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện lên hình người đứng trước nàng, vui vẻ, đẹp đẽ. Chỉ có người em cuối cùng là chiếc áo còn thiếu cánh tay trái vì vậy ở lưng còn có một cánh thiên nga. Anh em ôm nhau hôn trìu mến; hoàng hậu đến tìm vua, vua rất đỗi ngạc nhiên. Nàng nói:

– Tâu bệ hạ, giờ thiếp mới được phép nói và bộc lộ là thiếp đã bị oan.

Nàng kể lại âm mưu mụ già đã lấy trộm ba đứa con đem giấu đi. Vua tìm được con mừng rỡ lắm, còn mụ dì ghẻ cay nghiệt kia phải đền tội. Mụ bị trói trên đống lửa và bị thiêu ra tro. Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc dài lâu.

Truyện Cổ Tích Việt Nam: Chàng Cóc

Chàng Cóc

Ngày xưa, trong một bản vắng, có hai vợ chồng nọ đã sống qua nhiều mùa nương mà chưa có con nối dòng. Họ buồn rầu như cỏ tranh già ngày nắng. Ngày ngày, người vợ thắp hương cầu khấn mong trời thương cảnh nghèo đơn chiếc ban cho một đứa con. Quả nhiên, ít lâu sau, người vợ có thai. Hai vợ chồng mừng lắm. Họ mong ngày mong đêm đứa con sớm ra đời. Nhưng chẳng may người chồng lại bị ốm rồi chết, mắt chưa được nhìn con. Người vợ rất buồn nhưng cứ nghĩ đến đứa con sắp ra đời, lòng lại nguôi nguôi.

Mười ba lần trăng lặn rồi mười ba lần trăng mọc, đứa bé trong bụng mới tròn tháng. Không ngờ, sau một cơn đau bụng dữ dội người vợ hóa lại đẻ ra một con Cóc xấu xí. Người vợ sợ lắm nhưng không nỡ bỏ đứa con của mình. Ngày ngày bà lên rừng đào củ mài để nuôi Cóc, mong cho Cóc chóng lớn. Ngày qua tháng lại, cóc lớn dần và trở thành một chàng Cóc cường tráng. Rồi mẹ Cóc cũng lại qua đời. Từ đó Cóc phải tự mình làm lụng nuôi thân.

Đọc truyện cổ tích: Chàng Cóc

Hồi ấy ở gần nhà Cóc có tên Khoàng Tý. Nhà Khoàng Tý có ba cô con gái đã đến tuổi lấy chồng. Đã bao nhiêu lần, Khoàng Tý mở hội để kén chọn con rể. Nhiều chàng trai đẹp đến để thi tài. Nhiều con nhà giàu mang trâu, ngựa đến để hỏi nhưng chưa ai làm Khoàng Tý ưng bụng. Lần ấy chàng Cóc tìm đến xin để làm con rể Khoàng Tý. Vừa thấy Cóc, Khoàng Tý đã giận dữ hét lên:

– Con Cóc xấu xí kia, ai cho mày đến hỏi con gái ta! Có cút ngay đi không?

Cóc vẫn bình tĩnh nói rõ ý định của mình. Khoàng Tý giận lắm, nhưng vẫn ra điều kiện:

– Nếu mày bắn một mũi tên xuyên chín con chim mang về đây thì tao sẽ gả con gái cho.

Chàng Cóc nhận lời, rồi mang cung tên đi, vào rừng săn chim. Hôm ấy trời nổi gió dữ dội. Lá to lá nhỏ rơi ào ào, cây đổ ngổn ngang, nhiều thú vật bị chết. Đến một gốc cây to cạnh con suối lớn, chàng Cóc thấy chín con chim bị gió bão quật chết từ lúc nào. Chàng liền nhặt lấy xâu vào một mũi tên rồi đem về dâng lên Khoàng Tý. Khoàng Tý phục chàng Cóc lắm. Nó lại ra thêm một điều kiện:

– Lần này mày phải kiếm liền một lúc chín gánh củi về đây. Được vậy ta sẽ gả con gái cho. Nếu không tao sẽ đánh cho mày một trận.

Khoàng Tý yên trí rằng Cóc nhỏ bé, yếu ớt thế chắc chẳng mang được chín gánh củi về cùng một lúc. Lúc ấy nó sẽ đánh cho Cóc đến chết.

Hiểu được lòng dạ Khoàng Tý, nhưng chàng Cóc chẳng chút ngần ngại. Sáng sớm hôm sau, khi ông mặt trời chưa ngủ dậy, chàng đã sắp sẵn quang gánh, giả vờ đi vào rừng lượm củi. Một láy sau, chàng Cóc trở về nói với ba cô gái:

– Tôi vào rừng kiếm củi chẳng may đâm phải cái gai ở đầu ngón chân cái. Đau quá tôi phải về đây nhờ ba cô nhổ giúp. Tôi nhớ ơn nhiều lắm.

Nghe vậy, hai cô chị bĩu môi, nhổ nước bọt vào lưng Cóc rồi bỏ đi. Chỉ có cô em út là chẳng nói chẳng rằng, lặng lẽ đến khêu gai cho chàng Cóc. Cô đã khêu lâu lắm mà gai chẳng ra. Lúc bấy giờ Cóc mới bảo rằng:

– Cô tốt bụng lắm nhưng khêu thế không được đâu! Phải cầm búa bửa mạnh thì gái mới chịu ra.

Cô út nghe nói vậy lấy làm ngạc nhiên lắm. Nàng sợ Cóc đau nên không giám. Nàng đành phải nói cho cha biết. Mới nghe nói Khoàng Tý cũng ngạc nhiên chẳng kém gì cô con gái út. Nhưng chỉ một lúc sau Khoàng Tý lại thấy vui trong bụng. Hắn nghĩ rằng: thế thì Cóc sẽ phải chết. Hắn liền gọi người làm mang cho hắn một cái búa thật to, to nhất trong nhà. Nhìn thấy vua mang búa hằm hằm đi đến, Cóc đã biết ý ác của nhà vu. Khoàng Tý đến nơi, chẳng nói chẳng rằng cứ thế giơ búa nhằm vào đầu Cóc mà bổ thật mạnh. Chàng Cóc nhanh nhẹn lánh sang một bên và thưa:

– Không! Tôi nhờ Khoàng Tý bổ vào ngón chân cái chứ có phải bổ bào đầu tôi đâu?

Lần thứ hai rồi lần thứ ba, Khoàng Tý đều nhằm vào đầu Cóc mà bổ. Nhưng cả ba lần Cóc đều tránh được. Thất lạ, Khoàng Tý thầm nghĩ: “Hay ta bổ vào ngón chân cái của nó xem sao”. Khoàng Tý lền bổ mạnh vào ngón chân cái của chàng Cóc. Bổ xong, mệt quá, mồ hôi Khoàng Tý đầm đìa, mắt hoa lên. Hắn phải ngồi phịch xuống đất, nhắm mắt lại để thở. Khi mở được mắt ra thì Khoàng Tý thấy trước mặt mình chín gánh củi to và khô. Chàng Cóc bảo Khoàng Tý:

– Đấy tôi đã mang về chín gánh củi rồi, Khoàng Tý gả con gái cho tôi đi.

Lần này thì Khoàng Tý không thề chối cãi được nữa. Hắn đành phải gọi ba đứa con gái của mình đến và hỏi:

– Đứa nào muốn làm vợ Cóc?

Hai cô chị thi nhau cười giễu Cóc. Hết chê chàng da xù xì, lung gù lại chê là mùi hôi thối. Chúng không thèm trả lời, nhổ nước bọt vào lưng cóc rồi bỏ đi. Cô em út thì chẳng nói chẳng rằng cứ ngồi im lặng. Thấy vậy, Khoàng Tý bực lắm, hỏi:

– Thế nào? Mày muốn lấy Cóc à?

Cô gái lặng lẽ gật đầu. Cuối cùng Khoàng Tý đành phải ưng thuận cho con gái út lấy chàng Cóc xấu xí. Lúc tiễn hai vợ chồng Cóc, Khoàng Tý gọi con gái lại gần và bảo:

– Ta sẽ đưa cho con một cái chày đá và một con ngựa, đến giữa đường, con phải ném chết cóc rồi đánh ngựa quay trờ về. Phải nhớ lời ta dặn đấy.

Trên đường về nhà, Cóc dắt ngựa nhảy đi trước còn vợ Cóc cưỡi ngựa theo sau. Đi được một quãng xa, vợ Cóc xuống ngựa và nói với chồng:

– Cha em không ưng bụng cho em sống cùng chàng đâu. Bụng cha em ác lắm, khác với bụng em nhiều, nhưng chàng đừng buồn, em không làm khác ý muốn của mình đâu. Nói hết câu, cô gái ném cái chày đá xuống vực rồi xuống ngựa cùng đi bộ với Cóc về nhà. Hai vợ chồng sống trong một túp lều tranh lụp xụp, rách nát. Hàng ngày, Cóc vẫn một mình phát nương làm rẫy. Vợ Cóc thương chồng lắm. Một lần nàng theo chồng đi ra nương. Đến nơi, nàng nhìn mãi mà không thấy chồng đâu, chỉ thấy một chàng trai khỏe, đẹp đang mải mê làm nương. Người vợ mải nhìn chàng trai, bàn chân vô tình đâm phải cành lá khô dưới đất. Thấy động, chàng trai lập tức chạy trốn vào một bụi cây gần đấy. Vợ Cóc lạ quá liền rượt theo, thì chẳng thấy chàng trai đâu mà chỉ thấy một con Cóc ngồi chồm chỗm dưới gốc cây mục. Vợ ra làm nương tiếp. Vừa làm, nàng vừa nghĩ; không biết chàng trai kia là ai mà lại đến nương làm hộ nhà mình.

Ngày qua tháng lại đã đến ngày hội lớn ở trong vùng. Trai gái trong bẳn mặc những bộ váy áo thật đẹp, thật sặc sỡ để đi dự hội. Thấy mình xấu xí, Cóc không muốn đi chơi với vợ. Chàng dục vợ đi trước còn mình đi sau. Vợ Cóc đi rồi, ở nhà , Cóc liền lột vỏ biến thành một chàng trai trẻ đẹp, rồi theo đường tắt đi đến hội. Lũ làng ai cũng trầm trồ, đổ mắt nhìn về phía chàng. Khi thấy chàng đánh quay tài giỏi quá mọi người dồn đến xem chật vòng trong vòng ngoài. Con gái thì muốn được tung còn với chàng, con trai thì muốn được đọ quay với chàng. Ở trong cuộc vui mà vợ Cóc buồn lắm. Nàng chờ mãi chẳng thấy chồng đến. Nàng định bỏ về nhà, nhưng lúc đi qua đám đông nàng ghé nhìn vào chỗ người đang chơi quay thì bỗng nhận ra chàng trai phát nương ngày nào. Nàng đến gần chàng trai định hỏi chuyện thì chàng bỏ chạy về hướng nhà Cóc. Lũ làng đổ xô chạy theo sau. Mọi người vào nhà chẳng thấy chàng trai nữa, chỉ thấy một con Cóc nằm thở phì dưới gầm giường.

Một lần khác trong vùng lại có hội. Cóc lại giục vợ đi trước. Còn mình đi sau. Lần này vợ Cóc đi đến nửa đường thì quay về nhà. Quả nhiên nàng nhìn thấy một tấm da Cóc ở dưới gầm giường. Chẳng chút chần chừ, nàng liền chạy lại cầm lấy tấm da ném vào lửa. Lúc ấy ở đám hội đang vui, tự nhiên chàng Cóc thấy người bỗng nóng rực lên, biết có chuyện xảy ra chàng bèn chạy ngay về nhà. Vừa vào đến cửa chàng đã ngửi thấy mùi khét, bèn lấy que khều đống lửa thì thây tấm da đã cháy hết. Từ đó Cóc mãi mãi hóa thành người và vợ chồng Cóc sống bên nhau đầm ấm.

Từ ngày mất vỏ, chàng Cóc làm lụng thật vất vả. Mọi việc chàng đều phải nhờ vào hai bàn tay. Lúa trên nương của hai vợ chồng Cóc không tốt như trước nữa. Gạo trong nhà của hai vợ chồng Cóc mau hết hơn. Họ phải đi đào củ mài ở trên rừng để ăn. Một hôm chàng Cóc nói với vợ:

– Vợ chồng mình khổ nhiều quá rồi. Bây giờ tôi không muốn nàng phải ăn củ mài ở trên rừng mãi, phải mặc áo rách mãi. Nàng ở nhà, tôi sẽ đi buôn một chuyến xa. Chỉ một lần trăng lên tôi sẽ trở về thôi!

Thế rồi sáng hôm sau chàng Cóc từ biệt người vợ xinh đẹp ra đi, trong tay chỉ có vài đồng bạc nén. Chàng phải đi xa, xa lắm. Trên đường chàng gặp một Xê sư. Xê sư biết Cóc là người tài giỏi tốt bụng nên muốn giúp chàng đạt được ý muốn. Xê sư hỏi:

– Chàng trai đi đây vậy?

Chàng Cóc lễ phép cúi đầu chào rồi đáp:

– Nhà con nghèo, con phải đi buôn một chuyến xa!

Xê sư lại nói:

– Thế thì con hãy đi theo ta!

Trên đường đi, hai người gặp một dòng sông đoạn giữa trong còn ở đầu dòng và cuối dòng lại đục ngầu. Chàng Cóc lạ lắm, bèn hỏi Xê sư:

– Tại sao lại có con sông lạ như vậy?

Xê sư chậm rãi trả lời:

– À phải! Làm gì có con sông lạ ấy được. Nước phải trong từ trên nguồn xuống chứ có bao giờ chỉ trong ở giữa quãng đâu.

Hai người lại tiếp tục đi. Một lúc sau họ gặp một con chim chỉ có một chân. Thấy lạ chàng Cóc hỏi, thì Xê sư trả lời:

– Con chim có một chân thì không thể đi được. Cũng như người ta không thể một chân mà đi lại dễ dàng.

Chàng Cóc thấy Xê sư nói có lý thì phục lắm. Từ đó hễ trên đường gặp cái gì lạn chàng đều nhờ Xê sư bảo cho.

Hai người đã qua bao nhiêu con sông, bao nhiêu ngọn núi. Một hôm nọ đến một bản nọ. Ở đầu bản họ thấy một cây gạo ra hoa đỏ chói trông rất đẹp mắt. Nhưng chẳng hiểu sao thân nó lại xù xì những gai. Chẳng kìm được tính tò mò, chăng Cóc lại nhờ Xê sư giải đáp giúp. Xê sư nói:

– À có gì đâu! Cái cây đó giống như một con người tốt bụng. Bề ngoài trông xấu xí nhưng trong bụng lại không giấu con dao độc.

Đi với chàng Cóc thêm nhiều con sông, thêm nhiều con suối nữa thì Xê sư nói với chàng:

– Hỡi chàng trai tốt bụng! Bây giờ ta không thể cùng đi với con được nữa. Con hãy ghi vào trong đầu những điều ta đã nói với con ở dọc đường. Nó sẽ giúp con nhiều đấy.

Nói xong Xê sư đi về một ngả, còn chàng Cóc cứ theo ngọn núi trước mắt mà đi. Chàng đi qua bản đầu tiên thì thấy một đám người đang định làm thịt con chó. Mắt nó ươn ướt như muốn nói với chàng một điều gì. Chàng Cóc thương hại con chó sắp bị làm thịt bèn bỏ một đồng bạc nén ra để mua. Con chó thoát chết mừng lắm. Nó ngoe ngẩy cái đuôi tỏ ý cám ơn chàng. Người và chó cùng đi. Đến một bản khác chàng Cóc lại thấy một con mèo xám bị nhốt vào giỏ sắp đêm thả xuống sông. Nghe tiếng kêu thảm thiết của con vật, chàng Cóc không nỡ để người ta giết nó. Chàng lại bỏ một đồng bạc nén để mua con mèo. Chó, mèo cùng chàng Cóc đi đến một cánh rừng nọ thì thấy rất nhiều người xúm quanh một con trăn lớn. Họ sắp giết chăn. Con trăn sợ lắm. Nó đang ra sức giãy giụa để mong thoát chết. Không ngần ngại chàng Cóc lại dốc cả số tiền còn lại ở trong túi để mua con trăn. Thế là số tiền mang theo không còn một xu. Chàng Cóc vui vẻ cung những con vật vừa mua được quay về nhà.

Lại nói đến Khoàng Tý. Từ khi chia tay với con gái út, hắn tưởng con nghe theo mình giết Cóc rồi quay về. Hắn chờ đến năm lần chăng chết, rồi năm lần trăng sống vẫn chưa thấy con về. Khoàng Tý buồn rầu bèn sang nhà Cóc xưm sao. Đến nơi hắn chỉ thấy vợ Cóc ở nhà một mình, liền bắt con gái về để để gả cho con trai xú cà. Vợ Cóc khẩn khoản van nài nhưng nhà vua vẫn trợn mắt quả:

– Bụng tao không ưng cho mày lấy thằng Cóc xấu xí ấy đâu. Mày phải lấy con xú cà thôi. Con xú cà nó có nhiều trâu, nhiều ngựa, nhiều bạc nén. Sao mày không thích giàu mà lại thích nghèo.

Cô gái lại phân trần với vua cha:

– Cha ơi! Cha nhầm rồi! Chồng con không phải là Cóc đâu. Chồng con là người mà.

Nghe vậy nhà vua lại nổi cơn thịnh nộ:

– Mày không nói lọt tai tao đâu! Bụng tao đã ưng cho mày lấy con xú cà thì mày phải nghe! Đừng nói trái lòng tao!

Vợ Cóc khóc nhiều lắm. Nước mắt nàng chảy đã ướt hết một cái áo rồi hai cái áo, mà Khoàng Tý vẫn không chịu nghe. Tên xú cà bụng rất muốn có con gái làm vợ cho con nên nó cho mổ nhiều lợn, nhiều gà, lấy nhiều rượu, nhiều thuốc mời những kẻ giàu ở quanh vùng về ăn lễ. Nó muốn lễ cưới con nó với cô gái xinh đẹp con Khoàng Tý phải to nhất trong vùng. Chúng đang ăn uống linh đình thì đột nhiên có tiếng đập cửa thình thình. Cửa bật mở, chàng Cóc lừng lững bước vào trong nhà. Chúng vừa ngạc nhiên vừa tức nhưng vẫn phải mời chàng Cóc ăn cơm. Khi mời rượu khách, chủ nhà rót quanh một lượt riêng chàng Cóc thì nó bỏ qua. Chàng Cóc giận lắm, nhớ đến lời Xê sư dặn trên đường, chàng nói:

– Nước đục phải đục từ trên nguồn xuống, có bao giờ chỉ đục quãng giữa đâu?

Chẳng biết nói thế nào, bọn chúng phải rót rượu mời chàng. Lúc cầm đũa để gắp thức ăn, chàng Cóc chỉ thấy một chiếc. Chàng cố ghìm lòng nói to:

– Chim chỉ có một chân thì làm sao đi được, người cũng thế? Sao chỉ cho ta một chiếc đũa để ăn.

Lại một lần nữa chúng chịu thua chàng. Vừa lúc ấy vợ chàng Cóc từ trong nhà bước ra. Đầu nàng đội chiếc khăn thêu nhiều màu sặc sỡ, người nàng mặc bộ quần áo mới rất đẹp. Trông nàng như một bông hoa mới nở. Thấy vậy chàng Cóc cất tiếng hỏi:

– Nàng ở nhà có chuyện gì không hay vậy?

Vợ Cóc vừa khóc vừa kể hết đầu đuôi sự việc cho chồng mình nghe. Bấy giờ chàng Cóc mới hiểu tất cả bụng dạ cú cáo của Khoàng Tý. Chàng tìm lời an ủi vợ:

– Thôi! Nàng đừng khóc nữa. Tôi đã mua chó và mèo về rồi. Nàng mang chúng vào nhà đi. Tôi phải ra đầu làng dắt con trăn về đã.

Khi chàng Cóc đi tới nơi buộc trăn lúc sáng thì lạ quá, nhìn quanh chẳng thấy trăn đâu cả, chỉ có một cô gái đẹp đang nở miệng cười. Chàng Cóc hỏi:

– Hỡi cô gái đẹp ơi! Cô có thấy con trăn của tôi buộc ở đây không?

Cô gái mỉn cười đáp:

– Con trăn của chàng chính là em đây!

Chàng Cóc rất ngạc nhiên. Chàng mở mắt to nhìn cô gái đẹp. Thấy vậy, cô gái nói thêm:

– Em là con gái thứ sáu, con gái út của Be dòng đấy. Hôm nọ trời đẹp em lên trần chơi chẳng may gặp đoàn đi săn, họ bắt em định thịt. Hôm ấy nếu không được chàng cứu thì em không nói được nữa rồi! Em biết ơn chàng lắm. Bây giờ chàng xuống chơi nhà em đi, đường dễ đi thôi!

Chàng Cóc rất thương vợ. Chàng muốn ở nhà với vợ nhưng lại muốn biết nhà của Be dòng đẹp như thế nào nên chàng ưng thuận đi theo. Đến một hồ nước rộng, trong xanh, cô gái xinh đẹp chỉ tay xuống mặt nước và bảo:

– Nhà cha em ở dưới này! Giờ chàng nhắm mắt lại và cầm chặt lấy thắt lưng em. Khi nào em bảo mở mắt thì chàng mới được mở.

Cô gái còn dặn thêm:

– Xuống đó, khi về thế nào cha mẹ em cụng tạ ơn chàng đã cứu sống em. Chàng chớ có lấy vàng bạc mà hãy xin chiếc đuôi cá bằng vàng treo ở giữa nhà ấy. Nó sẽ giúp chàng ước gì được nấy.

Chàng Cóc làm theo lời dặn của cô gái. Chàng nhắm mắt lại và nắm chặt lấy thắt lưng cô gái. Khi mở mắt ra chàng thấy mình đang ở trong một ngôi nhà lớn có nhiều lợn gà, vàng bạc. Cô gái kể đầu đuôi câu chuyện cho cha mình nghe. Be dòng niềm nở đón tiếp chàng. Be dòng dọn cho chàng ăn những thức ăn ngon nhất nơi thủy cung. Rồi cô gái lại dẫn chàng đi xem những cảnh đẹp. Sống được ít ngày, chang Cóc thấy nhớ vợ và xin Be dòng trở lại cõi trần. Be dòng biết không thể giữa chàng ở lại thủy cung, liền bảo chàng:

– Hỡi chàng trai tốt bụng, chúng tôi không biết lấy gì đền ơn lòng tốt đã cứu con ta, chàng muốn gì ta sẽ tạ ơn!

Chàng Cóc nhìn quanh nhà Be dòng, rồi thưa:

– Tôi chỉ muốn xin chiếc đuôi cá vàng kia.

Be dòng bằng lòng, lấy đuôi cá vàng trao cho chàng Cóc, rồi cả nhà cùng ra tiễn chàng lên bờ, chúc chàng hạnh phúc, muốn gì được nấy.

Chàng Cóc nhắm mắt lại và nhờ cô gái xinh đẹp đưa lên bờ. Về đến nhà, theo lời dặn của cô gái, chàng Cóc tự tay đóng một cái bàn xinh xắn. Đóng xong, chàng gọi vợ đến và quét xuôi đuôi cá ba lần lên mặt bàn. Một mâm cơm ngon, đầy rượu thịt hiện ra. Hai vợ chồng cùng ăn uống vui vẻ. Sau đó chàng lại qué ba lần lên mặt bàn. Lập tức một tòa nhà bằng vàng óng ánh, cùng không biết bao nhiêu trâu, bò, lơn, gà hiện ra. Từ đấy cuộc sống của hai vợ chồng Cóc trở nên sung sướng, hạnh phúc.

Còn Khoàng Tý, khi tan bữa tiệc cưới ít hôm, có người vào báo có chuyện lạ là vợ chàng Cóc vẫn không chịu về làm vợ con nhà xú cà. Không những thế chàng Cóc lại vừa mới xây xong một tòa nhà bằng vàng rất đẹp. Khoàng Tý lúc đầy không tin, đến tận nơi xem thì quả đúng như vậy. Hắn trở về và đem những điều mắt thấy tai nghe thuật lại cho vợ và hai cô con gái cả. Chúng không tin. Vợ Khoàng Tý bèn tới nơi để xem thử. Đến nhà con gái, mụ thấy hai vợ chồng chàng Cóc béo khỏe, xinh đẹp, sống rất sung sướng trong một tòa nhà lộng lẫy bằng vàng. Vợ chồng Cóc ra tận cổng đón mụ. Ở nhà vợ chồng Cóc, mụ vợ Khoàng Tý được ăn những thúc ngon lạ bấy nay chưa hề thấy. Rồi mụ lại còn được thấy những của cải quí của con gái. Máu tham nổi lên che hết đầu hết mặt. Mụ gạn hỏi vợ chồng Cóc.

– Sao các con lại kiếm được những của hiếm này?

Chàng Cóc thật bụng kể lại mọi chuyện chuyện cho mụ nghe. Khi đã biết được nhiều bí ẩn, vợ Khoàng Tý vội vã ra về. Mụ đi nhanh như gió thổi, như có con ma đuổi sau lưng. Vừa về đến nhà, mụ liền gọi chồng đến nhỏ to thuật lại mọi chuyện. Khoàng Tý nghĩ vợ mình nói dối nên lại sai hai con gái đến nhà vợ chồng Cóc. Hai cô chị trở về đều nói đúng như lời mụ. Khoàng Tý vẫn chưa tin. Hắn muốn tự mình đến nơi xem hư thực lần nữa. Ngay sáng hôm sau, hắn vội vã đến nhà vợ chồng con gái út. Hắn trở về nhà vừa lúc hai cô con gái cả của hắn vừa chết. Chẳng là, hai cô chị thấy chồng em mình giàu quá, đẹp quá liền tìm cách giết em gái để cướp chồng. Nhưng cô cả lại sợ cô thứ hai tranh mất nên tìm cách hại em. Hôm đó chúng dủ nhau đi tắm, thấy em sơ ý, cô cả liền đẩy em xuống sông, rồi chạy vào rừng định tìm hái lá ngón về giết em út. Nhưng vừa vào đến rừng chưa kịp hái thì đã bị một con rắn độc bò đến cắn chết tươi.

Lòng vợ chồng Khoàng Tý rất buồn vì một lúc mất hai đứa con. Nhưng bụng nó vẫn không muốn bỏ chiếc đuôi cá bằng vàng của vợ chồng Cóc. Khoàng Tý mở kho lấy vàng rồi truyền lệnh cho thợ đánh ngày đêm bằng một chiếc đuôi cá y như chiếc đuôi cá thần của chàng Cóc. Đuôi cá được làm xong, Khoàng Tý hí hửng mang sang nhà chàng Cóc. Cũng như lần trước hai vợ chồng Cóc đón tiếp cha thật chu tất. Họ không thể ngờ được mưu gian của Khoàng Tý. Lừa lúc vợ chồng Cóc đi ngủ Khoàng Tý bèn đánh tráo đuôi cá thần. Sáng hôm sau hắn giả vờ buồn bã chào vợ chồng Cóc rồi ra về. Từ ngày cướp được đuôi cá vàng, Khoàng Tý đã giàu càng giàu thêm. Suốt ngày Khoàng Tý ăn uống no say, hết ở nhà vàng này lại sang ở nhà vàng khác. Hắn bắt đuôi cá làm việc liên tục, làm ra bao nhiêu của cải cho hắn.

Còn vợ chồng chàng Cóc từ khi mất đuôi cá thần thì trở lại nghèo đói như xưa. Họ làm việc suốt ngày mà bụng vẫn không đủ no, áo mặc vẫn bị rách. Một hom chàng Cóc bàn với vợ:

– Mình nhịn đói lâu rồi, trong nhà lại chẳng còn cái gì bán được. Hay ta mang chó, mèo đi đổi lấy gạo ăn vậy.

Nghe thấy chủ bàn thế, chó và mèo buồn lắm. Chúng không muốn xa hai vợ chồng người chủ tốt bụng nên năn nỉ xin chàng Cóc cho được sống và hứa đi lấy đuôi cá vàng thần về cho chàng.

Hai con rủ nhau đi. Chúng chạy suốt ngày suốt đêm không nghỉ. Tới nhà Khoàng Tý, mèo bảo chó:

Chó gật đầu đồng ý. Nó nấp một chỗ kín để rình. Chỉ sau một lần nguẩy đuôi, chó đã thấy đàn chuột nhốn nháo chạy quàng chạy xiên ra ngoài. Chó nhảy xổ tới ngoạm lấy con chuột chúa. Mèo nhanh chân lẹ làng nhảy đến túm lấy chú chuột đang run lẩy bẩy mà bảo:

– Mày muốn sống thì hãy đi gọi cả họ nhà mày đến đây để vào khoét bằng được cái hòm quí trong buồng Khoàng Tý.

Chuột run sợ nhận lời. Chỉ một lát sau bao nhiêu chuột to, chuột nhỏ, chuột đực, chuột cái kéo về lúc nhúc trước mặt chó và mèo. Mèo bảo con chuột chúa:

– Chúng mày hãy vào cắn thủng hòm của Khoàng Tý rồi lấy chiếc đuôi cá bằng vàng ra đây cho tao thì sẽ được tha chết!

Chuột chúa vội vã vâng lời và nhảy đi trước. Theo sau nó là những chú chuột cường cháng nhanh chân nhất. Lúc ấy, Khoàng Tý đang cùng vợ ăn cơm trong nhà nghe thấy tiếng chuột cắn liền bảo vợ:

– Bà vào đuổi chuột đi kẻo nó cắn thủng chiếc hòm đựng đuôi cá vàng mất.

Ngay lúc đó mèo đứng ở góc nhà kêu lớn “meo meo!” làm cho vợ Khoàng Tý yên lòng bảo chồng:

– Sợ gì, đã có mèo rồi!

Chuột thay nhau hì hục khoét hòm. Chẳng mấy chốc hòm thủng, họ hàng nhà chuột khéo léo lôi đuôi cá vàng ra ngoài. Mèo ngoạm ngay lấy đuôi cá thần, tha chết cho họ hàng nhà chuột rồi nhẹ nhàng chạy ra cửa sau ra đường.

Giữa lúc hai vợ chồng chàng Cóc đang than thở về người cha độc ác và thân phận nghèo đói của mình thì nghe thấy tiếng chó sủa ngoài bìa rừng. Biết là mèo và chó đã trở về, chàng Cóc vội ra đón. Mèo mừng rỡ trao đuôi cá thần cho chủ. Chàng Cóc cám ơn hai con vật tốt bụng rồi lấy đuôi cá vàng ra quét đi quét lại vài lần trên mặt bàn. Lập tức bao nhiêu thức ăn ngon hiện ra, rồi cả nhà cao cửa rộng, trâu ngựa béo khỏe cũng hiện ra. Từ đó hai vợ chồng chàng Cóc lại sống một cuộc sống no đủ sung sướng bên cạnh chó và mèo.

Còn vợ chồng Khoàng Tý sáng ra thấy đói định mở hòm lấy đuôi cá vàng thì chẳng thấy đâu. Chúng tiếc ngẩn tiếc ngơ đến đứt ruột mà chết.

Truyện Cổ Tích Việt Nam Cây Bút Thần

Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.

Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ. Cậu mạnh dạn hỏi người họa sĩ:

– Đã nghèo lại còn đua đòi vẽ vời, thôi mày cứ an phận với nghề bán củi của mày, cút đi cho tao vẽ nốt!

Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:

– Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?

Nói xong rồi cậu bỏ đi. Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.

Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ. Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:

– Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?

Mã Lương lắc đầu đáp rằng:

– Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!

Với sự siêng năng của mình và tài năng bẩm sinh mà ông trời ban tặng, Mã Lương ngày một tiến bộ. Tuy vậy ước ao của cậu là có được một cây bút vẽ thật sự để vẽ những bức tranh bằng mực thật đẹp thì chưa thế thành hiện thực, cậu vẫn phải vẽ những bức tranh bằng nước hay trên vách đá.

Một đêm nọ, khi Mã Lương đang mơ màng đi vào giấc ngủ thì bỗng trong nhà rực lên một ánh hào quang sáng chói. Bước ra từ luồng sáng đó là một ông cụ râu tóc bạc phơ với đôi mắt hiền từ. Cụ tặng cho Mã Lương một cây bút vẽ và dặn dò rằng:

– Mã Lương, ta tặng cháu cây bút thần này, sở hữu nó cháu sẽ có trong tay rất nhiều phép màu và quyền năng thần kỳ. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã nói: “Chỉ vẽ để giúp đỡ người nghèo khó, và vì người dân nghèo mà cầm bút vẽ”.

Dặn dò xong xuôi, ông cụ vụt biến mất cùng vầng hào quang khiến cho Mã Lương còn chưa kịp nói lời cảm ơn. Tỉnh dậy, Mã Lương ngỡ đây chỉ là một giấc mộng, nhưng lạ thay khi nhìn xuống thì cây bút vẽ đang nằm trong tay mình. Cậu sung sướng reo lên:

– Tuyệt vời quá! Ta đã có bút để tha hồ vẽ rồi!

Mã Lương hào hứng ngay lập tức trổ tài hội họa của mình. Cậu đưa tay vẽ một chú chim, bỗng nhiên từ trong tranh chú chim bay ra và cất tiếng hót lanh lảnh. Cậu vẽ thêm một con cá thì con cá trong tranh biến thành cá thật và quẫy đuôi bơi tung tăng.

– Quả đúng đây là cây bút thần rồi!- Mã Lương vui sướng reo lên.

Ghi nhớ lời hứa với ông tiên trong giấc mơ, hàng ngày Mã Lương vẽ không biết mệt mỏi để giúp đỡ người dân nghèo trong làng. Nhà nào thiếu cày em vẽ cày, thiếu trâu em vẽ trâu, thiếu ruộng em vẽ ruộng…

Một hôm khi đi ngang qua một mảnh ruộng, thấy bác nông dân gầy gò đang gò lưng kéo cày, đất ruộng rắn khiến cho bác nông dân mồ hôi ướt đẫm mà vẫn không cày nổi. Thương bác vất vả, Mã Lương lấy bút ra vẽ một con trâu to khỏe tặng cho bác.

Một tên quan huyện bản tính tham lam nghe ngóng được rằng Mã Lương có trong tay cây bút thần, muốn vẽ gì cũng được, hắn bèn lệnh cho quân lính tới gô bắt Mã Lương giải về. Sau đó hắn ngang nhiên sai bảo cậu vẽ cho hắn thật nhiều vàng bạc châu báu. Nhưng Mã Lương trẻ tuổi kiên quyết đáp lời:

– Ông có giết tôi thì tôi cũng không vẽ!

Tức giận trước sự cứng đầu của Mã Lương, hắn cho quân giam cậu vào ngục tối bỏ mặc cho cậu chịu đói khát, không cho thức ăn nước uống. Đêm hôm đó tuyết rơi dày, trời lạnh cắt da cắt thịt. Tên quan vui mừng nghĩ thầm trong bụng “Chắc chắn thằng ranh Mã Lương đã chết đói chết rét trong đó rồi, cho đáng đời cái tội cãi lời ta”. Đoạn hắn hí hửng khoác áo ấm mò vào ngục xem cậu giờ ra sao. Không thể tin vào mắt mình, vào đến ngục hắn chứng kiến Mã Lương vẫn đang hoàn toàn khỏe mạnh, cậu đang ngồi sưởi bên đống lửa ấm và ăn những chiếc bánh nướng thơm phức.

Tên quan tức giận sai quân lính chạy vào cướp lấy chiếc bút thần của Mã Lương, nhưng khi vừa tới cửa phòng giam thì đã không thấy Mã Lương đâu nữa, còn lại trong phòng là chiếc thang mà cậu vẽ vẫn còn dựa ở đó. Quan đùng đùng nổi giận hò hét quân lính tức tốc đuổi theo nhưng không sao đuổi kịp vì Mã Lương đã nhanh tay vẽ cho mình một con tuấn mã phóng nước đại cao chạy xa bay khỏi làng.

Vì không muốn để lộ khả năng của mình, Mã Lương đã chạy tới một ngôi làng xa rất xa. Cậu ở lại thị trấn đó và làm nghề vẽ tranh để kiếm sống. Vì không muốn những gì mình vẽ ra lại biến thành thật, nên các bức hoạ vẽ ra đều cố tình khuyết đi một thứ gì đó. Con thì thiếu mắt, con thì thiếu chân…

Hoàng đế bắt được Mã Lương thì ra lệnh cho cậu vẽ cho hắn những gì hắn muốn. Biết tên hoàng đế này là một kẻ tàn ác chuyên ức hiếp dân lành nên khi hắn bảo vẽ Rồng thì cậu vẽ cho hắn một con tắc kè, hắn sai vẽ chim phượng hoàng thì cậu tặng cho hắn một con quạ đen xấu xí. Hai con tắc kè và quạ hóa thật chui khỏi tranh cắn nhau chí tróe làm hoàng đế tức điên. Hắn cướp cây bút thần và giam Mã Lương vào ngục.

Tên hoàng đế cướp được cây bút thần thì loay hoay vẽ một núi vàng, không ngờ lại thành ra một đống đá, đá từ trên cao rầm rầm rơi xuống làm hắn suýt nữa thì toi mạng.

Biết rằng chỉ có duy nhất Mã Lương mới có thể làm ra được phép màu từ cây bút này, hoàng đế thả Mã Lương ra, ngọt nhạt dùng những lời nịnh nọt hòng dụ dỗ cậu vẽ theo ý hắn. Vì muốn lấy lại cây bút, Mã Lương đã giả vờ đồng ý. Hoàng đế bảo cậu vẽ ra một cây có thể hái ra tiền vàng. Mã Lương múa bút vẽ ra biển cả, sau đó em mới vẽ ra một hòn đảo nhỏ trên đó có cây hái ra tiền vàng.

Hoàng đế lại nhẫn nhịn dụ cậu vẽ cho hắn một con thuyền lớn để lái ra đảo hái vàng trên cây. Mã Lương lại vẽ thuyền đúng như ý hắn. Ngay tắp lự hoàng đế và những tên tham quan vội vàng trèo ngay lên thuyền để ra dảo hái vàng. Mã Lương tiếp tục vẽ ra một cơn gió để đẩy thuyền ra khơi nhanh hơn. Đợi cho thuyền ra xa thật xa bờ, Mã Lương huơ bút vẽ gió nổi rất to, sóng biển cuộn trào dữ dội. Con thuyền chao đảo không thể cự nổi gió to sóng lớn nên đã lật nhào, nhấn chìm cả lũ tham quan và tên hoàng đế tham ác xuống đáy biển sâu.

Sau khi dùng tài năng và trí khôn của mình trừng trị được bè lũ gian ác, Mã Lương lại quay trở về dùng cây bút thần vẽ giúp đỡ dân nghèo.