Top 10 # Xem Truyện Cổ Tích Công Chúa Bạch Tuyết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Truyện Cổ Tích Bà Chúa Tuyết

Truyện cổ tích Bà chúa tuyết – Truyện cổ Andersen

Giecđa và Kay là hai người bạn thân thiết. Tuy nhiên, khi Kay bị mảnh gương vỡ của quỷ đâm vào tim đã thay đổi và đến ở cùng bà chúa Tuyết. Giecđa vì nhớ thương người bạn của mình đã đi tìm và sau một hành trình dài đã tìm lại được Kay.

I. Tấm gương và những mảnh gương vỡ.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về một con quỷ. Một hôm quỷ ta rất sung sướng vì đã làm ra một tấm gương rất kỳ lạ. Những vật tốt đẹp soi vào đấy đều nom chẳng ra gì cả, trái lại các vật xấu xí lại càng rõ nét và nổi bật hẳn lên, trông lại càng xấu xí hơn. Những phong cảnh đẹp vào gương thì trông như mớ rau muống luộc; những người tốt nhìn vào lại trở thành đáng ghét, đi đầu lộn xuống đất, có khi mất cả bụng, mặt thì méo mó không nhận ra ai nữa. Nếu trên mặt có một vết tàn nhang thì nhìn vào gương, vết tàn nhang ấy lại thấy loang ra khắp mặt, mũi mồm đều là tàn nhang.

Quỷ lấy làm thích thú lắm. Khi một người có ý nghĩ tốt thì ý nghĩ đó phản ánh trong gương thành những vết nhăn nhó, quỷ cười khoái trá về sự phát minh xảo quyệt của mình. Đồ đệ của quỷ kể lại rằng tấm gương ấy là một kỳ quan. Chúng bảo: – Bây giờ người ta có thể biết bộ mặt thật của thế giới và loài người. Và chúng mang gương đi khắp nơi, chẳng một vật nào, chẳng có người nào không bị chúng làm méo mó đi. Chúng còn muốn bay lên trời để nhạo báng các tiên đồng và cả Chúa Trời nữa. Chúng càng bay cao, gương càng nhăn nhó. Khó nhọc lắm chúng mới giữ nổi gương. Chúng bay lên, bay lên mãi và cuối cùng lên đến gần Thượng đế và các tiên đồng. Tấm gương nhăn nhó rúm ró lại, cong queo và tuột khỏi tay lũ quỷ, vỡ tan thành triệu triệu mảnh. Sự việc bây giờ trở nên vô cùng tồi tệ, tồi tệ hơn trước nhiều, mỗi mảnh gương vỡ nếu bay vào mắt ai thì găm chặt vào đấy, làm cho người ấy nhìn mọi vật sai lệch, chỉ thấy những cái xấu xa, mỗi mảnh gương có phép ma như tấm gương lớn, có bao nhiêu mảnh gương là bằng ấy tấm gương. Vô cùng tai hại! Một số người bị mảnh gương găm vào tim, tim họ trở nên băng giá. Có mấy mảnh to, người ta cắt ra làm kính cửa, nhưng chớ có nhìn bạn bè qua những vuông kính ấy!

II. Hai em bé

Giờ đến một chuyện thứ hai. Giữa một thành phố lớn, dân cư đông đúc, nhà cửa chen sít, chẳng hở tí đất, muốn có ít cây xanh, phải trồng vào chậu. Đây là vườn cây của họ. Hai em bé nhà nghèo đã có một mảnh vườn như thế. Chúng không phải là anh em ruột, nhưng chúng yêu nhau như con một nhà. Cha mẹ chúng ở cạnh nhau, trên hai buồng gác sát mái nhà. ở giữa hai căn buồng có một máng nước, mỗi buồng có một cửa sổ nhỏ. Chỉ cần bước qua máng nước là nhà nọ sang nhà kia được. Cha mẹ chúng treo dưới mái nhà một cái thùng gỗ lớn, trồng rau trong thùng để ăn và cả một cây hoa hồng nữa. Như vậy là mỗi thùng có một gốc hông, những gốc hồng này mọc rất khoẻ. Cha mẹ chúng đặt hai thùng trên máng nước làm thành cái cầu bắc giữa hai cửa sổ ; có thể gọi đó là một cái vườn nhỏ, các thứ cây trong vườn mọc tốt. Những quả đậu lủng lẳng trên thùng gỗ, hồng uốn thành một cái vòm quanh cửa sổ, trông như một khải hoàn môn xanh tươi kết bằng lá. Hai đứa trẻ chơi với nhau trên mặt thùng. Chúng ngồi trên những chiếc ghế con, dưới cụm hoa hông và chơi đùa ngoan ngoãn. Mùa đông đến, cửa kính phủ đầy băng giá. Hai trẻ, em trai tên là là Kay, em gái là Giecđa, lấy tiền si-linh đồng hơ vào bếp lò, rồi ép vào tấm kính lạnh ngắt; như thế là trên mỗi cửa kính lạnh ngắt; như thế là trên mỗi cửa kính thành hình một lỗ kính trong, tròn và nhỏ, có thể nhìn qua được. Mùa hè chỉ nhảy một bước là chúng đã sang tới nhà nhau rồi; nhưng mùa đông thì phải leo lên, leo xuống rất nhiều cầu thang mới gặp nhau được, ngoài trời tuyết bay tới tấp. Bà của Kay nói: – Đàn ong trắng vo ve đấy. – Chúng có chúa không hở bà? Kay hỏi bà, vì nó biết rằng ông phải có chúa. Bà đáp: – Nhất định là có chứ! Ong chúa bay ở nơi tuyết rơi dày đặc nhất. Ong chúa to nhất đàn và chẳng bao giờ đậu trên tất cả. Nó bay luôn luôn vào trong mây. Nhiều đêm đông nó bay qua các phố trong thành và nhìn qua cửa kính. Lúc đó cửa kính phủ đầy băng giá, thành hình những bông hoa trắng đẹp tuyệt vời. – Ồ! Vâng, cháu đã thấy rồi, hai đứa trẻ đồng thanh nói: – Bà chúa Tuyết có được vào không hả bà? Giecđa hỏi: – Có chứ, bà đáp. – Cứ vào đây mà xem! Kay nói. Mình sẽ cho bà ấy lên bếp lò nóng để cho bà ấy cháy tan ra. Bà Kay vuốt tóc cháu và kể sang những chuyện khác. Buổi tối, Kay mặc áo lót, trèo lên chiếc ghế tựa dựa gần cửa sổ và nhìn qua một lỗ ra ngoài trời. Mấy bông tuyết rơi xuống, một bông lớn lên, lớn mãi, rồi biến thành một người đàn bà mặc áo trắng dài rực rỡ, trông như dệt bằng ức triệu sợi bông nhỏ tí có điểm sao. Trông bà ta lịch sự và đáng yêu, nhưng người bà toàn băng giá, trong loá cả mắt. Tuy vậy bà ta vẫn có vẻ như một người thật. Mắt bà như hai ngôi sao sáng, nhìn mãi không chớp. Bà ta nhìn về phía cửa sổ, gât đầu và vẫy tay. Kay hoảng sợ nhảy tọt xuống dưới ghế. Hình như cu cậu trông thậy một con chim lợn bay qua cửa sổ con sát mái nhà. Ngày hôm sau trời rét khan. Rồi tuyết tan, mùa xuân lại tới. Mặt trời rọi sáng, cây cỏ xanh tươi, chim nhạn làm tổ, cửa sổ mở và hai đứa trẻ lại ngồi chơi trong các vườn nhỏ cao tít, trên chốc các tầng gác, gần máng nước sát mái nhà. Mùa hè tới, hồng trổ hoa rực rỡ, bé Giecđa đã học thuộc một bài thánh ca nói về hoa hồng, bé hát cho Kay nghe:

“Hoa hồng mọc trong thung lũng. Nơi mà đức Chúa Giê su đang phán bảo ta…”

III. Vườn nhà bà biết làm phép lạ

IV. Hoàng tử và công chúa

V. Con gái quân cướp đường

VI. Bà lão xứ Lapôni và bà lão người Phần Lan

Môt túp lều nhỏ tiều tuỵ và yên tĩnh, mãi úp xuống tận mặt đất, cửa thấp, ra vào phải úp người xuống trườn như rắn. Trong nhà chỉ có một bà lão người xứ Lapôni đang ngồi nướng cá trên chiếc đèn bằng mỡ hải cẩu. Nai kể cho bà nghe chuyện của Giecđa. Giecđa bị rét cứng cả người không nói được. Nhưng trước khi kể chuyện Giecđa, nai đã kể chuyện của mình vì nó cho rằng chuyện của nó quan trọng hơn. – Các bạn còn phải đi xa hơn nữa, bà cụ Lapôni nói. Các bạn còn phải đi ít ra là một trăm dặm mới đến đất Phần Lan, nơi bà chúa Tuyết ở, nơi bà ta chiều chiều đốt lên một bó đuốc đỏ rực. Tôi sẽ viết cho các bạn vài chữ lên một con cá khô, vì tôi không có giấy. Các bạn sẽ đưa thư ấy cho bà cụ người Phần Lan ở trên ấy và bà cụ sẽ đưa chỉ dẫn cho các bạn rõ hơn. Khi Giecđa đã sưởi ấm và ăn uống xong, bà cụ viết mấy chữ vào con cá khô, dặn dò Giecđa giữ cẩn thận, buộc nó lên lưng nai và nai lại tiếp tục chạy. Hú! hú! Vẫn có tiếng hú trong không trung.Bắc cực quang toả ánh sáng xanh nhạt suốt đêm ngày khắp vòm trời. Nai và Giecđa tới đất Phần Lan và gõ vào ống khói một cái nhà không có cửa. Trong nhà nóng rực quá! Bà cụ ở trong đó chỉ mặc một bộ quần áo mỏng. Người bà bé nhỏ, da mặt nhăn nheo. Bà cởi quần áo cho Giecđa, tháo găng tay và giầy băng tuýp của nó ra, rồi đặt một mẩu nước đá lên đầu chú nai. Bà đọc những chữ viết trên con cá khô, đọc đi đọc lại cho thuộc lòng, rồi vứt cả vào nồi, vì cá ấy ăn vẫn ngon, bà ta không muốn bỏ phí. Nai kể chuyện mình trước rồi đến chuyện Giecđa. Bà cụ Phần Lan chớp chớp đôi mắt thông minh nhưng chẳng nói gì. Nai nói: – Cụ biết nhiều điều. Người ta đồn rằng cụ có thể buộc gió bốn phương bằng một sợi chỉ. Nếu cụ chỉ trao sợi chỉ ấy cho một hoa tiêu, thì anh ta chỉ cởi một nút à anh ta thuận buồm xuôi gió, cởi nút thứ hai gió thổi mạnh thêm, cởi nút thứ ba thứ tư trời sẽ làm giông bão, lật đổ nhào các khu rừng. Cụ hãy cho cô bé này uống một thứ thuốc gì để cô ta có sức mạnh bằng mười hai người, đủ sức vật ngã bà chúa Tuyết. Bà cụ hỏi lại: – Khoẻ bằng mười hai người ư? ừ, đúng là phải khoẻ đến thế! Nói rồi, bà đi về phía cái giá có nhiều ngăn, lấy một tấm da khô cuộn tròn và mở ra xem. Mồ hôi long lanh trên trán, bà cụ đọc những chữ kỳ dị viết trên tấm da. Nai nằn nì cầu xin bà cụ ban phép cho Giecđa. Giecđa khóc sướt mướt, nhìn bà cụ bằng đôi mắt cầu khẩn. Thấy vậy, bà cụ chớp mắt, lôi nai vào một góc nhà, vừa thì thầm vừa đặt miếng nước đá lên đầu nai: – Cậu bé Kay đang ở nhà bà chúa Tuyết thật và cậu ta lấy làm mãn nguyện được ở đấy. Như vậy là vì cậu ta bị một mảnh gương quỷ bắn vào tim và một mảnh bắn vào mắt. Trước hết cần phải lấy mảnh gương ấy ra, nếu không cậu ra chẳng bao giờ trở lại bình thường và vẫn bị bà chúa Tuyết mê hoặc. Nai nói thêm với bà cụ Phần Lan: – Cụ thử nghĩ xem cụ có thể cho cô bé một phép lạ gì để cô bé có thể chiến thắng được con quỷ ấy không? – Ta không thể cho cô ấy một quyền lực nào lớn hơn quyền lực mà cô ấy sẵn có. Nai không thấy cô ấy đã làm được những gì ư? Nai không thấy rằng nhiều người và súc vật đã phải làm theo ý cô ta đấy sao? Nai không thấy cô ta đã đi rất nhiều nơi mà chỉ đi bộ thôi ư? Chúng ta chẳng cần phải giúp cô ta nữa. Cô ta sẵn có một sức mạnh trong trái tim, trong tấm lòng trung hậu và trong trắng của cô ta. Nếu cô ta không tự mình đi đến nơi ở của bà chúa Tuyết để gỡ những mảnh gương đang găm trong tim và trong mắt của Kay ra thì chẳng có ai làm được việc ấy. Vườn của bà chúa Tuyết cách đây hai dặm đường. Nai có thể đưa cô ta đến đấy được. Nai sẽ dừng lại ở một bụi cây lớn, có quả đỏ, xung quanh toàn tuyết phủ, nai chỉ đưa Giecđa đế đấy thôi, rồi đứng chờ Giecđa. Bà cụ phúc hậu đặt Giecđa lên mình nai, nai phóng đi rất nhanh. Đang đi bỗng Giecđa kêu lên: – Ôi thôi! Tôi quên mất giầy và bao tay rồi! Cái rét cứng người làm cho cô bé nhớ đến bao tay và giầy, nhưng nai không dừng lại. Nó chạy một mạch đến bụi cây lớn có quả đỏ, hôn vào môi Giecđa, nước mắt nó ứa ra chảy trên má em bé. Giecđa tiếp tục đi một mình, chân không giầy tay không găng, giữa đất Phần Lan phủ đầy băng tuyết. Nó ra sức chạy. Nó gặp một đám bông tuyết lớn. Tuyết không rơi từ trên trời xuống, lúc này bắc cực quang còn đang chiếu sáng; bông tuyết bao là là mặt đất, càng tới gần càng lớn lên, Giecđa chợt nhớ lại ngày nào nhìn qua kính hiển vi ở nhà bông tuyết hiện ra rất to, nhưng so với bông tuyết này thì chẳng thấm vào đâu, những bông tuyết này to lớn đáng sợ và y như những loài động vật vậy. Chúng có những hình thù rất kỳ quặc. Một số trông giống như những con lợn lòi hoặc những con nhím; một số giống như những rắn rết đang ngóc đầu lên; còn các bông khác lại giống bầy gấu, con lớn, con nhỏ, lông dựng ngược. Tất cả đều trắng toát. Tất cả đều là những bông tuyết sống. Giecđa đọc bài kinh cầu nguyện. Rét đến nỗi nó trông thấy hơi thở ra. Hơi thở bốc lên như đám khói, càng ngày càng dày đặc, và biến thành những tiên đồng, trước nhỏ tí, sau đó lớn mãi lên rồi đặt chân xuống đất. Cả bọn đều đội mũ sắt, một tay cầm giáo, một tay mang mộc. Càng ngày đội ngũ tiên đồng càng đông thêm. Đến khi Giecđa đọc xong bài kinh thì có tới một đạo quân đứng quanh nó. Họ cầm giáo đập vào bông tuyết làm chúng tan ra thành muôn mảnh. Nhờ thế Giecđa có thể ung dung tiến lên phía trước. Các tiên đồng vỗ vào chân vào tay nó cho đỡ rét. Và thế là nó đi tới lâu đài bà chúa Tuyết. Nhưng Kay bây giờ ra sao rồi? Nó không hề nghĩ gì đến Giecđa và nó không ngờ rằng Giecđa đến bên ngoài lâu đài.

VII. Việc xảy ra trong lâu đài bà chúa Tuyết.

Tuyết rơi quanh lâu đài thành một bức tường dày. Cửa ra vào và cửa sổ là nhưng lỗ hổng qua đấy gió bấc rít lên. Lâu đài có tới hàng trăm phòng, phòng nào cũng có tuyết rơi lả tả. Phòng lớn nhất rộng tới một trăm dạm. Bắc cực quang chiếu sáng khắp nơi. Tất cả các phòng đều trống rỗng lạnh buốt và lóng lánh. ở đây chẳng bao giờ có hội hè, chẳng bao giờ có khiêu vũ, hoà nhạc hay tiệc trà. Trong một gian phòng trống rỗng và lớn nhất có một cái hồ trống rỗng và lớn nhất có một cái hồ đóng băng. Mặt hồ vỡ thành nhiều mảnh, mảnh nào cũng giống nhau, trông như một tác phẩm nghệ thuật. Gian phòng này là nơi bà chúa Tuyết ngự khi bà ta ở nhà. Bà thường nói rằng bà ngồi trên tấm gương của trí thông mình và đó là hạnh phúc lớn nhất trên đời này. ở nơi ấy, Kay tím sậm đi vì rét, nhưng nó không nhận thấy điều ấy, vì tim nó đang đóng thành băng và nó ghép những mảnh bằng nhỏ thành các hình thù đủ loại và còn ghép thành chữ nữa, nó gọi trò chơi ấy là “trò chơi thông minh” có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó vẫn bị một mảnh gương quỷ nằm trong mắt mê hoặc. Nhưng loay hoay mãi nó không sao ghép được hai chữ “Vĩnh Cửu”. Bà chúa Tuyết nói: – Nếu em xếp được hai chữ ấy, em sẽ làm chủ được mình. Ta sẽ cho em cả thế giới và một đôi giầy trượt tuyết mớ tinh. Chúc em thành công. Giờ ta phải bay xuống xứ nóng, đến núi lửa Etna và Vêduyvơ. Ta muốn nhuộm tráng chúng nó một chút. Như thế hợp với chúng hơn, hợp với những vườn chanh và vườn nho mọc trên sườn núi. Bà chúa Tuyết nói xong bỏ đi. Kay còn lại một mình trong gian phò băng giá. Nó ngắm nhìn những mảnh băng. Nó thấy như thân thể đang gãy răng rắc. Cứ ngồi im lặng và cứng nhắc như thế có khi cuối cùng rồi nó cũng biến thành băng chứ chả chơi! Đúng lúc ấy Giecđa bước qua cửa lớn vào lâu đài. Gió thổi như quất vào mặt nó. Nó đọc bài kinh cầu nguyện ban tối. Gió dịu đi. Nó bước vào gian phòng lớn lạnh lẽo, trống rỗng và nhìn thấy Kay. Nó nhận ra cu cậu, bá cổ ôm chặt lấy cậu ta và reo lên: – Kay! Kay yêu của mình. Thế là cuối cùng mình đã tìm thấy cậu! Nhưng Kay vẫn trơ trơ và lạnh lẽo. Giecđa oà lên khóc. Những giọt nước mắt nóng hổi rơi trên ngực và thấm vào tận tim Kay. Nước mắt làm tan nước đá và đánh tan cả mảnh gương quỷ. Kay nhìn Giecđa. Nó hát bài kinh cầu nguyện. “Hồng mọc đầy thung lũng Nơi cậu bé Giếu phán bảo ta”. Bỗng nhiên Kay ứa nước mắt. Nó khóc đến nỗi mảnh gương quỷ trôi ra ngoài. Nó nhận ra cô bạn gái, say sưa nhìn Giecđa và vui mừng reo lên: – Giecđa! Giecđa dịu hiền của mình. Cậu đi đâu từ bấy lâu nay thế? Còn mình, không biết tại sao mình lại ở đây thế này? Câu bíu chặt lấy Giecđa đang lúc cười lúc khóc vì sung sướng. Giây phút ấy cảm động đến nỗi cả những mảnh băng vỡ cũng nhảy nhót vui mừng, cho đến lúc mệt nhoài chúng mới chịu nằm im. Nhưng kỳ diêu thay, chúng nằm im thì mặt đất hiện ra hai chữ “Vĩnh Cửu” do bà chúa Tuyết đề ra. Thế là Kay đã tự chủ được mình và bà chúa Tuyết sẽ phải tặng cậu cả thế giới và đôi giầy trượt tuyết mới tinh. Giecđa ôm hôn Kay làm hai má Kay ửng đỏ lên như hoa, nó hôn lên mắt Kay, mắt Kay ánh lên như mắt của nó, nó lại hôn lên chân tay của Kay, chân tay của Kay lại trở nên mạnh mẽ như cũ. Hai đứa không phải đợi bà chúa Tuyết trở về vì hai chữ “Vĩnh Cửu” kia đã chuộc lại quyền tự do cho Kay. Hai đứa dắt tay nhau và thoát khỏi toà lâu đài rộng lớn. Chúng nói chuyện về bà của chúng, về hai cây hồng trồng sát mái nhà nhau. Chúng đi đến đâu thì ở đấy gió tắt và mặt trời hiện ra lấp lanh. Khi chúng đi tới bụi cây quả đỏ, nai vẫn đang đợi chúng. Đứng bên nai có một con nai cái, vú căng sữa, đang cho đàn con bú và đang hôn lên mõm chúng. Trước hết Kay và Giecđa đến nhà bà cụ Phần Lan – Chúng hỏi thăm bà cụ đường về. Sau đó chúng đến nhà bà cụ Lapôni; bà may quần áo mới và chữa lại xe trượt tuyết cho chúng. Vợ chồng nhà nai chạy theo xe đến tận biên giới. Khi nhìn thấy ngọn cỏ đầu tiên nhô lên mặt đất, chúng từ biệt đôi nai và bà cụ Lapôni. Tiếng hót của những con chim đầu tiên chúng trông thấy vang lên. Trong rừng mầm non đã nhú mọc. Một con ngựa đang chạy tới, chính là một trong hai con đã kéo cỗ xe thếp vàng. Cưỡi trên mình ngựa là một em bé đội mũ màu đỏ rực, mỗi tay chĩa ra đằng trước một khẩu súng ngắn. Đó là con gái lũ cướp, chán cảnh nhà định đi về phương Bắc, rồi khi nào không thích ở đấy nữa lại đi nơi khác. Hai em bé nhận ra nhau vui mừng khôn xiết. Đứa con gái lũ cướp nói: – Đằng ấy thật liều lĩnh. Đằng ấy bắt người ta đi theo đằng ấy khắp thiên hạ phỏng có ích gì! Giecđa tát yêu vào má cô bạn và hỏi tin tưc về công chúa và hoàng tử? – Họ đã đi du lịch ra nước ngoài sau khi tiễn chân Giecđa đi Lapôni được vài ngày. Từ dạo ấy chẳng ai biết tin tức gì về họ cả, và cũng chẳng biết khi nào họ về. – Con quạ đen thì sao? Giecđa hỏi. Quạ đã chết rồi, vợ hắn để tang bằng buộc một sợ len màu đen vào chân. Sau khi chồng chết, quạ tỏ vẻ thương xót, nhưng chẳng qua là để che mắt thế gian mà thôi! – Quạ đen tội nghiệp của tôi! Giecđa nói. Quạ đối với tôi rất tốt. Quạ đã chết sớm vì tự do ngoài trời, không quen sống gò bó trong bốn bức tường. – Dào ôi! Đứa con gái lũ cướp nó. Quạ chết vì bội thực đấy thôi, để chuyện ấy đấy. Hãy kể cho tớ nghe cậu làm thế nào mà tìm được Kay. Giecđa và Kay tranh nhau kể. Nghe xong đứa con gái lũ cướp nắm lấy tay hai đứa và nói: – Được rồi! Tốt lắm. Nó khen và hẹn hai đứa rằng nếu một ngày kia có dịp đi qua thành phố, nơi hai đứa ở, nó sẽ ghé lại thăm. Nói rồi nó thúc ngựa lên đường. Kay và Giecđa nắm tay nhau bước đi. Lúc này đã sang xuân, khắp nơi cây cối xanh tươi, trăm hoa đua nở. Chuông nhà thờ ngân vang. Chúng đã nhận ra những tháp cao của thành phố, nơi hai đứa đã sống trước đây. Chúng đi vào thành phố về đến trước cửa nhà, leo lên tầng gác cao nhất và bước vào phòng, tất cả mọi vật đều y nguyên như cũ.Chiếc đồng hồ quả lắc đung đưa tích tắc. Hai chiếc kim vẫn quay đều. Nhưng lúc vào nhà, chúng nhận thấy mọi người đã già đi. Hồng vẫn nở hoa gần nơi cửa sổ, ở đó vẫn còn những chiếc ghế nhỏ. Mỗi đứa ngồi vào ghế của mình và nắm lấy tay nhau. Như vừa qua cơn ác mộng, chúng đã quên những vật kỳ lạ ở lâu đài băng giá và đìu hiu của bà chúa Tuyết. Bà các em ngồi dưới ánh nắng, cất cao giọng đọc trong thánh kinh. “Nếu ngươi không trở thành những đứa trẻ ngươi sẽ không được đi vào giang sơn của chúa”. Kay và Giecđa nhìn nhau. Đến lúc ấy chúng mới hiểu thấu ý nghĩa của câu thánh thi: “Hồng mọc đầy trong thung lũng Nơi cậu bé Giêsu đang phán bảo ta” Giờ đây cả hai đứa đã lớn, nhưng tâm hồn các em vẫn là tâm hồn trẻ con, và mùa hạ sáng rực lên, mùa hạ nóng bức và nhân hậu.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Đọc Truyện Cổ Tích Bà Chúa Tuyết Của Andersen

Mời các bạn và các em cùng truyện cổ tích nổi tiếng của Andersen – Bà chúa Tuyết. Câu chuyện kể cuộc phiêu lưu của cô bé Giéc Đa nhất quyết đi tìm người bạn của mình là Kay. Với tấm lòng trong sáng và trái tim nhân hậu, Giéc Đa đã liên tục nhận được sự giúp đỡ và cuối cùng đã tìm được Kay trong lâu đài của bà chúa Tuyết, giải thoát cho bạn mình khỏi lời nguyền giam giữ.

Đọc câu chuyện đặc sắc Bà chúa Tuyết của Andersen để cùng cảm nhận cái lạnh của mùa đông phương Bắc, cũng như sự ấm áp của tình người và tình bạn trong sáng giữa hai đứa trẻ Giéc Đa và Kay.

BÀ CHÚA TUYẾT Hans Christian Andersen Truyện thứ nhất Tấm gương và những mảnh gương vỡ

Các bạn hãy chú ý. Tôi bắt đầu kể. Đến khi kể hết truyện chúng ta sẽ hiểu hơn lúc ban đầu vì đây là chuyện một con quỷ!

Một hôm quỷ ta rất vui sướng vì đã làm ra một tấm gương rất kỳ lạ. Những vật tốt đẹp soi vào đấy đều chẳng ra cái gì cả, trái lại những vật xấu xí lại càng rõ nét và nổi bật hẳn lên, trông lại càng xấu xí hơn. Những phong cảnh đẹp thì trông như mớ rau muống luộc, những người tốt nhất trở thành đáng ghét hay là đi lộn đầu xuống đất, có khi mất cả bụng. Mặt họ méo mó đến nỗi người ta không thể nhận ra họ nữa. Nếu người ta chỉ có một vết tàn nhang thôi thì nhìn vào gương, vết tàn nhanh ấy sẽ lan ra khắp mũi và xung quanh mồm. Quỷ cho thế là thích thú lắm. Khi một người có một ý nghĩ tốt thì ý nghĩ đó sẽ phản ảnh trong gương thành những nét nhăn nhó và quỷ ta cười khoái trá về phát minh xảo quyệt của hắn.

Tất cả đồ đệ của quỷ (vì quỷ có một trường phái) kể lại rằng tấm gương ấy là một kỳ quan. Chúng bảo:

– Bấy giờ người ta có thể biết bộ mặt thật của thế giới và loài người.

Và chúng mang tấm gương đi khắp nơi đến nỗi chẳng một vật nào, chẳng một người nào không bị quỷ làm méo mó đi. Chúng muốn bay lên tận trời để nhạo báng các tiên đồng và cả chúa trời nữa. Chúng càng bay cao, gương càng nhăn nhó. Khó nhọc lắm chúng mới giữ nổi gương. Chúng bay lên, bay lên mãi và cuối cùng bay đến gần Thượng đế và các tiên đồng. Tấm gương nhăn nhó, rúm ró lại cong queo đến nỗi tuột khỏi tay lũ quỷ và rơi vỡ tan ra cả triệu mảnh.

Như thế sự tác hại còn lớn hơn trước nữa, vì một số mảnh chỉ bằng hạt cát bị cuốn bay khắp thế giới và một khi đã bay vào mắt người thì người ấy nhìn mọi vật đều có phép ma như cả tấm gương lớn.

Một số người bị mảnh gương bắn vào tim, thật là khủng khiếp vì tim họ trở thành lạnh như nước đá. Có mấy mảnh to có thể làm kính được, nhưng chớ có nhìn bạn bè qua những tấm kính ấy!

Còn thằng quỷ thì được mẻ cười vỡ cả bụng…Than ôi! Cho đến ngày nay trong không trung còn vô khối mảnh vỡ của tấm gương thần.

Truyện thứ hai Hai em bé

Giờ mời các bạn nghe một truyện khác.

Giữa một thành phố, dân cư đông đến nỗi không đủ chỗ để mỗi người có một mảnh vườn con, phải trồng hoa trong chậu. Tuy nhiên cũng có hai em bé nghèo khổ có được một mảnh vườn lớn hơn chậu hoa một tí. Chúng chẳng phải là anh em ruột nhưng chúng yêu thương nhau như con một nhà. Cha mẹ chúng ở cạnh nhau, trên hai buồng gác sát mái nhà. Ở giữa hai căn buồng, có máng nước, mỗi buồng có một cửa sổ nhỏ. Chỉ cần bước qua máng nước là nhà nọ sang nhà kia được.

Cha mẹ chúng treo dưới mái nhà một cái thùng gỗ lớn, trồng rau trong thùng để ăn và cả một cây hoa hồng nữa. Như thế là một thùng có một gốc hồng và những gốc hồng này mọc rất khỏe.

Cha mẹ chúng nghĩ ra cách đặt hai thùng trên máng nước và làm thành một chiếc cầu bắc giữa hai cửa sổ, có thể gọi đó là một cái vườn nhỏ, các thứ cây trong vườn mọc rất tốt. Những quả đậu lủng lẳng trên thùng gỗ, hồng uốn cành quấn quanh cửa sổ, cây nọ ngả vào cây kia, trông như một khải hoàn môn xanh tươi kết bằng hoa lá.

Hai trẻ được phép chơi với nhau trên mặt thùng. Chúng ngồi trên những cái ghế con, dưới đám hoa hồng và chơi đùa ngoan ngoãn.

Mùa đông đến, cửa kính phủ đầy băng giá. Hai trẻ, em trai tên là Kay, em gái là Giécđa, lấy tiền siling bằng đồng hơ vào bếp lò rồi ép tấm kính lạnh ngắt và như thế là trên mỗi cửa kính thành hình một lỗ kính trong, tròn và nhỏ, có thể nhìn qua được.

Mùa hè chỉ nhảy một bước chúng đã sang tới nhà nhau rồi, nhưng mùa đông thì phải leo lên leo xuống rất nhiều cầu thang mới gặp nhau được, ngoài trời tuyết bay tới tấp. Bà của Kay nói:

– Đàn ong trắng đang vo ve đấy.

– Chúng có chúa không, hở bà?- Kay hỏi bà vì nó biết rằng ong thì phải có chúa.

Bà đáp:

– Nhất định là có chứ! Ong chúa bay ở nơi tuyết rơi dày đặc nhất. Ong chúa to nhất đàn và chẳng bao giờ nó đậu trên đất cả. Nó bay luôn luôn vào trong mây. Nhiều đêm đông, nó bay qua các phố trong thành và nhìn qua cửa kính. Lúc đó cửa kính phủ đầy băng giá, hình thành những bông hoa trắng đẹp tuyệt vời.

– Ồ! Vâng, cháu đã thấy rồi!- Hai đứa bé đồng thanh nói vì chúng tin rằng bà cụ nói thật.

– Bà chúa tuyết có vào nhà được không, hả bà?- Giécđa hỏi.

– Có chứ, bà đáp.

– Cứ vào đây mà xem! Kay nói. Mình sẽ cho bà ấy lên bếp lò nóng để cho bà ấy chảy tan ra.

Bà Kay vuốt tóc cháu và kể sang những chuyện khác.

Buổi tối, Kay mặc quần áo lót, trèo lên chiếc ghế tựa gần cửa sổ và nhìn qua một lỗ, ra ngoài trời. Vài bông tuyết rơi xuống, một bông lớn nhất bám vào cạnh thùng gỗ. Bông tuyết lớn lên, lớn mãi, rồi biến thành một người đàn bà mặc áo trắng dài rực rỡ, trông như dệt bằng ức triệu sợi bông nhỏ ti có điểm sao. Trông bà ta lịch sự và đáng yêu, nhưng người bà toàn băng giá, trông lóa cả mắt. Tuy nhiên bà ta vẫn có vẻ như một người thật.

Mắt bà như đôi sao sáng, nhìn mãi không chớp. Bà ta nhìn về phía cửa sổ, gật đầu và vẫy tay. Kay hoảng sợ nhảy tọt xuống dưới ghế. Hình như cu cậu trông thấy một con chim lớn bay qua cửa sổ con sát mái nhà.

Ngày hôm sau, trời rét khan. Rồi tuyết tan, mùa xuân lại tới. Mặt trời rọi sáng, cây cỏ xanh tươi, chim nhạn làm tổ, cửa sổ mở ra và hai đứa trẻ lại ra ngồi chơi trong cái vườn nhỏ cao tít, trên chốc các tầng gác, gần máng nước sát mái nhà.

Hè tới, hồng trổ hoa rực rỡ. Bé Giécđa đã học thuộc một bài thánh ca thi nói đến hoa hồng, bé hát cho Kay nghe:

Hoa hồng mọc trong thung lũng, Nơi mà Đức chúa Giêxu đang phán bảo ta.

Đôi trẻ, tay cầm tay, hôn vào những bông hồng, ngắm nhìn mặt trời trong sáng của Thượng đế và nói với lên như là nói với chúa Giêxu vậy. Những ngày hè sao mà đẹp thế! Sung sướng thay các cảnh được ra chơi với nhau bên những gốc hồng tươi tốt không ngừng nở hoa!

Kay và Giécđa đang ngồi xem tranh vẽ súc vật trong một quyển sách. Đồng hồ ở gác chuông nhà thờ điểm năm giờ, bỗng nhiên Key kêu lên:

– Ái, mình đau nhói ở tim và có vật gì bắn vào mắt mình ấy!

Giécđa chẳng trông thấy gì cả.

– Có lẽ nó bắn ra kia rồi!- Kay nói.

Nhưng Kay đã nhầm. Chính là một trong những mảnh gương quái ác, chắc các bạn còn nhớ tấm gương quỷ quái làm cho tất cả những cái gì cao quý và đẹp đẽ soi vào sẽ trở thành bần tiện và xấu xa, còn cái gì đã xấu xa soi vào gương càng xấu xa thêm và từng tật của từng vật sẽ bị bộc lộ ngay lập tức. Kay đáng thương vừa bị một mảnh gương ấy bắn vào tim và từ đấy tim của Kay không thấy đau đớn nữa, nhưng tai hoạ đã đến với em. Kay hỏi Giécđa:

– Sao lại khóc hử? Trông Giécđa xấu quá đi mất! Tôi chẳng thích cái gì cả. Phì! Cái hoa hồng này bị sâu ăn rồi. Cái này thì héo rồi. Toàn những loại hồng vất đi cả, trông giống như những cái thùng gỗ trồng cây hồng ấy!

Vừa nói chú vừa đá mạnh vào thùng và vặt hai bông hồng.

– Kay, làm gì thế?- Giécđa thét lên.

Nhưng khi thấy bạn sợ hãi, Kay vặt thêm bông hồng nữa và chạy ra cửa sổ, tác xa bé Giécđa đáng yêu.

Giécđa mang tập tranh đến, Kay chế giễu những bức tranh đẹp và quyển sách tốt ấy. Khi bà Kay kể chuyện cổ tích, Kay vẫn tới nghe như cũ, nhưng làm sao mà cắt nghĩa được sự thay đổi của chú bé? Chú ngồi ra đằng sau bà cụ, đeo kính vào rồi nhại lại những lời cụ kể. Chú bắt chước khéo lắm, làm cho mọi người đều phì cười. Ít lâu sau, chú bắt chước và đi theo tất cả mọi người trên đường phố. Ai có tật gì kì quái hoặc xấu xí, Kay bắt chước được ngay và mọi người đều khen:

– Thằng bé này thật thông minh!

Chính mảnh gương vỡ đã bắn vào mắt Kay, chính mảnh gương vỡ đã chui vào tim em bé, phải, chính vì thế mà em đã chế nhạo đến cả Giécđa mà trước đây em rất mực yêu quý. Những trò chơi giữa đôi trẻ trước đây vui vẻ là thế, giờ không còn gì là hứng thú.

Một ngày mùa đông, tuyết rơi không ngớt, Kay mang ra ngoài trời một kính hiển vi rồi giơ vạt áo hứng những bông tuyết. Kay bảo:

– Giécđa nhìn qua kính mà xem này!

Mỗi bông tuyết hình như lớn hẳn lên, trông giống như một đóa hoa rực rỡ hay giống như một ngôi sao mười cánh! Thật là đẹp!

– Đẹp sao đẹp thế!- Kay nói- Giécđa thấy không? Đẹp bằng mấy hoa thực ấy chứ! Hoa tuyết chẳng có tý tì vết nào, thật là hoàn toàn cho đến lúc nó tan thành nước.

Lát sau, Kay, tay đi găng, vác chiếc xe trượt tuyết tới. Em nói với Giécđa:

– Tớ được phép đi trượt tuyết ở quảng trường với mọi người đây.

Nói rồi Kay ra chỗ bãi trượt tuyết. Những trẻ can đảm nhất thường hay buộc xe trượt tuyết sau xe của các bác nông dân để được đi chơi xa. Trò chơi ấy thật là thú vị. Bọn trẻ đang nô đùa với nhau, bỗng có một chiếc xe trượt tuyết lớn đi tới, một người đàn bà ngồi trong, quấn mình trong chiếc áo choàng lông trắng và đội một chiếc mũ trắng. Chiếc xe chạy quanh bãi hai vòng.

Kay buộc xe của mình vào sau xe ấy và trượt theo. Họ đi vào phố cạnh đấy. Chiếc xe trượt đi mỗi lúc một nhanh hơn. Người đàn bà ngồi trên xe quay lại mỉm cười với Kay, hình như bà quen biết em thì phải. Mỗi lần Kay định tháo xe của mình ra thì người đàn bà lạ mặt lại lắc đầu ra hiệu, làm cho Kay không dám cử động nữa. Cứ như thế họ ra tới cửa ô. Lúc ấy tuyết rơi dày đặc đến nỗi Kay không nhìn thấy hai bàn tay của em nữa.

Kay vội vàng tháo dây thừng nối xe của em vào xe trượt lớn, nhưng vô hiệu. Chiếc xe nhỏ của em như bị nối liền vào xe lớn và bị lôi theo nhanh như gió.

Kay kêu lên rất to, nhưng chẳng có ai nghe thấy cả. Tuyết rơi quay cuồng và xe vẫn cứ chạy. Thỉnh thoảng xe lại xóc lên như chạy qua những cánh đồng và thảo nguyên vậy. Kay lo sợ. Em muốn đọc một bản kinh, nhưng em chỉ nhớ có bản cửu chương mà thôi.

Những bông tuyết lớn, lớn mãi, lớn bằng những con gà. Ngựa kéo xe bỗng nhảy tránh sang một bên. Chiếc xa dừng lại và người ngồi trên xe đứng dậy. Áo choàng và mũ người ấy đầy những tuyết. Đó là một bà có vẻ quý phái, cao lớn, cứng cỏi, trắng toát: Bà chúa tuyết.

– Thế là chúng ta đã đến nơi bình yên vô sự!- Bà nói- Nếu em rét thì chui vào tấm da gấu của ta.

Bà đặt Kay vào trong xe. cạnh bà, và kéo chiếc áo choàng lông thú lên người em. Em ngồi đó như bị vùi trong một đống tuyết.

– Em còn rét không?- Bà vừa hỏi vừa ôm hôn lên trán em.

Cái hôn lạnh buốt và thấm vào tận tim Kay. Trái tim bị lạnh như băng giá. Em cảm thấy như sắp chết!

Nhưng cảm xúc ấy chỉ thoáng qua một lát thôi. Xung quanh em mọi vật đều mờ nhạt, không trông rõ. Em kêu lên:

– Cái xe trượt của tôi! Chớ có quên cái xe trượt của tôi!

Đó là vật đầu tiên mà em nghĩ đến sau khi tỉnh lại. Bà ta buộc xe của em lên lưng một con gà trắng, nó bay sau họ, mang theo chiếc xe trên lưng. Bà lại hôn Kay một lần nữa, em quên hẳn bé Giécđa, bà và bố mẹ em.

– Ta chỉ hôn em lần này nữa thôi, Bà chúa tuyết nói, vì em sẽ chết nếu ta hôn em lần nữa.

Kay nhìn bà ta. Bà rất đẹp. Không ai có thể tưởng tượng được một khuôn mặt nào diễm lệ hơn. Bà không cuộc sống vẻ lạnh lùng như băng giá như hôm bà vẫy tay ra hiệu cho Kay ngoài cửa sổ nhà em. Đối với Kay, bà thật là hoàn mỹ. Em không cảm thấy sợ hãi nữa và kể với bà là em biết làm tính nhẩm, biết làm toán luật ba, biết diện tiác và dân số của vài nước. Bà chúa tuyết mỉm cười. Kay cảm thấy sự hiểu biết của mình chưa đâu vào đâu và em đã đưa mắt nhìn ra khoảng không bao la. Gió bão rít lên điên cuồng, nghe thoáng như có tiếng vọng của những bài hát cổ.

Họ vượt qua nhiều rừng rậm hồ ao, biển cả và đất đai. Một luồn gió lạnh như băng thổi dưới chân họ, chó sói hú vang, tuyết lóng lánh, quạ đen vừa bay vừa kêu ran. Ban đêm trăng lấp lánh chiếu khắp bầu trời. Ban ngày Kay ngủ dưới chân Bà chúa tuyết.

Kể Chuyện Cổ Tích: Bà Chúa Tuyết

Bà chúa Tuyết câu truyện cổ tích nổi tiếng của Andersen kể về cuộc phiêu lưu của cô bé Giéc Đa nhất quyết đi tìm người bạn của mình là Kay. Với tấm lòng trong sáng và trái tim nhân hậu, Giéc Đa đã liên tục nhận được sự giúp đỡ và cuối cùng đã tìm được Kay trong lâu đài của bà chúa Tuyết, giải thoát cho bạn mình khỏi lời nguyền giam giữ. Mời các em cùng nghe.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Truyện Cổ Tích Công Chúa Ngủ Trong Rừng

Công chúa ngủ trong rừng là một câu truyện cổ tích thế giớikinh điển được viết bởi Charles Perrault và anh em nhà Grimm.

[the_ad id=”1585″] Với nhân vật chính là một nàng công chúa xinh đẹp say mê ngủ, và một hoàng tử đẹp trai, các phiên bản sớm nhất được biết đến của câu chuyện này là Perceforest, sáng tác giữa năm 1330 và 1344 và lần đầu tiên được in vào năm 1528.

Trên thực tế, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều nàng công chúa ngủ trong rừng với những tên gọi khác nhau như công chúa Hồng Hoa (theo bản của anh em Grimm), công chúa Talia theo phiên bản của Basile hay công chúa Zellandine trong một câu truyện khác từ thời Trung Cổ.

Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc xa xôi nọ có một đức vua và hoàng hậu sống với nhau rất hạnh phúc. Tuy thế, mãi mà họ vẫn chưa có con. Ngày nào hai người cũng thầm mong ước: “Ước gì chúng ta sinh được một đưa con nhỉ!”

Một hôm, khi hoàng hậu đang tắm thì bỗng từ đâu một con ếch nhảy tới bên và nói với bà: “Điều nhà vua và hoàng hậu mong ước bấy lâu sắp trở thành sự thực. Năm nay bà sẽ hạ sinh một cô con gái kháu khỉnh”.

Quả nhiên đúng như lời ếch đã tiên tri, hoàng hậu của chúng ta hạ sinh một cô công chúa bé nhỏ xinh đẹp tuyệt trần. Nhà vua vô cùng sung sướng nên đã mở hội ăn mừng trên toàn vương quốc. Ông cho mời tất cả họ hàng thân thuộc cùng các bà mụ đến để họ có thể chúc phúc và tận tâm săn sóc, thương yêu công chúa bé nhỏ.

Trong vương quốc bấy giờ có tất thảy mười ba bà mụ. Nhưng nhà vua của chúng ta lại đãng trí chỉ gửi thiệp mời tới mười hai bà thôi.

Lễ hội chúc phúc cho công chúa diễn ra rất linh đình và vui tươi. Mười hai bà mụ đến bên nôi ngắm nhìn và niệm chú chúc mừng công chúa: Bà đầu tiên chúc nàng đức hạnh, bà thứ hai ban cho nàng sắc đẹp, bà thứ ba chúc công chúa có được sự giàu sang … Lần lượt các bà mụ chúc phúc cho nàng những điều tốt đẹp nhất mà bất cứ ai trên trần gian cũng phải mơ ước.

Khi bà thứ mười một vừa dứt lời chúc tụng thì bỗng bà mụ thứ mười ba xuất hiện. Vì cảm thấy tổn thương khi không được đức vua mời tới dự tiệc, bà ta muốn trả thù. Bà ta hầm hầm lao tới bên nôi công chúa bé nhỏ rồi hét lên một lời nguyền độc địa:

Nguyền rủa xong bà ta bỏ đi trước ánh mắt kinh ngạc và sợ hãi của mọi người. Lúc này bà mụ thứ mười hai bước ra, bà vẫn chưa gửi lời chúc tới công chúa. Tuy không thể giải được lời nguyền độc địa kia nhưng bà có thể làm giảm nhẹ nó. Bà nói:

– Công chúa xinh đẹp của chúng ta sẽ không chết, nàng chỉ ngủ một giấc dài trăm năm.

Năm tháng trôi qua, tất cả những lời chúc của các bà mụ giờ đã trở thành sự thực: công chúa xinh đẹp, thông minh, nhu mì, đoan trang khiến ai gặp cũng phải yêu quý nàng. Còn vua cha do quá ám ảnh bởi lười nguyền nên đã ra lệnh cấm kéo sợi trong cả nước.

Nhưng chuyện rồi cũng xảy ra đúng vào ngày công chúa tròn mười lăm tuổi trăng rằm. Hôm ấy, công chúa đang dạo chơi lang thang khắp cung điện, nàng còn tạt vào xem tất cả các phòng ốc. Đi mãi, cuối cùng nàng bắt gặp một chiếc cầu thang, nàng tò mò trèo lên từng bậc thang xoáy trôn ốc chật hẹp và nhìn thấy một chiếc cửa nhỏ. Nàng mở cửa. Trong căn buồng cũ kỹ có một bà già đang ngồi chăm chú kéo sợi. Nàng lễ phép hỏi: