Top 9 # Xem Truyện Cổ Tích Dân Gian Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Kho Tàng Truyện Dân Gian Việt Nam

Truyện dân gian Việt Nam là những truyện kể miệng của nhân dân lưu truyền từ đời này qua đời khác. Cũng có người gọi là truyện đời xưa, nhưng danh từ truyện đời xưa dễ nhầm với truyện cổ tích – một loại nhỏ trong truyện dân gian nói chung.

Truyện dân gian bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

1. Truyện thần thoại

Đây là loại truyện cổ xuất hiện sớm nhất, trong đó đại bộ phận các nhân vật là thần.

Thần thoại là loại truyện phần lớn ra đời trong thời kỳ công xã nguyên thủy và chủ yếu nhằm phản ánh cuộc đấu tranh của con người chế ngự thiên nhiên.

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-than-thoai/” style=”danger” target=_blank]➤ Đọc truyện về các vị thần[/button]

[/alert]

2. Truyện truyền thuyết

Truyện truyền thuyết là truyện dân gian nối tiếp với thần thoại và ít nhiều đã chứa đựng yếu tố lịch sử.

Thần thoại và truyền thuyết khác nhau: trong thần thoại, nhân vật là thần hoặc nửa thần: thần thoại xuất hiện từ thời xa xưa, truyền thuyết xuất hiện sau thần thoại và có dính đến lịch sử; những nhân vật của truyền thuyết thường là những nhân vật có thật trong lịch sử.

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-truyen-thuyet/” style=”danger” target=_blank]➤ Những truyện truyền thuyết hay[/button]

[/alert]

3. Truyện cổ tích dân gian Việt Nam

Đây là những truyện ra đời muộn hơn so với thần thoại. Tuy vẫn còn nhiều yếu tố hoang đường, nhưng nhân vật chính là người. Truyện cổ tích chủ yếu nhằm phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống các giai cấp bóc lột, phản ánh mọi mặt sinh hoạt của nhân dân. Nó chiếm số lượng nhiều nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam.

Truyện cổ tích chủ yếu ra đời khi xã hội đã có giai cấp, như chế độ phong kiến. Cho nên nội dung chính của truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh xã hội về mọi phương diện.

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-co-tich/” style=”danger” target=_blank]➤ Khám phá thế giới cổ tích[/button]

[/alert]

4. Truyện cười dân gian Việt Nam

Truyện cười là những truyện trong đó có nhiều yếu tố gây ra tiếng cười để mua vui hoặc để châm biếm, đả kích.

Truyện cười dân gian Việt Nam có ý nghĩa phê phán những thói hư, tật xấu trong nhân dân, hay đả kích một cách sâu cay tính chất bóc lột, thói xảo trá và sự thối nát của giai cấp thống trị cùng bọn tay sai đắc lực của chúng như quan lại, cường hào gian ác.

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-cuoi/” style=”danger” target=_blank]➤ Truyện cười dân gian Việt Nam[/button]

[/alert]

5. Truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn là loại truyện tưởng tượng, trong đó người xưa mượn câu chuyện loài vật, cây cối, đồ vật hoặc chuyện người để nêu lên một nhận xét về thực tế xã hội hoặc để khuyên răn người đời. Truyện ngụ ngôn thường đem lại những bài học về luân lí, đạo đức,… rất sinh động, sâu sắc.

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-ngu-ngon/” style=”danger” target=_blank]➤ Những câu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa[/button]

[/alert]

Nội dung những câu chuyện dân gian Việt Nam

Nội dung truyện dân gian rất phong phú, phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống dân tộc ở những thời kì lịch sử khác nhau, kể cả thời kì mà ngày nay chúng ta không giữ được bao nhiêu tài liệu đích xác nữa. Tổ tiên của chúng ta đã gửi gắm vào đấy những cảm nghĩ, nguyện vọng và ý chí của họ, những quan niệm của họ về thế giới và về cuộc sống của xã hội loài người.

1. Truyện dân gian phản ánh quan niệm về thế giới của người xưa.

Người xưa quan niệm về thế giới một cách đơn giản và cụ thể. Để tạo ra vũ trụ, thần Trụ Trời, thần Mặt Trăng, Mặt Trời cũng lao động như người. Thần Núi, thần Đất, thần Sông, thần Nước, đều gần gũi với người và giúp người đấu tranh chống thiên tai, ví dụ Sơn Tinh cùng với người chống Thủy Tinh, vị thần tượng trưng cho sức phá hoại của bão lụt. Thần Mưa đi hút nước ở sông biển để tưới ruộng đồng cho người cày cấy.

Thế giới thần trong các truyện thần thoại là thế giới chưa có đẳng cấp. Các thần đều có cuộc sống bình đằng. Mỗi thần đều có chức vụ riêng của mình. Các thần cũng có nhược điểm giống như người và có khi bị người đánh như thần Sét, hay bị kiện như thần Mưa.

2. Truyện dân gian có mối quan hệ ít nhiều với lịch sử

Những truyện như Thánh Gióng, An Dương Vương, Đầm nhất dạ đều là những truyện có dính dáng đến những chặng đường lịch sử nhất định. Nhiều khi có nhân vật truyện cổ lại có quan hệ mật thiết với nhân vật lịch sử, ví dụ An Dương Vương thông gia với Triệu Đà (An Dương Vương là nhân vật có thật trong lịch sử). Điều quan trọng là nhiều truyện như vậy đã nói lên lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

3. Truyện dân gian Việt Nam có tính phê phán sâu sắc

Lịch sử của xã hội loài người là lịch sử đấu tranh liên tục. Bên cạnh cuộc đấu tranh với thiên nhiên, còn có cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị, khi xã hội đã phân chia giai cấp. Tinh thần phản phong của nhân dân ta được thể hiện qua nhiều truyện như Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây Khế, Trạng Quỳnh, Thằng Cuội,… Từ những vua quan hung tàn, từ những địa chủ, cường hào gian ác, cho đến những tầng lớp khác như lang băm, phù thủy, thầy bói, sư, tiểu phá giới, hủ nhu, v.v… đều bị nhân dân lao động đưa vào trong truyện dân gian, xây dựng thành những nhân vật tiêu biểu, và phê phán hay đả kích một cách sâu cay.

Các lực lượng siêu nhiên như Trời, Phật, Thần trong truyện dân gian thường tiêu biểu cho lực lượng tiến bộ, đứng về phía chính nghĩa để thắng gian tà.

4. Những câu chuyện dân gian Việt Nam phản ánh tâm tư và ước vọng của nhân dân

Trong cuộc đấu tranh lâu dài cho hạnh phúc của mình, tổ tiên ta đã gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Nhưng họ không hề bị quan, mà vẫn ước mơ có những sáng tạo phi thường. Có những hạt lúa thần to như cái đấu, đến mùa tự lăn về nhà mà không phải gặt. Sơn Tinh có quyển sách ước (1), Thạch Sanh có niêu cơm thần thết quân tướng mười tám nước ăn mà không hết. Người ta cũng ước mơ có ngựa sắt phun lửa, có nỏ thần để giết giặc; người ta lại cũng ước mơ già lột xác không chết, để trở lại trần gian sống một cuộc đời hạnh phúc…

Ý nghĩa những truyện đó, nói theo Goocki “không ngoài lòng mong mỏi của người lao động thời xưa muốn làm việc cho được nhẹ nhàng hơn, sản xuất được nhiều hơn, chống với kẻ thù hai chân và bốn chân có hiệu quả hơn”… Và những ước mơ của tổ tiên ta xưa nay như đi mây về gió, như nỏ thần giết giặc thì ngày nay đã thành sự thật.

Nghệ thật trong truyện dân gian Việt Nam

Mỗi loại nhỏ trong truyện cổ dân gian đều có đặc trưng nghệ thuật của nó, ví dụ đối với truyện thần thoại, thì cách xây dựng những hình tượng kì diệu hay cách nhân hóa thường được sử dụng nhiều hơn. Những nhân vật trong thần thoại thường có yếu tố kì ảo: thần Biển, thần Trụ Trời. Có những hình tượng được cấu tạo để biểu hiện tính chất kì ảo đó: cái thở của thần Biển, sức mạnh của thần Trụ Trời.

Trái lại, nhân vật trong truyện cổ tích thì lại gần chúng ta hơn tuy cũng có ít nhiều yếu tố kì ảo (ví dụ Tấm trong truyện Tấm Cám hay chàng trai trong truyện Cây tre trăm đốt được Bụt truyền cho câu thần chú). Riêng đối với truyện cười, thì tính chất cường điệu và phóng đại được chú trọng hơn: anh hà tiện hay nói khoác ở đây không phải là những người thường, mà là hạng người đặc biệt: hà tiện quá chừng, nói khoác quá chừng. Trong truyện ngụ ngôn, ý nghĩa so sánh và nói bóng đòi hỏi một nghệ thuật có khả năng diễn đạt một cách kín đáo, tế nhị và sâu sắc hơn: Đẽo cày giữa đường, Mười voi không được bát nước xáo.

Nghệ thuật trong những câu chuyện dân gian Việt Nam có nhiều điểm đáng lưu ý. Phần lớn các truyện đều được xây dựng theo trình tự thời gian; việc xảy ra trước, kể trước; việc xảy ra sau, kể sau. Các sự kiện, chi tiết trong truyện được chọn lọc, bố cục mạch lạc, chặt chẽ. Cách bố cục truyện như vậy dễ nhớ, dễ lưu truyền. Trong truyện cổ dân gian, trí tưởng tượng của nhân dân rất phong phú. Nhờ trí tưởng tượng đó mà nhiều truyện có sức hấp dẫn lớn.

Những yếu tố tưởng tượng nhiều khi có tính chất hoang đường như bụt, tiên, thần, gậy thần, gươm thần,… phản ánh lòng mong muốn, ước vọng của người xưa, và đó cũng là một phương pháp để xây dựng truyện cổ dân gian.

Do tính chất truyền miệng nên ngôn ngữ trong truyện dân gian thường thay đổi tùy theo người kể chuyện. Nhưng nói chung những người kể thường sử dụng ngôn ngữ của quần chúng, dùng từ dễ hiểu, chính xác, đảm bảo đúng cốt truyện.

Truyện dân gian Việt Nam đã xây dựng được nhiều hình tượng đẹp: ngựa sắt Phù Đổng, hạt ngọc Mị Châu… Trừ một số thần thoại và truyền thuyết, hầu hết truyện dân gian đều mang tính chất phiếm chỉ, tên người tên đất trong truyện không cần phải chính xác. Câu chuyện dù có nhiều chi tiết cũng thường được cấu tạo theo trật tự thời gian, chính vì vậy nó mới thích hợp với truyền miệng.

Kết luận

Truyện dân gian Việt Nam là một kho tàng văn học vô cùng phong phú. Nó phản ánh nhiều mặt về cuộc sống vật chất và tinh thần, về tâm tư và ước vọng của nhân dân ta thời xưa. Đọc truyện cổ dân gian, chẳng những chúng ta học tập được tinh thần lao động cần cù và tinh thần chiến đấu bền bỉ của nhân dân ta thời xưa mà còn học tập được cách diễn đạt sinh động và cách xây dựng hình tượng nhân vật rất hấp dẫn, thích hợp trong từng loại truyện.

Truyện Cười Trạng Quỳnh Dân Gian Việt Nam

Truyện Cười Dân Gian – Trạng Quỳnh

Tác giả : tổng hợp

Nghe và Cảm :

Truyện cười dân gian Trạng Quỳnh là một bộ truyện đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ thiếu nhi của Việt Nam được nhà xuất bản Đồng Nai phát hành giữa tháng 6 năm 2003.

Khi còn nhỏ, cậu Trạng Quỳnh có ba chỏm tóc, trang phục gồm một chiếc áo gồm hai túi và một cái quần có dây, mang dép. Lớn lên, cậu mang trang phục của một vị quan trạng, đội khăn đóng, ngoại hình trông chững chạc hơn

Trạng Quỳnh là một người tài giỏi, có tài trí vượt bậc, được mọi người kính phục. Nhưng cậu cũng hay nghịch ngợm, hay ở bẩn. Nhà nghèo, cha làm hương chức. Cốt truyện lấy bối cảnh vào thời chúa Nguyễn, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, nhưng những sự kiện xảy ra trong truyện không trùng lặp với những sự kiện xảy ra trên thực tế. Tác phẩm này ban đầu kể lại về cuộc đời của Trạng Quỳnh – một người có tính cách trào phúng dân gian Việt Nam.

Trong truyện này, Trạng Quỳnh vốn thông minh từ trong bụng mẹ. Trước khi cậu sinh ra, một lần bà mẹ ra ao giặt đồ, bỗng nhìn thấy một chú vịt, bà mẹ liền ngâm câu thơ, và lập tức có tiếng đối đáp lại trong bụng vịt. Bà cho rằng đó là điềm lạ, nghĩ rằng bà sẽ sinh ra một quý tử, hiểu biết hơn người, sẽ là người có tiếng tăm. Thời gian trôi qua, bà hạ sinh một bé trai, tư dung thông minh lạ thường, đặt tên là Quỳnh

Từ nhỏ, Quỳnh đã tỏ ra thông minh, học đâu nhớ đấy. Cậu ước mơ sau này sẽ làm ông trạng. Mặt khác, cậu cũng khá quậy, thường ở bẩn. Cậu gặp chuyện gì cũng có thể giải quyết, đối đáp rất giỏi. Ngay cả thầy và chúng bạn cũng khâm phục về tài trí của cậu Khi cậu trưởng thành, người ta bảo nhau rằng cậu ấy vẫn nghịch ngợm, nhưng điều đặc biệt là cậu không nghịch bằng hành động mà bằng trí thức của mình.

Tiếng cười của Trạng Quỳnh về căn bản là tiếng cười của thị dân Việt Nam hồi thế kỷ 18. Hình thái ý thức Trạng Quỳnh là hình thái ý thức có nhiều nhân tố thị dân đang bất mãn với hiện tại, đang khao khát một tương lai mới mẻ. Không có hình thái ý thức thị dân ấy, thì ở dưới chế độ phong kiến, không thể có thái độ chống giai cấp phong kiến có hệ thống và tương đối triệt để như thái độ Trạng Quỳnh

Tóm lại, truyện Trạng Quỳnh là một tác phẩm văn học có một nội dung chống giai cấp phong kiến thống trị, phong phú, mạnh mẽ, và một nghệ thuật trào phúng tinh vi, sắc bén. Đó là một tác phẩm văn học phê bình hiện thực có giá trị của nền văn học trào phúng Việt Nam

Trạng Quỳnh, một nhân vật đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ…!

Không Gian Trong Truyện Cổ Tích Sinh Hoạt Của Việt Nam

1. Khái niệm “truyện cổ tích sinh hoạt” và truyện cổ tích sinh hoạt của Việt Nam – Hàn Quốc

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện cổ tích sinh hoạt còn được gọi là cổ tích thế sự là những truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu tố thần kỳ. Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố thần kỳ nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kỳ, hấp dẫn [5, tr.368].

Tìm hiểu về đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi đã nhận định: “loại truyện sinh hoạt chiếm một tỷ lệ tương đối cao”[2, tr. 1587]. Tác giả thống kê tỷ lệ các tiểu loại của truyện cổ tích Việt Nam như sau: tiểu loại thần kỳ có 10%, tiểu loại thế sự có 30%, tiểu loại lịch sử có 18%, tiểu loại nửa thế sự, nửa thần kỳ: 42%. Hai nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên và Lê Chí Quế đã chia truyện cổ tích Việt Nam thành ba tiểu loại: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt – xã hội. Dựa vào các tiêu chí phân loại có sự khác nhau nên các nhà nghiên cứu cũng phân loại truyện cổ tích thành một số tiểu loại khác nhau nhưng riêng về tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt thì các nhà nghiên cứu có sự thống nhất khi nhận diện về tiểu loại truyện này [3, tr 9-10].

Tài liệu Những bài giảng văn học Hàn Quốc của Cho Dong-il, Seo Dae Seok, Lee Hai-soon, Kim Dae Haeng, Park Hee-byoung, Oh Sae-young, Cho Nam Hyon do Trần Thị Bích Phượng dịch có phần nghiên cứu về văn học dân gian. Tác giả Seo Dae Seok đã phân loại truyện cổ tích thành các tiểu loại dựa vào tiêu chí lấy tính cách và đẳng cấp của nhân vật chính làm trung tâm để khảo sát: truyện kể về động thực vật, truyện kể về kẻ ngốc, truyện kể về phàm nhân, truyện kể về siêu nhân. Theo nhà nghiên cứu Seo Dae Seok, trong các tiểu loại trên, tiểu loại truyện kể về phàm nhân là những truyện có tính hiện thực nhất, nhân vật chính của truyện là những người bình thường. Truyện kể về kẻ ngốc có nhân vật chính là những kẻ ngốc nghếch, đần độn dưới mức của người bình thường, gây ra nhiều sự kiện buồn cười, được chia thành truyện mắc lỗi (những hành vi mà người bình thường coi là lỗi lầm nhưng nhân vật chính lại cho là khôn ngoan) và truyện thành công (nhân vật chính thành công là do may mắn, ngẫu nhiên, khác với năng lực của bản thân).

Như vậy, các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc và Việt Nam có quan điểm chung là tách truyện cổ tích sinh hoạt hay còn gọi là truyện cổ tích thế sự thành một tiểu loại.

2. Các dạng biểu hiện không gian trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam – Hàn Quốc

Truyện cổ tích của người Việt và người Hàn có các dạng biểu hiện không gian sau:

– Không gian tự nhiên: núi rừng, sông suối, biển cả, bầu trời

– Không gian xã hội: không gian gia đình, không gian chợ, không gian làng xã, không gian kinh thành, không gian lễ hội, không gian sản xuất.

3. Tương đồng và khác biệt của các biểu hiện của không gian trong truyện cổ tíchsinh hoạt Việt Nam –Hàn Quốc

3.1. Không gian tự nhiên – không gian biển

3.1.1. Tương đồng

Trongtruyện cổ tích của hai nướcViệt Nam, Hàn Quốc có không gian thiên nhiên bao gồmkhông gian núi, không gian sông và không gian biển mang nhiều nét tương đồng.Không gian thiên nhiên góp phần tạo nên một không gian rộng lớn, thoáng đạt và chứng tỏ nhân vật không chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp về địa lý mà đã có sự mở rộng địa bàn hoạt động. Trong đời sống của dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc biển luôn đóng một vai trò quan trọng. Ở Hàn Quốc, số ngư dân sống ven biển khá đông, họ có thể vừa làm nông nghiệp vừa đánh bắt hải sản hoặc chỉ chuyên nghề đánh bắt hải sản. Rất nhiều hòn đảo nằm ở gần bờ biển phía nam và phía tây nam. Nghề đánh cá trên các đảo này rất phát triển trong thế kỷ XX, nhưng thực ra những người dân đảo đã sinh sống và đánh cá ở đây từ vài trăm năm trước. Vì vậy, không gian biển cả xuất hiện trong các câu chuyện mang một ý nghĩa thiết thực, là nơi người dân Hàn từ xưa cho đến ngày nay vẫn luôn gắn bó và duy trì một hoạt động sản xuất rất quen thuộc đó là đánh bắt cá ( Khi tượng Phật khóc ra máu). Sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc qua việc buôn bán bằng đường biển đã đem đến nhiều yếu tố tích cực như cuộc sống người dân no đủ, sung sướng: “Ngày xưa ở bên bờ biển có một làng rất giàu có. Làng này có cả một cái cảng, nơi đây không những chỉ có các thuyền đánh cá mà còn có cả các tầu buôn đến neo đậu.”[8, tr.335]( Khi tượng Phật khóc ra máu).

Các loại không gian trong truyện cổ tích Việt Nam có nhiều nét tương đồng với các loại không gian trong truyện cổ tích Hàn Quốc, đặc biệt là về không gian biển. Trên các đảo và quần đảo, các hoạt động kinh tế của người Việt rất đa dạng: ngoài hoạt động nông lâm nghiệp quen thuộc, đã có hoạt động đánh cá, đóng tàu thuyền đi biển xa và có cả hoạt động thương mại ( Sự tích dưa hấu). Truyện cũng phản ánh tư duy kinh tế của người Việt xưa qua việc trao đổi lương thực, thực phẩm. Thời xa xưa, con người không thể đi lại, hoạt động kinh tế và sống trên môi trường nước nếu không có những phương tiện thích hợp như tàu thuyền, bè mảng. Nên trong các câu truyện cổ tích của người Việt và người Hàn, hình ảnh con thuyền đã gắn liền với sự dịch chuyển không gian của nhân vật từ đất liền ra biển xa xôi.

3.1.2. Khác biệt

Không gian biển xuất hiện trong nhiều truyện của người Việt (9 truyện/93 truyện: Yết Kiêu, Ba chàng thiện nghệ, Sự tích dưa hấu, Sự tích đá Bà Rầu, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Đồng tiền Vạn lịch, Nói dối như Cuội, Của trời trời lại lấy đi, giương đôi mắt ếch làm chi được trời và truyện Sự tích đền Cờn. Không gian này gắn với nhân vật nhân vật thông minh, tài giỏi, gắn với chiến công đánh thắng giặc ngoại xâm, kẻ gian tà; là không gian chứng kiến cuộc thi tài giữa những nhân vật xuất chúng. Các hành động của nhân vật được người Việt kể chi tiết: một người chèo thuyền ra biển rồi thả chiếc nhẫn xuống nước để thử thách chàng trai, chàng trai cởi áo nhảy ngay xuống biển tìm thấy chiếc nhẫn một cách nhanh chóng ( Ba chàng thiện nghệ). Không gian biển xuất hiện rất ít trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Hàn. Trong 90 truyện chỉ có 2 truyện xuất hiện không gian biển ( Lời giáo huấn của chim, Khi tượng Phật khóc ra máu) nhưng không có truyện nào kể về chiến công của nhân vật tài trí khi phải đối diện với không gian biển cả bao la.

3.2. Không gian xã hội

3.2.1. Không gian gia đình

3.2.1.1. Tương đồng

Từ không gian ngôi nhà đến không gian gia đình

Người Việt và người Hàn luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình. Mỗi gia đình đều cố gắng ổn định cuộc sống bằng việc xây dựng một ngôi nhà dù đó là ngôi nhà đơn sơ hay kiên cố. Trong truyện cổ tích của người Việt và người Hàn, nhà ở không được tác giả dân gian hai nước miêu tả cụ thể, chi tiết, chỉ được đề cập đến rất ít để giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật giàu hay nghèo và thường được giới thiệu ngay ở phần mở đầu của truyện. Người Việt kể về hoàn cảnh khó khăn của nhân vật phải sống trong những túp lều nhỏ, hẹp: “Xưa, có người con trai cha mẹ chết sớm, sống một mình trong túp lều ven núi”( Nàng Tiên ốc)[3, tr.101] hay “Hồi đó ở Chử-xá có một người đánh cá tên là Chử Cù Vân và con trai là thằng bé Chử. Hai cha con sống trong một túp lều dựng trên cát.” ( Chử Đồng Tử-Tiên Dung)[3, tr.117]. Hình ảnh túp lều đã nói lên cuộc sống nghèo khó, vất vả của các nhân vật nhưng nó cũng có vị trí quan trọng khẳng định sự tồn tại của gia đình. Dù là túp lều nhưng đó cũng là nơi để các thành viên trong gia đình cùng chung sống, gắn bó và chia sẻ. Những ngôi nhà khang trang, nhiều phòng cũng được người Việt kể tới trong truyện Thạch Sùng khoe của, Ba người bạn. Giống như quan niệm của người Việt về sự giàu, nghèo được phản ánh qua nhà ở trong các truyện cổ tích, người Hàn cũng đưa hình ảnh ngôi nhà vào các câu chuyện để làm nổi bật hoàn cảnh sống của nhân vật: “Nhà của anh không khác gì một cái lều bé tí xíu”( Công chúa Pyonggang và anh ngốc Ondal)[8, tr.358] còn nhà ở của những nhân vật giàu có là ngôi nhà to lớn, nhà có mái ngói ( Bán bóng râm của cây, Diệt cướp dưới lòng đất, Ân đức của cái nghèo). Theo nhà nghiên cứu Jean Chevalier và Alain Gheerbrant: “ngôi nhà coi như ở trung tâm thế giới, là hình ảnh của vũ trụ”[4, tr.677]. Theo Bachelard: “ngôi nhà là con người nội tâm, các tầng gác, tầng hầm và tầng áp mái tượng trưng cho các trạng thái đa dạng của tâm hồn (…) Ngôi nhà cũng là một biểu tượng nữ tính mang ý nghĩa là nơi ẩn thân, là người mẹ, là sự bảo vệ, là lòng (bụng) mẹ.”[4, tr.678]. Như vậy, ngôi nhà là nơi cư trú, bảo vệ, che chở cho mỗi gia đình, là không gian giúp con người có cuộc sống ổn định và phát triển về vật chất, tinh thần.

Gia đình – không gian của tình thương yêu, đùm bọc

Tác giả dân gian Việt và tác giả dân gian Hàn quan tâm phản ánh các mối quan hệ trong gia đình qua đó khẳng định gia đình là không gian của tình thương yêu, của mối gắn kết giữa các thành viên. Người Việt và người Hàn nhấn mạnh mối quan hệ không thể thiếu trong mỗi gia đình đó làquan hệ vợ – chồng. Tình cảm vợ chồng thắm thiết đã tạo nên một không gian gia đình lý tưởng. Không gian gia đình ấm cúng, hạnh phúc đã tiếp thêm sức mạnh giúp mỗi người vượt qua mọi khó khăn, tiêu biểu có các truyện của người Việt: Sự tích trái sầu riêng, Giết chó khuyên chồng,Sự tích dưa hấu, Đồng tiền Vạn lịch, Nàng Xuân Hương, Bà chúa ong…Các truyệncủa người Hàn cũngkhẳng định tình cảm thiêng liêng của con người và nhấn mạnh tình yêu là nền tảng tạo nên cuộc sống gia đình hạnh phúc bền vững. Gia đình là nơi mọi thành viên có thể chia sẻ, tâm sự một cách chân thành cho nên mỗi khi gặp khó khăn, các thành viên trong gia đình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Vị trí của người phụ nữ trong gia đình được khẳng định thông qua những việc nhỏ như khuyên chồng làm những việc tích cực giúp đỡ gia đình,giúp đỡ chồng làm nên sự nghiệp lớn: dạy chồng biết chữ, biết giao tiếp đúng mực với mọi người đến những việc quan trọng hơn như giúp đỡ chồng trong việc học binh thư, nghệ thuật quân sự( Người vợ thông minh, Công chúa Pyonggang và anh ngốc Ondal) đã chứng tỏ tài năng, phẩm hạnh đáng quý của người phụ nữ.

Người Việt, người Hàn đã phản ánh chân thựcmối quan hệ anh – em trong gia đìnhvà tự hào, ca ngợi tình cảm anh em sâu nặng, hoà thuận qua truyện Hai anh em (Hàn Quốc), Mụ dì ghẻ độc ác (Việt Nam).

Gia đình – không gian của sự trở về

Ý nghĩa quan trọng của không gian gia đình đối với các nhân vật được người Việt và người Hàn phản ánh rõ nét. Các nhân vật muốn thay đổi số phận, không chấp nhận một không gian sống nhỏ, hẹp, nghèo nàn, nhân vật đã từ giã gia đình và ra đi với hy vọng kiếm được nhiều tiền, đổi thay cuộc sống. Có nhiều nhân vật trở về với gia đình sau khi có được thành công nhưng cũng có nhân vật từ lúc bước chân ra đi cũng là lúc phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ, không người sẻ chia. Trên hành trình ấy, nhân vật nhận thấy gia đình là tất cả, mong muốn, khát khao sớm trở về với tổ ấm gia đình. Trở về với gia đình, nhân vật nhận được tất cả tình cảm chân thành của mọi người. Những người thân luôn lo lắng và vui mừng mở rộng vòng tay đón những người thân đi xa trở về: Cháo giun đất (Hàn), Con mụ Lường (Việt).

Gia đình – nơi trao truyền tín ngưỡng, phong tục

Không gian gia đình còn là nơi thể hiện văn hóa truyền thống dân tộc qua tín ngưỡng, phong tục như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và người Hàn bắt nguồn từ niềm tin rằng linh hồn người chết vẫn còn tồn tại trong thế giới chúng ta và ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu. Đây là niềm tin và động lực để thế hệ con cháu sống và hành động đúng đắn, cố gắng biến những khát khao, mơ ước thành hiện thực: Rùa và Thạch Anh, Cái giá của việc ngửi mùi, Giả làm thần núi (Hàn), Hai bảy mười ba, Nàng Xuân Hương (Việt). Người dân hai nước lấy lòng biết ơn cha mẹ, tổ tiên làm nền tảng đạo lý và tín ngưỡng thờ tổ tiên luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Đến ngày giỗ của tổ tiên, mọi gia đình đều tổ chức cúng giỗ chu đáo, mọi người thân ở xa cũng sắp xếp thời gian về . Qua không gian gia đình chúng ta cũng hiểu thêm về các phong tục của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc. Bữa ăn chính của người Việt và người Hàn quan trọng nhất vẫn là cơm, ngoài ra còn có cháo, đi kèm trong bữa ăn là rau, cá: Khói bay nghi ngút, Túi tiền và túi bánh gạo, Cha chết giả, con gái khóc giả (Hàn); Người đầy tớ và người ăn trộm, Tra tấn hòn đá, Sự tích dưa hấu, Sự tích chim Hít cô(Việt). Từ xưa ngườidân hai nướcđã biết làm rượu để uống, phong tục này được lưu giữ qua từng gia đình của mỗi nước: Công tử ăn mày, Tiếp đãi áo quan, Choon Hyang(Hàn), Người đàn bà bị vu oan, Bò béo bò gầy, Thịt gà thuốc chồng (Việt)và thường uống rượu gạo đựng trong bầu trước bữa ăn cho đỡ khát hay sau bữa ăn cho sạch dư vị. Phong tục hôn nhân được người dân hai nước gìn giữ, thực hiện từ thế hệ này đến thế hệ khác: Kén dâu, Kiệu dâu, kiệu báo (Hàn), Người đầy tớ và người ăn trộm, Nữ hành giành bạc, Huyền Quang (Việt).

3.2.1.2. Khác biệt

Sự khác biệt về không gian gia đình trong truyện cổ tích Việt – Hàn được thể hiện qua quan hệ vợ chồng. Mâu thuẫn giữa người vợ và người chồng xoay quanh vấn đề trinh tiết, phẩm chất, tính cách của người phụ nữ… Quan hệ tốt đẹp bị phá vỡ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau song ở các truyện của người Việt nổi bật vẫn là sự ghen tuông của người chồng dẫn đến cái chết oan khốc của những người vợ hiền lành, chung thuỷ. Các truyện Sự tích đá bà rầu, Vợ chàng Trương của người Việt có đóng góp lớn vào việc khuyên răn con người từ bỏ thói ghen tuông mù quáng. Chính sự ghen tuông mù quáng này đã dần phá vỡ hạnh phúc êm ấm, tình nghĩa vợ chồng, hơn thế còn gây nên cái chết oan ức, bi thương của những người phụ nữ. Nếu như truyện của người Việt phản ánh bi kịch trong gia đình bắt nguồn từ sự ghen tuông của người chồng, lên án, phê phán chế độ nam quyền thì truyện cổ tích của người Hàn lại tập trung mô tả không gian gia đình với những xung đột trong quan hệ vợ chồng bắt nguồn từ sự thiếu kiên nhẫn của người vợ( Vợ anh học trò biến thành con tằm).

Không gian gia đình được phản ánh trong truyện cổ tích hai nước còn cho chúng ta thấy một số điểm khác biệt khi phản ánh về văn hoá của hai dân tộc Việt – Hàn. Phong tục uống trà được phản ánh rõ nét qua các truyện cổ tích về không gian gia đình của người Việt: Phân xử tài tình, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho hay là sự tích con mối, Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình đem xuống tuyền đài chưa tan, Làm cho công chúa nói được. Phong tục này không được phản ánh qua các truyện cổ tích Hàn Quốc mà chúng tôi khảo sát.

3.2.4. Không gian chợ

3.2.4.1. Tương đồng

“Chợ” là nét văn hoá độc đáo trong đời sống tinh thần của người Việt và người Hàn từ xưa cho đến nay. Chợ là không gian diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, phản ánh tình hình kinh tế của từng vùng, miền. Đến không gian này, tất cả mọi người có cơ hội hiểu nhau hơn, từ những người xa lạ cũng dần trở nên gần gũi qua giao tiếp, ứng xử. Truyện cổ tích của người Việt: Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Gái ngoan dạy chồng, Vợ khôn lấy chồng dại, Bụng làm dạ chịu, Cô gái lấy chồng hoàng tử, Trọng nghĩa khinh tài và truyện cổ tích của người Hàn: Cái giá của việc ngửi mùi, Bốn chín gặp năm mươi, Con hổ và người vợ bán than đã kể về không gian chợ gắn liền với các hoạt động mua bán, trao đổi hoàng hoá của nhân vật, phản ánh đời sống sinh hoạt của của người dân hai nước. Các mặt hàng được bán, mua thường là vải, lụa, gạo, bánh gạo, tôm cá, dầu, than, củi, lưới đánh cá, quạt, con dao… đến các loài gia súc, gia cầm cho ta thấy đời sống sinh hoạt của người bình dân xưa luôn gắn bó với nông nghiệp và các nghề thủ công. Hoạt động mua, bán đã góp phần giúp cuộc sống của nhân vật ổn định hơn, có cơ hội trở nên giàu có.

3.2.4.2. Khác biệt

3.2.5.1. Tương đồng

Làng là đơn vị cư trú cơ sở, một cơ cấu kinh tế – xã hội, văn hoá quan trọng trong thiết chế hành chính Việt Nam và Hàn Quốc. Qua các truyện cổ tích: Khói bay nghi ngút,Gạo thượng hạng, đá thượng hạng, Rùa và Thạch Anh, Khi tượng Phật khóc ra máu, Kén dâu, Chàng trai cứu bốn mạng người, Ô và giầy rơm, Bí quyết gia đình hoà thuận…(Hàn) và các truyện: Cường bạo đại vương, Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, Vợ chàng Trương, Chàng rể thong manh, Em bé thông minh, Phân xử tài tình, Cô gái lấy chồng hoàng tử, Nàng Xuân Hương, Bán tóc đãi bạn, Tra tấn hòn đá,Cố ghép…(Việt) chúng ta thấy làng ở Việt Nam, Hàn Quốc thời xưa có nhiều điểm tương đồng. Theo mở đầu của các câu chuyện, Việt NamvàHàn Quốc có các dạng làng như: làng ven biển, làng trên đảo, làng ven đồi, làng ven sông… Các làng chủ yếu làm nông nghiệp, có làng làm thủ công (gốm, tơ lụa, đúc đồng, chạm khắc đồ gỗ…) và có làng gần sông, biển thường gắn với hoạt động đánh bắt cá… Các hình ảnh quen thuộc của làng xã được kể tới trong truyện đó là cây tre, các xóm ngõ, các công trình kiến trúc tín ngưỡng và tôn giáo như đình, đền, chùa… Hình ảnh ngôi làng còn gắn với cây cổ thụ toả bóng mát quanh năm. Làng là một xã hội thu nhỏ, đóng kín, có tục lệ riêng, là biểu hiện của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước mang tính tự cấp tự túc là chủ yếu.Trong làng có những quy định nghiêm ngặt, nếu ai vi phạm sẽ bị làng lên án, mọi người xa lánh và những ai có đạo đức phẩm chất sáng ngời được làng xã ngợi ca, tin yêu. Giữa người với người trong làng có mối quan hệ gần gũi, gắn gó. Mọi người trong trong làng có tinh thần đùm bọc, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau: Bí quyết gia đình hoà thuận, Con dâu dạy dỗ mẹ chồng, Chàng trai cứu bốn mạng người ( Hàn), Tra tấn hòn đá, Nguyễn Khoa Đăng (Việt).

Làng ởViệt Nam, Hàn Quốc thường có những ngày lễ hội để cố kết các thành viên, mang đến nhiều niềm vui cho dân làng sau những thời gian lao động vất vả: Bợm già mắc bẫy hay là mưu trí đàn bà, Anh chàng họ Đào (Việt), Con đường có mùa xuân tới, Sự ngạc nhiên của nhà sư (Hàn). Qua các truyện cổ tích chúng ta thấy, người dân hai nước khi đến lễ hội đều mong ước những điều tốt đẹp, là không gian mọi người gặp gỡ, giao tiếp, chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm. Các truyện cổ tích của người Hàn mà chúng tôi khảo sát có nhiều truyện kể về phong tục chọn địa thế tốt để làm nhà, xây mộ ở các làng: ” thầy phong thuỷ cũng đi khắp ngôi làng để tìm địa thế tốt”( Giả làm thần núi)[9, tr. 294]. Chọn được địa thế tốt là việc quan trọng, quyết định đến sự hưng thịnh của mỗi gia đình và làng xóm. Truyện Bùi Cầm Hổ của người Việt cũng đề cập đến phong tục này.

Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước từ xưa đã xuất hiện sự phân biệt về thân phận, địa vị và sự phân chia giai cấp (giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột)nên làng quê ở Việt Nam và Hàn Quốc có điểm tương đồng về sự phân biệt giàu – nghèo và tồn tại mối quan hệ giữa địa chủ, nhà giàu với người nông dân. Không phải địa chủ, nhà giàu nào cũng là những kẻ bóc lột xấu xa, cũng có những người tốt, nhân từ nhưng nổi bật trong các truyện cổ tích vẫn là những phần tử lấy sức mạnh tiền tài để ức hiếp dân lành do đó quan hệ giữa địa chủ, nhà giàu với người nông dân nghèoluôn cómâu thuẫn. Người Việt có truyện Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột và chim bắt-cô-trói-cột, người Hàn có truyện Bán bóng râm của cây, Túi tiền và túi bánh gạo, Dâu tây mùa đông…

3.2.5.2. Khác biệt

3.2.6.Không gian kinh thành

3.2.6.1. Tương đồng

Không gian kinh thành xuất hiện với tần số cao trong truyện cổ tích Việt Nam, Hàn Quốc: 26 truyện/88 truyện của người Việt, 20 truyện/90 truyện của người Hàn. Kinh thành là nơi tấp nập, nhộn nhịp, hoạt động buôn bán phát triển, hàng hoá phong phú, đa dạng; có nhiều loại hàng hoá quen thuộc với người ở kinh thành nhưng lại xa lạ đối với người nông dân. Phản ánh hiện thực này, người Hàn có chuyện Thiếp trong gương: không gian kinh thành rộng lớn “Sau vài ba ngày đi hết đường này phố kia”[9, tr.397],có nhiều cửa hàng và có cả tiệm chuyên bán hàng cho phụ nữ: “Ngày hôm sau, đi hết nơi này đến nơi khác, cuối cùng ông cũng tìm được chỗ bán hàng cho đàn bà con gái.”[9, tr.398]. Bộ mặt kinh thành được truyện cổ tích người Việt quan tâm nhiều đến khía cạnh sinh hoạt: có nhiều câu chuyện về những thầy đồ dạy học, những anh học trò đi học, đi thi ( Trinh phụ hai chồng, Bán tóc đãi bạn). Kinh thành là trung tâm, nơi tích tụ giàu sang: ” Ngày ấy ở kinh thành Thăng-long phố xá buôn bán đã mọc lên san sát. Nhiều cửa hiệu to lớn cất đủ mọi thứ hàng như gấm vóc, tơ lụa, pha lê, đồ sứ…”( Bà lớn đười ươi)[2, tr.641].

Kinh thành là nơi ở của vua, quý tộc, quan lại, cũng là nơi đến của những người bình dân để tỏ lòng thành với nhà vua. Các nhân vật hiền lành, lương thiện, thông minh được vua yêu quí, ban thưởng đã thể hiện khao khát của người bình dân về một chế độ xã hội tốt đẹp, công bằng: Đồng tiền Vạn lịch, Em bé thông minh (Việt), Con trâu đổi lấy quả hồng (Hàn).

Mặt trái của không gian kinh thành cũng được người Việt và người Hàn phản ánh. Ở không gian này, mối quan hệ giữa người với người bị chi phối rất lớn bởi đồng tiền: “Người kinh thành luôn nhìn vào vẻ bề ngoài của một người để đối đãi với người đó. Dù là một kẻ vô lại phóng đãng nghèo kiết xác nhưng ăn mặc nhìn bóng bẩy lượt là một chút, đeo cung tên bước đi trên phố thì thế nào người ta cũng nghĩ là kẻ có tiền và đối đãi rất nhiệt tình..”( Danh thủ bắn cung dỏm)[9, tr.218-219).Tác giả dân gian Việt xây dựng nhóm ngườitrong truyện Bà lớn đười ươi mang bản chất tham lam, gian xảo. Hiểu rõ những người buôn bán nơi thị thành đánh giá người khác qua vẻ bên ngoài, những kẻ gian đã lấy được lòng tin của người bán và lừa gạt họ dễ dàng.

3.2.6.2. Khác biệt

Những mặt trái, tiêu cực nảy sinh nơi kinh thành được người Việt phản ánh rõ nét trong các truyện cổ tích Quận Gió, Bà lớn đười ươi: những kẻ lưu manh lấy chợ búa, thành thị làm nơi hoạt động, náu mình. Không gian kinh thành tồn tại mối quan hệ giữa nhà vua với người dân nhưng quan hệ này có nhiều mâu thuẫn, phức tạp. Truyện Vua Heo cho chúng ta thấy sự bất bình của người dân trước thái độ, hành động của nhà vua và đứng lên chống lại triều đình bằng cách đi theo một nhóm người có cùng chí hướng. Sau khi thành công, nhân vật tự xưng làm vua. Các truyện cổ tích Hàn Quốc không đề cập đến khía cạnh nội dung này.

Kết luận

1. Không gian trong truyện cổ tích là một phương diện thi pháp của thể loại truyện cổ tích, mang đặc trưng thể loại rất rõ, thể hiện quan điểm của nhân dân về con người, xã hội và cuộc sống của các vùng miền, qua nhiều thời gian. Không gian biển, không gian gia đình, không gian lễ hội, không gian chợ, làng và không gian kinh thành xuất hiện trong truyện cổ tích của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc góp phần làm cho cốt truyện phát triển, phản ánh phạm vi hoạt động của nhân vật, phản ánh đời sống vật chất và đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của hai dân tộc. Qua đó, tác giả dân gian Việt và tác giả dân gian Hàn muốngiáo dục cho mọi thế hệ con cháu của đất nước mình những bài học quý giá, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thắp sáng niềm tin về một tương lai tốt đẹp.

2. Những mâu thuẫn, bi kịch diễn ra trong không gian gia đình, không gian kinh thành, không gian làng được người Việt kể chi tiết, cụ thể và phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mặt trái, tiêu cực nảy sinh ở các không gian cũng được phản ánh sinh động. Các không gian trong truyện cổ tích của người Hàn mà chúng tôi đã khảo sát không đi sâu phản ánh về mặt trái, mặt tiêu cực tồn tại ở các không gian khác nhau. Tần số xuất hiện của các loại không gian trong truyện cổ tích hai nước cũng khác nhau.

3. Qua các loại không gian xuất hiện trong truyện cổ tíchsinh hoạt, chúng ta cũng thấy được sự tương đồng và khác biệt về văn hoá của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc (tín ngưỡng bản địa Shaman và Nho giáo ảnh hưởng đậm nétđến đời sống tâm linh của người Hàn nhưng Người Việt lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Thị An (2003), Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt, Tổng tập Văn học dân gian người Việt (tập 19, nhận định và tra cứu), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.724-744.

Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Giáo dục

Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế (2001), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, phần truyện cổ tích người Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng.

Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục

Kang Jeong Hoon (2008), Con đường có mùa xuân tới (Truyện cổ tích Hàn Quốc), Nxb Giáo dục, TP.HCM.

Jeon Hye Kyung (2005), Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam thông qua tìm hiểu sự tích động vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn Quốc, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

Seo Jeong Oh (2011), 100 truyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc, Nxb Hội Nhà văn.

Nguyễn Bá Thành (1996), Tương đồng văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.

Trần Ngọc Thêm (2008), Văn hóa Korea (tập bài giảng dành cho sinh viên ngành Hàn Quốc học, Trường Đại học Đà Lạt.

Lê Quang Thiêm (1998), Văn hoá, văn minh và yếu tố văn hoá truyền thống Hàn, Nxb Văn học, Hà Nội.

Cho Myeong Sook, Vương Thị Hoa Hồng (dịch và biên soạn)(2007), Những truyện cổ hay Hàn Quốc, Nxb Viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Hàn – Việt.

14. Nhiều tác giả (Trần Thị Bích Phượng dịch)(2010), Những bài giảng văn học Hàn Quốc, Nxb Văn học.

Tiếng Cười Dân Gian Hiện Đại Việt Nam

Lời thưa,

Nếu  không có dịp di Hà Nội dự Đại hội Nhà văn trẻ toàn quốc lần IV (ngày 26.4.1994), tôi đã không cùng bạn thơ Phan Hoàng đến Trường Viết văn Nguyễn Du. Nếu không đến đó ắt không có tập sách này. Đêm ấy cúp điện, ngồi trên sân thượng cùng các bạn còn đang theo học khóa ấy như Đặng Thanh Hương, Phạm Tường Vân… tôi đã nghe nhiều câu hò vè truyền miệng. Nghe và ghi chép. Về chúng tôi tôi viết bài đầu tiên “Thơ dân gian ở Trường Viết văn Nguyễn Du” và gửi đăng trên Tuổi Trẻ Cười. Lúc đó, nhà báo Nam Đồng phụ trách tòa soạn. Dần dà, tôi cứ viết mãi và in thành sách. Mỗi lần in lại bổ sung thêm… Còn khá nhiều thơ dân gian như thế, nhưng chưa viết…

LÊ MINH QUỐC

VIII.2012

Lê Minh Quốc và những chuyện cười làng văn

Với cuốn “Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam”, Hoàng Thiếu Phủ (bút danh của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan) đánh giá rằng đây là một “công trình sinh thú” và “được giới thiệu bằng bút pháp sở trường”. Lời khen tặng ấy quả không quá lời.

Với cuốn “Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam”, Hoàng Thiếu Phủ (bút danh của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan) đánh giá rằng đây là một “công trình sinh thú” và “được giới thiệu bằng bút pháp sở trường”. Lời khen tặng ấy quả không quá lời.

Tặng cuốn Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam (NXB Phụ nữ -2005) cho tôi, nhà thơ Lê Minh Quốc hình như “ngứa tay” ghi thêm dưới dòng đề tặng mấy câu thơ “xuất thần”: Mai sau còn lại gì không/ Vẫn còn cát bụi phiêu bồng chân mây/ Cười lúc tỉnh, khóc lúc say/ Tỉnh say ai biết rằng ai vui buồn?!.

Cái chuyện “cười lúc tỉnh, khóc lúc say” nghe có vẻ rạch ròi quá, dường như nó không đúng với cái “tạng” của Lê Minh Quốc, một con người mà tôi biết: tỉnh say, buồn vui lẫn lộn. Cũng lắm khi cười lúc say mà khóc thầm lúc tỉnh ấy chứ!

Vốn là dân đất Quảng nên coi bộ Lê Minh Quốc rất “ưu tiên” cho quê nhà. Trong tập sách Tiếng cười dân gian hiện đại Việt , phần “Tản mạn về tiếng cười đất Quảng” đọc rất “đã”, có khi cười chảy nước mắt, cười rồi chợt rưng rưng một nỗi nhớ đồng quê lam lũ. Ngay từ hồi còn nhỏ, sống ở làng quê, tôi biết mấy người đàn bà đi cấy là hay kể chuyện tục lắm. Kể nghe để vui cười, để quên đi mệt nhọc. Chuyện tục nhưng tâm trong, hồn nhẹ… Tất cả bay lên cùng tiếng cười.

Trần Vệ GiangTheo nguồn văn nghệ công an – 28/08/2005

Trang chủ

6:00, 18/08/2005

“Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam” – Những thang thuốc bổ

 Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ. Bạn đang mệt mỏi hay cảm thấy buồn rầu? Hãy nghe một câu chuyện và cất tiếng cười sảng khoái. Nỗi buồn rồi sẽ nguôi ngoai và sự mệt mỏi kia cũng dường như tan biến. Cuốn sách “Tiếng cười dân gian và hiện đại Việt Nam” của tác giả Lê Minh Quốc (NXB Phụ nữ) sẽ đem lại cho bạn cảm giác thật thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng

(Bản in lần thứ hai)

Có lẽ chẳng đâu như ở Việt Nam – xứ sở này không chỉ có những ông trạng cười, mà còn có cả làng cười, địa phương cười. Tác giả Lê Minh Quốc đã đem đến cho bạn đọc những tiếng cười sảng khoái. Mọi gian khổ, buồn giận … trong cuộc sống đều bị xóa mờ, chỉ còn tiếng cười và niềm vui lấp lánh.

Những Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh với những trò lố lăng, học đòi Âu hóa khi xưa cho tới chuyện người lính ngoài chiến trường, chuyện vợ chồng hay là những chàng sinh viên ngày nay có “chữ ký đẹp vì nhiều lần ký nợ”! đã được tác giả dày công sưu tầm.

Người xứ Nghệ ưa nói chữ, chơi chữ để tạo nên những tiếng cười trí tuệ, sâu cay. Trong truyện “Con cá gỗ”, họ dám cười chính những thói bị coi là “xấu” của mình. Ở truyện “Bán chó hơn quan”, tiếng cười vui vẻ mà thâm trầm, đánh thẳng vào đám tham quan ô lại.

Tiếng cười xứ Quảng lại thể hiện một cá tính mạnh mẽ, không rào đón, che đậy, nghiêng về cãi lý hơn là chữ tình nhưng cũng không kém phần thâm thúy. Ví như chuyện danh nhân đất Quảng – “Ông Ích Khiêm” kể rằng: sau khi vua Tự Đức băng hà, quần thần chẳng ai lo việc nước. Ông làm cơm mời các quan. Cuối bữa, chưa có nước uống, ông mắng người nhà: “Chúng bay chỉ cắm mặt vào ăn, chẳng đứa nào chịu lo việc nước cả!”

Việt Dũng

(Nguồn: http://www.vtv.vn/vi-VN/thegioisach/2005/8/62967.vtv)

Từ đằng xa đã thấy anh cười

“Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam” là tập sách mới nhất của nhà văn, nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc. Nụ cười là ấn tượng dễ cảm mến mà Lê Minh Quốc dành cho mọi người, nói như nhà văn Hoàng Thiếu Phủ thì “Gặp anh, ngay từ đằng xa đã thấy anh cười. Cả đôi môi lẫn đôi mắt đều chung một cái cười có vẻ chân thật và hồn nhiên như trẻ thơ”. Có thể nói, tập sách là một công trình “cười”.

Phần lớn những mẫu sưu tầm trong tuyển tập này là sáng tác truyền khẩu của nhiều tác giả khuyết danh. Anh đã dày công tập hợp, hệ thống hóa và giới thiệu bằng bút pháp sở trường của mình như: Có bao nhiêu kiểu cười, Đôi nét về làng cười, Trạng cười Việt Nam, Những nhân vật hài nước trên báo chí 60 năm trước, Vua hề Sac-lô cười gì khi đến Việt Nam, Tản mạn về tiếng cười đất Quảng, Chuyện cổ tích dành cho thầy cô, Cười với con cháu bác Ba Phi, Đùa với bút danh văn nghệ sĩ, Cùng cười với sinh viên, Từ những vần thơ “não tình” trong lưu bút mùa hè xanh… cả đến chuyện Cấm đàn ông đọc và Chuyện phòng the… Bạn đọc dễ dàng cảm thụ được một loại văn học trào phúng dân gian trẻ trung, dí dỏm, trí tuệ và sinh động ngay ở trong sinh hoạt thường ngày của mình.

Có thể nói, trước nay những gì mà Lê Minh Quốc trình làng với người đọc bao giờ cũng được chăm chút rất kỹ vì anh không hề chạy theo số lượng, tập sách này cũng thế, anh đã chuẩn bị nó từ rất lâu rồi… Mỗi ngày một chút, sự dày công của anh đã khiến cho người đọc khâm phục. Trong lời giới thiệu, nhà văn Hoàng Thiếu Phủ tâm đắc viết: “… Với Lê Minh Quốc, mọi gian khổ, thương hận, bất bằng gì cũng có thể xóa mờ, chỉ còn những tiếng cười hào sảng, khinh khoái đọng lại trên tâm hồn và những trang sách của anh. Với hơn 300 trang sách, anh đã gửi đến bạn đọc không biết bao tín hiệu màu xanh, màu hồng mà anh đã ghi nhận được từ hiện trường của cuộc sống, kể cả những cuộc sống không dễ gì cười nổi của người lính ngoài mặt trận, của những “giáo chức dứt cháo, thầy giáo tháo giày” hay những chàng sinh viên có “chữ ký đẹp” vì nhiều lần ký nợ… Với Lê Minh Quốc, tôi mong rằng công việc không chỉ dừng lại ở bấy nhiêu trang sách này mà những điều “kỳ lạ”, cuộc sống muôn màu muôn vẻ sẽ còn được anh tiếp tục khám phá…”Sách trình bày trang nhã, ấn tượng. NXB Phụ nữ ấn hành. Giá: 30.000 đồng.

Song Minh

(nguồn: báo Giáo dục chúng tôi 28.7.2005)

Điểm sách

Thứ ba, 27/03/2012, 11:57

Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam của Lê Minh Quốc

Đọc sách báo cũ, đi công tác, du lịch, bên cuộc nhậu với bạn bè… đi đâu, làm gì, Lê Minh Quốc cũng nghe ngóng, ghi chép các truyện hài, thơ, hò vè, khẩu ngữ dân gian. Anh in sách chia sẻ với bạn đọc những tiếng cười, kiểu cười cho đời thêm vui.

Cười hay khóc là những hoạt động không thiếu được trong cuộc đời một con người. Có tác giả thích viết về nỗi buồn, về nước mắt, về những số phận nổi nênh, cũng có người thích xem cuộc đời là chuyến du hí với đầy ắp tiếng cười. Lê Minh Quốc tâm sự, từ nhiều năm nay, anh vẫn dành thời gian sưu tầm “lời ăn tiếng nói”, những câu vần, mẩu chuyện hài hước, tiếu lâm… vì với anh đó là những giá trị gần với “sự thật”. Những câu chuyện đầy ắp tiếng cười, sự trào phúng thường phản ánh đúng bản chất sự vật một cách khách quan.

Đầu cuốn sách Tiếng cười dân gian hiện đại, Lê Minh Quốc làm cái việc khá hài hước là… ngồi đếm xem có bao nhiêu từ gọi tên, mô tả bản chất tiếng cười. Gần ba trang sách, anh liệt kê một loạt từ như thế: cười vang, cười vo, cười vãi đái, cười vô duyên, cười vu vơ, cười vô tội vạ, cười rôm rả, cười ran, cười ré, cười the thé… Hàng trăm tiếng cười đi cùng đời sống con người, biểu thị đầy đủ sắc thái tình cảm, và còn bộc lộ cả nội tâm của chủ sở hữu nụ cười đó.

Với tinh thần “Thấy gì cũng chép cũng ghi/ Không biết thì hỏi tự ti làm gì?”, mỗi khi có dịp đi xa, đi công tác hay lục tìm sách báo cũ bắt được tư liệu, tài liệu quý về tiếng cười dân gian, lục tìm trên mạng được mẩu truyện cười tâm đắc, Lê Minh Quốc vui như bắt được vàng… Anh làm công việc lượm lặt, ghi chép và sưu tầm tiếng cười với tất cả sự thích thú, say mê rồi sắp xếp lại và chia sẻ với bạn đọc “liều thuốc bổ tinh thần” quý giá ấy.

Bìa cuốn “Tiếng cười dân gian hiện đại” của Lê Minh Quốc biên soạn.

Trong tập Người Quảng Nam, Lê Minh Quốc từng nói về tiếng cười của người Quảng, còn trong cuốn sách mới, anh giới thiệu tiếng cười của nhiều vùng miền, tiếng cười từ Nam chí Bắc, từ mọi ngành nghề, mọi đối tượng trong xã hội… Tiếng cười của mỗi vùng, mỗi thành phần, mỗi người, mỗi lĩnh vực nghề nghiệp… đều có nét đặc trưng riêng, cái duyên riêng.

Tiếng cười dân gian Việt Nam rất đa dạng, nhân vật, tác giả trào phúng thì có: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Bột, Ba Giai – Tú Xuất… trong sân khấu có hề chèo bỡn quan, Mẹ Đốp… Nhân vật hài hước trên báo chí Việt gần 100 năm trước có: Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh…

Lê Minh Quốc sưu tầm trên báo Phong Hóa, nhà văn, nhà báo Thạch Lam từng phỏng vấn vua hài Charlie Chaplin nhân dịp vua hài thế giới đến Hà Nội cùng người vợ mới cưới. Những bài báo, ảnh minh họa sự kiện này được dẫn lại cho thấy phẩm chất hài hước vốn có của người Việt Nam, hòa quyện với cái hài của bạn bè thế giới.

Tác giả cuốn sách còn giới thiệu đến bạn đọc tiếng cười hiện đại, mà không kém phần hóm hỉnh. Đó nét duyên hài của nhà văn, nhà báo Nguyễn Hữu Tùng, cha của nữ nhà văn Bích Ngân. Ông Nguyễn Hữu Tùng người có những câu thơ thấm đậm chất hài hước, đọc là cười, kiểu như:

“Qua nhà cha vợ lần đầu

Bước vô, chú rể hỏi chào rất xôm

Bận ra, sửa bộ cho ngon

Quýnh nhè nói ngược: “Thưa con, ba về!”.

Tiếng cười dù từ giới hàn lâm hay giới bình dân, đều để lại dấu ấn nếu đó là tiếng cười hóm, không dung tục mà vẫn giữ được sự tinh quái, hài hước làm người đọc thấy thích thú, tạm quên đi cái mệt nhọc của cuộc mưu sinh hàng ngày.

“Nếu biết rằng em đã lấy chồng

Không buồn, không trách, chỉ ước mong

Đãi được chồng em nhậu một bữa

Để cảm ơn chàng lãnh giùm gông”

(thơ cải biên)

Nói về tập sách Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển chia sẻ: “Viết văn cười, nghiên cứu về nụ cười tạo ra tác dụng tích cực về nhiều mặt. Bản thân tác giả đạt được niềm vui khi nhìn mọi hoạt động xã hội dưới cái nhìn hài hước, trào phúng. Người đọc cũng nhận được niềm vui, có nơi giải trí và giải tỏa tâm hồn. Không có gì đáng sợ hơn nếu hàng ngày ta phải đọc và suy nghĩ về những thông tin xấu của cuộc sống. Cho nên, kiếm được một nụ cười, đọc được cái đáng tức cười là điều hết sức quý giá đối với bạn đọc”.

Thất Sơn

(nguồn:

http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2012/03/10593-tieng-cuoi-dan-gian-hien-dai-viet-nam/