Top 8 # Xem Truyện Cổ Tích Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Phân Tích Truyện “Thầy Bói Xem Voi”

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. Truyện ngụ ngộn là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.

Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Từ việc chễ giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.

Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tình huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.

Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình cờ đúng lúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy cùng chung một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà thôi.

Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển. Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Thầy nào sờ được bộ phận nào thì nhận xét về hình thù “con voi” như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: Nó sừng sững như cái cột đình. Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy kia. Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: – Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thù con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các thầy. Mâu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu nghe ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.

Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả năm thầy không ai chịu ai. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt.Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi.

Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì ai đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.

Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tình huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.

Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.

Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: Thầy bói xem voi.

Phân Tích Ý Nghĩa Truyện Thầy Bói Xem Voi

Thầy bói xem voi là câu truyện ngụ ngôn rất phổ biến, được đưa vào chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 6.

Câu chuyện kể về 5 ông thầy bói, một hôm ế hàng đành tụm lại ngồi nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

– Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu chảy máu.

Truyện ngụ ngôn này có dụng ý khuyên chúng ta khi giao tiếp, nói chuyện, ấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.

Lời khuyên này rất chí lý, không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh phải bàn thêm, đó là phải tìm hiểu sự vật hiện tượng đến mức thế nào thì mới được coi là tìm hiểu một cách toàn diện, kĩ càng?

Nhìn lại chính câu chuyện vừa kể, việc xem xét kĩ càng là việc xem xét tất cả các bộ phận của con voi đó hay cần xem xét tất cả những con vật được gọi là voi nữa thì mới đủ?

Nếu bây giờ sự vật cần tìm hiểu không phải là con voi nữa, mà là hoa lan, thì sao, liệu kiểm tra cả một cây hoa lan có đủ để kết luận rằng hoa lan trông thế nào?

Truyện Cổ Tích Thế Giới, Kho Tàng Truyện Cổ Tích Hay Nhất Trên Thế Giới

Truyện cổ tích thế giới đối với những bạn nhỏ chúng ta chính là cánh cửa mở ra cho tâm hồn các bạn một thế giới mới mẻ. Những truyện cổ tích luôn là những câu chuyện có tính giáo dục, hướng thiện giúp những thiên thần nhỏ của chúng ta tự rút ra cho mình những bài học riêng thật bổ ích. Từ đó nó sẽ có ảnh hưởng ít nhiều tới những suy nghĩ và hành động của các bạn trong cuộc sống thực tế. Bên cạnh đó, truyện cổ tích còn giúp cho các bạn nhỏ chúng ta mở rộng vốn từ ngữ, tư duy sáng tạo, cách ứng xử trong cuộc sống của mình.

Ngay từ nhỏ những truyện cổ tích thế giới cũng như truyện cổ tích Việt Nam đã giúp nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lên. Bất kỳ ai cũng đều biết tới những nhân vật như nàng tiên cá, cô bé lọ lem, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những nhân vật cổ tích ấy đã đi vào trong mỗi giấc mơ của chúng ta mang tới cho tâm hồn chúng ta những cảm xúc trong veo, hồn nhiên khiến chúng ta sống tích cực tốt đẹp hơn. Khi còn nhỏ mỗi chúng ta  ai cũng từng say mê những câu chuyện về thế giới thần tiên kỳ ảo, về những chú lính chì dũng cảm, về cô bé lọ lem luôn vươn lên trong cuộc sống dù cô chịu nhiều cay đắng bất hạnh, nhưng rồi chính nhờ sự cần cù chăm chỉ, nhờ trái tim lương thiện đó đã giúp cho những con người luôn sống tích cực đó tìm được hạnh phúc của mình. Lòng tốt sự lương thiện của con người như một bông hoa ngào ngạt hương thơm bay ra từ nhữn trang sách thổi vào tâm hồn của những người đọc.

Danh sách truyện cổ tích thế giới hay nhất

Truyện Cổ Tích Hay Dành Cho Thai Nhi

Trong thời gian mang thai thì các mẹ luôn dành những điều tốt nhất cho thai nhi. Trong những điều tốt nhất mà các mẹ nên làm cho thai nhi trong bụng bắt đầu tuần thứ 18 là đọc truyên cổ tích cho thai nghe. Tuy rằng chưa có nghiên cứu nào cho thấy rằng thai nhi sẽ thông minh hơn khi được nghe truyện trong bụng mẹ. Nhưng hoạt động này có thể giúp thai tốt hơn khi được sinh ra. Những truyện cổ tích hay dành cho thai nhi luôn được quan tâm vào thời gian này!

Vào tuần 18 của thai kỳ thì thai nhi trong bụng mẹ có thể cảm nhận được những âm thanh bên ngoài, đôi khi cũng sẽ phản ứng lại với những gì mà thai nhi nghe được.

Thời gian này là thời gian thích hợp nhất mà các mẹ cần phải đọc truyện cho thai nghe để có thể tương tác với bé. Cũng như cho thai nhi cảm nhận được tình yêu thương của bố và mẹ, kết nối được với thế giời bên ngoài.

Truyện cổ tích cho thai nhi thì không nên chọn những truyện có tâm lí buồn bực, khó chịu vì sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi, nên chọn những truyện nhẹ nhàng vui vẻ để có những tác động tích cực giúp thai nhi có thể phát triển tốt hơn.

Truyên cổ tích hay cho thai nhi

Ngày xưa, có một con khỉ sống trên cây cao và đã làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó.

Mỗi ngày, khỉ sẽ hái những quả táo ngon ngọt trên cành cây cao để tặng cho cá sấu. Khi cá sấu nhận được táo từ khỉ thì đem táo về và ăn cùng với vợ mình. Vợ của cá sấu rất tham ăn, nên muốn ăn luôn cả trái tim của khỉ. Nghe xong mong muốn của vợ thì cá sấu rất băn khoăn với mong muốn đó nhưng vẫn làm theo ý của người vợ.

Cá sấu mời khỉ đến ngồi lên lưng mình để có thể đưa đi tham quan dòng sông nhưng thật ra thì cá sấu đã có ý định giết khỉ để lấy trái tim. Khi khỉ biết được âm mưu của cá sấu thì khỉ nhanh trí nói rằng đã để trái tim ở trên cây nên muốn lấy thì hãy chở quay lại để lấy trái tim. Thế là khi đến nơi thì khỉ nhanh chóng trèo lên cây, chẳng mấy chốc biến mất. Vậy là kế hoạch của cá sấu đã hoàn toàn thất bại.

Ông trời nghe thấy tiếng ồn ào ngoài cổng thì nghĩ rằng bọn vật nổi loạn nên đã sai thiên lội ra đành dẹp loạn. Khi đó đàn cọp nhào ra đánh nhau với thiên lôi. Cóc thì nghiến răng. Nghe thấy tiếng nghiến răng của cóc thì ong và cua tràn vào tiếp ứng. Đội thiên lội của nhà trời đánh không lại nên đã tiếp ứng yêu cầu của cóc.

Nên từ đó chỉ cần nghe tiếng cóc nghiến răng thì nhà trời sẽ cho mưa xuống. Từ đó, người ta nói rằng con cóc là cậu ông trời.

Ngoài ra còn rất nhiều truyện cổ tích như Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Ăn khế trả vàng, Sự tích chị Hằng Nga,…

Bài viết trên giời thiệu một vài truyện cổ tích hay cho thai nhi cho các mẹ bầu khi mang thai có thể đọc cho thai trong bụng nghe để đạt hiệu quả cho thai phát triển tốt hơn, tiếp nhận được những trạng thái ở môi trường bên ngoài.