Top 5 # Xem Truyện Cổ Tích Hồ Ba Bể Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Truyện Cổ Tích: Sự Tích Hồ Ba Bể

Xã Nam Mẫu nằm khuất nẻo giữa một vùng đồi núi. Ở đây năm nào cũng mở hội cúng phật. Vào dịp đó Nam Mẫu bống trở nên đông vui nhộn nhịp. Người giàu từ khắp nơi kéo về dự hội rất đông.

Kỳ hội năm ấy, giữa lúc mọi người nô nức kéo nhau đi lễ, bỗng có bà cụ ăn mày từ đâu tới. Trông bà cụ thật nhếch nhác bẩn thỉu. Đi đến đâu cụ cũng thều thào:

– Tôi đói quá! Xin các ông các bà rủ lòng thương!…

Nhưng ở đâu bà cũng bị xua đuổi. Suốt từ sáng đến tận lúc mặt trời khuất núi, bà cụ vẫn không xin được chút gì lót lòng cho đỡ đói. Cụ mệt quá, không đi nổi nữa, đành ngồi ở góc đường van xin người qua kẻ lại.

Đám người đang nhậu nhẹt ở gần đó khó chịu khi nghe tiếng rên rẩm của bà cụ. Họ xông ra, đánh đuổi cụ đi chỗ khác. Bà cụ cố lê bước vào các nhà trong xóm. Nhưng nhà nào cũng đóng cửa im ỉm. Không ai bố thí cho bà cụ một tí gì.

Trời đã nhá nhem, sương mù ùa xuống bao trùm hết núi non. Bà cụ vừa đói vừa rét, lả người như tàu lá héo, ngã gục xuống vệ đường. Vừa may lúc đó có mẹ con bà góa đi nương về muộn. Nhìn thấy bà cụ tội nghiệp, 2 mẹ con vội khiêng cụ về nhà. Nhà chỉ còn mấy hạt gạo, người mẹ dành nấu cháo nóng cho bà cụ ăn, lại giã lá thuốc cho cụ uống. Một lúc sau thì bà cụ tỉnh lại.

Mẹ con bà góa mừng quá, vội thu xếp chỗ nghỉ cho bà cụ. Họ nhường cho bà cụ nằm gần bếp lửa cho ấm áp, còn mẹ con ôm nhau ngủ ở góc nhà.

Đến nửa đêm tiếng ngáy của bà cụ khiến người mẹ thức giấc. Thấy bếp lửa sáng kỳ lạ, bà nhóm lên nhìn và kinh hãi rụng rời chân tay. Một con giao long đang ngủ. Đầu giao long gác lên xà nhà còn đuôi nói thò dài đến tận chỗ mẹ con bà.

Người mẹ run cầm cập nhưng không dám kêu, sợ giao long thức giấc nuốt chửng 2 mẹ con. Bà ôm chặt đứa con bé bỏng nhắt mắt nằm im thin thít.

Khi trời sắp sáng, người mẹ hé mắt nhìn sang thì không thấy giao long đâu nữa, chỉ thấy bà cụ ăn mày và trở dậy và sắp sửa ra đi.

Khi từ biệt mẹ con bà góa, bà cụ đưa cho người mẹ một gói tro và bảo: “Kẻ nào ác độc thì phải bị trừng phạt! Còn mẹ con nhà góa tốt bụng nên ta sẽ giúp. Hãy rắc chỗ tro này quanh nơi ở và chớ đi đâu trong đêm nay. Còn nếu có phải đi thì chọn đỉnh núi cao mà đến”.

Rồi bà cụ móc túi lấy ra mấy hạt thóc thả vào tay người mẹ và dặn: “Nhớ cắn thóc lấy gạo ra. Gạo sẽ giúp mẹ con khỏi lo đói, còn vỏ trấu sẽ giúp mẹ con lúc nguy khốn…”

Mẹ con bà góa cúi đầu tạ ơn bà cụ, khi họ ngẩng lên đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con nửa tin nửa ngờ, hết nhìn mấy hạt thóc lại ngắm gói tro, rõ rang là thóc thật, tro thật. Hai mẹ con kể lại sự việc lạ lung ấy cho láng giềng nghe, nhưng không ai tin có chuyện ấy.Tối hôm đó, mây đen vần vũ phủ kín bầu trời. Rồi mưa, mưa như trút nước. Và ngay giữa đám hội, một cột nước bỗng từ lòng đất phun lên. Trong chốc lát nước đã tràn ngập khắp nơi.

Mọi người hoảng hốt, bỏ cả lễ bái để chạy nước. Tiếng la hét hỗn loạn: “Lũ về! Lũ về! chạy mau kẻo chết!” nhưng chẳng ai chạy kịp. Nước tung tóe mù trời. Dòng nước hung hãn cuốn trôi tất cả. Đất đá, nhà cửa, người, vật đều bị chìm nghỉm.

Chỉ riêng khoảng đất của mẹ con bà góa không hề bị nước động đến. Khoảng đất ấy mỗi lúc một cao lên, trông tựa như một hòn đảo nhỏ giữa biển nước.

Mẹ con bà góa nhớ lời bà cụ ăn mày dặn, vội thả những mảnh vỏ trấu xuống nước. Vở trấu biến ngay thành những chiếc thuyền. Hai mẹ con bơi thuyền đi cứu giúp bà con chòm xóm. Nhờ vậy mà cả xóm nghèo của họ không ai bị nước cuốn đi.

Chỗ nước phá đất phun lên ngày ấy nay thành Hồ Ba Bể. Giữa hồ có gò Già Mải (gò Bà Góa). Dân gian truyền lại rằng ngày xưa nhà mẹ con bà góa ở đấy.

Sưu tầm

Sự Tích Hồ Ba Bể

Hồ Ba Bể như một viên ngọc lục bảo ẩn mình ngữa thiên nhiên núi rừng Đông Bắc, mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ in bóng núi đá, mây trời. Ngoài cảnh đẹp đế mê hoặc lòng người, khi đến với Ba Bể, du khách còn có cơ hội được nghe người dân địa kể về sự tích của hồ Ba Bể, câu chuyện đã được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác của những người dân tộc Tày nơi đây

Cách Hà Nội khoảng 240km về phía Đông Bắc, hồ Ba Bể – thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nằm trong quần thể vườn Quốc gia Ba Bể được bao quanh bởi hai cánh cung Ngân Sơn và Bắc Sơn, là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới và là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam.  

Hồ Ba Bể như một chiếc gương lục bảo khổng lồ soi bóng núi rừng Đông Bắc

Mặt hồ mênh mông với diện tích 650ha, độ sâu trung bình khoảng 20-25m, trải dài trên hơn 8km. Người dân địa phương gọi Ba Bể là Slam Pé, nghĩa là ba hồ. Tên gọi xuất phát từ viêc hồ là nơi tụ hội của ba nhánh sông Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Đến với hồ Ba Bể, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, nguyên sơ nhưng không kém phần thơ mộng ẩn sau làn mây tuyệt đẹp. Quý khách có thể thỏa mình nhìn ngắm sự chuyển mình của hồ Ba Bể chỉ trong một ngày.  Vào sáng sớm khi sương mù còn giăng giăng khắp núi rừng, hồ Ba Bể thấp thoáng như nàng tiên đang bay lượn với tấm váy trắng tinh khổng lồ. Khi hoàng hôn đổ bóng, hồ Ba Bể lung linh huyền ảo trong muôn vàn tia nắng rực rỡ.  

Hồ Ba Bể lung linh huyền ảo trong muôn vàn tia nắng rực rỡ.

Cùng với vẻ đẹp lộng lẫy của hồ Ba Bể, khi đến nơi đây, du khách còn được người dân địa phương sống bên ven hồ kể cho nghe về truyền thuyết tạo nên hồ nước đẹp tuyệt vời này. SỰ TÍCH HỒ BA BỂ Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn. Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật đáng sợ. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quẩn áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông. Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa bà về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.  

Một góc bình yên của hồ Ba Bể

Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất đang cuộn mình nơi góc nhà. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận. Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ vội mang chuyện kể lại cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả. Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy thoát thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.  

Những ngôi nhà sàn của người dân tộc Tày ven hồ Ba Bể

Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nước ngập tới đâu là nền nhà lại nâng lên tới đó. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kì lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền độc mộc. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu vớt người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hổ, nay được người dân gọi là gò Bà Goá. Câu chuyện cổ tích cảm động được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác của những người dân ở nơi đây, để giáo dục con cháu muôn đời sau về tình thương người, lòng trắc ẩn, và những người ăn ở hiền lành ắt sẽ gặp được điều tốt.

Truyện Cổ Tích: Ba Cô Gái

Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng bà không hề phàn nàn.

Được mẹ yêu thương chăm sóc, ba cô con gái lớn nhanh như thổi. Cả ba đều đẹp như trăng rằm. Thế rồi lần lượt hết cô này đến cô khác di lấy chồng, bà mẹ ở nhà một mình.

Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, bà biết mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá nên bà không thể đến thăm các con được. Bà liền nhớ Sóc con đưa thư cho ba cô gái, bà dặn Sóc:

Sóc con vâng lời mang thư đi. Sóc đi ròng rã một ngày một đêm đến nhà cô chị cả, cô chị cả đang cọ chậu. Sóc con đưa thư cho cô và nói:

– Chị cả ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy về thăm mẹ chị đi.

Nghe Sóc nói, cô cả đáp:

– Thật á Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã.

Nghe chị cả nói xong, Sóc con giận dữ:

– Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ chậu rồi mới đi thăm mẹ. Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu.

Ngay lúc đó cô gái ngã lăn ra đất, biến thành một con rùa to bò ra khỏi nhà đi mãi.

Sóc con lại đi đến nhà cô gái thứ hai. Phải mất ròng rã một ngày, một đêm nữa thì Sóc đến được nhà cô hai. Cô hai đang xe chỉ. Sóc con đưa thư rồi nói với cô hai:

– Chị hai ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy về thăm mẹ chị đi.

Nghe Sóc con nói, cô hai đáp:

– Thật ư Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị thương mẹ chị quá! Chị muốn về thăm mẹ yêu quý của chị ngay, nhưng chị còn bận xe cho xong chỗ chỉ này đã.

Nghe cô hai nói, Sóc con giận dữ:

– Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn để xe chỉ đã rồi mới đi thăm mẹ. Thôi được! Nếu thế thì cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời.

Sóc con vừa nói xong thì cô hai biến thành con nhện, suốt đời giăng chỉ.

Sóc con lại đi đến nhà cô gái út. Cô đang nhào bột. Sóc con đưa thư cho cô út. Đọc thư xong cô hốt hoảng, tát tả đi thăm mẹ ngay.

Thấy cô út thật tình thương mẹ, Sóc con âu yếm nói:

– Chị út ơi! Chị là người con hiếu thảo. Mọi người ai ai cũng sẽ thương yêu, quý mến chị.

Thật đúng như lời Sóc nói, mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô út. Còn các con cô thì người nào cũng kính trọng cô.

Diễn đọc: Quỳnh Trang

Truyện Cổ Tích: Ba Chú Lợn Con

Truyện cổ tích: Ba chú lợn con

Ngày xưa, trong một khu rừng nọ có Lợn mẹ sinh được ba chú Lợn con rất đáng yêu. Bốn mẹ con cùng chung sống vô cùng vui vẻ và hạnh phúc.

Nhưng một hôm, Lợn mẹ nói với ba chú Lợn con: “Các con của mẹ đều lớn rồi, đã đến lúc nên tự xây cho mình một căn nhà và ra ở riêng đi thôi.” Vậy là ba chú Lợn con cùng chào tạm biệt mẹ để ra ở riêng. Trong ba anh em Lợn con, anh cả là người lười biếng nhất, lúc nào cũng chỉ muốn mau chóng xây xong nhà để có thể lăn ra ngủ một giấc ngon lành mà thôi. Thế nên anh cả kéo về một xe đầy cỏ khô, chẳng mấy chốc đã dựng xong một túp lều bằng cỏ. Anh thứ hai lại là một chú lợn rất tham ăn, chú chỉ muốn xây nhà thật nhanh để ngày nào cũng được nấu những món ăn ngon cho mình. Thế là, anh hai vào rừng và chặt vài cây gỗ đem về, chỉ mất ba ngày đã dựng xong một ngôi nhà bằng gỗ. Khác với hai anh của mình, Lợn út vừa thông minh vừa nhanh nhẹn, lại khéo léo, chú muốn xây một ngôi nhà thật kiên cố và đẹp đẽ. Chú đã đến một nơi rất xa để kéo gạch về xây nhà, từng xe từng xe một, phải mất một tháng, chú mới xây xong ngôi nhà của riêng mình và đó là một căn nhà gạch đỏ tươi rất vững chắc. Một hôm, một con Sói xám đang đói ngấu nghiến tìm đến trước túp lều cỏ của Lợn anh cả. Sói xám hít một hơi thật sâu và thổi “phù…” một cái, túp lều bằng cỏ đã bay đi đằng nào. Lợn anh cả sợ quá, vội vàng chạy đến trốn ở nhà Lợn anh hai. Sói xám lại đuổi theo tới trước ngôi nhà làm bằng gỗ của Lợn anh hai, nó lấy đà và dùng đầu xô một cái thật mạnh vào căn nhà gỗ, thế là căn nhà bị đổ nghiêng sang một bên. Hai chú Lợn sợ quá, liền chạy đến trốn ở nhà Lợn út. Sói xám lại đuổi tới nhà của Lợn út, nó cũng hít một hơi thật sâu và thổi thật mạnh, nhưng căn nhà vẫn đứng yên. Nó lại dùng đầu húc mạnh vào tường nhưng căn nhà vẫn không hề suy chuyển, ngược lại đầu Sói xám còn bị sưng lên đau đớn. Sói xám nhìn thấy trên nóc nhà có một cái ống khói, nó bèn nảy ra ý định vào nhà bằng đường ống khói. Nhưng ba chú Lợn con đã chuẩn bị một cái sọt, Sói xám nhảy xuống bị rơi trúng cái sọt, 3 chú lợn con dùng dây thừng trói chú Sói lại và đẩy vào rừng sâu. Chú Sói xám được một bài học nhớ đời, từ đó không bao giờ dám bén mảng đến quấy rối 3 chú lợn con nữa.