Top 6 # Xuân Quỳnh Đã Mở Đầu Bài Thơ Sóng Bằng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Mở Bài Sóng Của Xuân Quỳnh: Top 5 Mở Bài Sóng Của Xuân Quỳnh Hay

Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh- Tuyển chọn 5 mở bài Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất giúp dành trọn điểm phần mở bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Tuyển chọn 5 mở bài Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất

Mở bài 1

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là một tiếng thơ trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính. Đặc điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: vừa khát khao một tình yêu lí tưởng, vừa hướng tới hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một hồn thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên. Có thể nói, cùng với “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ Xuân Quỳnh.

Mở bài 2

“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.

Mở bài 3

Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhiều người nghệ sĩ đã dùng bút lực của mình để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi”. Đến Xuân Diệu cũng bất lực trong câu hỏi “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”, Hàn Mạc Tử cũng phải “nghe trời giải nghĩa yêu”. Nhắc đến thi ca viết về tình yêu, ta không thể không nhắc đến “Sóng” của Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.

Mở bài 4

Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhiều người nghệ sĩ đã dùng bút lực của mình để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi”. Đến Xuân Diệu cũng bất lực trong câu hỏi “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”, Hàn Mạc Tử cũng phải “nghe trời giải nghĩa yêu”. Nhắc đến thi ca viết về tình yêu, ta không thể không nhắc đến “Sóng” của Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.

Mở bài 5

“Sóng rì rào hỏi những chuyện đã quaĐứng trước biển em trở thành bé nhỏBiển biết không… ngàn nỗi đau giằng xéKhi con thuyền chẳng cập bến tình yêu”

Vâng! Chẳng biết tự bao giờ những con sóng từ biển khơi lại vỗ dồn dập vào trái tim của mỗi người nghệ sĩ. Và cũng chẳng biết tự khi nào giữa con sóng và tình yêu lại có mối quan hệ mật thiết với nhau! Chắc có lẽ là do nét đẹp tiềm tàng của con sóng giống với vẻ đẹp bí ẩn của tình yêu nên đã làm cho các nhà văn nhà thơ phải bâng khuâng trong tư tưởng. Trong đó có Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh là một ” nữ hoàng thơ tình” trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ của bà là tiếng nói tấm lòng của một người phụ nữ trong tình yêu: hồn nhiên, chân thành nhưng cũng giàu trắc ẩn và luôn khát khao một hạnh phúc bình dị đời thường. Và bài thơ “Sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ, bày tỏ quan điểm của tác giả về tình yêu vĩnh hằng qua hình tượng con sóng biển. Có ý kiến cho rằng……

Chúc các em thi tốt^^

Mở Bài Và Kết Bài Sóng Xuân Quỳnh

Không biết từ bao giờ những con sóng ào ạt từ sông, từ biển đã tròn lăn chạm vào trái tim của người nghệ sĩ. Nếu Nguyễn Khuyến thổi vào gợn sóng biếc hơi thở của một mùa thu trong veo, Huy Cận vẽ sóng Tràng Giang bằng những dòng thơ hiu hắt của một kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc thì nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khoác lên những con sóng bạc đầu tấm áo tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu bằng một hồn thơ đắm say, cháy bỏng. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nước sôi lửa bỏng, vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tình yêu của người con gái được Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ “Sóng” ngời sáng như một hòn ngọc báu của văn chương.

Tình yêu là đề tài đầy ma lực với bao ngòi bút thơ ca, là cung đàn muôn điệu làm rung động bao trái tim yêu để từ đó ngân lên thành lời thơ nhân loại. Mỗi một nhà thơ đều có những cảm nhận khác nhau về tình yêu: một Tago đầy triết lý ngụ ngôn; một Puskin nồng nàn và cao thượng, một Xuân Diệu rạo rực, đắm say, vồ vập; một Hàn Mặc Tử say đắm mà bơ vơ…Và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ta lại bắt gặp một cảm xúc tình yêu đầy trăn trở khát khao của một tâm hồn người phụ nữ luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.

Là nhà thơ có cuộc đời nhiều sóng gió, Xuân Quỳnh luôn khao khát tình yêu, khao khát mái ấm gia đình và tình mẫu tử. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc bình dị đời thường; cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu. Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay, tiêu biểu là bài thơ “Sóng”.

HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO

Sẽ thật là thừa thãi khi nói về vẻ đẹp, sự huyền bí, sự hấp dẫn, niềm sung sướng và cả những đớn đau do Tình Yêu đem lại. Thế gian đã tốn bao nhiêu giấy mực, thậm chí cả máu để nói, viết, ca tụng cho Tình Yêu. Trong cuộc đời trần tục đầy biến ảo này, mọi thứ đều thay đổi, nhưng có một thứ là bất biến, vĩnh hằng. Đó chính là sự thuần khiết, lung linh của Tình yêu. Thế giới tình yêu vốn đã đẹp, thế giới tình yêu trong thơ ca lại càng đẹp hơn. Mỗi vần thơ viết về tình yêu đều lung linh lãng mạn. Câu chuyện tình yêu nào cũng là câu chuyện cổ tích đẹp đẽ. Và có lẽ, Sóng của Xuân Quỳnh là câu chuyện cổ tích hay nhất về tình yêu mà ta từng đọc. Bằng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, nhịp sóng và nhịp lòng – Xuân Quỳnh đã kể ta nghe về những khát khao bình dị của người phụ nữ trong tình yêu.

Dẫn đoạn sau vào đầu thân bài

– Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, sau được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng biển và những con sóng lòng đang khao khát tình yêu. Bài thơ có hai hình tượng cùng song hành và hòa điệu, đó là “Sóng” và “Em”. Hai hình tượng này đã tạo nên nét đáng yêu cho bài thơ.

Với thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, Xuân Quỳnh đã kể câu chuyện cổ tích tình yêu rất đặc sắc. Sử dụng linh hoạt các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ điệp ngữ làm cho những con sóng biển trở nên gần gũi và thân quen. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị; giọng thơ tràn đầy nữ tính với những da diết chân thành trong tình cảm.

Kết bài Sóng – Xuân Quỳnh

Sóng là câu chuyện tình yêu đẹp và nhân văn của một hồn thơ nữ tính luôn giàu những khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Sóng đã đi vào lòng người và mãi mãi khắc ghi một bài ca không quên về một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn. Gấp trang sách lại rồi mà dường như trong ta vẫn còn ngân nga một giai điệu của sóng và của em:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi

Phân Tích Hai Khổ Đầu Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh

Phân tích hai khổ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trẻ xuất sắc trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ và là một trong số ít những nhà thơ nữ viết rất nhiều và rất thành công về đề tài tình yêu. Một trong những thành công xuất sắc về đề tài này của nữ sĩ là bài thơ “Sóng”, hai khổ thơ đầu bài thơ nữ thi sĩ viết:

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vần thơ của bà vừa chân thành đằm thắm, vừa nồng nàn mãnh liệt và hơn hết luôn bật lên khát vọng da diết về hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ “Sóng” ra đời năm 1967 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ về vùng biển Diêm Điền tỉnh Thái Bình và lúc này thì bản thân nhà thơ cũng vừa trải qua một sự đổ vỡ trong tình yêu. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” năm 1968. Tình yêu là điều bí ẩn nên ngàn đời vẫn cuốn hút con người, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh chính là những bông hoa dọc chiến hào làm dịu đi sự khốc liệt của chiến tranh.

Trong bài thơ “Sóng”, nhà thơ sử dụng thể thơ năm chữ, đây là thể thơ có nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập. Thể thơ này thường dùng để diễn tả những dòng cảm xúc ào ạt, hối hả, mãnh liệt. Bài thơ sử dụng cách hiệp vần giãn cách, hiệp vần chân ở những tiếng cuối của các câu chẵn. Hơn nữa bài thơ có sự luân phiên về thanh điệu ở các tiếng cuối của các câu thơ. Như vậy những thủ pháp nghệ thuật sáng tạo đã tạo nên âm hưởng nhịp nhàng, uyển chuyển cho cả bài thơ. Âm hưởng của bài thơ là âm hưởng dạt dào của những con sóng mà mỗi câu thơ là một con sóng, chúng gối lên nhau chạy đều, chạy đều đến cuối bài thơ. Những con sóng là sự trào dâng mãnh liệt của dòng cảm xúc ào ạt trong lòng nữ sĩ. Có lẽ vì thế mà ấn tượng về con sóng trong bài thơ không chỉ là của sóng biển mà còn là của sóng tình. Đây cũng chính là hai hình tượng nghệ thuật mà tác giả đã tập trung xây dựng trong bài thơ. Sóng biển và sóng tình có lúc tồn tại song song để soi chiếu, tôn vinh vẻ đẹp cho nhau, có lúc lại hòa làm một, trong sóng biển có sóng tình, trong sóng tình ta lại thấy nhịp dào dạt của sóng biển. Suy cho cùng sóng biển và sóng tình là hai hình tượng nghệ thuật để biểu đạt cho cái tôi trữ tình của nhà thơ.

Qua hai khổ thơ đầu nữ sĩ đã cho chúng ta cảm nhận được đặc điểm của những con sóng biển và những con sóng tình yêu, những con sóng luôn chứa đựng những trạng thái đối lập và luôn có những khát khao vươn tới những sự vĩ đại, bao la. Mở đầu, nhà thơ viết:

Trong hai câu thơ mở đầu tác giả đã sử dụng tới hai cặp tính từ trái nghĩa để miêu tả đặc điểm của sóng biển: “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”. Thông thường đứng giữa những cặp tính từ trái nghĩa là quan hệ từ biểu đạt sự tương phản “tuy – nhưng”, thế nhưng ở đây nhà thơ nữ Xuân Quỳnh lại sử dụng quan hệ từ “và” vốn biểu đạt quan hệ cộng hưởng, cộng thêm, nối tiếp. Như vậy những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống nhất với nhau và luôn tồn tại trong một chỉnh thể là sóng. Trong cái dữ dội có cái dịu êm, trong sự ồn ào lại chứa đựng sự lặng lẽ.Những trạng thái đối lập của sóng cũng chính là những trạng thái đối lập trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Trong tình yêu, tâm hồn người phụ nữ không hề bình lặng mà đầy biến động: có khi sôi nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen… Tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ tiếp theo, con sóng được nhân hóa qua động từ “tìm” trong hành trình từ sông ra tới biển:

“Sông không hiểu nổi mình“Ôi con sóng ngày xưavà ngày sau vẫn thế” “Nỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ” Sóng tìm ra tận bể”

Tác giả đã khéo léo sử dụng động từ “tìm” trong việc nhân hóa con sóng đã cho ta thấy được sự chủ động của con sóng, con sóng chủ động chối bỏ những phạm vi chật hẹp “sông” để vươn tới những phạm vi rộng lớn bao la “bể”. Như vậy trong bốn câu thơ đầu nhà thơ đã giúp ta nhìn lại hai đặc điểm tự nhiên, vốn có của những con sóng và chính tác giả cũng đã phải sử dụng tới hai câu thơ để khẳng định sự hiển nhiên, vốn có này:

Nữ sĩ đã khẳng định đặc điểm ngàn đời vốn có của sóng, từ quá khứ “ngày xưa” cho đến tương lai “ngày sau” con sóng vẫn luôn chứa đựng những trạng thái đối lập, vẫn luôn vận động theo quy luật trăm sông đều đổ về với biển. Trạng từ khẳng định “vẫn thế” một lần nữa biểu đạt một chân lí không bao giờ đổi thay.

Thơ ca, nghệ thuật là những sự sáng tạo mang đến cho người đọc những cảm xúc mới, đem đến cho tâm hồn con người những sự trải nghiệm phong phú. Ta tự hỏi vì sao trong sáu câu thơ đầu tác giả chỉ cho chúng ta hai đặc điểm tự nhiên, vốn có của con sóng? Để giải đáp cho điều này nữ sĩ viết tiếp hai câu thơ:

Đến đây ta đã cảm nhận được sự xuất hiện của một con sóng nữa đó là con sóng của tâm hồn, là con sóng của tình yêu, mà lại là tình yêu của tuổi trẻ đang bồi hồi, đang thổn thức trong trái tim, trong lồng ngực. Khát vọng tình yêu cháy bỏng mãnh liệt đang trào dâng trong lòng nữ sĩ. Như vậy đứng trước biển, trước những con sóng ào ạt ạt vỗ bờ dòng cảm xúc trong lòng nữ sĩ cũng trào dâng. Những con sóng biển ở sáu câu thơ đầu đã gọi những con sóng tình trong lòng nhà thơ. Sóng biển đã gọi sóng tình hay sóng biển chính là yếu tố khơi nguồn cảm xúc trong lòng thi sĩ.

Vì sao sóng biển lại gọi được sóng tình, lại có sức khơi gợi cảm xúc mãnh liệt như vậy? Có lẽ giữa sóng biển và sóng tình có sự tương đồng, nếu sóng biển biển chứa đựng những trạng thái đối lập thì tâm trạng người con gái đang yêu cũng có những lúc giận dỗi, hờn ghen, có những lúc yêu thương dịu dàng đằm thắm:

Con gái khi yêu luôn là như thế, luôn mâu thuẫn, đối lập trong lời nói và hành động. Nếu yêu một người con gái mà không biết nhìn thẳng vào mắt người đó thì chắc chắn một điều rằng anh chàng sẽ khó lòng hiểu và yêu thương cô gái trọn vẹn.Hành trình của sóng chính là hành trình của tình yêu. Nếu con sóng luôn luôn chủ động chối bỏ những chật chội hẹp hòi để vươn tới những điều rộng lớn thì người con gái đang yêu cũng luôn luôn có khát khao như thế.Họ dũng cảm từ bỏ những ích kỉ, nhỏ nhen để vươn tới tình yêu bao dung. Việt Nam là một nước có lịch sử ơn một nghìn năm phong kiến và chế độ phong kiến đã đè nặng tư tưởng phụ nữ Việt. Thời kì những năm 1967 ảnh hưởng của tư tưởng hệ phong kiến chắc chắn còn, mà thậm chí còn rơi rớt đến một số thế hệ trẻ hiện nay thế nhưng ở Xuân Quỳnh ta bắt gặp một con người hiện đại, thông minh và sắc sảo,luôn khát khao hướng tới một tình yêu vĩ đại.

Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh

Sóng Xuân Quỳnh – Sóng bắt đầu từ gió – Bài thơ sóng của xuân quỳnh

“Xuân Quỳnh”

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết rằng :

“Đố ai đinh nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều.”

Tình yêu đối với nhà thơ Xuân Diệu nó lãng mạn và thi vị như một buổi chiều vậy. Dường như buổi chiều tà,khi ánh hoàng hôn buông xuống gợi cho con người những xúc cảm vô cùng đặc biệt .Với Xuân Quỳnh cũng thế.Buổi chiều cuối năm 1976 hôm đó ,có một người con gái rảo bước chân bên bờ biển Diên Điền đầy gió.Đứng nhìn những con sóng biển vỗ vào bờ rồi cuốn ra xa, nhà thơ Xuân Quỳnh bất chợt liên tưởng tới những con sóng cảm xúc khi yêu của người con gái .Để rồi bài thơ “Sóng” ra đời như là một khúc tâm tình về tình yêu lãng mạn và dào dạt của nhà thơ.

Xuân Quỳnh vốn đã rất nổi tiếng với chúng ta qua bài thơ “Thuyền và biển” –một trong những sáng tác về tình yêu hay nhất ,thi vị nhất trong nền thơ ca Việt Nam .Tuy nhiên ,bài thơ “ Sóng” gợi ra cho chúng ta những cảm xúc khác hơn ,đặc biệt hơn .Đó chính là những cung bậc khi yêu của người con gái.“Sóng” mở đầu bằng những câu thơ:

“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ.”

Hình tượng “Sóng’ bao trùm và xuyên suốt bài thơ .Sóng là hiện thân của những gì sâu kín nhất trong tâm hồn của người con gái.Cũng là một con sóng, nhưng  khi có gió lại dữ dội,trào dâng. Lúc gió ngừng thổi thì sóng lặng yên .Có lúc lại cuộn trào từng cơn,ào ạt vỗ vào bờ .Nhưng có những lúc lại nằm uốn  mình lặng lẽ trôi. Điều gì tạo ra sự khác biệt và khó hiểu đó.Chính sóng không thể hiểu được bản thân mình. Để rồi từ con sông chật hẹp ,sóng muốn tìm ra biển lớn. Ở nơi bao la và bất tận đó ,con sóng hy vọng có thể tìm được câu trả lời của riêng mình .

Người con gái khi yêu cũng vậy ,cũng trải qua rất nhiều cung bậc : yêu ,giận ,nhớ ,ghen…Rất nhiều trạng thái tình cảm ngổn ngang tồn tại trong lòng .Bởi vậy nhà thơ tìm được ở “Sóng” những sự tương đồng .Từ xưa tới này ,dù ở muôn trùng xa xôi tới đâu ,dù có ngăn sông cách biển thế nào ,sóng vẫn tìm đến bờ để được vỗ về ,che chở .

Với con người cũng vậy ,dù ở thời đại nào ,hoàn cảnh nào cũng khao khát có được một tình yêu đẹp .Ai cũng mong tìm được một người để nhớ ,để thương .Cái cảm xúc bồi hồi khi con tim đập loạn nhịp ,khi được đắm chìm trong hương vị của tình yêu làm con người hạnh phúc và khát khao được chinh phục.Đứng trước biển chiều lộng gió ,giữa trăm ngìn con sóng vỗ bờ ,em- ở đây là nhà thơ bất chợt nghĩ tới tình yêu của chính mình.Bà viết:

“Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau.”

Một khung cảnh hiện lên thật lãng mạn, bức tranh ấy có biển ,có gió,có những con sóng vỗ bờ. Và rồi nhân vật em và anh cùng bước vào bức tranh nhiều màu sắc đó. Đứng trước biển,lòng em hỗn độn và ngổn ngang cảm xúc. Em bỗng nhớ về anh ,hình bóng của anh ùa về trong suy nghĩ của em .Em nhìn sóng và nghĩ tới tình yêu giữa hai chúng mình. Sóng có biết nơi nào sóng lên hay không ? Em hỏi sóng trong vô thức và cũng tự hỏi chính mình. Rằng từ lúc nào em lại yêu và nhớ về anh đến thế. Anh bước vào trái tim em tình cờ và nhiều duyên nợ lắm phải không ?

Có quá nhiều câu hỏi mà em muốn hỏi anh và hỏi chính lòng mình. Và lúc này đây giữa biển khơi rộng lớn, em đưa tâm tư của mình gửi vào những con sóng, Em muốn giãi bày tất cả.Lòng biển bao la và khoan dung đã trả lời cho em rằng: “Sóng bắt đầu từ gió”. Ra là sóng đã biết được cội nguồn của mình là từ đâu rồi.

Chính những cơn gió đã mang sóng từ ngoài khơi xa vào bờ.Thế nhưng “gió bắt đầu từ đâu?”. Liên tục những câu hỏi mà em đã đặt ra cho sóng . Em hỏi sóng hay chính lòng em cũng có quá nhiều trăn trở và băn khoăn. Em muốn biết cội nguồn những tâm tư trong lòng em từ đâu mà có .Và rồi câu trả lời “Em cũng không biết nữa .Khi nào ta yêu nhau”. Tình yêu là vậy ,thật khó để định nghĩa và giải thích rõ ràng.

“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương.”

Ở khổ thơ này, nhà thơ dẫn dắt chúng ta tới trạng thái tình cảm đặc trưng nhất trong tình yêu đôi lứa đó là “nỗi nhớ”.Một sự liên tưởng thú vị khi con sóng nhớ bờ được nhà thơ so sánh với nỗi nhớ trong lòng người con gái. Sóng ngàn đời vẫn vỗ bờ dạt dào và khắc khoải.Còn trái tim của người con gái thì luôn luôn hướng về người mình yêu thương, nhớ nhung mỗi khi xa cách.Nỗi nhớ ấy da diết và thổn thức trong trái tim ,cồn cào ngay cả trong giấc ngủ.

Xa người mình yêu ,người con gái nhớ đến không ngủ được.Giấc ngủ chập chờn và chơi vơi ,ngay cả trong giấc mơ thì hình bóng của anh cũng xuất hiện.Còn nhớ thương nào cồn cào và da diết hơn.Bởi vì nhớ  nên dẫu đi đâu ,làm gì“xuôi về phương Bắc hay ngược về phương Nam”thì lòng em vẫn thủy chung và son sắt đợi chờ.

Ở câu thơ này có một sự chuyển động tưởng chừng là vô lý “xuôi Bắc ngược Nam” nhưng  thật ra lại vô cùng hợp lý với tâm trạng của người con gái khi yêu. Đó là sự bất chấp tất cả ,dù có đi ngược lại những lẽ thông thường thì tình cảm của em dành cho anh vẫn không hề thay đổi. Người con gái lúc nào cũng vậy, một khi đã yêu ai là họ dành hết tâm tư,tình cảm ,trái tim cho người mình yêu.

Chìm đắm giữa một biển lớn tình yêu đẹp và đắm say như thế ,nhưng người con gái vẫn có nhưng trăn trở trong lòng:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa.”

Đời người tưởng dài nhưng lại thoáng qua như một cái chớp mắt. Năm tháng vẫn trôi qua, không có gì là mãi mãi cả ,mọi thứ rồi sẽ đổi thay. Hôm nay hứa sẽ bên nhau nhưng mai kia liệu có còn làm được. Hôm nay là yêu nhau say đắm và cuồng nhiệt nhưng có ai dám chắc sau này sẽ vẫn như thế không. Một sự trăn trở và lo lắng trong lòng của người con gái. Lo sợ thời gian sẽ làm tình yêu trở nên lạnh nhạt. Như biển bao la ,vô tận đến thế mà cũng không có thể níu giữ mây ở lại ,thì liệu rằng với trái tim nhỏ bé ,yếu đuối của em có thể sưởi ấm tình yêu này mãi được không?

Cảm giác chênh vênh ,vô định ấy khiến cho tâm hồn em càng thêm nhạy cảm. Vì yêu thương đó nên em muốn làm những điều phi thường để nắm giữ tình yêu của cuộc đời mình. Em muốn được “ tan ra thành trăm con sóng nhỏ”, để mãi mãi vỗ vào bờ không bao giờ ngừng lại. Một khát khao thật mãnh liệt,khát khao được sống hết mình trong tình yêu. Để tình yêu ấy vĩnh viễn và bất diệt như những con sóng “ngàn năm còn vỗ” .

Bài thơ “Sóng”đã khép lại nhưng bài ca về tình yêu lứa đôi mãnh liệt và trong sáng đó vẫn văng vẳng trong trái tim của chúng ta. Nhịp điệu của bài thơ biến đổi linh hoạt như âm thanh của những con sóng cuốn vào bờ. Lúc dữ dội ,lúc dịu êm ,lúc cuộn trào ,lúc thì sâu lắng.Bài thơ như là một lời khẳng định của nhà thơ Xuân Quỳnh về khao khát tình yêu từ ngàn đời. Với bà tình yêu không phải chỉ dành cho riêng người nào ,mà bất cứ một ai cũng có quyền yêu và được yêu.