Top 9 # Xuất Xứ Bài Thơ Lá Diêu Bông Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Lá Diêu Bông Là Gì? Sự Thật Về “Lá Diêu Bông”

Lá diêu bông còn được ví von với cái tên khác là “sao em nỡ vội lấy chồng”. Sao em nỡ vội lấy chồng là một bài hát trữ tình do chính nhạc sĩ Trần Tiến tạo ra vào năm 1990. Bài nhạc này được mô phỏng từ bài thơ “Lá diêu bông” của tác giả Hoàng Cầm. Nội dung của bài hát này được dùng để diễn tả về một người con gái đã thề non hẹn biển. Với người con trai mà cô đem lòng yêu thương là: Nếu như anh có thể tìm được “lá diêu bông” thì cô sẽ đồng ý lấy chàng làm hôn phu. Tuy nhiên cô biết rằng không hề có loại lá diêu bông trên đời. Theo thời gian thì người con trai cô đem lòng yêu luôn đi tìm loại lá đó, nhưng cô đã đi lấy chồng từ rất lâu.

Tác giả Hoàng Cầm đã đưa một tình yêu vừa có phần chân thật vừa mờ ảo vào tác phẩm của mình. Tạo thành một tác phẩm bình dị, chân thực và hài hước của một thời trai trẻ ở cậu bé. Cũng từ tác phẩm này mà các cô gái muốn chối bỏ tình cảm của người con trai. Thường sử dụng chiếc lá diêu bông để làm khó người con trai.

Nguồn gốc của câu chuyện Lá Diêu Bông

Nguồn gốc của bài thơ “Lá Diêu Bông” bắt nguồn từ câu chuyện tình cảm có thật của chính tác giả. Khi đó ông chỉ là cậu bé 8 tuổi, về quê thăm ông bà ở làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh. Đúng lúc đang ở trong quán của mẹ mình ông đã gặp được một người con gái xinh đẹp 16 tuổi. Bước vào quán của mẹ mình, ngay lập tức tác giả đã trúng phải tiếng sét ái tình. Qua một khoảng thời gian 4 năm trời ông đã luôn yêu thầm người con gái ấy.

Tuy nhiên người con gái ấy cũng biết được tình cảm của ông nhưng vẫn giữ im lặng. Một ngày nọ cô nói vui với tác giả rằng “Nếu ai tìm được chiếc Lá Diêu Bông thì sẽ gọi là chồng của mình”. Với kiến thức của mình thì tác giả đã biết rằng không hề có chiếc lá diêu bông. Nhưng vẫn mải miết đi tìm suốt từng ấy năm, tuy nhiên khi ông 12 tuổi thì người con gái đó đã đi lấy chồng. Đến năm ông 37 tuổi thì ông đã sáng tác ra bài thơ “Lá diêu bông”.

Bản nhạc được sáng tác từ bài thơ “Lá diêu bông”

Bài thơ của tác giả Hoàng Cầm đã được ca nhạc sĩ Hữu Nội phổ thành nhạc. Bởi vì những khó khăn trong cuộc sống nên tác giả Hoàng Cầm đã mở quán rượu để buôn bán. Vô tình ca nhạc sĩ Hữu Nội lại thường xuyên ghé qua quán của tác giả Hoàng Cầm. Từ đó vô tình bài hát “Lá diêu bông” đã được ca nhạc sĩ Hữu Nội hát ngân nga và truyền đến tai mọi người.

Vô tình thì bài hát “Lá diêu bông” đã được truyền ra nước ngoài. Một người bạn của tác giả Hoàng Cầm đã biết được, chính ông là một nhạc sĩ nên đã cho ra đời một bài hát. Bài hát đó khá nổi tiếng nhưng Hoàng Cầm vẫn thích bài hát của Hữu Nội hơn so với những bài hát mới.

Đi Tìm Lá Diêu Bông

Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu bông hời… … ới Diêu bông…!

Trong suốt cuộc đời mình cho đến hôm nay Hoàng Cầm có tất cả 13 Nàng Thơ xương thịt. Ông bảo “Đó là những hồn người đã gọi ra nhịp điệu, âm thanh, đường nét sắc màu” những bài thơ tình của ông. Theo nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha, thì ông đã cho mọi người biết tên của 9 nàng, còn 4 nàng là tên viết tắt. Trong 9 nàng có tên, có chị Vinh “diêu bông” và chị Nghĩa “tam cúc”đã làm nên thời ký “Thơ Chị Em” của Hoàng Cầm. Nhà thơ Hoàng Cầm kể trên sóng phát thanh :” Năm 12 tuổi, tôi say mê một người con gái láng giềng hơn tôi những 8 tuổi….”. Một chiều thứ bảy, cậu bé Bùi Tằng Việt thấy một cô gái hàng xóm đang mua thứ gì đó ở quán của mẹ. Khi cô ấy ngẫng đầu lên, nhìn ra đường thì cậu bé lên tám choáng người, bị ngay “tiếng sét ái tình” Người con gái đẹp đến mê hồn. Thế là cậu bé làm một trang thơ lục bát tặng người tình trong mộng . “Em gửi chị Vinh của em”. Chị Vinh cũng váy lụa Đình Bảng, áo cánh lụa mỡ gà, khăn vuông mỏ quạ , đi Hội Lim chị là bà chúa quan họ, giọng ngọt như mật. Từ đó CHỊ đi đâu EM theo đó. Lẽo đẽo bụi hồng. Cho đến một ngày tròn 12 tuổi, cậu bé theo sau chân chị ra đồng. – Chị Vinh ơi chị tìm cái gì thế”. Chị Vinh quay phắt lại, giọng bỡn cợt : – Ừ , Chị đi tìm tìm cái lá… ấy đấy, đứa nào tìm được cái lá… ấy ta gọi là chồng ! Hai ngày em tìm thấy Lá Chị chau mày Đâu phải lá Diêu bôngMùa đông sau em tìm thấy Lá Chị lắc đầu Trông nắng vãn bên sông Ngày cưới Chị Em tìm thấy Lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim Chị ba con Em tìm thấy Lá Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn

Từ khi “Chị thẫn thơ đi tìm / Đồng chiều / Cuống rạ” cho đến ” Mùa đông sau…, Ngày cưới chị…rồi khi “Chị ba con” là một quãng thời gian rất dài, rất dài. Vậy mà EM vẫn kiên nhẫn miệt mài đi tìm Lá để chứng minh cho tình yêu CHỊ của mình. Và Em đã bốn dạo “Tìm thấy Lá”, nhưng đều bị CHỊ từ chối không “gọi là chồng”. Bi kịch của tình yêu, bi kịch cuộc đời là vậy . Yêu nồng nàn , nhưng không tới được hạnh phúc. Cho nênTừ thuở ấy Em cầm chiếc lá đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu bông hời… Ới Diêu Bông… !Đoạn kết bài thơ như một tiếng kêu thảng thốt, nấc ngẹn, đẩy nỗi buồn đau đến vô cùng . Bài thơ là một giấc mộng, là câu chuyện cổ tích về mối tình đầu của Hoàng Cầm. Với ngôn ngữ vùng Kinh Bắc dân giã mà chắt lọc, bài thơ như pho tượng đài tình yêu bằng kim cương lấp lánh. Ôi, thơ là ngôn ngôn kỳ diệu của trí tưởng tưởng. Nhà thơ sáng tạo ra hình tượng thơ, còn người đọc thơ, cảm thơ thì mỗi người cảm nhận một cách khách nhau. Đó là “ý tại ngôn ngoại” của thơ, do chiều sâu của bài thơ quy đinh. Đó cũng là cội nguồn gây ra bao rắc rối cho tác giả Lá Diêu Bông…

Tôi quen biết nhà thơ Hoàng Cầm nhờ anh Phùng Quán. Năm 1985, ra Hà Nội, tôi ngụ tại Chòi Ngắm Sóng của Phùng Quán. Ngày nào anh cũng đèo tôi bằng cái xe đạp cuốc Liên Xô cao lêu nghêu đi thăm các nhà thăm Trần Dần. Hoàng Cầm, Phùng chúng tôi đó, tôi gặp anh nhiều lần ở nhà anh Phùng Quán, hay trong các kỳ Đại hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1993, Hoàng Cầm cho xuất bản tập thơ Lá Diêu bông, một phần trong tập “Về Kinh Bắc ” viết trong 2 năm 1959, 1960. Sau nhiều trắc trở, mãi đến tháng 7- 1994, tập thơ “Về Kinh Bắc” mới được ấn hành. Ông tặng tôi một tập với lời đề tặng rất “bạn bè” “Tặng bạn Ngô Minh”, mặc dù về tuổi ông là bậc cha chú, về thơ ông là bậc thấy.

Đọc Lá Diêu Bông, ngoài câu chuyện tình đơn phương như huyền thoại ấy, tôi còn miên man nghĩ đến một “thông điệp” khác rất “bỏng cháy” phát ra trong từng câu chữ thơ. Tại sao EM tìm thấy LÁ mà CHỊ vẫn “chau mày”, ” lắc đầu”,” xoè tay phủ mặt không nhìn” ? CHỊ là ai ? Tạo sao CHỊ lại nhất quyết cự tuyệt tình yêu của EM đến vậy, mà không một lời giải thích , không một chút thương tâm ? Sao Chị lại Vô Tình, Vô Tâm đến vậy ? Đó có phải là một phần số phận đắng cay, ẩn ức của Hoàng Cầm được thể hiện dưới dạng thức thơ tình ? Sinh thời, anh Phùng Quán thường kể với tôi, sau vụ Nhân Văn – Giai phẩm, Hoàng Cầm là người “sám hối” mạnh mẽ nhất để mong sớm được làm thơ, viết văn trở lại. Ông làm nhiều thơ gửi lên cấp trên để mong được “cứu xét”. Rồi ông chờ đợi. Nhưng không một hồi âm. Nhớ lại thời kỳ này, nhà thơ Hoàng Cầm kể với phóng viên báo An Ninh Thủ đô ngày 28/2/2007 :” Lúc đó chúng tôi chỉ biết lấy sáng tác để khắc phục, làm đêm làm ngày, tập trung sáng tác để quên đi cái khổ. Chỉ có cách khắc phục bằng lý tưởng cách mạng của mình thôi chứ biết làm sao…”. Ông đã làm hết sức mình để thể hiện lòng trung trinh như nhất của mình, nhưng vẫn bị nghi ngờ, chối bỏ! Thế là ông mượn thơ để giải toả nỗi thất vọng của mình. Có lẽ không phải riêng tôi mà có lẽ ai cũng nghĩ như thế. Vì bài thơ ” mỗi lời là một vận vào khó nghe” với số phận ông Hoàng.

Nhà hto Hoàng Cầm không chỉ bị nạn trong vụ “Nhân Văn- Giai phẩm”. Bài thơ ” Lá Diêu bông” ra đời cũng đã làm cho Hoàng Cầm phải tù tội điêu đứng. Nhà thơ Hoàng Cầm kể với vợ chồng anh Phùng Quán và tôi trên “Chòi ngắm Sóng” bên Hồ Tây một câu chuyện buồn. Mùa thu năm 1982, bỗng nhiên xe Công an đến nhà riêng 43-Lý Quốc Sư Hà Nội đọc lệnh bắt ông Bùi Tằng Việt ( tên thật của nhà thơ Hoàng Cầm) vô tù về tội chứa chấp người buôn bán sử dụng ma tuý. Hoàng Cầm thì xưa nay đã thành nếp, ngày nào cũng hút vài “vê” nàng Tiên Nâu mới tỉnh trí để sáng tác. Bây giờ đã 88 tuổi rồi, ông vẫn chơi “cơm đen”. Đã hút thì phải có người cung cấp thuốc, tất nhiên… Thực ra, thì trước đó Công an đã bắt nhà thơ Hoàng Hưng vì nhà thơ này định chuyển bản thảo tập thơ “Về Kinh Bắc” của Hoàng Cầm, do Hoàng Cầm đưa ra hải ngoại để in ấn. Do vậy, Hoàng Cầm bị bắt. Trong tập thơ đó có bài thơ ” Lá diêu bông” . Ở trong nhà giam, “cán bộ” đưa cho nhà thơ bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc, bảo Hoàng Cầm mỗi ngày phải viết kiểm điểm về từng bài, từng chữ trong đó. Khi nào kiểm điểm “thành khẩn” mới được tha. Về Kinh Bắc là tập thơ trữ tình hay nhất, tâm huyết nhất của Hoàng Cầm. Ông đọc đi đọc lại chẳng thấy có gì “sai đường lối” cả. Nhưng “cán bộ” trai giam vẫn không chịu, vẫn bắt viết kiểm điểm. Một hôm ông nghĩ “Có lẽ do bài Lá Diêu Bông chăng?”. Vì đây là bài thơ duy nhất có độ “nhoè” cao, dễ gây ra những ý nghĩa mơ hồ . Thế là Hoàng Cầm viết kiểm điểm ngay bài thơ “Lá Diêu Bông”. Quả nhiên, khi nộp kiểm điểm, ông thiếu tá công an vui vẻ cảm ơn nhà thơ. Đúng là bài thơ đã tạo ta hai hình ảnh đối nghịch :CHỊ bà EM. Đọc trong văn cảnh, người ta nghĩ ngay đến CHỊ đây là người có quyền muốn làm gì thì làm, tức là Nhà nước. Còn EM là nhà thơ, là văn nghệ sĩ, yêu CHỊ mà CHỊ không yêu cũng phải cam chịu. Muốn theo chị mà chị không cho, chị lắc đầu. Thế là vì “Lá Diêu Bông”, Hoàng Cầm đã phải ngồi tù 18 tháng.Tôi thấy công an đọc thơ như thế cũng “khen cho con mắt tinh đời”. Nhưng, thực tình “Lá Diêu Bông” không phải là bài thơ CHỐNG ĐỐI, không có ý gì chống đối ẩn trong đó cả, mà chỉ là bài thơ BUỒN, TRÁCH . Vì “buồn, vì “trách” mà phải ngồi tù năm rưỡi ròng quả là quá oan nghiệt ! Giá mà những người làm công việc “thực thi pháp luật ” được đào tạo học hành tử tế, hiểu cho hết, cho đúng ý tưởng bài thơ, thì chắc chắn nhà thơ Hoàng Cầm không phải bị phiền luỵ đến thế !

Sau đợt bị nhốt tù ấy về, nhà thơ Hoàng Cầm bị suy sụp vì khủng hoảng tinh thần. Có lần Phùng Quán đến nhà thăm, bà Hoàng Yến ( vợ Hoàng Cầm) nói với anh Quán :” Anh chú hỏng rồi ! Ai đời ăn bánh giò xong, bỏ lá bánh vào tủ khoá lại…” Từ đó, Hoàng Cầm không sáng tác nữa . Hàng ngày ông bán quán nước trà trước nhà. Bọn trẻ gọi ” Ông Cầm, cho đĩa lạc”. Thế là ông lọm khọm bốc lạc ra đĩa, bưng đến bàn cho bọn khách choai choai. Phùng Quán xót ruột hỏi :” Cái quán nước này cho anh ngày bao nhiêu mà anh phải khổ sở thế ?” .Hoàng Cầm ngậm ngùi :” Em cứ coi như thi sĩ Hoàng Cầm đã chết rồi. Bây giờ chỉ còn mỗi ông chủ quán nước Hoàng Cầm thôi !” Vì thế, Phùng Quán, đã viết bài thơ “Viết tặng nhà thơ Hoàng Cầm trong giây phút anh ngã lòng suy sụp” : Tôi tin núi tàn / Tôi tin sông lấp / Nhưng tôi không thể nào tin / Một nhà thơ như anh / Lại ngã lòng suy sụp!… Tôi có một niềm tin / Chắc như định đóng cột / Mai kia anh nhắm mắt / Đi sau linh cửu anh / Ngoàì bạn hữu gia đinh / Có cả con Sông Đuống!…Sau này. Nhà thơ Hoàng Cầm đã có lần tâm sự với chị Bội Trâm ( vợ nhà thơ Phùng Quán) :” Thơ chú Quán đã vực tôi dậy …”. Cũng có một nhà văn ở Thành phố Hồ Chí Minh đã viết bài :” Một bài thơ đã cứu một nhà thơ…”

Có người định nghĩa Lá Diêu bông là Lá yêu , những ai đang yêu mới tìm thấy lá! Tôi cho rằng Lá Diêu Bông là một trong những bài thơ tình hay nhất Việt Nam. Nhưng tôi vẫn đi tìm lá Diêu Bông theo cảm nhận của riêng mình, đi tìm cái lá Diêu Bông của số phận thi sĩ .Diêu Bông hời Ới Diêu Bông…

Phạm Duy Tuấn @ 09:49 12/12/2011 Số lượt xem: 552

Lời Bài Hát Lá Diêu Bông

Lá diêu bông lyric

Nhạc sĩ sáng tác: Trần TiếnCác ca sĩ: Tuấn Vũ,Như Quỳnh,Lương Gia Huy,Thanh Hoa,Khánh Phong,Khánh Trần,Chế Thanh,Quang Linh,XuanDo,Khưu Huy Vũ,Nguyễn Đình Thanh Tâm,Hồ Việt TrungThời gian sáng tác: Ngôn ngữ chính của bài hát: Việt Nam

Cài làm nhạc chờ (trực tiếp)

Lời ru buồn nghe mênh mang mênh mang

Sau lũy tre làng khiến lòng tôi xôn xao

Ngày lấy chồng em đi qua con đê

Con đê mọc lối cỏ về

Có chú bướm vàng bay theo em

Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi

Lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn

Ru em thời thiếu nữ xa xôi

Còn đâu bao đêm trăng thanh

Tát gàu sòng, vui bên anh

Ru em thời con gái kiêu sa

Em đố ai tìm được lá diêu bông

Em xin lấy làm chồng

Ru em, thời thiếu nữ xa xôi

Mình tôi lang thang muôn nơi đi tìm lá cho em tôi

Ru em thời con gái hay quên

Thương em tôi tìm được lá diêu bông

Diêu bông hỡi, diêu bông!

Sao em nỡ vội đi lấy chồng ?

Về lời bài hát Lá diêu bông

Lời bài hát Lá diêu bông – Trần Tiến (Lá diêu bông – Trần Tiến lyrics) được cập nhật đầy đủ tại tainhacchuong.org.Nếu bạn thấy lời bài hát Lá diêu bông cũng như các thông tin về tác giả- nhạc sĩ sáng tác, ảnh bản nhạc, ngôn ngữ/ thời gian sáng tác hay ca sĩ thể hiện bài hát Lá diêu bông không chính xác hoặc chưa đầy đủ, chúng tôi rất cảm ơn nếu bạn đóng góp qua gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website qua phần hỗ trợ trực tuyến.Ở phía dưới lời bài hát là danh sách nhạc chuông bài hát Lá diêu bông, bạn cũng có thể sử dụng công cụ tìm kiếm ở box phía trên theo từ khóa (“Lá diêu bông”)

Khi bạn sử dụng thông tin về bài hát “Lá diêu bông”, vui lòng ghi rõ nguồn chúng tôi khóa tìm kiếm:Lời bài hát Lá diêu bông – Trần Tiến, Lời bài hát Lá diêu bông- Tuấn Vũ,Như Quỳnh,Lương Gia Huy,Thanh Hoa,Khánh Phong,Khánh Trần,Chế Thanh,Quang Linh,XuanDo,Khưu Huy Vũ,Nguyễn Đình Thanh Tâm,Hồ Việt Trung, Lá diêu bông Lyric, nhạc sĩ sáng tác bài hát Lá diêu bông, Lá diêu bông lời bài hát – tác giả bài hát Trần Tiến, lyric Lá diêu bông – composer Trần Tiến Loi bai hat La dieu bong – tran tien, La dieu bong Lyric, thoi gian sang tac La dieu bong, La dieu bong loi bai hat – tac gia- nhac si sang tac Trần Tiến, lyric La dieu bong – Trần Tiến writer

Đỗ Trọng Khơi Bình Bài Thơ Lá Diêu Bông

Đỗ Trọng Khơi bình:Xưa nay, dân ta thường có tục kiệu võng trong các ngày hội rước thần, hay lễ rước dâu của các nhà giầu sang, phú quý v.v… Bài thơ Lá Diêu bông tả về cách tìm kiếm một loài lá trên cánh đồng chiều, mà khởi bài lại có câu: Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng… Sao tác giả Hoàng Cầm lại đặt câu thơ ấy, trong một khung cảnh ấy? Thoạt xem ngờ đó là câu thơ rơi lạc, không thuận tình hợp cảnh. Nhưng có ngẫm kỹ mói nhận ra cái sự lạc câu chữ kia là một điềm triệu báo trước về sự lưu lạc của một mối tình, một số phận con người. Và sức biểu tượng “lạc” của hồn chữ thì mới thật đáng sợ. Nó mở cho thấy một lộ trình tâm lý: người con gái buông váy trên cánh đồng chiều vương cuống rạ như buông váy trên một ngõ tình mang dấu hiệu thần cảm về một điểm đích đẹp, một sự cao sang, một lý tưởng. Chính bởi mạch điềm triệu, thần cảm ấy mới sinh ra cái tên gọi huyễn hoặc không có thật về một loài cây lá: Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơ đi tìm Đồng chiều Cuống rạ Chị bảo: Đứa nào tìm được lá diêu bông Từ nay ta gọi là chồng…Thơ đặt ra lời thách, tìm một vật không có thật trong đời sống thực vật – thảo mộc (hiểu theo nghĩa đen), mà lại là, tìm một cách bồn chồn: thẩn thơ đi trong một không gian buổi chiều nắng – ánh nắng sắp tắt và cánh đồng đã vãn kỳ thu hoạch: đồng chiều / cuống rạ… Quả là một cuộc kiếm tìm trên một lộ trình rất hẹp tính gợi mở, hy vọng .Cuộc kiếm tìm chiếc lá trong khung cảnh ấy được thể hiện giữa hai nhân vật chị và em. Với nhân vật chị – người là mục đích tình yêu của nhân vật em – cuộc kiếm tìm do chính mình đặt ra (phịa ra) rõ chỉ là cuộc chơi: mộng chơi – mộng tình – mộng ảo. Tuy vậy, xét sâu xa có thể xem hình ảnh chiếc lá là một ảnh thực – thực của mộng: mộng về một hình ảnh, phẩm chất trong cõi mộng tình thực của mình. Bởi vậy, ngay chính nhân vật chị cũng tin tưởng và cũng tự làm cuộc kiếm tìm. Cả hai trạng thái tâm lý: phi thực và mộng thực đan xen trong tình người chị, và người chị cũng ý thức được về điều này. Còn với nhân vật em thì cả hai trạng thái tâm lý ấy đều không có trong nhận thức. Người em mang một niềm tin không phải là trong mộng thực mà là trong sự thực. Người em đã vào cuộc kiếm tìm với một niềm tin yêu, một lỗ lực kỳ lạ: không có điểm dừng dù thời gian bao lâu, dù hoàn cảnh nhiều đổi thay.Niềm khát khao, tin yêu của riêng tư cá nhân khi đã được phát ngôn ra và đã trở thành hành động thì tất yếu dễ trở thành xã hội hoá tính danh, ý nguyện. Trong cuộc tình lá diêu bông này, giữa hai nhân vật chị và em sức chuyển đổi tâm lý từ cá nhân đến xã hội từ chỗ: Em: mộng tình- mộng thực dẫn đến mộng tình – vật thực. Chị: mộng chơi – hy vọng dẫn đến ăn năn.Với nhân vật em, người chị là một con người thực, nuôi cho em khát vọng tình yêu thực và vì vậy, lời ngỏ của chị: Đứa nào tìm được lá diêu bông / Từ nay ta gọi là chồng… Tất đó là lời hứa hẹn thực. Bởi vậy, người em mới bị thất vọng trước sự: Xoè tay phủ mặt chị không nhìn. Còn với người chị không có niềm thất vọng nào. Bởi vì chị biết rõ đó là “mộng” và biết có điểm dừng: Ngày cưới chị… người chị chỉ mộng có vậy. Dường chiếc lá diêu bông – ý tưởng về một phẩm chất tình yêu nho nhỏ, êm ấm chị đã tìm thấy, chị đã được thoả mãn: Chị cười xe chỉ ấm trôn kim…Từ tình yêu cụ thể với một con người khi không thành niềm thất vọng đã không trở lên tuyệt vọng trong lòng nhân vật em. Cũng từ đấy, tình yêu khát vọng về một bóng hình, một điểm đích của người em đã thoát ra ngoài khuôn mẫu chật hẹp mã hoá tình mình vào với vùng sống rộng lớn bao la và không thể ngăn cản hay đổi thay. Vùng sống của cõi mộng! Và đây chính là sự chuyển đổi, hoán vị kỳ lạ: nhân vật chị đi từ mộng về thực – nhân vật em đi từ thực sang mộng. Từ mộng về thực mới cho lòng chị không bị thất vọng. Chị mới tìm được sự thoả mãn: xe chỉ ấm trôn kim… Từ thực sang mộng mới cho người em vượt thoát khỏi niềm thất vọng để tiếp tục nuôi kỳ vọng cho cuộc dấn thân thực hiện lý tưởng về một cuộc tình mà như không hề chịu sự tác động, chi phối nào của thời gian và hoàn cảnh: Chị ba con… Em vẫn đi tìm và đã tìm thấy lá (?); hơn thế, mặc cho chị đã dứt khoát chối bỏ: Xoè tay phủ mặt chị không nhìn… thì em vẫn ra đi. Đến khi ấy, em mang chiếc lá tình hoá nhập đồng lẫn vào với rộng lớn không gian sống: gió quê vi vút gọi… Với người em, cuộc tình này, chiếc lá này đã thành một biểu tượng, một giá trị đời đẹp! Cái đẹp cứu rỗi cuộc sống! Cái đẹp không bao giờ mất đi! Lá diêu bông – bài thơ được viết như một cái truyện ngắn. Có nhân vật tình tiết, sự việc và nhân vật có tính cách, tâm lý với một quá trình phát triển tính cách tâm lý trong một khoảng không gian- thời gian sống có hình ảnh biểu cảm cụ thể. Nhân vật chị từ chỗ còn kiêu sa, hách buông lời: đứa nào tìm được lá diêu bông / từ nay ta…, đến cách biểu cảm ơ hờ: chị chau mày…, rồi chuyển sang trạng thái trắc ẩn mang niềm dự báo: chị lắc đầu trông nắng vãn ven sông…, ấy là điểm báo của một cõi tình đã mang một hướng đợi chờ, hướng tình khác đơn hẹp thôi: Ngày cưới chị… Chị cười xe chỉ ấm trôn kim… Sự diễn biến cảnh huống tâm lý đó có cả một quá trình và nó đã xây dựng nên một nhân vật chị từ chỗ vô tình gieo cái “mộng chơi” một cách kiêu sa của vị thế nhan sắc, đến chỗ giật mình kinh hoàng phản tỉnh: xoè tay phủ mặt… Hành động “xoè tay phủ mặt” tựa như một cách liệm tử thi. ở hình ảnh biểu tính của đoạn thơ này, nó tượng trưng cho cách liệm tình. Qua đó thấy một cuộc tình, một điểm đích lý tưởng đã dứt khoát bị từ chối, bị chôn vùi. Nét khắc hoạ về tính cách, tâm lý nhân vật em cũng rất đạt. Quá trình diễn biến tính cách, tâm lý của nhân vật này từ chỗ chấp nhận lời thách đố (kiêu sa- bề trên) của nhân vật chị, nghĩa là chấp nhận vị thế bề dưới – vị thế của kẻ phải mang ước vọng và rất kiên định thực hiện ước vọng đó, đến chỗ tạo nên cho mình một vị thế lớn có khả năng chấp đổi trước không gian: Đầu non cuối bể, và có sức hoá thân hoà nhập vào thời gian: Gió quê vi vút gọi / Diêu bông hời / ới Diêu bông… Hai từ “hời, ới” được láy nhắc làm biểu hiện về nhịp độ của gió quê – thời gian trong một cõi tình da diết khôn nguôi. ấy là một biểu hiện của một vị thế, một tính cách lớn . Một bài thơ có 24 dòng, 111 chữ mà mang một khả năng thể hiện đa thể, đa thanh. Đó là một thi phẩm độc đáo vào bậc nhất. Theo thiển ý của tôi, Lá diêu bông là bài thơ hay nhất của nền thơ tình Việt Nam thế kỷ 20.