Top 4 # Xuất Xứ Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Dàn Ý Bài Thơ “Tiểu Đội Xe Không Kính”

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật

Bài làm

+ Mở bài: Nói qua về xuất xứ của bài thơ ra đời 1969 trong chiến tranh kháng chống đế quốc Mỹ.

– Bài thơ xuất hiện trên báo Văn Nghệ năm 1969- 1970 là một bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Phạm Tiên Duật

+ Thân bài:

– Ngay từ câu đầu tiên của bài thơ “Xe không kính không phải xe không có kính” thể hiện cái nhìn lạc quan hài hước của tác giả về việc lái một chiếc xe ô tô mà không có nổi một cái kính chắn bụi, hay một cái gương chiếu hậu đảm bảo an toàn.

– ” Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” Thể hiện sự anh dũng lòng quả cảm của các anh bộ đội lái xe trong thời kỳ kháng chiến.

– Từ những chiếc xe không có kính đó nhưng những người lính trường sơn vẫn kiên cường chiến đấu thể hiện bản lĩnh của mình, không sợ kẻ thù dù chúng có những vũ khí mạnh tối tấn hơn đất nước ta rất nhiều.

– Cách sử dụng từ ngữ của tác giả giống như một lối kể chuyện bằng văn xuôi vừa giản dị, gần gũi vừa thể hiện được những nét phá cách trong việc dùng từ ngữ: “ung dung”, “nhìn đất” “nhìn trời” “nhìn thẳng” thể hiện cái nhìn đầy khí phách lạc quan yêu đời chứ không phải cái nhìn sợ sệt khép nép trước kẻ thù nhiều quyền lực.

– Giọng điệu lạc quan, tinh nghịch, pha chút ngang tàng đầy kiêu hãnh của tác giả làm cho bài thơ thêm phần hùng tráng nhưng cũng không kém phần gần gũi thân thuộc.

– Cách dùng điệp từ, điệp ngữ được lặp lại nhiều lần ” lại đi, lại đi, trời xanh thêm” thể hiện niềm tin vào sự toàn thắng của đất nược trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.

– Hình ảnh ” nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng” thể hiện sự gian khổ trên hành trình kháng chiến của người lính.

– Hình ảnh “phì phèo châm điếu thuốc” thể hiện hình ảnh người lính rất mộc mạc giản dị, nhưng nhiều hùng tráng.

– Nghệ thuật tương phản giữa vật chất và tinh thần từ sự khó khăn về vật chất nhưng tinh thần của người lính vẫn luôn rất lạc quan yêu đời.

Kết

– Bài thơ này là một bài thơ mang đậm phong cách tiêu biểu của nhà thơ Phạm Tiến Duật cùng với các bài thơ nổi tiếng khác như ” Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây”

Nó thể hiện được tinh thần hiên ngang kiên cường, yêu đời của người lính cụ Hồ trong kháng chiến, dù khó khăn về vật chất thiếu thốn nhiều thứ nhưng các anh vẫn hiên ngang đi tới không bao giờ lùi bước.

Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính

Ý nghĩa bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hình ảnh ” Tiểu đội xe không kính ” được tác giả sử dụng để nói lên tinh thần dũng cảm hiên ngang trước bom đạn. Dù hứng chịu nhiều bo đạn, các chiếc xe trở nên trần trụi không có kính che chắn.. Nhưng các anh vẫn tiến về phía trước đẩy lùi quân giặc. Có thể noi tác giả bài thơ đã khắc hoạ hình tượng chiến sĩ lái xe rất thành công. Để thế hệ trẻ tiếp nối phía sau noi gương chiến đấu không vì gian khổ mà từ bỏ lý tưởng.

Toàn tập bài thơ tiểu đội xe không kính

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Những chiếc xe từ trong bom rơi Ðã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tìm kiếm bài thơ về tiểu đội xe không kính

Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

Bài thơ tiểu đội xe không kính

Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 4

Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 9

Kết Bài Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính

Một số cách kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Thông qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật không chỉ đưa vào thơ văn cách mạng một hình tượng vô cùng mới mẻ, chưa từng xuất hiện trong thơ ca trước đó – những chiếc xe không kính. Đặc biệt hơn, thông qua hình ảnh những chiếc xe có dáng vẻ lạ lùng, có phần tàn tạ, khác biệt đó nhà thơ đã làm nổi bật lên hình ảnh của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa, đó là những con người đi giữa mưa bom bão đạn nhưng luôn lạc quan, yêu đời mà mang một tình yêu, lí tưởng đấu tranh bất diệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam ruột thịt, thống nhất đất nước.

Hình tượng người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mang những nét đẹp của thời đại, đó là vẻ đẹp về sức mạnh, lí tưởng, tâm hồn của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước xưa. Qua bài thơ, người đọc không chỉ thấy được bức tranh chiến đấu gian khổ, nhiều thiếu thốn, hiểm nguy mà còn thấy được nét kiên cường, chủ động, lạc quan của những người lính trong cuộc chiến gian khổ, nhiều hi sinh ấy. Hình ảnh những chiếc xe không kính và những người lính lái xe đã trở thành biểu tượng sáng ngời, bất diệt trong thơ ca cách mạng xưa, gợi nhắc cho chúng ta về một thời gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

Từ một nhan đề độc đáo, ấn tượng ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khéo léo đưa người đọc hòa mình vào không khí chiến đấu của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa. Trong không khí ấy, độc giả thấy được cái gian khó, hiểm nguy, thiếu thốn về mọi mặt của cuộc sống, chiến đấu, thế nhưng ấn tượng sâu sắc, sáng ngời nhất trong bài thơ không phải ở cái thiếu thốn về vật chất, hiểm nguy về tính mạng mà chính là vẻ đẹp kiên cường, lạc quan của người lính lái xe. Cùng với phương tiện là những chiếc xe không kính, người lính lái xe không chỉ mang theo quân lương, chi viện cho miền Nam mà còn chuyên chở tình yêu, lí tưởng và niềm tin của cả nước cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Như vậy có thể thấy bom đạn chiến tranh chỉ có thể làm cho những chiếc xe trở nên tàn tạ, có thể hủy diệt sự sống thể xác của con người mà không thể nào ngăn nổi tinh thần chiến đấu, niềm tin chiến thắng của con người Việt Nam.

Soạn Bài Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài thơ có một nhan đề rất độc đáo: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Ngay từ đầu, nhan đề bài thơ đã dự báo một giọng điệu riêng của Phạm Tiến Duật: đề cập đến một đề tài hết sức đời thường, gần gũi với cuộc sống của người lính trên đường ra trận. Đó là chất thơ của hiện thực khắc nghiệt, chất lãng mạn của tuổi trẻ trước vận mệnh vinh qung: chiến đấu để giải phóng quê hương, chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.

2. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh đoàn xe nối nhau ra trận. Vào cuộc chiến có nghĩa là mất đi rất nhiều, đến chiếc xe cũng phải mất mát, sẻ chia. Câu mở đầu bài thơ rất giản dị mà bất ngờ:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Ba chữ “không” như thể giằng nhau trong một câu thơ, dù chỉ để thông tin về một sự thật “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Có vẻ như nhà thơ đang phân bua một cách nghịch ngợm, cho sự hiện diện không trọn vẹn của chiếc xe:

– Không có kính, rồi xe không có đèn,

– Không có mui xe, thùng xe có xước…

Nhưng không phải, bởi bù lại cái “sự thiếu hụt” đáng yêu ấy, người lính lại thoả thuê trong những cảm nhận trên đường:

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

…Gặp bạn bè suốt dọc đương đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Đọc đến đây, dường như cảm giác xe “không có kính” bị chìm đi, nhường chỗ cho những thanh âm trong trẻo bình yên ùa vào trong khoảng lặng của cuộc chiến tranh khốc liệt. Cuộc sống của người lính bỗng trở nên thật đẹp. Tâm hồn lãng mạn của họ vẫn dạt dào thăng hoa trong bộn bề gian truân, mất mát. Sao trời vẫn sáng đường chiến dịch, những cánh chim vẫn bền bỉ, “đột ngột” mà không cô đơn. Từ “đột ngột” rất đắt dùng trong câu đảo thành phần này diễn tả một động thái đẹp của thiên nhiên, của cánh chim trời. Cánh chim được tính từ hoá để cuối cùng được người hoá qua hai động từ ” sa, ùa” hết sức tự nhiên. Tất cả những điều ấy đủ nói lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe, thể hiện qua khát vọng sống cao cả và kiên cường. Mặc dù “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” nhưng đây là tư thế của họ:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Tư thế ung dung, lạc quan yêu đời trước hoàn cảnh gian nguy càng tôn thêm phẩm chất của người lính. Mặc kệ ” gió xoa vào mắt đắng”, mặc kệ “mưa tuân ma xối” người lính vẫn nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim, thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Một loạt hình ảnh vụt hiện tạo ra những cảm giác, ấn tượng vừa quen, vừa lạ. Đẹp và hiên ngang. Gian khổ nhường ấy, nhưng tinh thần người lính vẫn vượt lên, vẫn yêu đời:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già.

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Những câu thơ đặ tả thực tế, kể cả những tiếng “ừ” rất đời thường và ngang tàng chất lính ấy như thể thách thức cùng gian khó:

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Con đường ra trận, trong thơ Phạm Tiến Duật thường có nhiều tiếng hát, từ Trường Sơn đông Trường Sơn tây đến Gửi em cô thanh niên xung phong, và trong bài thơ này, Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Đó là con đường “chạy thẳng vào tim”. Trái tim ấy là miền Nam phía trước. Trái tim mang một hàm nghĩa thiêng liêng. Ngay kể cả khái niệm “gia đình” theo cách diễn đạt của Phạm Tiến Duật thể hiện trong bài thơ cũng mang một nét nghĩa rất mới:

– Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

– Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm

Mục tiêu cao cả là miền Nam phía trước, là giải phóng đất nước quê hương. Chính vì thế:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Trái tim ấy là trái tim người lính, là sứ mệnh vinh quang của tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh tiếp nối các thế hệ cha anh đang trên đường ra trận. Câu thơ cuối mang màu sắc triết lí – một triết lí thật đơn sơ nhưng rất đỗi chân thực và mang tầm thời đại. Bức chân dung của người lính lái xe trong bài thơ là bức chân dung tràn đầy sức sống, bức chân dung của niềm tin thắng lợi.

3. Cùng với Trường Sơn đông Trường Sơn tây, Gửi em cô thanh niên xung phong, Bài thơ về tiểu đội xe không kính góp phần thể hiện vị trí và khẳng định phong cách nghệ thuật của Phạm Tiến Duật trong thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật, đồng thời thể hiện nổi bật tinh thần tự tin, tươi trẻ của lớp lớp thanh niên Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn một thời oanh liệt. Khi đọc, cần chú ý:

– Tinh thần ung dung của người lính sẵn sàng ra trận, thể hiện trong tiết tấu các câu thơ:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

– Chất giọng khí khái ngang tàng, bất chấp gian khổ, thể hiện trong các cấu trúc lặp lại:

Không có kính, ừ thì có bụi

Không có kính, ừ thì ướt áo

Không có kính, rồi xe không có đèn.