Top 12 # Ý Nghĩa Bài Thơ Bầu Trời Trong Quả Trứng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Bầu Trời Trong Quả Trứng

Giới thiệu sách Bầu Trời Trong Quả Trứng – Tác giả Xuân Quỳnh

Bầu Trời Trong Quả Trứng

Những vần thơ trong trẻo của nhà thơ Xuân Quỳnh như chỉ để dành tặng cho trẻ em vậy mà ẩn chứa trong đó còn là triết lí sâu sắc về cuộc sống mà người đọc mọi lứa tuổi đều có thể cảm nhận theo cách riêng của mình.

Khi khám phá thế giới thần tiên qua “Truyện cổ tích về loài người”, chúng ta sẽ hiểu thêm về “Tuổi thơ của con”, tình “Con yêu mẹ”… để từ đó thấy mình bé xiu như chú gà nhỏ nhưng gặp được cả “Bầu trời trong quả trứng”…

1. Thông tin chi tiết

Tên sách: Bầu Trời Trong Quả Trứng

Mã hàng 8935244826418

Tên Nhà Cung Cấp: Nhà Xuất Bản Kim Đồng

Tác giả: Xuân Quỳnh

NXB: NXB Kim Đồng

Trọng lượng: (gr) 100

Kích thước: 18.5 x 20.5

Số trang: 72

Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Bầu Trời Trong Quả Trứng

1 Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ tài hoa và giàu nữ tính, điều đó thể hiện qua rất nhiều bài thơ tình của cô như Sóng, Thuyền và biển, Tự hát… Song trong tập Bầu trời và và quả trứng lại thể hiện một nét nữ tính khác của Xuân Quỳnh: tình yêu của cô đối với những đứa con, với trẻ em … Tập thơ gồm nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi, lý giải những hiện tượng trong cuộc sống dưới con mắt trẻ thơ. Trong bài Bầu trời trong quả trứng viết về một chú gà con mới nở, chú thấy trời xanh, mây trắng và thấy mẹ. Chú yêu điều đó. Song đôi lúc nhớ lại khi còn ở trong quả trứng chú thấy yên ổn, không phải sợ gì cả. Song gà con lại suy nghĩ giờ mình đã lớn, không thể ở trong quả trứng ấy được nữa, và bên ngoài cuộc sống cũng quá đẹp, có gì sợ hãi rúc vào cánh mẹ cũng hết sợ mà. Một cách nói dễ hiểu, đáng yêu về cuộc sống. Trong tập thơ còn có bài Chuyện cổ tích về loài người cũng rất hay. Với rất nhiều tình yêu thương, Xuân Quỳnh đã viết nên một bài thơ chứa chan tình cảm.

2 Nhắc đến Xuân Quỳnh, ta nhớ ngay đến những vẫn thơ tình ngọt ngào, đằm thắm nhưng sôi nổi, dạt dào yêu thương. Tôi thích lắm những con sóng, những chiếc thuyền chứa đựng bao ý vị trong tình yêu của chị. Thơ tình Xuân Quỳnh là áng mây bàng bạc luôn len lỏi vào trong tâm trí tôi. Bên cạnh đó, chị còn dành cả trái tim yêu thương của mình để sáng tác những bài thơ, những câu chuyện cho thiếu nhi. Tất cả nỗi lòng của một người mẹ yêu con tha thiết đã nhẹ nhàng đi vào trong thơ chị. Những cách lý giải ngộ nghĩnh, những hình ảnh đáng yêu, những câu hỏi ngây ngô… đã quyện hoà tạo nên một tác phẩm đong đầy cảm xúc: “Bầu trời trong quả trứng”. Bài thơ đáng yêu “Bầu trời trong quả trứng” đã được đặt làm nhan đề cuốn sách nhỏ của chị. Dành cho thiếu nhi nên tác phẩm nào cũng nhẹ nhàng, dễ hiểu, trong veo như đôi mắt trẻ thơ, ngọt ngào như viên kẹo trẻ thích ngậm. Nó mang sự đáng yêu, hồn nhiên, tiếng cười, sự ngỗ nghĩnh… của trẻ thơ cũng như tình yêu thương đong đầy mẹ dành cho con. Nhưng những triết lí trong đó sao mà sâu sắc quá.

4 Thơ văn của cô Xuân Quỳnh lúc nào cũng xinh xắn và dễ thương. Ấn phẩm này được Nhà xuất bản biên soạn, thiết kế rất chỉn chu, phù hợp cho các bạn nhỏ mẫu giáo, tiểu học.

5 Mình có mua cuốn này để đọc cho đứa em 2 tuổi của mình. Thơ rất dễ thương, ngọt ngào và đầy tình cảm, kèm theo vài hình vẽ yêu lắm luôn. Nói chung là mình và cả em gái đều rất thích.

Review sách Bầu Trời Trong Quả Trứng

Xuân Quỳnh là một trong những tài năng thơ ca của văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều sáng tác của chị đã ghi một dấu ấn đậm nét trong lòng những người yêu văn chương. Cuộc đời chị tuy ngắn ngủi, nhưng thơ của Xuân Quỳnh lại khá dày dặn. Nhiều trang thơ của chị làm đắm say tâm hồn trẻ thơ. “Bầu trời trong quả trứng” là một tập thơ như thế.

“Tôi kể với các bạn/ Một màu trời đã lâu/ Đó là một màu nâu/ Bầu trời trong quả trứng/ Không có gió có nắng/Không có lắm sắc màu/ Một vòm trời như nhau/ Bầu trời trong quả trứng”.

Bầu trời trong quả trứng cũng là nhan đề của tập thơ cùng tên của cố thi sĩ Xuân Quỳnh. Tập thơ này đã được NXB Kim Đồng tái bản nhiều lần và được các em nhỏ rất yêu thích. Những câu thơ ngộ nghĩnh, hồn nhiên như chỉ để dành cho trẻ con nhưng ngụ vào đó triết lý sâu sắc của sự sống, thứ triết lý mà bạn đọc ở mọi lứa tuổi đều có thể cảm nhận theo cách riêng của mình. Với người lớn – đặc biệt là những bà mẹ trẻ đang dõi theo những bước đi của con mình, có thể tìm thấy ở thơ Xuân Quỳnh một người bạn sẻ chia, tâm sự.

Lấy trẻ em làm nhân vật trung tâm, tập thơ Bầu trời trong quả trứng là sự khám phá thú vị về thế giới thần tiên của tuổi thơ. Đặt mình vào thế giới đó, trong Truyện cổ tích về loài người Xuân Quỳnh lý giải về nguồn gốc sự sống, trong đó trẻ con ra đời đầu tiên trên thế gian, kế đó mới là ông bà, cha mẹ, sông, núi, biển, trời… Tất tật đều sinh sau và đều vì lũ trẻ. “Nhưng còn cần cho trẻ/ Tình yêu và lời ru/ Cho nên mẹ sinh ra/ Để bế bồng chăm sóc. Biết trẻ con khao khát/ Chuyện ngày xưa ngày sau/Không hiểu là từ đâu/ Mà bà về ở đó”…

Lời ru của mẹ, chuyện kể của bà – những ký ức đẹp về tuổi thơ của mỗi người đi vào thơ Xuân Quỳnh giản dị mà sâu sắc. Viết văn, làm thơ trong những năm đất nước còn chiến tranh, nên thơ của Xuân Quỳnh dù viết cho trẻ con, hay viết tặng con mình luôn chứa đựng trong đó những lo toan của người mẹ.

Không chỉ có thơ, những truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh đầy ắp một tình yêu đặc biệt dành cho con trẻ. Những sáng tác ấy đã nhẹ nhàng gieo vào tâm hồn tuổi thơ sống biết yêu thương, vị tha và cao thượng. Không chỉ dành riêng cho trẻ em, những bà mẹ trẻ đọc thơ Xuân Quỳnh ít nhiều cũng tìm thấy bóng dáng mình trong đó.

Mua sách Bầu Trời Trong Quả Trứng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Bầu Trời Trong Quả Trứng” khoảng 35.000đ đến 42.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Bầu Trời Trong Quả Trứng Tiki”

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Bầu Trời Trong Quả Trứng Fahasa”

Đọc sách Bầu Trời Trong Quả Trứng ebook pdf

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 23/03/2021 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Giới Thiệu Cuốn Sách “Bầu Trời Trong Quả Trứng”

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10. Hôm nay thư viên sẽ giới thiệu đến toàn thể các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh tập thơ ‘Bầu trời trong quả trứng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh.

Mỗi chúng ta đều được sinh ra từ người mẹ. Mẹ là mạch nguồn của sự sống, là khởi nguồn của tình yêu, là tiềm ẩn của sức mạnh và nghị lực, là nguồn cội của mọi di sản văn hóa thiêng liêng và tinh hoa của dân tộc. Không gì có thể sánh nổi với tình yêu thương của người mẹ.

Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

Thế thì làm sao con biết

Là trời ở những đâu

Trời rộng lại rất cao

Mẹ mong bao giờ con tới.

( Trích : “ Con Yêu mẹ”)

Đó là những vần thơ mang đậm cảm xúc trong bài thơ “ Con yêu mẹ” của nhà thơ Xuân Quỳnh trích trong tập thơ như: “ Bầu trời trong quả trứng”.

Cuốn sách dày 73 trang được in trên khổ giấy 10 x 19cm, do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành tháng năm 2013.

Thơ Xuân Quỳnh mang nhiều tâm trạng màu sắc khác nhau. Trong tập thơ này với những vần thơ hết sức độc đáo, sinh động, ngộ nghĩnh đáng yêu giới thiệu chuyện của một chú gà con như sau:

Tôi kể với các bạn

Một màu trời đã lâu

Bầu trời trong quả trứng

Không có gió có nắng

Không có lắm sắc màu

Một vòm trời như nhau

Bầu trời trong quả trứng

Tôi chưa kêu “chiếp chiếp”

Hiện cuốn sách có trong tủ sách thiếu nhi của thư viện trường ta, mã màu xanh dương. Hi vọng sau buổi hôm nay các thầy cô giáo và các em học sinh sẽ xuống thư viện để tìm đọc cuốn sách đầy bổ ích và ý nghĩa này

Câu Chuyện Bà Già Trong Quả Bầu

Thuở ấy, rừng rậm còn lan rộng mới tới đồng bằng, thú rừng còn biết nói tiếng người. Ở một làng quê hẻo lánh nọ, có hai mẹ con nhà bà góa sống với nhau rất đầm ấm. Cô gái đã đến tuổi lấy chồng, nhưng quanh vùng chẳng có một chàng trai nào vừa ý. Bà mẹ buộc lòng phải gả chồng cho con ở một làng xa, cách mấy ngày đường, tít bên kia một cánh rừng rậm rạp. Vì đường sá xa xôi, nên từ ngày cô gái về nhà chồng, chưa một lần nào mẹ con gặp nhau.

Quả nhiên, vừa bước chân vào khu rừng rậm, bỗng có tiếng sột soạt, rồi một con Cáo già nhảy xổ ra đón đường. Cáo cất tiếng cười sằng sặc:

– Này mụ già! Ta đã đói mười hôm nay. Thánh Mẫu đã đưa mụ tới đây, mụ hãy để cho ta ăn thịt.

Tay không, sức yếu, bà chẳng thể chống lại Cáo được. Sau phút bàng hoàng, kinh hãi, bà bình tĩnh nói:

– Thưa ngài Cáo cao cả! Tôi đang vội đi thăm con gái tôi. Ngài cũng thấy đấy, tôi gầy lắm, ngài ăn chỉ tổ giắt răng. Ngài vui lòng đợi cho một tháng nữa, tôi đến chỗ con gái tôi, được vỗ béo trở về, bấy giờ ngài hãy ăn thịt.

Nghe bà nói có lí, Cáo già nhảy sang bên đường nhường lối cho bà đi. Bà vừa mừng, vừa sợ, vội chạy cho nhanh. Chưa được bao xa, chợt thấy hươu nai nhớn nhác tìm đường trốn, rồi một con Hổ nhảy phóc ra chặn đường:

– Mụ già kia! Ta đã đói hai mươi hôm nay. Thánh Mẫu đã đưa mụ tới đây, mụ hãy để cho ta ăn thịt.

Bà sợ quá. Nhưng rồi bà trấn tĩnh lại và nói:

– Hỡi chúa sơm lâm tài trí. Trong rừng thiếu gì thức ăn cho ngài. Tôi vừa gặp hươu nai béo mập hàng đàn. Còn tôi, ngài thấy đấy. Tôi gầy lắm. Ngài ăn thịt tôi chỉ tổ giắt răng. Ngài vui lòng đợi cho một tháng nữa, tôi đến chỗ con gái tôi, được vỗ béo trở về, bấy giờ xin ngài ăn thịt cũng chưa muộn.

– Này mụ già ! Hẳn Thánh Mẫu dẫn mụ đến đây cho họ hàng nhà ta xẻ thịt. Hay, hay lắm! Chúng ta đang mở tiệc, mọi thứ hoa quả đều có, duy chỉ thiếu thịt người.

Thấy khỉ chúa hung hăng và họ hàng nhà khỉ đông đúc, bà sợ lắm. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, bà nói:

– Hỡi chúa của loài khỉ cao cường! Ngài thấy đấy, tôi già rồi và gầy lắm. Ai lại lấy thịt người gầy mà mở tiệc bao giờ! Ngài hãy đợi một tháng nữa, tôi đến thăm con gái và được vỗ béo. Lúc ấy, tôi sẽ trở về đây, bấy giờ ngài xin ngài giết thịt tôi, mở tiệc cũng chưa muộn.

Nhưng Khỉ chúa vốn là một kẻ ranh mãnh, không chịu tin lời bà nói. Nó hú gọi cả đàn nhảy xổ vào, cưỡi lên lưng, lên cổ, cưỡi lên cả đầu bà. Thấy bà gầy thật, Khỉ chúa mới chịu buông tha. Nó bắt bà phải thề với Thánh Mẫu rằng: một tháng nữa, bà sẽ trở về đúng con đường này, đúng nơi này. Bất đắc dĩ, bà phải khấn Thánh Mẫu theo yêu cầu của Khỉ chúa. Nếu sai lời, bà sẽ bị Thánh Mẫu trừng trị. Lũ Khỉ bấy giờ mới hú nhau nhảy lên cây, nhường lối cho bà đi tiếp. Thoát nạn, bà cũng không còn sức mà chạy nữa. Nhưng rồi cuối cùng, bà cũng qua hết cánh rừng và đến được nhà vợ chồng người con gái.

Không thể nói hết nỗi vui mừng khi hai mẹ con gặp lại nhau. Bà sống với con gái một thời gian, hết sức mãn nguyện. Bà được cô con gái săn sóc, bồi dưỡng nên ngày một béo khỏe. Thấm thoát đã đến ngày trở về. Bà chợt nghĩ đến những tai họa đang chờ đợi trong khu rừng rậm mà giật mình. Coi như đây là lần gặp ỡ cuối cùng. Bà vừa kể vừa khóc cho con gái nghe về những chuyện không vui dọc đường và lời bà thề trước Thánh Mẫu. Nghe xong câu chuyện bi thảm ấy, cô con gái không những không buồn phiền, mà còn tươi cười bảo mẹ:

– Mẹ đừng lo sợ! Ccon đã có cách!

Rồi cô gái bảo chồng chọn cho mình hai quả bầu khô thật to. Quả nào cô cũng cắt một miếng vuông vức làm cửa, moi hết ruột, đủ để cho một người ngồi bên trong. Phía ngoài vỏ bầu, dùng dây chắc đánh đai lại.

Đến ngày trở về, cô con gái đưa hai quả bầu ra. Cô ngồi vào quả thứ nhất và mời mẹ ngồi vào quả thứ hai. Khi cả hai quả đã được đóng chặt cửa, quả thứ nhất lăn trước, quả thứ hai lăn theo sau, nhằm con đường cũ đi tới.

Đúng ngày hẹn, bầy Khỉ đã ngồi sẵn trên cây ngóng đợi. Bỗng chúng nghe thấy tiến lộc cộc ầm ĩ từ xa vọng lại. Rồi hai vật gì vùa to, vừa tròn lăn tới, lại có cả tiếng hò hét bên trong nữa.

– Tránh ra, tránh ra cho ta lăn. Nếu không, bay sẽ tan xương nát thịt.

Khỉ chúa hoảng quá, nhảy tót lên cây tránh đường. Nhưng vốn tính tò mò, nó chuyền cành, lần theo hai quả bầu đang lăn tiếp.

Hai quả bầu tiếp tục lăn tới chỗ Hổ, Hổ cũng lại nghe thấy tiếng lộc cộc từ xa. Rồi hai vật gì vừa tròn, vừa to lăn tới. Chợt có tiếng nói trong vật lạ vang lên:

– Tránh ra, tránh ra cho ta lăn. Nếu không, bay sẽ bị nghiến tan xương nát thịt.

Phát hoảng, Hổ co giò phóng thẳng đến chỗ Cáo, kể lại đầu đuôi câu chuyện lạ đời cho Cáo nghe. Vốn tính đa nghi và gian ngoan, Cáo bèn nhặt những hòn đá nhọn, có cạnh sắc rải lên mặt đường, rồi cùng Hổ ngồi chờ đợi. Trong khi đó, bà mẹ tưởng có thể một mình cứ thế mà lăn về, liền giục con gái quay lại. Cô con gái từ giã mẹ, tránh sang một bên cho mẹ lăn tiếp, rồi bùi ngùi lăn bầu trở về.

Bà mẹ cứ thế cho quả bầu lăn, lăn mãi, tưởng binh yên vô sự. Nào ngờ “rắc, rắc”, quả bầu lăn trên những hòn đá có cạnh sắc, bị vỡ làm đôi. Bà chui ra khỏi quả bầu, co cẳng chạy bán sống, bán chết. Lũ Hổ, Cáo, Khỉ hò nhau đuổi theo. Chỉ chốc lát, chúng đã vây kín quanh bà, định xé nát bà để chén thịt. Trong lúc chúng đang tranh cãi ỏm tỏi thì bà lấy hết sức can đảm bảo chúng:

– Này các ngài, đằng nào thì tôi cũng bị các ngài ăn thịt. Nhưng những ai thông minh đều biết thịt người có nướng lên mới ngon. Chẳng đi đâu mà vội, các ngài hãy nhóm bếp lên, tôi sẽ giúp các ngài đắp lò nướng thịt.

Lũ thú rừng đồng ý, chúng phân công nhau tốp thì canh giữ bà, tốp thì tỏa đi kiếm củi. Chẳng mấy chốc, chúng đã nhóm lên một bếp lửa đỏ rực. Bầy hám mồi nhìn bà chờ đợi. Còn bà thì lại bảo chúng:

– Thịt phải nướng trên than hồng mới ngon. Hãy chịu khó đợi một chút!

Bầy hám mồi lại đợi tiếp cho đến khi bếp cháy đã tàn, rồi bà cầm cái hót rác cời than ra, đặt một hòn đá vào chính giữa bếp lửa. Bà cầm gầu, nhảy vào hòn đá, rồi bảo bọn thú rừng lúc đó đang thèm rỏ dãi:

– Hãy đọc Thánh kinh đi, thịt sắm chín rồi đây!

Bầy hám mồi nhắm nghiền mắt lại, lẩm nhẩm đọc Thánh kinh. Bình thường thì ai đọc Thánh kinh, mắt cũng lim dim như thế. Lúc ấy, bà liền xúc đầy một gầu than hồng và tro nóng hất vào mặt bọn chúng làm cho chúng tối tăm mặt mũi. Lông mặt, lông cổ, lông mép bị lửa than thiêu cháy khét lẹt. Chúng hoảng sợ chạy đâm sầm cả vào hốc cây, mô đá. Bà lại xúc than hồng và tro nóng hất tới tấp lên lưng, lên gáy, xua chúng chạy thừa sống, thiếu chết.

Bây giờ thì bà không cần núp mình trong quả bầu nữa. Bà ung dung đi về nhà. Từ đó trở đi, thỉnh thoảng bà lại theo đườn cũ đến thăm cô con gái. Mỗi lần trông thấy bà, lũ Cáo, Hổ, Khỉ lại gọi truyền nhau rối rít :

– Bà già trong quả bầu đã đến! Chạy, chạy mau!

Chúng kéo nhau chạy làm huyên náo cả khu rừng.

Câu chuyện Bà già trong quả bầu – Truyện cổ tích Nepal – chúng tôi –

Ý Nghĩa Sự Tích Quả Dưa Hấu

Sự tích quả dưa hấu [hay sự tích Mai An Tiêm] là một trong những câu chuyện được lưu truyền từ rất lâu trong dân gian, gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Giải thích về sự ra đời của quả dưa hấu ngày nay, đồng thời cũng làm nổi bật được các nhân vật lịch sử trong câu chuyện. Sự tích quả dưa hấu không có quá nhiều tình tiết kì ảo mà được xây dựng dựa trên những kiến thức có thật của tác giả dân gian, ẩn chứa những ý nghĩa bất ngờ.

Tóm tắt sự tích quả dưa hấu

Thuở xưa vào đời vua Hùng thứ 17 có một chàng trai khôi ngô tháo vát nhanh nhẹn nên được nhà vua nhận làm con nuôi đặt tên là Mai Yển (hiệu An Tiêm) và thường được vua ban cho nhiều của ngon vật lạ.

Trong một buổi thiết yến An Tiêm đã thẳng thắn nói: “Của được biếu là của phải lo, của được cho là của phải nợ.” Chàng cho rằng những thứ chàng có được đều do bàn tay chàng làm ra chứ không phụ thuộc vào ai cả

Lời này truyền đến tai vua khiến vua cha rất tức giận, cho rằng An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn và ra lệnh đày vợ chồng Mai An Tiêm ra đảo hoang để xem, trông vào hai bàn tay của chàng thì chàng có sống nổi không.

Cả gia đình của Mai An Tiêm bị đày ra hòn đảo ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá). Tuy bị đày ra hoang đảo nhưng An Tiêm vẫn rất mạnh mẽ an ủi vợ con của mình: “Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo”

Đây là hòn đảo hoang vu và không có người nên cả gia đình An Tiêm phải tự dùng sức lao động của mình để kiếm miếng ăn. Hằng ngày chàng đi khắp hòn đảo để kiếm rau rừng, quả dại về ăn và trồng trọt xung quanh nơi ở của mình. Vợ chàng, nàng Ba ra biển mò ngao bắt ốc, đứa con lớn cùng chàng thường đặt bẫy săn bắn chim thú trên đảo, nhờ vào đức tính siêng năng cần cù mà cả gia đình tuy khốn khó nhưng vẫn có miếng ăn sống qua ngày.

Một hôm đang đi xung quanh tìm rau rừng chàng liền bắt gặp một con chim đang ăn một loại quả lạ có màu đỏ, thấy chàng lại gần chim bị hoảng sợ liền bay đi. Chàng nghĩ: “Chim ăn được thì chắc người cũng sẽ ăn được”. Sau đó chàng nếm thử thì thấy mùi vị thơm và ngon ngọt, tươi mát.An Tiềm liền cầm hạt về nhà bảo vợ và hai vợ chồng cùng nhau gieo hạt khắp nơi. Giống cây này rất dễ trồng chỉ ít lâu sau đã nảy mầm, mọc dây lá lan rộng xung quanh.

Chẳng bao lâu sau vườn dưa ngày càng sai trái, vỏ ngoài mỏng dần và thịt dưa ngày càng đỏ và ngọt hơn. An Tiêm thường khắc chữ lên dưa và thả trôi trên biển với hy vọng có thuyền buôn nào vớt được sẽ đổi được thức ăn và gạo cho gia đình.

Vào lúc này, trong đất liền vua Hùng được một thị thần dâng cho quả lạ, khi ăn rất ngọt mát nên bèn hỏi xuất xứ. Khi biết được loại quả này là của An Tiêm trồng ngoài đảo thì lúc này vua biết mình đã sai nên cho người đón vợ chồng An Tiêm trở lại đất liền. Khi trở lại vợ chồng An Tiêm mang theo rất nhiều hạt giống về phân phát cho bà con và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón. Từ đó trên khắp nước ta đều có dưa hấu và trở thành một loại quả quen thuộc đối với người dân. Ngày nay người ta vẫn thường bảo nhau rằng chỉ có huyện Nga Sơn là trồng dưa hấu ngon hơn cả là vì sau nghìn năm bồi cát, hòn đảo Mai An Tiêm năm ấy đã liền vào với đất.

Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện

Tưởng rằng là một câu chuyện dành cho trẻ con, song sự thực là Sự tích quả dưa hấu ẩn chứa những ý nghĩa mà người lớn cũng cần phải suy ngẫm học hỏi

Ca ngợi sức lao động chân chính

Nhà thơ Hoàng Trung Thông từng có những câu thơ:

Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơm

Có thể nói, khả năng lao động là thứ giúp ta phân biệt giữa con người và những loài khác, con người được thượng để ban cho một trí óc vượt bậc để có thể làm việc, lao động kiếm ra của cải vật chất thay vì phụ thuộc vào thiên nhiên. Thời kì con người biết trồng trọt chăn nuôi đánh dấu bước tiến hóa lớn của loài người. Bởi vậy nhân dân ta muôn đời vẫn luôn ca ngợi sức lao động chân chính.

Tư tưởng đó một lần nữa xuất hiện trong sự tích quả dưa hấu, được thể hiện qua nhân vật Mai An Tiêm. Nhân vật này đã có một câu nói rất hay: “Nem công chả phượng của rừng của biển đều nhờ có tay người cầm cái nỏ, quăng cái lưới, đến cả hạt gạo ủ ra chén rượu này cũng do bàn tay con người làm nên cả.” Điều này thể hiện tư tưởng của tác giả dân gian, rằng mọi sản vật sinh ra trên đời muốn hưởng thụ thì cần có sự tác động từ bàn tay con người, không phải ngẫu nhiên mà có. Con người cần lao động chứ không nên ỷ lại vào thiên nhiên. Hiểu được tầm quan trong của sức lao động, nên Mai An Tiêm mới có thể sống sót trên đảo hoang, sinh tồn từ hai bàn tay trắng.

Thành quả có được từ sức lao động chân chính cần thời gian lâu, đồng thời cũng khó khăn hơn rất nhiều song lại bền vững và lâu dài. Trường hợp của Mai An Tiêm là ví dụ chân thực nhất, không những có thể sống sót, mà còn tìm ra được giống cây mới giúp cho bà con nông dân. Điều đó chứng tỏ con người phải lao động thì mới có thể sinh tồn.

Tầm quan trọng của sự nỗ lực không ngừng và không chấp nhận số phận an bài

Là một chàng hoàng tử được vua cha rất yêu thương nhưng khi đối diện với nghịch cảnh Mai An Tiêm thể hiện được tinh thần chăm chỉ và cần cù. Sự cố gắng của chàng trước nhất thể hiện trong việc trồng và chăm sóc thức quả lạ. Khi nhìn thấy đàn chim đang ăn một loại quả lạ, chàng đã ngồi chờ đợi đến khi chim bay đi để tích cóp những hạt giống đầu tiên. Việc làm này lặp đi lặp lại qua nhiều ngày cho đến khi vườn cây đã được phủ xanh.

Trên đảo hoang thiếu thốn mọi thứ, Mai An Tiêm và vợ chăm chỉ vườn quả lạ với sự lạc quan và cố gắng không ngừng. Và đền đáp lại sự kiên trì ấy là thức quả thơm ngon mọng nước mang tên dưa hấu. Mai An Tiêm cố gắng thay đổi và cải thiện cuộc sống khi tìm cách trao đổi dưa hấu với thương nhân để đổi lấy những thực phẩm cần thiết. Dù cho hoàn cảnh cuộc sống hay tính chất công việc có khắc nghiệt như thế nào, chúng ta cũng đừng bao giờ bỏ cuộc. Vì nếu đã bỏ cuộc từ đầu, ta sẽ không bao giờ tìm được cách giải quyết. Đồng thời chúng ta cần có sự nhanh nhẹn trong suy nghĩ kinh doanh, bất cứ những cơ hội nào đến với ta, hãy sáng tạo để khai thác và tận dụng nó tối đa. Đôi lúc chỉ 1 cơ hội nhỏ, nhưng nếu chúng ta biết tận dụng, nó sẽ biến thành những lợi thế vô cùng lớn cả về mặt giá trị vật chất lẫn tinh thần.

Lời nhắn nhủ về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống

Mai An Tiêm đã bị đày ra hoang đảo vì câu nói của mình, nó thể hiện sự chân thực và táo bạo trong suy nghĩ của mình. Song đồng thời cũng làm phật lòng vua cha vì ông cho rằng, Mai An Tiêm không biết ơn những gì mà vua đã ban thưởng. Bởi vậy, trong đối nhân xử thế cần phải biết điều tiết, không nên bộc lộ cái tôi của mình quá lớn, cũng không nên thể hiện sự kiêu ngạo một cách thái quá, điều đó có thể khiến chúng ta rơi vào những rắc rối không đáng có.

Văn học là môn đầu tiên con người cần phải học, không phải là học các phân tích một tác phẩm, mà học cách hiểu được sức mạnh của lời nói. Một lời nói cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường, vì vậy hãy cẩn trọng và thật thông minh trong cách ứng xử

Thảo Nguyên