Top 8 # Ý Nghĩa Bài Thơ Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Soạn Bài Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng

I.Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Hai bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được làm theo thể thơ nào? Đặc điểm của nó?

-Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

-Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

-Ngắt nhịp:

Cảnh khuya: Câu 1. ¾; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Câu 2. Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ Cảnh khuya chú ý âm thanh và cách so sánh.

-Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh – cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.

-“Tiếng suối trong như tiếng hát xa” – Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối – tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực – vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh.

Câu 3. Hai câu cuối của bài Cảnh khuya thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào?

-Câu thơ mở ra hai thế giới tâm trạng của nhân vật, hai khía cạnh của một tâm hồn.

-Tác dụng sự lặp lại của từ chưa ngủ.

Câu 4. Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

-Nhận xét về không gian miêu tả trong bài thơ:

+ Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.

+ Tràn ngập ánh trăng:

Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”: “trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”.

+ Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.

-Cách miêu tả:

+ Không miêu tả cụ thể chi tiết.

+ Chú ý sự khái quát của toàn cảnh và sự hài hòa giữa các cảnh vật.

-Nét đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai:

+ Ba chữ xuân nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.

+ Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.

Câu 5. Bài Nguyên tiêu gợi cho em nhớ tới những từ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập 1?

-Bài Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh gợi cho em nhớ đến bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế.

Phiên âm:

“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong như hỏa đối sầu miên.

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.

Dịch thơ:

“Trăng tà chiếu qua kêu sương

Lửa chào cây bến, sầu vương giấc hồ.

Thuyền ai đậu bế Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”.

-Đặc biệt là câu: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền gần giống với câu: Dạ bá quy lai nguyệt mãn thuyền.

Giống nhau: Cả hai câu thơ đều diễn tả cảnh khuya tĩnh mịch thanh vắng, đều có hình ảnh con thuyền và dòng sông.

Khác nhau:

+ Con thuyền của Trương Kế dừng bến tĩnh tại, chìm khuất như thoát tục ẩn dật, gợi sự u uẩn.

+ Con thuyền của Hồ Chí Minh con thuyền của Cách mạng, con thuyền chở người lo đời, lo nước, phơi phới niềm tin.

Câu 6. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là:

-Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

-Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

-Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.

Câu 7. Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

Cả hai bài thơ đều đẹp như những bức tranh, nhưng mỗi bài thơ thể hiện một vẻ đẹp khác nhau.

-Cảnh khuya là cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.

-Rằm tháng giêng là cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la bát ngát tràn đầy sức xuân.

II.Luyện tập.

Câu 2. Tìm đọc và chép một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về cảnh trăng hoặc cảnh thiên nhiên.

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

(Chiều tối – Nhật kí trong tù)

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

(Ngắm trăng – Nhật kí trong tù)

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”.

Soạn Bài: Cảnh Khuya, Rằm Tháng Giêng

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu về Hồ Chí Minh trong SGK Ngữ văn 7 tập 1).

2. Tác phẩm

Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954). Hai bài thơ đã thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung, tự tại của Bác Hồ.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (phiên âm) được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

* Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

Bài thơ có 4 câu

Mỗi câu có 7 chữ

Hiệp vần: chữ cuối của câu thứ 1,2,4 (xa – hoa – nhà, viên – thiên – thuyền).

Cách ngắt nhịp: Cảnh khuya (câu 1: 3/4, câu 2 + 3: 4/3, câu 4: 2/5), Rằm tháng giêng (toàn bài đều nhịp 4/3).

Câu 2:

Phân tích hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Tiếng suối chảy trong đêm khuya thanh tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa.

Câu 3:

Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Hai câu thơ chính là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói, một trong những lý do khiến “người chưa ngủ” chính là vì cảnh thiên nhiên quá tươi đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên hiên mà không nỡ ngủ.

Bên cạnh đó, hai câu thơ này còn khắc họa một phương diện khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ vì thiên nhiên quá đẹp mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được lặp lại hai lần càng khắc sâu thêm nỗi băn khoăn, lo lắng về vận mệnh nước nhà. Không lúc nào Người không nghĩ về dân, về nước, dù là lúc ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Qua đó, cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân, vì nước của Bác Hồ.

Câu 4:

* Hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài thơ Rằm tháng giêng:

Rộng lớn, bao la: bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.

Tràn ngập ánh trăng: trời trăng, sông trăng và con thuyền chở đầy trăng. Hơn thế nữa, rằm tháng giêng là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng và đẹp đẽ nhất đều quy tụ lại trong hình ảnh trăng ngày rằm.

Tràn đấy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống

Tác giả không miêu tả một cách cụ thể, chi tiết mà chú ý sự khái quát của toàn cảnh và sự hài hòa giữa các cảnh vật.

* Điểm đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai: Có 3 chữ “xuân” nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.

Câu 5:

Bài thơ Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ đến tứ thơ, câu thơ của Trương Kế đời Đường trong bài Phong Kiều dạ bạc có câu: “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.

Câu cuối của bài Nguyên tiêu giống với câu thơ trên đều nói về lúc đêm khuya và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy nhiên, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa, còn một bên “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát và đượm tình.

Câu 6:

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng vẫn thể hiện được phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác Hồ.

Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

Hình ảnh trong hai bài thơ đều mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn và trẻ trung.

Câu 7:

Hai bài thơ đều miêu tả về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài, vẻ đẹp của ánh trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng.

Trong bài Cảnh khuya, hình ảnh ánh trăng đã được nhân hóa, trăng lồng bóng vào cây cổ thụ và trải “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật ở đây như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm vào đó, tiếng suối trong đêm khuya trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm thơ mộng.

Còn trong bài Rằm tháng giêng, trăng ở đây là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng trên sông, lại thấp thoáng con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến ở đây đó là sự chan hòa của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ. Con thuyền chở đầy ánh trăng, chở những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai của đất nước.

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Và Cảnh Khuya.

[văn 7 ]Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng và Cảnh khuya.

Mở bài: Đã mấy ai đã chứng kiến cảnh khu rừng Việt Bắc, nhưng đọc bài thơ của Bác trong bài “Cảnh khuya” thì ta thấy núi rừng Việt Bắc đẹp kì diệu. (Phần Mở bài nên viết ngắn thôi, ko nên viết dài kẻo làm không hay bài thơ, chủ yếu phải là phần Thân bài) Thân bài: Mở đầu bài thơ ta đã nghe thấy tiếng suối trong veo. Âm thanh này Bác miêu tả rất hay, như “tiếng hát xa” ở đâu đó trong đêm trăng sáng vằng vặc, ở rừng cổ thụ bạt ngàn….. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Trăng lồng qua cây cổ thụ, ánh trăng soi qua kẽ lá, làm chúng như in hoa trên mặt đất. Điệp ngữ “lồng” ở đây làm thiên nhiên giao hòa vào nhau. Ta cảm thấy đất trời như quấn quýt lấy nhau. Người mà ngắm cái cảnh này, người đó ắt phải là người đắm mình trong thiên nhiên, Bác phải thốt lên: “Cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ, đẹp như một bức tranh” Cánh rừng Việt Bắc heo hút, quạnh quẽ, trước con mắt Bác thì trở nên ấm áp, kì ảo, có sức sống. Ai cũng ngỡ là người có tâm hồn đẹp đẽ, là một thi sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên, say sưa ngây ngất ngắm ánh trăng đến mức mà không ngủ được. Nhưng khi đọc đến câu thứ tư, ta bất ngờ, thú vị, vì thật sự hiểu con người Bác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Vậy “nỗi” nước nhà ở đây là gì vậy? Nếu dùng là “việc” nước nhà thì ta sẽ hiểu rằng đó chỉ là việc Bác chưa giải phóng đất nước. Còn nỗi nước nhà lớn hơn rất nhiều, nỗi lo không chỉ mang lại hòa bình, mà còn lo cho dân, cho nước, lo cho tương lai, như một gánh nặng làm Bác không ngủ được. Hóa ra là lo cho dân, cho nước, Bác mới mất ngủ vì thế mà phát hiện ra trăng đẹp. Kết bài: Nhiều nhà thơ, nhà văn đều viết về Bác không ngủ. Hình như cả cuộc đời Bác không ngủ, lo cho dân, cho nước, đến thanh niên, nhi đồng, việc to việc lớn. Ta không chỉ khâm phục Bác là vị lãnh tụ vĩ đại, là vị khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà ta còn hiểu đây là một vị lãnh tụ suốt đời lo cho dân, cho nước, lo được độc lập tụ do, lo cho tương lai sau này…. Done, đây chỉ là một đoạn văn cảm thụ văn học thui nha, còn nếu một bài văn thì bạn nên đọc dàn ý của stary để hiểu biết, sau đó mở rộng thêm, miêu tả kĩ phần nghệ thuật, như là câu 1 là khác với bài Vọng Lư sơn bộc bố của Lý Bạch, nói về công lao to lớn của Bác….. Mình chỉ làm bài Cảnh khuya thui, còn bài Nguyên tiêu để sau, bây giờ đi nghỉ đã.. Các bạn thank phát cho mình đỡ mỏi tay, vì đây là bài đầu tiên của mình nha..

Thay đổi nội dung bởi: stary, 19-12-2009 lúc 18:58.

Mấy anh chị sửa gấp bài văn giùm em để em còn ôn thuộc. Thứ 3 (1/12/09) là em thi rồi. Có những chỗ mấy anh chị thấy diễn đạt chưa tốt, sai chính tả hay sai ngữ pháp thì sửa để bài văn của em hay hơn nha. Chân thành cám ơn các anh chị. Nếu thấy bài văn hay thì vote cho em nha!Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh.

Bác Hồ là một lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng là một thi nhân toàn tài của dân tộc. Trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác sống ở chiến khu Việt Bắc. Dù bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể làm ra nhiều bài thơ, trong đó có tuyệt tác về cảnh trăng xuân “Nguyên tiêu”. Bài thơ Nguyên tiêu là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng.Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy dược một cảnh trăng xuân đẹp diệu kì và giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.Hai câu thơ đầu là một bức tranh xuân của trời đất, của rừng núi ở chiến khu Việt Bắc.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên.

Vào đêm Tết Nguyên tiêu, ánh trăng sáng nhất, tròn và đầy đặn nhất. Trăng tròn vành vạnh sáng tỏ một vùng trời bao la. Ánh trăng rọi sắc sáng xuống mặt sông trải dài vô tận. Ánh trăng xuân, trời xuân, sông xuân, nước xuân hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh bồng lai thiên cảnh. ” Như thể cả vũ trụ này mọi thứ đều đẹp, mọi thứ đều xuân.” Một không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân. Bác đã miêu tả một cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Với nghệ thuật điêp ngữ “xuân”, bức tranh trở nên hữu tình và thơ mộng, tràn đầy sức sống. Có thể thấy Bác rất yêu chuộng thiên nhiên, đặc biệt là ánh trăng. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ để giải tỏa nỗi ưu phiền, làm quên đi sự vất vã và khó khăn của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.Khi mới đọc hai câu thơ đầu, ta cứ tưởng Bác đang an nhàn ngắm trăng, thả tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên. Nhưng đến câu thứ ba thì thật bất ngờ vì hiện ra hình ảnh Bác trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Một hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh gây nên. Vì thế nước đang rất nguy ngập nên Bác phải bàn việc quân trên một chiếc thuyền nhỏ gần như ở giữa dòng sông (thâm xứ) trong màn đêm thanh tĩnh. Nhưng trước tình cảnh hiểm nghèo như thế, Bác lại có tâm trí để vẽ nên một bức tranh thủy mặc, cho thấy trong con người chiến sĩ kiên cường ấy vẫn có tâm hồn của một thi sĩ cách mạng rung cảm trước thiên nhiên:

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Khuya về, chiếc thuyền lướt trên dòng sông trăng. Ánh trăng xuân lai láng lòng thuyền. Một không gian của cảnh trời nước bao la cũng như ngập tràn ánh trăng. Như một hình ảnh tươi sáng báo trước sự tất thắng của cuộc kháng chiến, một phần quà xứng đáng của đất mẹ cho người chiến sĩ lạc quan, yêu thiên nhiên và luôn hết lòng vì nước vì dân. Câu thơ đã tỏa sáng tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ. Qua cách làm thơ tài tình của tác giả, hai câu thơ cuối trở nên lung linh, tuyệt đẹp, qua đó khẳng định giá trị của bài thơ. Giọng thơ trẻ trung, yêu đời. Nghệ thuật thơ vửa cổ điển vừa hiện đại – Bác làm theo thể thơ cổ nhưng xen vào đó là từ ngữ, cảm xúc của mình. Bác quả là một thi sĩ toàn tài của nhân loại. Ánh trăng rất đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là phong thái ung dung, lạc quan của Bác. BÁc luôn lo cho vận mệnh của dân tộc, đất nước nhưng vẫn dành thời gian để hòa nhập với thiên nhiên. Một tinh thần lạc quan cách mạng đáng phải kính phục và học tập.

* Chú ý ko sử dụng màu chữ đỏ.

Thay đổi nội dung bởi: stary, 30-11-2009 lúc 16:17.

Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Trong Hai Bài Thơ Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là 2 bài thơ trăng nổi tiếng của Hồ Chí Minh. Xuất hiện trong mỗi bài thơ là khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, đẹp đẽ của một hồn thơ giàu tình yêu thiên nhiên, cuộc sống. Em hãy phân tích thiên nhiên trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và hai bài thơ: Người còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Hai bài thơ tiêu biểu về cảnh thiên nhiên đặc biệt là về Trăng của Bác Hồ là bài “Cảnh khuya” và bài “Rằm tháng Giêng”

2. Thân bài

Bức tranh thiên nhiên sinh động trong bài Cảnh khuya: Bác ví tiếng suối như “tiếng hát xa”, âm thanh tiếng nước chảy và vào đá đã khiến cho thi sĩ liên tưởng đến tiếng hát vang vọng, thoáng đưa trong gió

Sự hòa hợp thiên nhiên trong bài thơ Cảnh khuya: Ánh trăng soi chiếu xuống cây cổ thụ in trên mặt đất những mảng sáng tối, rồi bóng cây lại lồng vào những bông hoa tạo nên sự hòa hợp đến lạ kì

Ánh trăng đêm rằm mùa xuân thơ mộng:

Sự kết hợp và hòa hợp thiên nhiên: Hình ảnh “sông xuân” cho thấy điểm nhìn của Bác trên một dòng sông, ánh trăng chiếu xuống dòng sông “lẫn” vào nhau lóng lánh mặt sông lại là một sự hòa hợp, pha trộn

Kết luận hai bài thơ: Một bên là miêu tả ánh trăng giữa rừng đêm khuya, còn một bên là miêu tả vẻ đẹp trời nước dưới ánh trăng rằm tháng Giêng.

3. Kết bài

Cảm nhận về phong cách thơ của Hồ Chí Minh: Có thể thấy, Hồ Chí Minh có rất nhiều sác tác về vầng trăng, ánh trăng, tuy nhiên không hề có sự trùng lặp trong bất cứ bài thơ nào. Mỗi bài tạo ra cho người đọc những cảm nhận và ấn tượng khác nhau.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng

Hồ Chí Minh – người Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại, kiệt xuấ và tài ba mà trong đời sống văn học nghệ thuật Người còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc, tiếu biểu của nền văn học Việt Nam. Hai bài thơ tiêu biểu về cảnh thiên nhiên đặc biệt là về Trăng của Bác Hồ là bài “Cảnh khuya” và bài “Rằm tháng Giêng”. Đây là hai bài thơ được Bác sáng tác trong khoảng thờ gian làm việc tại Pắc Pó – Cao Bằng.

Cùng là cảm hứng về ánh trăng nhưng trong mỗi bài thơ, Hồ Chí Minh lại có những cách miêu tả, cảm nhận cánh trăng theo những sắc thái khác nhau, tạo nên những nét độc đáo riêng biệt của cả hai bài thơ. Câu thơ mở đầu bài “Cảnh khuya” đã mở ra khung cảnh thiên nhiên sinh động:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Không gian và bầu trời đêm xuân bao la, bát ngát, “lồng lộng”, ánh trăng dường như được sáng hơn và đẹp hơn, bao phủ lên mọi cảnh vật và làm cho cảnh vật tràn đầy sự hấp dẫn, quyến rũ. Hình ảnh “sông xuân” cho thấy điểm nhìn của Bác trên một dòng sông, ánh trăng chiếu xuống dòng sông “lẫn” vào nhau lóng lánh mặt sông lại là một sự hòa hợp, pha trộn. Chỉ trong câu thơ trên tác giả đã dùng tới ba từ “xuân” làm cho không khí xuân, sắc xuân tràn đầy ý thơ. Bài thơ “Cảnh khuya” là sự hòa hợp của trăng, bóng và hoa thì ơ bài “Rằm tháng Giêng” lại có sự hòa hợp của trăng, nước và bầu trời. Một bên là miêu tả ánh trăng giữa rừng đêm khuya, còn một bên là miêu tả vẻ đẹp trời nước dưới ánh trăng rằm tháng Giêng.

Có thể thấy, Hồ Chí Minh có rất nhiều sác tác về vầng trăng, ánh trăng, tuy nhiên không hề có sự trùng lặp trong bất cứ bài thơ nào. Mỗi bài tạo ra cho người đọc những cảm nhận và ấn tượng khác nhau. Đây chính là sự đa dạng và tinh tế trong cảm nhận cũng như sự sáng tạo không ngừng của Bác.