Top 5 # Ý Nghĩa Bài Thơ Mẹ Lớp 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Bài Văn Tả Mẹ Của Em Lớp 2 Hay

Làm 1 bài văn tả mẹ không quá khó​

BÀI VĂN TẢ MẸ EM LỚP 2 Mẹ em không phải là cô giáo hay làm công việc của bác sĩ như mẹ của nhiều bạn khác trong lớp. Mẹ chỉ là một nông dân chân chất thật thà quanh năm gắn bó với đồng ruộng. Năm nay mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ có vẻ già hơn so với tuổi của mình bởi những ngày tháng dãi nắng dầm sương ngoài đồng lúa. Đôi bàn tay của mẹ thô ráp cùng làn da hơi nhăn, nhưng với em bàn tay đó rất đẹp. Đôi bàn tay ấy đã làm việc vất vả cực nhọc để nuôi em khôn lớn, đôi bàn tay ấy đã bế em âu yếm vỗ về những ngày còn thơ bé. Gương mặt mẹ mang đậm dấu vết của thời gian nhưng đôi mắt luôn tràn ngập vui vẻ mỗi khi thấy em, nụ cười hạnh phúc trên môi mẹ lại không khiến em thấy mẹ xấu chút nào. Mẹ đẹp theo cách của riêng mẹ. Mẹ em có giọng nói dịu dàng và ngọt ngào, chính giọng nói ấy đã hát ru em mỗi trưa hè nắng nóng và mỗi đêm dài. Mẹ chưa bao giờ mắng em cả, mỗi khi em làm gì sai, mẹ đều nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai của em và thủ thỉ nói với em rằng lần sau đừng như thế nữa. Mẹ đã vì em mà vất vả rất nhiều. Em tự hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để làm mẹ yên lòng và để sau này có thể chăm sóc, đền đáp công lao to lớn của mẹ. Em rất yêu mẹ em.

Mẹ luôn dành tình cảm tốt đẹp nhất dành cho con của mình​

BÀI VĂN TẢ MẸ EM 2 Trong gia đình, người em yêu quý nhất chính là mẹ. Mẹ em là một người phụ nữ dịu dàng và đằm thắm, mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Giọng nói của mẹ dễ nghe, luôn mang theo yêu thương trìu mến mỗi khi nói chuyện với em. Đôi mắt của mẹ cũng luôn tràn ngập tình yêu và hạnh phúc. Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, mái tóc mẹ cũng đã dần xuất hiện những sợi bạc khó thấy. Mỗi lần em được điểm cao hay làm được việc tốt, đôi bàn tay hơi gầy của mẹ lại ở trên tóc em nhẹ nhàng vuốt ve hay cho lời khen. Mẹ em là một người phụ nữ rất đảm đang. Công việc nhà vào tay mẹ đều được thực hiện cẩn thận. Mỗi tối mẹ đều chuẩn bị một bữa cơm thật ấm cùng cho cả gia đình. Căn nhà nhỏ dưới sự chăm lo của mẹ lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và tiếng nói tiếng cười rộn ràng. Mẹ vì em, vì gia đình mà đã vất vả cực nhọc rất nhiều. Bởi vậy mỗi khi rảnh rỗi, em lại đỡ đần mẹ trong công việc nội trợ. Em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi và nghe lời mẹ để mẹ không bao giờ phải buồn bã vì em.

BÀI VĂN TẢ MẸ EM 3 Mẹ là người em yêu nhất trên đời này bởi mẹ đã vất vả sinh em ra, nuôi em khôn lớn và dạy em những bài học đạo lý làm người. Mẹ em là một bác sĩ nên khi có những ca cấp cứu, mẹ thường về rất khuya. Mẹ thường xuyên phải ở lại trực rất muộn nên từ khi còn bé, em không được gặp mẹ nhiều. Bà nội kể mỗi khi về nhà là ngay lập tức mẹ qua chăm sóc và chơi đùa với em dù rằng mẹ đã rất mệt mỏi. Mẹ luôn nở một nụ cười dịu dàng và hạnh phúc mỗi khi thấy em bởi mẹ nói em là đứa con mẹ thương yêu nhất, là kết tinh tình yêu của bố và mẹ. Đuôi mắt mẹ đã có dấu vết của thời gian nhưng tâm hồn mẹ thì không. Mẹ là một người phụ nữ yêu đời và lạc quan. Căn nhà lúc nào cũng được trang hoàng đẹp đẽ bởi những bông hoa dù phần lớn thời gian mẹ đều dành cho bệnh nhân. Em rất thương mẹ và luôn cố gắng đỡ đần mẹ những việc trong khả năng của mình để mẹ đỡ vất vả hơn. Em mong mình lớn thật nhanh để có thể đền đáp công lao to lớn của mẹ, đền đáp lại tình yêu thương to lớn mẹ đã dành cho em từ thở ấu thơ.

Cảm Nhận Ý Nghĩa Khổ 2 Bài Thơ Viếng Lăng Bác

Ý nghĩa khổ 2 bài thơ “Viếng lăng Bác”

Mở bài:

Sau ngày đất nước giải phóng, một năm sau, Viễn Phương và đoàn cán bộ miền Nam mới có dịp ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác. Biết bao nhớ thương dồn nén bấy lâu khiến nhà thơ vô cùng xúc động khi đứng trước lăng Người. Đây là làn gặp gỡ đầu tiên giữa nhà thơ và vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Hoàn cảnh gặp gỡ quá đặc biệt càng khiến cho nhà thơ ngậm ngùi cảm thương. Khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện trọn vẹn tình cảm mến yêu và tự hào của nhà thơ đối với Bác Hồ, đối với dân tộc. Từ hình ảnh hàng tre kiên trung bất khuất, nhà thơ cảm tưởng về Người với niềm kính trọng vô hạn:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… “

Thân bài:

Có thể thấy, khổ thơ 2 là sự tiếp nối mạch cảm xúc ở khổ thơ 1, thể hiện niềm xúc động dạt dào, mãnh liệt, thành kính và thiêng liêng của nhà thơ khi đứng trước lăng. Hai câu thơ đầu, nhà thơ sử dụng hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ để nói lên sự vĩ đại của Bác, lòng tôn kính của nhà thơ đối với Bác. Hai câu thơ sau tác giả sử dụng cách so sánh ngầm mới lạ để thể hiện tấm lòng tiếc thương, sự gắn bó của nhân dân đối với Bác. Theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Mặt trời “ngày ngày đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ và vĩnh hằng của thế gian. Nhưng mặt trời ấy còn thấy và nhận ra một mặt trời khác, “một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Mặt trời trên cao được nhân hoá, nhìn “mặt trời trong lăng” bằng đôi mắt của lòng ngưỡng mộ và nhan từ. Một hình ảnh chứa bao sự tôn kính đối với Bác Hồ vĩ đại!

Bằng hình ảnh ẩn dụ nhà thơ đã ví Bác là mặt trời. Người là mặt trời đỏ rực rỡ màu cách mạng sẽ mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp của Người. Người là nguồn sưởi ấm bất tận, là nguồn sáng vĩnh hằng chiếu rọi con đường chúng ta đi. người là hội tụ tinh anh của trời đất và tỏa sáng đến tương lai. Đây là nét nghệ thuật ẩn dụ đầy sáng tạo của tác giả. Hình ảnh ẩn dụ: “Mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ, vừa ca ngợi công lao to lớn của Bác, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của tác giả với Bác.

Độc đáo hơn, nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh khác để ca ngợi Bác.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… “

Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ lại kết lại thành những trành hoa chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp lại thành hàng dài vào lăng viếng Bác trông như những tràng hoa vô tận. Nó còn có nghĩa tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác, đó là hoa của chiến công, hoa của thành tích, hoa của lòng người.

Những bông hoa tươi thắm ấy đang đến dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất. Dâng lên bảy mươi chín năm tuổi  đẹp như bảy mươi chín mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho con người của Bác. Hình ảnh hoán dụ này vừa đẹp vừa mới lạ, thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác.

Kết bài:

Không một lời ngợi ca nhưng qua ý nghĩa khổ 2  bài thơ Viếng lăng Bác, người đọc cảm nhận được lòng kính yêu vô hạn và sự tôn vinh tột đỉnh của nhà thơ dành cho lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc. Ẩn bên sau những hình ảnh lớn lao và chói lọi là niềm tiếc thương, nỗi nhớ mong và niềm đau của muôn triệu con người trước sự ra đi của Bác. Dẫu biết dòng đời vô thường, thế nhưng, nhà thơ không thể kìm nén nổi lòng mình. Ý chí người cách mạng đã giúp nhà thơ không bật khóc, giấu đi giọt nước mắt tiếc thương, tiếp tục nhắc mình chiến đấu bảo vệ nền độc lập nước nhà, sống xứng đáng với những hoài mong mà Bác đã dặn dò dân tộc trước lúc ra đi mãi mãi.

Đáp Án Bài Người Mẹ Hiền Sách Tiếng Việt Lớp 2

1. Tập đọc lớp 2: Người mẹ hiền

1.1. Bài đọc.

1. Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: “Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình ra xem đi!”

Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được. Minh bảo:

– Tớ biết có một chỗ tường thủng.

2. Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đang đến lượt Nam cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em:”Cậu nào đây? Trốn học hả?” Nam vùng vẫy, Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.

3. Bỗng có tiếng cô giáo:

– Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi.

Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại và đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lầm lem trên người Nam và đưa em về lớp.

4. Vừa đau, vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:

– Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?

Hai em cùng đáp:

– Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.

Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ rồi tiếp tục giảng bài.

Theo NGUYỄN VĂN THỊNH

– Gánh xiếc: nhóm xiếc nhỏ thường đi biểu diễn ở nhiều nơi.

– Tò mò: muốn biết mọi chuyện

– Lách: lựa khéo để qua chỗ chật hẹp.

– Lấm lem: bị dính bẩn nhiều chỗ.

– Thập thò: ló ra rồi lại ẩn đi.

1.2. Hướng dẫn giải chi tiết Tập đọc lớp 2: Người mẹ hiền

Câu 1: Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?

Gợi ý: Em đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời:

Giờ ra chơi, Minh rủ Nam ra ngoài phố xem gánh xiếc.

Câu 2: Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?

Gợi ý: Em đọc đoạn 1 và 2 của truyện.

Các bạn ấy định ra phố bằng cách chui qua lỗ tường thủng.

Câu 3: Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?

Gợi ý: Em đọc đoạn 3 của truyện.

Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo nhắc bác bảo vệ nhẹ tay với Nam rồi cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát lấm lem trên người và đưa Nam về lớp.

Câu 4: Cô giáo làm gì khi Nam khóc?

Gợi ý: Em đọc đoạn 4 của truyện.

Trả lời:

Cô xoa đầu Nam an ủi khi bạn ấy khóc.

Câu 5: Người mẹ hiền trong bài là ai?

Gợi ý: Em đọc truyện và tìm ra hình ảnh người mẹ hiền.

Trả lời:

Người mẹ hiền trong bài là cô giáo.

Ý nghĩa nội dung bài: Cô giáo vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em. Câu chuyện cũng nhắc nhở các em phải ngoan ngoãn, vâng lời cô dạy, không nên làm thầy cô phải phiền lòng.

1.3. Trắc nghiệm bài tập đọc lớp 2: Người mẹ hiền

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn bài Trắc nghiệm Người mẹ hiền trực tuyến.

1. Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam về điều gì?

a. Minh rủ Nam đi đá bóng.

b. Minh rủ Nam trốn học.

c. Minh rủ Nam đi xem gánh xiếc ngoài phố

2. Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?

a. đi ăn quà vặt

b. chơi bắn bi

c. chơi bài

d. xem xiếc

3. Nam và Minh định trốn đi xem xiếc bằng cách nào?

a. giả vờ ốm để bố mẹ đến đón

b. chui qua chỗ tường thủng

c. xin phép bác bảo vệ cho đi

d. đi qua cổng trường

4. Khi Nam đang cố lách ra ngoài bức tường thì gặp chuyện gì?

a. Nam bị mắc kẹt giữa bức tường.

b. Nam bị thương ở chân.

c. Nam bị bác bảo vệ phát hiện và cầm chặt chân.

5. Khi Nam và Minh đang lách để trốn ra ngoài thì bị ai giữ lại?

a. bác bảo vệ

b. cô giáo

c. các bạn

d. thầy hiệu trưởng

6. Nam đã làm gì khi bị bác bảo vệ nắm chân?

a. Nam cố gắng thoát ra ngoài cùng bạn.

b. Nam sợ quá, khóc toáng lên.

c. Nam khoanh tay nhận lỗi với bác

7. Khi bắt gặp, cô đã làm thế nào với hai bạn Nam và Minh?

a. Phạt hai bạn

b. Cho hai bạn đi chơi tiếp

c. Cô xoa đầu và nhắc các bạn không trốn học nữa

8. Vì sao Nam lại bật khóc với cô giáo?

a. Vì bạn ấy bị đau và xấu hổ.

b. Vì bạn ấy buồn khi bị cô phát hiện.

c. Vì Nam không được đi xem gánh xiếc.

9. Cô giáo nói với bác bảo vệ điều gì ?

a. Cô nhắc bác nhẹ tay kẻo làm đau Nam.

b. Cô nói đó là học sinh của lớp cô.

c. Cả hai đáp án trên đều đúng

10. Cô đã có thái độ như thế nào với hai bạn mắc lỗi ?

a. Nhẹ nhàng.

b. Nghiêm khắc.

c. Yêu thương.

11. Nội dung của câu chuyện là gì?

a. Cô giáo vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.

b. Em không nên trốn học để khiến thầy cô buồn phiền.

c. Em không được ham vui

12. Qua câu chuyện em thấy cô giáo là người như nào?

a. Cô rất khó tính

b. Cô rất nghiêm khắc

c. Cô rất hiền và sâu sắc.

…………………………………………………………

Ý Nghĩa, Bài Học Rút Ra Từ Truyện Treo Biển Lớp 6

Ý nghĩa – bài học từ truyện Treo Biển

Người bán cá trong truyện treo biển là hoàn toàn bình thường để giới thiệu mặt hàng kinh doanh. Tấm biển lời thông báo tạo nên sự quan tâm chú ý của người qua đường. Tấm biển “Ớ đây có bán cá tươi” được nhiều người nhận xét và truyện mang lại tiếng cười từ chi tiết đó.

Bốn người góp ý về nội dung của tấm biển. Ông thì đề nghị bỏ chữ tươi, ông thứ hai đề nghị bỏ chữ ở đây, ông thứ ba đề nghị bỏ chữ có bán, ông thứ tư đề nghị bỏ chữ cá. Điều đáng cười là ở chỗ cách bắt bẻ chữ của họ trái với chức năng của tấm biển. Họ tách từng yếu tố ra khỏi nội dung tấm biển, việc tách chữ nghĩa khiến công dụng của tấm biển sẽ mất đi. Yếu tố gây cười đó là sự góp ý vô lý, bắt bẻ chữ nghĩa không có cơ sở.

Chia bố cục:

– Phần 2: Còn lại: đóng góp về nhà hàng treo biển cũng như sự tiếp thu của nhà hàng.

Câu 1:

Phân tích nội dung tấm biển cửa hàng gồm có: “Ở đây bán cá tươi” chia ra các yếu tố gồm có:

– Ở đây: chỉ rõ địa điểm.

– Có bán: chỉ rõ cửa hàng bán.

– Cá: chỉ ra mặt hàng đang được cửa hàng bày bán.

– Tươi: chất lượng của hàng hóa, tức là còn tươi và ngon.

Câu 2

Sau khi tấm biển treo lên có một số người đóng góp ý kiến. Với bốn người góp ý về cái biển như sau:

– Người thứ nhất nói về chữ “tươi”

– Người thứ hai hướng tới chữ “ở đây”

– Người thứ ba nhằm vào chữ “có bán”

– Người thứ tư nhằm vào chữ “cá”

Câu 3

Một số chi tiết gây cười cho người đọc khiến đây là truyện cười vì:

+ Nhà hàng treo một tấm biển “ai cũng biết”

+ Khi thấy khách hàng phản hồi phần lớn chê bài thì vội vã sửa theo mỗi người mà không có chính kiến.

Câu 4 (đã có bên trên)

Vừa rồi chúng tôi đã nêu các nội dung ý nghĩa, bài học truyện Treo Biển. Đây là truyện cười trong chương trình Lớp 6. Một số thông tin trên hy vọng giúp các em hiểu bài học này hơn.

Chúc tất cả học sinh học tốt.