Top 8 # Ý Nghĩa Bài Thơ Quê Hương Của Giang Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Bài Thơ Quê Hương Của Giang Nam

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: “Ai bảo chăn trâu là khổ ?” Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Nhớ những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được… Chưa đánh roi nào đã khóc Có cô bé nhà bên Nhìn tôi cười khúc khích…

Cách mạng bùng lên Rồi kháng chiến trường kỳ Quê tôi đầy bóng giặc Từ biệt mẹ tôi đi

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)! Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời… Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi

Hòa bình tôi trở về đây Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày Lại gặp em Thẹn thùng nép sau cánh cửa Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ – Chuyện chồng con… (khó nói lắm anh ơi)! Tôi nắm bàn tay, ngậm ngùi, nhỏ nhắn Em để yên trong tay tôi nóng bỏng

Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích em ơi! Đau xé lòng anh chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi

***

Когато бях дете и ходех на училище, обиквах родната страна със всяка страница на детската ми книга. Там пишеше : “Кой казва, че е трудно да пасеш биволи в гората, на полето ?” И закопнях за песните на птиците в гората. . . Понявга майка ме улавяше, когато край блатото подгонех пеперуда, вместо да ида в клас. Да бяхте чули как жално плачех, преди да са ме още били ! Едно момиченце в съседната ни къща ме гледаше и дяволито се усмихваше.

Покриха вражи сенки моята страна. Сбогувах се със майка и заминах. И, представете си, съседското момиче и то поело в горските усои. Веднъж случайно я видях по пътя. Тя пак тъй дяволито се усмихна, очите й блестяха черно-черни. Защо така привличаха очите й ? Не разменихме дума : аз бях в строй, но се обръщах дълго, много дълго. Над нас валеше. В мен блестеше слънце.

Мирът настъпи. Върнах се във къщи, в училище, в оризището при браздите. И пак видях съседката ни млада, която криеше главица зад пердето. Тя се усмихваше – потайна, дяволита. Когато я запитах един ден дали сърцето й все е свободно, “Въпросът ти е, знаеш, неудобен. . .” отвърна и главата си наведе. Цял разтреперан, пълнен с бяла нежност, аз хванах тънките й пръсти. Тя ги остави да почиват в ръцете ми горещи.

И връхлетя внезапно новината – така ужасна, че не смея да повярвам : Убили са те, сестро, о, любима ! Захвърлили те нейде във гората. Защо ли ? През войната ти си си била – ето твоя грях. Сърцето ми раздират остри пръсти. Не зная, жив ли съм, или съм вече прах. . .

Като дете обичах родната страна за птиците и пеперудите й. С тях ходех на училище в гората. Обичам днес страната си, защото всяка нейна шепа пръст съдържа малко от кръвта на моята любима.

Превел Стефан Гечев

– Bài thơ làm trong một giờ.

“Hồi đó, tôi giác ngộ cách mạng rất sớm, từ năm 20 tuổi, lại được người anh trai – nhà cách mạng Nguyễn Lưu- truyền cho bầu nhiệt huyết, nên luôn sôi sục ý chí chiến đấu và sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Có năng khiếu chữ nghĩa nên khi vào hoạt động cách mạng, tôi được giao nhiệm vụ tuyên huấn”- nhà thơ Giang Nam bồi hồi nhớ lại. Chính những ngày làm cán bộ dân chính, Giang Nam đã nảy nở tình yêu với bà Phạm Thị Chiều – người đã đi suốt cuộc hành trình của đời ông và cũng chính là nhân vật làm bật lên cảm xúc để ông viết bài thơ Quê hương. Thời khắc nghiệt của chiến tranh, tình yêu bung nở một cách giản dị nhưng có sức gắn kết bền chặt đến phi thường. “Cùng làm ở cơ quan dân chính Phú Khánh, hồi đó tôi rất thích vợ tôi nhưng xung quanh cô ấy lại có rất nhiều người theo đuổi, nên tôi chỉ còn cách mỗi lần đến đưa công văn, gửi kèm cho cô ấy một lá thư chứ không dám đến hỏi thêm gì. Viết thư cũng chỉ dám hỏi mấy câu đơn giản như; anh có ý thích em, em nghĩ thế nào?”. Sau lá thứ hai, Giang Nam bồn chồn chờ đợi suốt cả tuần lễ, cuối cùng cũng nhận được hồi âm… Từ đó, họ bắt đầu một tình yêu và không lâu sau thì làm đám cưới (vào đầu năm 1955).

Nhà thơ Giang Nam

Cưới xong ở với nhau được đúng hai đêm, ông lại phải nhận nhiệm vụ mới ở Bình Định. Đây cũng là cái mốc đánh dấu cho những chuỗi ngày xa nhau đằng đẵng của ông bà. Ông miệt mài với công việc tổ chức giao, âm thầm tham gia tờ báo hợp pháp với tên gọi Gió mới, hoạt động công khai tại nội thành Nha Trang. Khi Mỹ nguỵ tiến hành các đợt “tố cộng”, “diệt cộng”, cán bộ đảng viên ở miền Nam phải tổ chức đổi vùng để tránh bị lộ. Tổ chức đã sắp xếp để ông bà chuyển vùng hoạt động về Biên Hoà. “Lần đoàn tụ này, chúng tôi vô cùng xúc động nhưng vẫn phải giữ bí mật tuyệt đối cho cách mạng. Cũng tại Biên Hòa, vợ tôi sinh hạ đứa con gái đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến giờ, ngay sau khi vợ sinh, tôi được tổ chức rút về lại KhánhHoà. Sau đó không lâu, vào một buổi tối giữa năm 1960, giữa lúc trời mưa tầm tã, tôi được cấp trên gọi lên trấn an tư tưởng, thăm hỏi động viên rồi thông báo tin chẳng lành, có thể vợ và con gái tôi đã bị địch giết hại trong nhà tù tại Phú Lợi (Bình Dương). Đau đớn đến bàng hoàng, sự thương cảm xót xa cứ thế trào lên. Tất cả những kỷ niệm cũ, tình yêu nghẹn ngào, những giận hờn và buổi chia tay đầy nước mắt như sống dậy xót xa, nhức nhối, tôi đã phải bật khóc nức nở và chỉ trong một giờ đồng hồ, tôi đã viết xong bài thơ Quê hương. Viết liền mạch, không tẩy xóa, không thay đổi” – Giang Nam bộc bạch sự ra đời của bài thơ Quê hương.

Tạo cảm hứng cho một đời

Dù những ngày tháng đau khổ đã đi qua, rất lâu, nhưng mỗi lần nhắc đến những mất mát hy sinh, từ phía sau cặp kính cận, khuôn mặt Giang Nam vẫn như nặng trĩu nỗi ưu tư. Những kỷ niệm chiến trường găm sâu trong ký ức lại trỗi dậy. Ông thổ lộ rằng: “Với tôi, đau thương cũng là một sức mạnh. Sau khi làm xong bài Quê hương, tôi đưa cho cấp trên đọc, ngay lập tức nhận được sự đồng cảm. Rồi sau đó ít ngày, tôi gửi bài thơ ấy cho báo Thống Nhất ở Hà Nội. Tháng 9.1961, đang trên đường công tác ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), tôi bất chợt nghe Đài Tiếng nói Việt Nam đọc bài thơ Quê hươngcủa mình và thông báo được giải Nhì báo Văn Nghệ.

Trong giây phút vui mừng đó, tất cả hình ảnh người vợ thân yêu cùng đứa con nhỏ của mình lại ùa về. Một lần nữa tôi bật khóc. Có lẽ mỗi câu thơ trong bài Quê hương đều hàm chứa hình ảnh người vợ của tôi. Cũng từ đó, tôi lao vào làm thơ phục vụ cách mạng, làm báo tuyên truyền, cổ vũ đồng chí của mình như một nhiệm vụ cao cả” – Nhà thơ Giang Nam bồi hồi kể lại. Ngày nhận thư của nhà thơ Hoàng Trung Thông mời ra Ha Nội nhận giải, Giang Nam đau đáu trong lòng một suy nghĩ: Phải chăng những tình cảm tha thiết, chân thành, xót xa đã giúp người ta có những câu thơ hay. Cũng từ đó, ông luôn nuôi cho mình một ý thức viết một cách chân thành và tha thiết nhất. Đúng vào ngày nhận giải, nhà thơ Chế Lan Viên đã gọi Giang Nam lại và nhận xét rằng: “Cả bài thơ Quê hương của Giang Nam và Núi đôi của Vũ Cao đều nói về sự hy sinh của người con gái, của tình yêu và nỗi cách xa. Nhưng, bài Quê hươngcủa Giang Nam đau quá! Tuy bài thơ được giải Nhì nhưng sẽ có sức sống vượt thời gian”. Sau khi bài thơ Quê hương được công bố, rất nhiều cuộc mít tinh chớp nhoáng đã lấy bài thơ này ra đọc lên như một sự cổ vũ. “Lúc đó, tôi vô cùng sung sướng, thấy mình như được tiếp thêm niềm đam mê, viết không ngưng nghỉ” – Giang Nam cho biết.

Nguyễn Quang Sáng, Hoài Vũ, Giang Nam, Chim Trắng ở chiến trường Tây Ninh (năm 1974).

Cuộc sống luôn hàm chứa những bất ngờ, cứ đinh ninh vợ con đã bị địch giết chết nhưng giữa năm 1962, bà Chiều và con gái bất ngờ được thả về, do địch không tìm ra căn cứ kết tội. Nỗi vui mừng chưa được bao lâu, năm 1968, vợ Giang Nam lại bị địch bắt lần thứ hai cho đến mãi năm 1973 mới được thả, nhờ một luật sư giỏi bào chữa. Nhớ lại thời kỳ này, giọng ông lại nấc lên: “Suốt hai lần vào tù, ra tội, những ngày dài sống đằng đẵng trong xà lim, đứa con gái duy nhất của tôi vẫn phải bám sát lấy mẹ. Ai có tách ra nó cũng không chịu. Có những ngày bị lạnh tím tái, tưởng chừng như đã ra đi. Có lúc sợ nó nhớ tôi, vợ tôi đã trùm chiếc áo cũ tôi lên người nó. ‘Tận khổ cam lai’, giờ vợ và con tôi vẫn khỏe mạnh. Sau ngày giải phóng, tôi có đi tìm lại người luật sư bào chữa cho vợ tôi để cảm ơn nhưng không gặp”.

Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1976, theo điều động của tổ chức, Giang Nam vào làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Năm 1978, chấp hành ý kiến của cấp trên, ông ra Hà Nội làm Thường trực Hội Nhà văn VN. Năm1989 (tách tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa), Tỉnh ủy Khánh Hòa xin ông về làm phó chủ tịch UBND tỉnh – Phụ trách văn xã. Cứ tưởng rằng bước vào đường quan, cảm xúc thơ của ông sẽ giảm đi nhưng đúng như ông nói: “Có về nơi cuối trời vẫn đau đáu với quê hương, với thơ ca. Được làm việc trên quê hương của mình, được phục vụ nhân dân, lại được nhiều người quý trọng và nhớ đến bài thơ Quê hương nổi tiếng nên tôi vẫn miệt mài viết, viết cho đến hơi thở cuối cùng mới thôi”.

Chính trong thời gian làm phó chủ tịch tỉnh, có dịp tiếp cận nhiều hơn với người dân cũng như muôn mặt của cuộc sống nên ông đã cho ra đời trường ca Sông Dinh mùa trăng khuyết. Vì cái đam mê viết nên hiện nay, dù tuổi đã cao, ông vẫn làm đại diện báo Văn Nghệ tại Khánh Hòa.

Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Của Giang Nam Chi Tiết

Phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam ta thấy được câu chuyện nhớ thương của những con người có chung kỷ niệm, chung lý tưởng. 

Bài thơ Quê hương của Giang Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi, ca, nhạc, họa. Đây là bài thơ đánh dấu sự nghiệp thi cả của nhà thơ Giang Nam. Đã có nhiều phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam. Qua những phân tích ấy ta thấy được nỗi lòng nhớ thương giai dẳng của những con người bằng bức tranh quê hương rõ nét.

Phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam

Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929. Ông là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm đi vào lòng người. Phong cách thơ của Giang Nam luôn mang bóng hình của quê hương, đất nước. Và Quê hương chính là một trong những tác phẩm thơ nổi bật của Giang Nam. 

Bài thơ được sáng tác năm 1960 khi Giang Nam đang hoạt động ở căn cứ Hòn Du. Bài thơ đậm chất tự sự, đó như là một đoạn ghi chép chân thật nhất về tâm trạng của nhà thơ khi nghe tin người vợ dấu yêu của mình bị giặc bắt và hy sinh. Phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam ta sẽ thấy được nỗi buồn chất chứa sâu thẳm trong từng câu chữ. 

Qua 35 câu thơ, Giang Nam đã kể rất rõ câu chuyện chứa đựng đầy kỷ niệm, niềm vui và không khỏi xót xa của những người cùng chung lý tưởng. 

Luận điểm 1: Phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam – bóng hình quê hương trong ánh mắt tuổi thơ

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được

Chưa đánh roi nào đã khóc

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích…

Mở đầu bài thơ, bức tranh thiên nhiên mang bóng hình quê hương hiện ra thật nhẹ nhàng mà đầy sâu sắc. Quê hương là những điều gần gũi, thân quen nhất. Tác giả yêu quê hương “qua từng trang sách nhỏ”, đó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và vun đắp cho những ước mơ. Trong mắt tác giả, quê hương luôn là điều hạnh phúc nhất. “Ai bảo chăn trâu là khổ” có lẽ là câu hỏi đặt ra cho người và cũng là cho chính mình. Chăn trâu, cắt cỏ chính là những điều gần gũi, thân thuộc nhất với quê hương. 

Thế rồi, những hình ảnh trữ tình cứ thế xuất hiện. Cậu bé chăn trâu ấy “mơ màng nghe chim hót trên cao”, quê hương lúc ấy sao lại bình yên đến vậy. Không chỉ là không gian gần gũi, thân thuộc, quê hương trong lòng Giang Nam còn là những ngày trốn học “đuổi bướm cầu ao”. Dường như đây là kỷ niệm mà bất cứ đứa trẻ con vùng quê nào cũng từng trải qua. Bằng một câu thơ, Giang Nam đã làm ký ức ùa về trong bao người. Ấy rồi những trận đòn của mẹ trong ký ức của tác giả lại trở nên thân thương đến lạ.

Hình ảnh cô bé nhà bên “nhìn tôi cười khúc khích” càng làm cho sự gần gũi của quê hương trở nên thân thuộc. Tuổi thơ ai chẳng có một cô bé nhà bên chuyên để chọc ghẹo, cùng làm những điều nghịch ngợm của tuổi thơ. Cô bé nhà bên ấy có lẽ là nhân vật trữ tình gắn bó thân thuộc với tác giả từ trong ký ức tuổi thơ đến khi trưởng thành.  

Luận điểm 2: Sự trưởng thành về nhận thức và tình yêu chớm nở của đôi trẻ

Quê hương hiện lên trong mắt trẻ thơ thật nhẹ nhàng. Cùng với những kỷ niệm tuổi thơ ùa về ấy là sự trưởng thành của nhân vật trữ tình. Dường như, dù lớn lên xa quê hương thì hình bóng ấy vẫn mãi theo suốt cuộc đời của nhân vật. 

Cách mạng bùng lên

Rồi kháng chiến trường kỳ

Quê tôi đầy bóng giặc

Từ biệt mẹ, tôi đi

Kháng chiến nổ ra, chàng thanh niên phải từ biệt mẹ, từ biệt quê hương để lên đường chiến đấu. Hình ảnh “quê tôi đầy bóng giặc” thể hiện khát khao chờ một ngày mai không còn bóng thù. Thế nên, bằng ý chí, bằng tình yêu quê hương đất nước da diết, chàng trai ấy sẵn sàng lên đường. Ở đây, Giang Nam đã dùng từ “từ biệt” thay vì “chào” càng khiến người đọc cảm giác một sự khắc nghiệt, xót xa. Có thể lần ra đi ấy sẽ chẳng thể nào quay trở về với mẹ, với quê hương. Nhưng sao nghe “từ biệt” thốt ra nó lại nhẹ tựa lông hồng vậy. Có lẽ vì quê hương, đất nước, chàng trai ấy sẵn sàng chiến đấu, không ngại mưa bom, bão đạn. Thế rồi, trong hoàn cảnh ấy, tác giả lại bất ngờ hơn nữa vì gặp được cô bé nhà bên. 

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương quá đi thôi)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi

Hình ảnh cô bé nhà bên vẫn hiện lên thật đẹp. Nếu tác giả sẵn sàng lên đường ra trận, thì cô bé nhà bên cũng sẵn sàng vào du kích. Có lẽ đây là điều tác giả chẳng ngờ vì cô gái nhỏ bé, mong manh ấy. Vẫn là nụ cười khúc khích, vẫn là đôi mắt đen tròn sao hôm nay gặp cô bé tác giả lại thương đến lạ. Đó là cảm xúc của một người hàng xóm, hay là cảm xúc của một chàng trai, tác giả cũng không biết nữa. 

Nhưng chính cô bé nhà bên ấy lại mang đến cảm giác ấm áp trong lòng cho tác giả. Dù rằng “giữa cuộc hành quân không nói được một lời”, nhưng có lẽ bao lời chất chứa đã được thể hiện qua ánh mắt nhìn nhau. Cảm xúc ấy đã ghim chặt trong lòng tác giả, thế nên:

Hòa bình tôi trở về đây

Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày

Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa

Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ

Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)

Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi

Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng

Cô bé nhà bên đã gắn bó với tác giả từ những ngày tháng tuổi thơ. Đến khi trưởng thành, hòa bình lập lại, cô bé ấy vẫn giữ một vị trí trong lòng tác giả. Cô bé ấy là đại diện cho quê hương, cho những kỷ niệm đẹp đẽ. Hình ảnh “thẹn thùng nép sau cánh cửa” của cô bé sao mà thân thương đến lạ. Đó như một cảm xúc e ấp của một cô thiếu nữ đôi mươi. Trong mắt của tác giả, cô bé nhà bên ấy vẫn mang điệu cười khúc khích của tuổi thơ. Nó càng làm cho hình ảnh quê hương thêm sâu đậm, ý nghĩa. 

Thế rồi, tác giả chẳng ngại ngần bày tỏ tình cảm với cô bé ấy. Có lẽ tình cảm đó đã được Giang Nam giấu kín từ những ngày tuổi thơ, khi mẹ đánh đòn bị cô bé ấy bắt gặp. Tác giả đã chủ động “nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn” để giải bày tâm sự. Và cô bé ấy, có lẽ sâu trong lòng cũng đã gắn bó thân thiết với tác giả rồi, thế nên “em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng”. Đây là sự phát triển vượt bậc trong tình cảm của đôi nam thanh nữ tú ấy. Đó không chỉ là tình cảm đơn thuần, đó còn là tình yêu của những con người cùng chung chí hướng, cùng mong muốn mang đến những điều tốt đẹp cho quê hương. 

Luận điểm 3: Sự đau xót đến tột cùng khi người yêu thương nhất hy sinh

Tình cảm mới chớm nở của đôi trai gái ấy lại bỗng hóa thành những điều đau đớn, xót xa. Vì chiến tranh, vì bom đạn, cô gái nhỏ của tác giả đã hy sinh.

Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật

Giặc bắn em rồi, quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích em ơi!

Đau xé lòng tôi, chết nửa con người

Sự hy sinh của em gái hàng xóm là một cú sốc với tác giả. Dường như tác giả không tin vào mắt mình. Nỗi đau ấy đã quá sức chịu đựng của con người, không một lời nào có thể diễn tả nổi. Đau đớn hơn khi em hy sinh còn bị “quăng mất xác”. Đó là nỗi đau chất chứa không thể nào nguôi ngoài. “Chỉ vì em là du kích em ơi” dường như ẩn chứa bao điều. Nó không chỉ là nỗi đau xé lòng, nó còn như lời than trách cuộc đời. Vì chiến tranh, và vì em là du kích nên mới xảy ra cớ sự như vậy. Nỗi đau ấy làm tác giả “chết nửa con người”. 

Và từ khi “em” ra đi, quê hương không còn những điều vui vẻ, lạ thường nữa. Trước kia, tác giả yêu quê hương vì những điều thân thuộc, vì thiên nhiên mênh mang có chim, có bướm và có cả đòn roi của mẹ. Nhưng nay, tác giả yêu quê hương “vì trong từng nắm đất/ Có một phần xương thịt của em tôi”. Đó là tình yêu bao la trời bể, tình yêu ấy chất chứa kỷ niệm và hơn hết, quê hương ấy có “em” nằm đấy. 

Lời kết

Quê hương của Giang Nam mang đầy đủ nỗi niềm. Bằng việc sử dụng từ ngữ sinh động, nghệ thuật miêu tả tinh tế, tác giả đã mở ra bức tranh quê hương thật gần gũi, thân thuộc nhưng cũng thật day dứt. Phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam làm ta càng yêu hơn mảnh đất mình đang sống, trân quý những điều gọi là kỷ niệm. 

Yêu Quê Hương Qua Từng Trang Sách Nhỏ: Giang Nam Với Bài Thơ Quê Hương

    Bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam từng được đưa vào sách giáo khoa và bao thế hệ học trò đã thuộc lòng từng câu, từng chữ…

    Ở đó, người đọc bị cuốn hút, ám ảnh bởi những tiếng cười khúc khích thật hồn nhiên để rồi bỗng thấy hụt hẫng khi nghe tin dữ…

    Ở phần mở đầu bài thơ: Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường/Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ/“Ai bảo chăn trâu là khổ?”/Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao…, có lẽ lúc hoài niệm về thời thơ ấu, trong ký ức của tác giả đã hiện lên thấp thoáng những câu hát của… Phạm Duy: Ai bảo chăn trâu là khổ?Chăn trâu sướng lắm chứ!Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau và miệng hát nghêu ngao… (Em bé quê). Bởi nếu không thì tác giả đã không để câu Ai bảo chăn trâu là khổ trong ngoặc kép. Tuy nhiên, dẫu có như vậy thì câu này cũng liền mạch với một tứ thơ hết sức trong trẻo, hồn nhiên: … Những ngày trốn học/Đuổi bướm cầu ao/Mẹ bắt được/Chưa đánh roi nào đã khóc!/Có cô bé nhà bên/Nhìn tôi cười khúc khích… Một điều chắc chắn rằng, sở dĩ bài thơ có sức hấp dẫn người đọc là bởi tuy tác giả sử dụng những câu chữ mộc mạc nhưng lại khéo dụng công ở những lần “cô bé nhà bên cười khúc khích”, tạo nên một ấn tượng khó quên…

“Cô bé” ấy là ai?

        “Cô bé” ấy tên thật là Phạm Thị Triều, sinh ra trong một gia đình có nghề làm mắm gia truyền ở Vĩnh Trường (Nha Trang). Nghề làm mắm cũng là để đóng góp kinh tài cho cách mạng. Cô bé Triều mới “trổ mã” đã theo chị gái lên căn cứ Đồng Bò. Gia đình thấy Triều còn nhỏ quá, cho người nhắn về nhưng cô nhất quyết không về. Khi mặt trận Nha Trang vỡ, Triều được điều về làm ở khối Dân chính của Tỉnh ủy Phú Khánh, đóng ở Đá Bàn. Chính nơi đây, cô đã gặp chàng trai sau này trở thành nhà thơ Giang Nam…

    Còn anh chàng Nguyễn Sung (tên thật của Giang Nam), mới 16 tuổi đã bỏ học giữa chừng vì nhà trường đóng cửa do thời cuộc (Nhật đảo chính Pháp tháng 8.1945). Cậu theo anh trai là nhà cách mạng Nguyễn Lưu tham gia Việt Minh ở mặt trận Phú Khánh. Khoảng đầu năm 1954, Nguyễn Sung được điều về căn cứ Đá Bàn và anh bộ đội trẻ đã “ngẩn ngơ” trong lần đầu gặp Phạm Thị Triều.

    Ít lâu sau anh biết thêm rằng không phải chỉ mình anh mà cả đám lính trẻ cũng thường tìm cớ này, cớ nọ để tạt vào cơ quan chỉ để… nhìn cô Triều một cái. “Bạo phổi” lắm thì cũng chỉ nói vu vơ một câu rồi… biến! Chuyện yêu đương, trai gái trong cùng tổ chức hồi ấy hầu như bị cấm nghiêm ngặt. Tuy nhiên, là một anh lính có “chút thơ văn” nên Nguyễn Sung vẫn nghĩ được cách tiếp cận người đẹp. Trước tiên, anh vận dụng khả năng thơ văn của mình để được giao nhiệm vụ chạy công văn. Và thế là mỗi lần đưa công văn đến cơ quan, anh lại kèm theo một lá thư (viết sẵn) cho nàng mà không nói năng, hỏi han gì thêm vì sợ lộ. Phải hơn một tuần sau lá thư thứ hai, anh mới “sướng rêm người” khi được nàng “ừ” (trong bức thư hồi âm)…

    Yêu nhau “kín đáo” như thế mà vẫn không giấu được ai, may mà cả anh lẫn chị đều được anh em thương mến nên trước ngày anh ra Bình Định tham gia Đoàn Sĩ quan liên bộ đình chiến, chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định Genève, cơ quan đã tổ chức đám cưới cho họ. Sống với nhau được hai đêm thì anh lên đường, còn chị trở lại Nha Trang… Từ buổi đó, đôi vợ chồng trẻ phải luôn chịu cảnh xa cách, gian truân…

    Sau Hiệp định Genève (tháng 7.1954), Nguyễn Sung vào hoạt động trong lòng địch, trong vai trò công nhân ở một xưởng cưa và âm thầm viết cho tờ Gió mới – là tờ báo hợp pháp ở Nha Trang. Tuy hoạt động cùng địa bàn nhưng đôi vợ chồng son vẫn không thể gặp nhau vì khác tuyến, phải tuân giữ kỷ luật khắt khe để không bị lộ… Mãi đến năm 1958, tổ chức chuyển vùng công tác cho họ vào Biên Hòa thì họ mới thật sự có những ngày hạnh phúc bên nhau, dù khoảng thời gian này cũng rất ngắn ngủi. Họ thuê một căn nhà nhỏ trong xóm lao động nghèo. Ông làm mướn cho một nhà thầu khoán, còn bà buôn bán lặt vặt…

    Một thời gian sau, tổ chức lại rút ông về lại Khánh Hòa, bà Triều ở lại một mình nuôi con. Mỗi đêm, nghe con gái khóc ngằn ngặt vì nhớ cha, bà Triều phải lấy chiếc áo cũ của chồng đắp lên người con để “có hơi của ông ấy cho nó nín khóc”. Sau này, ông đã mượn lời vợ, và mượn luôn sự cố khóc đêm của con để bày tỏ nỗi nhớ thương: Con nhớ anh thường đêm biếng ngủ/Nó khóc làm em cũng khóc theo/Anh gởi về em manh áo cũ/Đắp cho con đỡ nhớ anh nhiều… (Lá thư thành phố).

Quê hương ra đời trong hoàn cảnh nào?

    Trong hồi ký Sống và viết ở chiến trường, Giang Nam đã kể lại như sau: “Bài thơ Quê hương ra đời năm 1960, dưới chân núi Hòn Dù, cách chúng tôi Trang hơn 40 cây số về phía tây. Lúc ấy, tôi đang là Phó ban Tuyên huấn của Tỉnh ủy Khánh Hòa. Chiều hôm ấy, anh Phó bí thư Tỉnh ủy đã gọi tôi lên chỗ anh ở (một căn chòi nhỏ giữa rừng). Anh ân cần hỏi thăm tôi về tình hình công tác, sức khỏe… Tôi linh cảm thấy có điều gì không bình thường. Quả nhiên sau đó, anh nói thật: Tin của cơ sở trong thành vừa báo cho biết vợ và con gái tôi bị địch bắt trước đó hơn một năm đã bị chúng thủ tiêu… Tôi bàng hoàng, trời đất như sập xuống đầu mình… Trong nỗi đau đớn tột cùng, tôi ngồi trong căn chòi nhỏ, trước mắt là ngọn đèn dầu lù mù được che kín ba mặt, tôi đã viết một mạch xong bài thơ, không xóa sửa chút nào… Không phải tôi làm thơ mà là ghi lại những ký ức, những hình ảnh đã trở thành máu thịt trong tôi. Từng đoạn nước mắt tôi trào ra, nhất là ở hai câu cuối của bài: Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/Có một phần xương thịt của em tôi”.

    Bài thơ được ký tên Giang Nam, bởi dạo còn đi học ông rất thích những câu thơ của Hồ Dzếnh: Tô Châu lớp lớp phủ kiều/Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam… Sau đó, ông gửi bài thơ theo đường giao liên cho Báo Thống Nhất (Hà Nội), vì chỉ có tờ báo này được chuyển vào chiến trường phía Nam. Khoảng tháng 8.1961, trên đường công tác qua huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), qua chiếc radio, ông nghe Đài phát thanh Việt Nam đọc bài thơ Quê hương và thông báo bài thơ này đoạt giải nhì của Báo Văn nghệ. Trong giây phút vui mừng đó, hình ảnh thân yêu của vợ con ông lại ùa về, ông bật khóc…

    Đinh ninh là vợ con mình đã chết, Giang Nam lao vào công tác, nhất là trên mặt trận văn hóa. Bỗng giữa năm 1962, vợ con ông được thả về vì địch không tìm được chứng cứ. Sum họp chưa được bao lâu, vợ ông lại bị bắt lần thứ hai (1968), đứa con gái cứ bám riết lấy mẹ nên cũng… bị tù. Mãi đến năm 1973 họ mới được trả tự do…

    Hiện nay, đôi “bách niên – đồng chí” đều đã qua ngưỡng tuổi 80, họ vẫn hạnh phúc bên nhau trong căn nhà số 46 đường Yersin (TP.Nha Trang).

Người Con Ưu Tú Của Quê Hương Hà Nam

Tảo Môn là một xóm bãi lâu đời vùng cửa sông Châu Giang, đoạn đổ ra sông Hồng, sau đổi thành Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Xang (Lý Nhân ngày nay). Tảo Môn cũng là nơi sinh ra đồng chí Hoàng Tùng, nhà báo lớn của đất nước và quê hương Hà Nam.

Tảo Môn là một xóm bãi lâu đời vùng cửa sông Châu Giang, đoạn đổ ra sông Hồng, sau đổi thành Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Xang (Lý Nhân ngày nay). Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tảo Môn, Đại Hoàng mang địa danh hành chính mới – xã Nhân Hòa; năm 1977 Nhân Hòa hợp nhất với Nhân Hậu thành Hòa Hậu. Tảo Môn được người dân nhiều vùng biết đến bởi giống quýt Tảo Môn, quả nhỏ, hương thơm, vị đậm. Tảo Môn cũng là nơi sinh ra đồng chí Hoàng Tùng, nhà báo lớn của đất nước và quê hương Hà Nam.

Thuở nhỏ, trò nghèo Trần Khắc Thọ theo học thầy giáo Cát, thầy giáo Thịnh (nhà cách mạng Hồ Xanh quê Mễ Tràng, Liêm Chính, Phủ Lý) là những nhà tri thức yêu nước, có tư tưởng tiến bộ, tích cực tham gia Hội truyền bá Quốc ngữ. Gia cảnh khó khăn nên thức dùng chính hằng ngày của trò nghèo Trần Khắc Thọ và gia đình là ốc, thứ sản vật rất sẵn ở vùng cửa sông Châu Giang ngày đó. Theo lời kể của các cụ cao niên làng Tảo Môn, lượng ốc sử dụng làm thức dùng hằng ngày của gia đình trò nghèo Trần Khắc Thọ nhiều đến nỗi vỏ ốc đổ thành đống ngoài vườn nhà. Cũng vì gia cảnh nghèo nên Trần Khắc Thọ phải nhận làm giúp việc hằng ngày cho các thầy giáo, mong đỡ một phần học phí. Nhưng cũng vì vậy mà trò nghèo Trần Khắc Thọ luôn được các thầy giáo yêu quý, là điều kiện để trò nghèo Trần Khắc Thọ sớm ảnh hưởng tư tưởng yêu nước, tiến bộ từ những thầy giáo, vốn là trí thức yêu nước, nhiệt huyết với sự nghiệp truyền bá Quốc ngữ, để rồi sớm giác ngộ, đi theo con đường cách mạng.

Năm 1935, tròn 15 tuổi, dù rất khao khát muốn được học lên nữa nhưng do cảnh nhà nên Trần Khắc Thọ chỉ có thể theo học hết chương trình Êlêmăngtê (tương đương cấp một) tại trường làng Tảo Môn rồi phải rời quê hương đi làm công nhân Nhà máy dệt Nam Định. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp của nhà báo Hoàng Tùng. Thời gian đầu vào làm trong Nhà máy dệt Nam Định, người công nhân trẻ tuổi Trần Khắc Thọ cùng những thanh niên có tư tưởng tiến bộ tranh thủ ngoài giờ đi ca, đi tầm để dạy chữ Quốc ngữ và tập hợp, vận động, giác ngộ anh em công nhân. Thời gian sau đó, làm công nhân ở Cẩm Phả (Quảng Ninh), người thanh niên quê Tảo Môn – Trần Khắc Thọ được những chiến sĩ cộng sản lớp trước dìu dắt đi theo con đường cách mạng.

Năm 1937, theo giới thiệu, phân công của tổ chức, chuyển về thành phố Nam Định trực tiếp tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ (sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế), ông cùng nhiều nhà cách mạng bí mật viết truyền đơn, tham gia diễn thuyết, tuyên truyền giác ngộ và vận động quần chúng đặc biệt là giới thanh niên, trí thức, công nhân đi theo con đường giải phóng dân tộc. Thực tiễn cách mạng thuộc cao trào dân chủ giai đoạn 1936 – 1939 giúp ông trưởng thành rất nhiều về nhận thức cũng như kinh nghiệm làm công tác tư tưởng, văn hoá, báo chí. Năm 1940, bị chính quyền thực dân bắt, kết án, giam giữ ở Hoả Lò, nhà tù Sơn La, trong chốn ngục tù, ý chí cách mạng vẫn luôn cháy đỏ trong tâm thức của nhà cách mạng trẻ tuổi quê hương Lý Nhân.

Từ năm 1941 đến 1945, ngoài phụ trách phong trào thanh niên, ông còn giúp các nhà cách mạng Nguyễn Duy Trinh, Đặng Việt Châu viết truyền đơn tố cáo tội ác của thực dân Pháp, móc nối gây dựng phong trào đấu tranh với những đảng viên trong tù. Đây cũng là thời gian ông có may mắn được tiếp xúc và được một số nhà cách mạng, đồng thời là nhà báo nổi tiếng thuộc thế hệ đi trước như Trần Huy Liệu, Xuân Thủy… trực tiếp dìu dắt tham gia công việc làm báo.

Tờ Báo “Ruối reo” được ông và các đồng chí của mình phát hành, lưu truyền bí mật trong tù ngục bằng cách tối viết, đọc, truyền tay, ban ngày chôn kín dưới đất tránh sự rình mò, khám xét của mật thám, cai ngục. Tháng 11/1943, ông được kết nạp Đảng tại Chi bộ Nhà tù Sơn La. Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Lợi dụng tình hình đó, ông cùng anh em vượt ngục, về tham gia Tỉnh uỷ Bắc Ninh, sau đó được Trung ương Đảng điều về phụ trách Khu An toàn chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Phú Lương (ngoại thành Hà Nội), được chỉ định là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cách mạng. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, với trọng trách Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, Phó Bí thư Khu ủy 3 (Tả ngạn sông Hồng)… nhà báo Hoàng Tùng luôn quan tâm và tích cực tham gia hoạt động báo chí. Ông thường xuyên viết bài cho tờ “Kiến thiết” (1945), tờ “Dân chủ” – cơ quan Việt Minh của các tỉnh miền biển (năm 1946). Kháng chiến bùng nổ, ông tham gia công tác Đảng, trực tiếp chỉ đạo và viết bài cho tờ “Chiến đấu” – cơ quan của Khu ủy Chiến khu Ba (từ 1947).

Tháng 1/1948, Trung ương Đảng điều ông lên Việt Bắc làm Phó Trưởng Ban Đảng vụ Trung ương (sau này là Ban Tổ chức Trung ương), Thư ký Tạp chí “Sinh hoạt nội bộ”; rồi Phó Trưởng Ban Thi đua Trung ương. Tháng 1/1950, nhà báo Hoàng Tùng được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ Chủ nhiệm Báo “Sự thật”. Khi Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, Báo “Sự thật” đổi tên thành Báo “Nhân Dân”. Từ năm 1951 đến 1982, ông được phân công phụ trách Văn phòng đồng chí Tổng Bí thư của Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, làm công tác nghiên cứu, lý luận – những trọng trách luôn gắn liền với công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động báo chí của Đảng.

Xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân. Ảnh: Thế Trang

Họ Trần ở Tảo Môn và rộng hơn là ở Hòa Hậu quê hương nhà báo Hoàng Tùng có nhiều người thành đạt trong lĩnh vực tư tưởng, báo chí như nhà văn, nhà báo Liệt sĩ Nam Cao (Trần Hữu Tri). Ngôi từ đường bình dị của dòng họ Trần Khắc và gia đình nhà báo Hoàng Tùng – Trần Khắc Thọ mà nhiều năm gần đây được người con trai Trần Chiến Thắng (nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin) thường xuyên đi về dâng hương hiện đặt tại khuôn viên nhà ông Trần Khắc Bính (cháu gọi nhà báo Hoàng Tùng là chú).

Hội làng Tảo Môn từ lâu đời đã được định vào mùng sáu tháng giêng hằng năm. Theo ông Trần Khắc Bính, sinh thời nhà báo Hoàng Tùng thường hay nhắc và rất ao ước có dịp thảnh thơi về dự hội làng đầu xuân. Nhưng rồi phải lo làm tròn trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao phó, công việc bận rộn nên ước muốn nho nhỏ ấy cũng rất khó được thỏa nguyện. Chính bởi thế sau này khi sức khỏe yếu, ít có điều kiện về thăm quê, công việc của quê hương, họ mạc, việc khuyến học, khuyến tài luôn được bác Hoàng Tùng nhắc nhở con cháu lưu tâm, chăm lo chu đáo.

Năm 2007, nhà báo Hoàng Tùng được Đảng, Nhà nước tặng thưởng phần thưởng cao quý Huân chương Sao Vàng, tôn vinh công lao và những đóng góp to lớn của ông với hoạt động tư tưởng, văn hóa cũng như nền báo chí cách mạng Việt Nam. Tên của nhà báo Hoàng Tùng được trân trọng đặt cho một tuyến phố ở Khu đô thị Bắc Châu Giang, thành phố Phủ Lý, gần trụ sở Báo Hà Nam.

Thế Vĩnh

Thế Vĩnh, Thế Trang