Top 5 # Ý Nghĩa Của Bài Thơ Dặn Con Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Tôi Viết Bài Thơ “Dặn Con”

Tản văn

Cuối năm 1990,“Mái nhà tôi chụm giữa dốc Bồ Hòn”, được UBND thị xã Hồng Gai bồi thường và cho di chuyển để mở rộng diện tích, tôi được mua một ô đất cạnh đường 18 (A) ở cuối phố Hạ Long, cách bến phà Hòn Gai 350 mét, cũng là nơi tôi ở hiện nay. Bà xã tôi lại nghỉ chữa bệnh, nên có mở trước cửa nhà ống mới xây, một quán nước, để có việc làm cho vui và thêm thu nhập. Vì trên đường huyết mạch của cả tỉnh, nên ngày nào cái quán nước của bà xã tôi (và cháu gái ngồi thay những ngày chủ nhật) cũng có dăm ba vị hành khất qua lại xin tiền. Điều ấy là bình thường. Tôi có dặn vợ con rằng, bất cứ người nào đã chìa tay ra xin tiền thì nhất thiết phải cho người ta để người ta không tủi thân, cũng chỉ từ 200 đến 500 đồng một lần mà thôi. Mình cố bớt ra một chút để giúp người khác. Lúc đó còn tiêu tiền trăm, nên 500 đồng đã là sang rồi.

Ngày 13-11-1991, tôi ngồi quán để tiếp mấy bạn thơ qua chơi, thì có một người hành khất đến, người này nói tiếng miền Trung, trạc 60 tuổi, quần áo bạc cũ nhưng không vá và cũng không đến nỗi “hôi hám úa tàn” như nhiều người hành khất khác. Tôi tặng ông 500 đồng và mời ông chén nước trà Thái như thường lệ. Các bạn tôi cũng tặng ông, người 200, người 500 đồng. Tôi mời đến lần thứ hai, thứ ba, ông mới uống chén trà. Bỗng ông hỏi tôi, rằng ông từ xa đến lần đầu, chưa biết thị xã này thế nào. Ông nhờ tôi chỉ cho ông chỗ nào có đông người và có lòng hảo tâm thì mách ông, để ông tìm đến cho nhanh hơn. Tôi nói ở đây, chỗ nào cũng có người hảo tâm, nhưng đông người thì ở những chỗ này, chỗ này… Ông bảo cho ông xin mảnh giấy và mượn cái bút để ghi. Tôi xé luôn 1 trang trong sổ nhận hàng của bà vợ tôi và đưa ông cái bút đã kẹp sẵn trong sổ. Ông ghi theo lời tôi và điều tôi rất kinh ngạc là ông ghi bằng chữ Hán, nét chữ khá đẹp và hào phóng. Tôi sợ quá, vì biết ông này có thể là bậc thầy mình. Bởi cả làng tôi chỉ có 1 người biết chữ Hán, đã bị đấu tố trong Cải cách ruộng đất. Tôi mời ông vào hẳn trong nhà uống nước, ông từ chối, tôi bèn rót ra 1 chén rượu trắng mời ông. Rụt rè mãi ông mới uống và uống, cũng như chén trà, ông uống cũng không cạn hết, tôi biết đây là phong thái của con nhà nòi rồi. Ông cảm ơn cả bà xã tôi, chào cả quán, rồi đi. Tôi xin tiễn ông một đoạn đường, chừng dăm chục mét, đến chỗ khuất, là gốc cây xà cừ phải 2 người ôm, cạnh nhà tù cũ của Pháp, tôi dúi cho ông tờ 5.000 đồng mà không nói gì. Ông nhìn tôi một lúc rồi cho tiền vào túi cũng không nói gì. Bỗng ông cúi xuống vái tôi một vái và thế là tôi bật khóc… “Ai biết cơ trời vần xoay…”. Câu thơ ấy đã đến với tôi ngay lúc ấy, là câu thơ xuất hiện sớm nhất. Tôi lặng lẽ về nhà, các bạn tôi thấy tôi đi, cũng đã đi ra bến phà cả rồi.

Tôi lên gác ghi luôn bài thơ đó, dường như đã có sẵn ở trong lòng mình, chỉ chừng non 10 phút là xong. Cho đến bây giờ, bài thơ vẫn “nguyên xi” như bản thảo ban đầu, không hề chữa một chữ nào. Bài thơ được biết đến rộng rãi là khi nó được chọn là 1 trong 100 bài thơ hay của thế kỉ XX và lại được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp trong Ngày thơ Việt Nam, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long – Hà Nội. Vài năm gần đây, bài thơ đã được chọn làm đề thi giỏi văn lớp 9 của nhiều tỉnh thành trong cả nước. Theo yêu cầu của Bảo tàng tỉnh Hải Dương, bài thơ đã được tác giả chép tay để trưng bày. Và từ dịp Tết Bính Thân đến nay, bài thơ được giới thiệu và phát nhiều lần trong chương trình Gala Tử Tế của Đài Truyền hình Việt Nam.

Trần Nhuận MinhTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 396

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khấtTội trời đày ở nhân gianCon không được cười giễu họDù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đếnCó cho thì có là baoCon không bao giờ được hỏiQuê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hưCứ thấy ăn mày là cắnCon phải răn dạy nó điNếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấmAi biết cơ trời vần xoayLòng tốt gửi vào thiên hạBiết đâu nuôi bố sau này…

Cửa Lục Thủy, 13-11-1991

Viết Đoạn Văn Nghị Luận 200 Chữ Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Bài Thơ “Dặn Con” Của Trần Nhuận Minh

Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ suy nghĩ về ý nghĩa bài thơ “Dặn con” của Trần Nhuận Minh

Dặn con của Trần Nhuận Minh là một bài thơ thấm thía bởi đề cập đến một cách ứng xử rất mực chân tình, nhân văn trong cuộc sống. Bài thơ là lời dặn dò chân thành, thiết tha của người cha đối với con. Người cha mong muốn biết cảm thương, đồng cảm, chia sẻ và tôn trọng những người khó khăn hơn mình, tránh thái độ kì thị, khinh miệt, thương hại; biết sống một cách khoan dung và nhân ái. Khi biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia sẽ giúp làm giảm bớt khó khăn về vật chất, cũng như giảm bớt cả những tổn thương về tinh thần cho những người vốn đã bất hạnh đau khổ. Đó là biểu hiện của tình thương, tình người. Cái sâu sắc của người cha khi dạy con là lòng nhân ái. Ý nghĩa bài thơ nhắc nhở ta về lối sống, thái độ sống cao đẹp trong cuộc đời. Thế nhưng, trong cuộc sống, vẫn còn có những con người sống ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm; thiếu sự nhân văn trong cư xử với người khác. Những người như thế thật đáng chê trách. Hiểu đực tâm sự của người cha đã gửi gắm trong bài thơ, chúng ta cần tự nhìn nhận đánh giá lại bản thân mình qua hành vi ứng xử với người bất hạnh xung quanh; cần điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để thể hiện là một người có văn hóa; chú ý đến việc hoàn thiện nhân cách và vun đắp vẻ đẹp tình người cho tâm hồn. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn nếu chúng ta biết yêu thương, chia sẻ nhưng nhất định sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Dặn Con (Thơ Di Chúc Của Nguyễn Khôi)

N guyễn K hôi tôi năm nay (79 xuân ta), già yếu, ốm đau,tuổi cao nhất họ nội tộc ở làng, con trai lấy vợ Tây, làm ăn sinh sống ở nước ngoài, đại dương cách trở… phòng khi đột quỵ “ra đi” bất ngờ, nên có đôi vần gọi là “Di chúc dặn con”…

Bài thơ đã được in ở trang 161/ tập 4 CỔ PHÁP CỐ SỰ – nxb Văn hóa Thông tin…có cái thú vị là: Bài thơ đã được 1 thầy Tiến sĩ Luật/ giảng viên Đại học lấy làm “dẫn chứng ” được coi là khá sinh động và đầy đủ về “Di chúc / Luật thừa kế” ở Việt Nam hiện nay, rất có tính t hời sự (có lẽ do cái DUYÊN: N guyễn K hôi là chuyên viên cao cấp công tác 15 năm ở Văn phòng Quốc Hội (cơ quan lập pháp) và lại là Nhà Thơ/ Nhà Văn nên đã thể hiện bản “Thơ di chúc” gói gọn bằng 19 câu lục bát để dễ nhớ,dễ thuộc..)

– Bài thơ đã được Xuất bản, công bố trên nhiều trang Web trong và ngoài nước…như vậy là Bản quyền thuộc về t ác giả (theo đúng Luật).

– Tuy nhiên về mặt “pháp lý” thì b ài thơ chưa đủ tư cách pháp lý khi đưa ra t òa án làm căn cứ vì chưa được c ơ quan có thẩm quyền công nhận b ài thơ có giá trị p háp lý để các c on buộc phải thực hiện sau khi b ố chết (nếu có tranh chấp). Bài thơ chỉ có giá trị về mặt “đạo đức”/ truyền thống d ân tộc và chỉ để t òa “tham khảo” khi có tranh tụng mà thôi.

N guyễn K hôi xin đăng lại b ài thơ để các Bạn thơ đọc cho vui (cười mũi Nhà thơ lẩm cẩm) và ai thích thì cũng coi là một “tham khảo” khi viết d i chúc

Sau một ngày tối mắt với những công việc ở một công ty doanh nghiệp tư nhân, về căn gác trọ chật hẹp, khi mở mail đọc bài thơ DẶN CON (Thơ Di Chúc) của bác Nguyễn Khôi, tự nhiên thấy trong mình tan biến hết mệt mỏi và trong lòng lại còn cảm thấy nhẹ nhõm vui vui. Đọc di chúc mà lại vui vui, liệu có phải là vô cảm?

Không, hoàn toàn không, vì chính Lời thưa mở đầu, bác Nguyễn Khôi cũng đã nói :” Nguyễn Khôi xin đăng lại Bài thơ để các Bạn thơ đọc cho vui (cười mũi Nhà thơ lẩm cẩm) và ai thích thì cũng coi là một “tham khảo” khi viết Di chúc ”

Nhưng không phải tôi vui vui chỉ vì lời thưa trước hóm hỉnh ấy của một ông già 79 tuổi khi công bố cho bạn bè bài thơ di chúc của mình mà tôi vui vui còn vì thấy trong danh sách mail có hàng chục tên bè bạn, hầu hết đều là các bác đã có tuổi hoặc đều đã đang tuổi trung niên và hết thảy đều có danh vọng, có cả tên tôi, một cô gái mới chỉ đáng tuổi con cháu bác. Điều ấy có nghĩa là bác Nguyễn Khôi không coi tôi là bạn mà gần gụi hơn, thân thiết hơn, coi như con cháu trong nhà.

Nhưng tôi vui vui trên hết chính vì những câu chữ trong bài thơ di chúc . Không chỉ như tác giả nói chỉ gói gọn bằng 19 câu lục bát để dễ nhớ, dễ thuộc mà 19 câu thơ ấy đã thể hiện một cách nhìn đầy cao đẹp của một bậc cây cao bóng cả về đạo lý và văn hóa trong tình cảnh suy thoái đạo đức trong xã hội hiện nay.

Và vì vậy, tôi đọc Dặn Con của bác Nguyễn Khôi trong tâm trạng đã hóa thân thành một đứa con cháu bác.

Câu thơ mở đầu Dặn Con không phải là một lời dặn dò mà là một lời cầu xin:

Nhưng mà tôi sẽ chết than ôi!

Phải đấy, điếu văn dài dòng với cả suối ngôn từ hoa mỹ mà làm gì. Công lớn nhất của bố trong cuộc đời này là cùng mẹ nuôi dạy các con thành người với đúng nghĩa con người. Vì vậy chỉ cần đôi lờiđiếu văn để tiễn bố ra đi, làm cho vong linh bố được thanh thoát.

Trời đất hương hoa, người ta cơm gạo. Chết là về với Đất Trời, nôm na là về với cát bụi, ngọn nguồn là về với Tổ tiên. Vậy thì vài thẻ hương, vài vòng hoa cho bố là đủ chứ đừng hãnh tiến đua đời như tang ma đình đám của bao nhà khác. Quan tài trạm trổ rồng phượng rườm rà, với hàng trăm vòng hoa được “tháp tùng” cũng chừng ấy xe bốn bánh, có hàng dãy xe biển số xanh, biển số đỏ, tiền vàng mã rải kín đường và ầm ỹ nhạc lễ bởi đội kèn đồng hay băng dàn nhạc với những nhạc cụ hiện đại saxophone, guitare điện, organ, violon…, những thứ ấy bày biện ra trong đám ma chỉ tổ cho thiên hạ chê cười về sự lố lăng.

Các con hãy ngẫm xem: Biết bao chiến sĩ đã bỏ mình vì đất nước hiện giờ còn chưa tìm thấy hài cốt nói chi đến mộ phần. Ấy là đời thực ở nước ta còn đời ảo trong văn học Thế giới thì như các con đã biết, Giăng Vangiăng là một con người chân chính vĩ đại, một con người cao cả của tình yêu thương nhưng khi chết đi, mộ ông cũng chỉ là một phiến đá dài và hẹp che vừa vặn tầm vóc một con người. Phiến đá không khắc tên ai và rồi cũng chẳng thoát khỏi lở lói thời vì gian vì meo mốc. Vì rêu và phân chim gậm nhấm.

Bố sao dám sánh với các anh hùng chiến sĩ vô danh. Bố sao bằng Giang Vangiang cao thượng chân chính nên “Bao giờ bố chết”, được về nằm bên nơi ông bà ở quê nhà là bố đã được ngậm cười nơi chín suối rồi.

Giờ , còn một điều xin thương chót:

Thiết tưởng lời dặn này chẳng có điều gì phải cắt nghĩa thêm: Mấy tập thơ văn, cửa nhà đất của cha ông để lại, một chút của riêng bố mẹ tích cóp dành dụm. Một đời người, bố chỉ có thế thôi nhưng phải kể chi ly rành rọt bởi vì nó phải được như Luật định. Chỉ có sống theo Luật định, con người mới có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm và xã hội mới văn minh.

Các con thấy đấy, bố chỉ xin thương hai điều như thế, không đủ một nửa số trên năm đầu ngón tay.

Bài thơ kết thúc bằng khổ thơ với mấy câu rất ung dung tự tại:

Phải là một con người đã sống trọn đời mình với một cách sống giản đơn mà cao đẹp: “chăm lo cần kiệm bắc cầu mưu sinh”. Phải là người hiểu sâu sắc quy luật của tạo hóa: người chết đơn giản như đêm nối tiếp ngày, mới có được ” Đôi lời nhỏ nhẹ dặn con…” như vậy.

Đọc Dặn Con của bác Nguyễn Khôi, tôi không thể không nhớ đến bài thơDi Chúc của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã có từ trăm năm trước. Hai nhà thơ sinh cách nhau trên một trăm năm, hai bài thơ ra đời cũng cách nhau trên một trăm năm nhưng lại gặp nhau ở nhiều điểm.

Nếu nhà thơ đương đại Nguyễn Khôi dặn con, khi mình chết tang lễ chỉ gọn nhẹ đời thường như kể trên thì nhà thơ lớn của dân tộc, Nguyễn Khuyến cũng di chúc:

Nếu nhà thơ đương đại Nguyễn Khôi dặn con: ” Người thân xúm xít thật đông/ Vài ba giọt lệ ấm trong tiếng cười ” thì nhà thơ lớn của dân tộc Nguyễn Khuyến cũng di chúc gần như thế:

Đúng là kẻ sĩ chân chính thì thời nào cũng vậy.

Tuy nhiên, vẫn có một khoảng khác biệt. Ấy là khi cụ Tam Nguyên Yên Đổ nhắc các con phải nhớ:

Than ôi, cả bài Di Chúc toát lên một mong muốn đời thường: thanh liêm trong sạch trước thời thế và cuộc đời đầy chán ngán. Khi chết đưa ma, không cho viết văn tế, câu đối, minh tinh, thần chủ…nhưng lại bắt rước đầu tiên cờ biển vua ban ngày trước và làm xao động đường thôn lối xóm bởi bọn thợ kèn đi theo linh cữu mỗi bên dăm người. Phải chăng cụ Tam Nguyên Yên Đổ chưa thoát được cái vòng kim cô của ý thức hệ trung quân?

Và cũng có một điểm chưa rõ ở bác Khôi. Ấy là khi cụ Tam Nguyên Yên Đổ nêu cách đề mộ chí rõ ràng để muốn mình quên mình đi, muốn cuộc đời quên mình đi, quên một con người không có gì đáng khen ngợi, thờ cúng:

Không rõ bác Nguyễn Khôi có muốn bia mộ và đề mộ chí rõ ràng hay không? Vì bác Nguyễn Khôi không chỉ là nhà thơ mà một thời còn là “chuyên viên cao cấp Văn phòng Quốc Hội”. Nên tôi e rằng, không rành rõ như cụ Tam, nếu tôi thực là con cháu bác cũng khó bề khi thực hiện di chúc!

Loài người hẳn đã có hàng triệu lời di chúc. Có những bản di chúc cho thấy ý nguyện tốt đẹp của nhiều người như di chúc của Beethoven, Alfred Nobel, Tôn Trung sơn hay Hồ Chí Minh…Có những di chúc có tính cách lập dị của một số người nổi tiếng như những ca sĩ, người mẫu hay những người giàu có. Và có cả những di chúc cho thấy ý nguyện tàn bạo ác nhân như di chúc của trùm khủng bố Bin Laden…Riêng ở Anh quốc và xứ Wales. Gần đây người ta đã chụp lại được 41 triệu bản di chúc chép tay. Nội trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, người ta mới sưu tầm cũng đã được 280 nghìn bản di chúc của các chiến sĩ trận vong. Nhưng có thể nói, không dễ gì tìm được một vài bản di chúc bằng thơ.

Vì vậy bài Dặn Con (Thơ Di chúc) lục bát của bác Nguyễn Khôi là một bản di chúc đặc sắc, rất xứng đáng được xếp bên cạnh bài thơ Di Chúc nức danh của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nguyên tác chữ Hán đã được dịch rất thanh thoát ra thể thơ song thất lục bát phổ biến cả trăm năm nay trong lòng dân ta.

Mặc dù trong Lời Thưa, bác Nguyễn Khôi có nói: “Nguyễn Khôi tôi năm nay (79 xuân ta), già yếu, ốm đau,tuổi cao nhất họ nội tộc ở làng”. Nhưng đọc 19 câu thơ di chúc Dặn Con của bác, ta thấy 19 lời thơ rất hay toát lên những tình cảm sâu sắc, đẹp nhất chung nhất về đạo lý của người Việt chúng ta. Những tình cảm ấy được thể hiện bằng một lý trí rất sáng suốt. Vì vậy tôi tin rằng, cái ngày “Bao giờ bố chết” sẽ còn lâu mới đến với tác giảDặn Con.

Với niềm tin ấy, tôi mong mỏi và kính chúc bác Nguyễn Khôi sống lâu trăm tuổi để viết thêm nữa nhiều bài thơ hay và đẹp cho đời!

Một tối lún phún hạt mưa rơi ngoài phố

– © Tác giả giữ bản quyền.

– Vui lòng ghi rõ nguồn chúng tôi khi trích đăng lại. .

Lời Mẹ Dặn – Thi Phẩm Mang Ý Nghĩa Sâu Sắc Của Nhà Thơ Phùng Quán

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi Mẹ tôi thương con không lấy chồng Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải Nuôi tôi đến ngày lớn khôn. Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ Ngày ấy tôi mới lên năm Có lần tôi nói dối mẹ Hôm sau tưởng phải ăn đòn. Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn Ôm tôi hôn lên mái tóc Con ơi trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật. Mẹ ơi, chân thật là gì? Mẹ tôi hôn lên đôi mắt Con ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu. Từ đấy người lớn hỏi tôi: Bé ơi, Bé yêu ai nhất? Nhớ lời mẹ tôi trả lời: Bé yêu những người chân thật. Người lớn nhìn tôi không tin Cho tôi là con vẹt nhỏ Nhưng không! những lời dặn đó In vào trí óc của tôi Như trang giấy trắng tuyệt vời. In lên vết son đỏ chói. Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi Đứa bé mồ côi thành nhà văn Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ. Người làm xiếc đi dây rất khó Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn Đi trọn đời trên con đường chân thật. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu. Tôi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đời Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã Bút giấy tôi ai cướp giật đi Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

Bài thơ “Chống tham ô lãng phí” trong Giai phẩm mùa Thu tập II (9-1956) của Phùng Quán được những nguời cực đoan thời đó đánh giá là một bài thơ “nói xấu chế độ”. Sau nhiều lần học tập, viết bản tự kiểm điểm, bị “đấu tố”, Phùng Quán có nguy cơ bị khai trừ ra khỏi Hội Nhà văn, bị đưa ra khỏi biên chế Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nơi anh đã dấn thân theo Vệ Quốc đoàn từ tuổi thiếu niên, rồi phải đi “lao động cải tạo” nhiều năm. Thực tế gần một năm sau, tức đến năm 1958, những hình thức kỷ luật này mới được thi hành, nhưng lúc đó ai cũng đã biết trước.

Đối với người miền Nam xa quê hương, thân cô thế cô giữa phố phường Hà Nội như Phùng Quán, nguy cơ bị kỷ luật như thế là rất đáng sợ. Bị coi là “phản động”, ai cũng tìm cách xa lánh, lại bị tách khỏi môi trường lính quen thuộc, xa đồng chí, bạn bè, dễ làm người trẻ tuổi trở nên hoang mang tuyệt vọng, dẫn đến bệnh tâm thần hoặc tìm đến cái chết.

Nhưng Phùng Quán thì không! Anh vẫn sống và sáng tác hay hơn, quyết liệt hơn. Sau khi các báo Nhân văn, Giai phẩm bị đình bản, năm 1957 nhà nước cho phép Hội Văn nghệ xuất bản tuần báo Văn do nhà văn Nguyễn Công Hoan làm chủ bút với mục đích chấn chỉnh lại tình hình văn nghệ. Phùng Quán đã xuất hiện trên báo Văn số 21, ra ngày 27-9-1957 với bài thơ “Lời mẹ dặn” gây xôn xao dư luận. Lập tức bài thơ được nhiều người chép, thuộc như là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn cầm bút của trí thức văn nghệ sĩ.

“Lời mẹ dặn” là bài thơ tự sự rất dễ hiểu, dễ thuộc, không có gì mới lạ về cấu trúc, ngôn ngữ thơ, nhưng lại chứa đựng một tư tưởng nhân văn cực kỳ lớn lao, thể hiện bản lĩnh cao cường của tác giả trước cuộc đời. Vì thế nó đã trở thành một kiệt tác thơ Việt thế kỷ XX. Mở đầu bài thơ, nhà thơ kể chuyện tỉ tê rất văn xuôi như không có gì đáng chú ý: “Tôi mồ côi cha năm hai tuổi/ Mẹ tôi thương tôi không lấy chồng…/ Ngày ấy tôi mới lên năm/ Có lần tôi nói dối mẹ/ Hôm sau tưởng phải ăn đòn / Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn/ Ôm tôi hôn lên mái tóc…”

” Con ơi… trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật ”

Đến đây thì tư tưởng bài thơ bắt đầu xuất hiện. “Mẹ ơi chân thật là gì?” – Đúng là câu hỏi rất ngây thơ của một đứa trẻ lên năm, nhưng lại là một câu hỏi lớn, rất khó trả lời đối với không ít người lớn giữa trường đời. “Chân thật”, bản tính hồn nhiên của con người đang bị méo mó, mai một, biến dạng dần đi do mọi người phải tìm cách bon chen, nịnh hót, nói dối để tồn tại hoặc để được vinh thân. Thậm chí có người đã không chân thật rồi, lại còn ghét những người chân thật. Tục ngữ ta có câu “Nói thật mất lòng”. Đó là thực tế vô cùng trớ trêu của con người. Nhớ lời mẹ dặn, từ nhỏ, người lớn hỏi Phùng Quán: “Bé ơi, bé yêu ai nhất?/ Bé yêu những người chân thật.” Từ chỗ phải làm người chân thật đến thái độ “yêu những người chân thật” là đi từ mình đến xã hội.

” Mẹ tôi hôn lên đôi mắt Con ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc ”

Câu giải thích bước đầu của người mẹ cho con vô cũng dễ hiểu. Thấy vui muốn cười là cười – thấy buồn muốn khóc là khóc. Vì con người từ khi lọt lòng mẹ là thế, đó là bản tính tự nhiên không thể khác được. Nhưng chân lý giản đơn ấy làm nhiều người ngạc nhiên tán thưởng, bởi vì đã từ lâu con người luôn sống ngược lại với ý nghĩ của mình, không dám nói thật ý nghĩ của mình. Có khi vui mà dối lòng không cười được. Khi buồn lại nén lòng mà cười để vui lòng người khác. Sống dối lòng như thế con người dần dà bị biến thành một kẻ dối trá!

” Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét ”

Nhắc đến nhà thơ Phùng Quán là người ta nhớ ngay đến “Yêu ai cứ bảo là yêu – Ghét ai cứ bảo là ghét…”. Yêu ghét rạch ròi là thái độ sống của người quân tử, của kẻ sĩ ở đời. Thái độ dứt khoát thể hiện ở động từ “cứ bảo”. Cứ bảo là nói ngay, nói không cần đắn đo, suy tính.

Nhưng sự đời không phải bao giờ cũng “Yêu ai cứ bảo là yêu – Ghét ai cứ bảo là ghét” được, mà có rất nhiều sức ép buộc con người phải nói khác ý mình đi, dối trá, biến mình thành tôi tớ , “nói theo nói leo” làm lợi cho những người có thế lực. Vấn đề là anh có đủ dũng khí để yêu là nói yêu, ghét là nói ghét hay không! Đoạn thơ sau đây là một cung bậc cao hơn, có thể gọi là thái độ bất khuất, không chịu luồn cúi của tác giả trước những thế lực cường quyền:

” Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu ”

Đây là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ, đã thành chân lý vĩnh hằng trong lòng người yêu thơ Việt Nam từ 50 năm qua, đọc lên nghe như kinh nguyện. Nói yêu thành ghét – nói ghét thành yêu chính là bản chất của những kẻ cơ hội, tâm địa xấu xa, hèn yếu. Chỉ cần kẻ xấu “ngon ngọt nuông chiều”, hứa hẹn tiền tài địa vị hoặc “cầm dao doạ giết” là ngoan ngoan nói và làm theo chúng. Lịch sử Việt Nam đã có nhiều danh liệt nêu tấm gương trung nghĩa, không khuất phục trước cường quyền như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Toản, Cao Bá Quát, Lê Lợi, Trương Định, Vua Hàm Nghi, v.v

Chỉ mấy câu thơ của Lý Thường Kiệt trước quân nhà Tống phương Bắc cách đây gần 1000 năm thôi, cũng đủ nói lên ý chí chí đó của người quân tử nước Nam: Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư / Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Ngược lại, nhiều việc nói theo người cầm quyền, làm theo ý đồ ngoại bang đã gây ra những thảm hoạ đau thương cho nhân dân, đất nước.

Từ chỗ sợ sệt, người ta trở nên hèn nhát. Một thời xứ ta sinh ra không ít “trí thức hèn”, “nhà văn hèn”. Những “Đại nhân hèn” ấy không dám mở miệng nói chính kiến của mình, dù biết cấp trên sai, vẫn ngoan ngoãn vâng lời, đã đào tạo ra nhiều thế hệ “người hèn”, “gọi: dạ, bảo: vâng”, không có tính độc lập suy nghĩ,

” Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi Đứa bé mồ côi thành nhà văn Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ Người làm xiếc đi trên dây rất khó Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn Đi trọn đời trên con đường chân thật ”

Đoạn thơ này chứng tỏ Phùng Quán nhận thức rất rõ một điều: Vì làm nhà văn chân thật là rất khó, nên đã có không ít nhà văn không đi trọn đời trên con đường chân thật. Trước sức ép của cường quyền, nhiều nhà văn đã cam tâm “bẻ cong ngòi bút”, phục vụ cho những mục đích xấu xa. Ca ngợi cái xấu, đả kích cái tốt. Tập thơ Chân dung của Xuân Sách vẽ rất rõ chân dung méo mó, khốn khổ của hàng trăm nhà văn Việt Nam một thời, vì lý do này lý do khác, đã không đi trọn đời trên con đường chân thật!

Còn Phùng Quán thì tuyên chiến với thói nịnh bợ, giả dối:

” Tôi muốn làm nhà thơ chân thật Chân thật trọn đời Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã Bút giấy tôi ai cướp giật đi Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá. ”

Tác giả bài thơ “Lời mẹ dặn – Thật hay không?” dùng lời lẽ côn đồ, hàng tôm hàng cá, nhưng lại không hiểu những ý nghĩa, triết lý nhân văn cao sâu của những ý thơ Phùng Quán. Phùng Quán viết rằng yêu ai, ghét ai phải nói cho thật lòng, sống cho thật lòng. Nhưng Trúc Chi lại thuyết phải yêu ai, nên ghét ai.

Hay những câu thơ Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi / Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã / Bút giấy tôi ai cướp giật đi / Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá là hình ảnh biểu tượng, nghĩa bóng, Trúc Chi lại hiểu theo nghĩa tục, nên lên giọng mỉa mai. Vì thế bài thơ “Lời mẹ dặn”, cùng với bài “Chống tham ô lãng phí” là hai bài thơ làm cho tác giả của nó trở thành một cái tên trong bộ “bộ tứ” của Nhân văn-Giai phẩm, bị “đánh” tơi bời, phải “30 năm cá chịu, văn chui, rượu nợ”.

Sinh thời, Phùng Quán kể với tôi rằng khi đọc bài thơ ký tên Trúc Chi kia đăng trên báo Nhân dân, anh vừa buồn cười vừa tức giận. Anh quyết tâm tìm cho ra Trúc Chi để “đối thoại trực tiếp” cho ra lẽ. Ở Hải Phòng có nhà văn miền Nam tập kết tên là Trúc Chi rất thân với Phùng Quán. Nhiều anh em bạn bè cho rằng, có thể Trúc Chi đã “phản bạn” để “xưng công”. Phùng Quán buồn lắm. Anh quyết định cầm tờ báo có in bài thơ “Lời mẹ dăn- Thật hay không?”, nhảy tàu hoả xuống Hải Phòng tìm đến nhà Trúc Chi. Gặp nhau, nhà văn Trúc Chi rất mừng rỡ, nhưng khi Phùng Quán cho xem tờ báo thì Trúc Chi ngớ ra: “‘Lời mẹ dặn’ là bài thơ rất hay, mình thuộc lòng.

Mình là người đàng hoàng, làm sao lại có thể viết bài thơ chửi bới tệ hại đối với cậu như thế được!”. Mãi đến năm 1989, có người gửi cho Phùng Quán tập thơ Một đôi vần của ông quan lớn Hoàng Văn Hoan, do NXB Văn hoá Dân tộc Việt Bắc ấn hành, trong đó có bài thơ “Lời mẹ dặn – Thật hay không?” nói trên. Nhà văn Xuân Đài, bạn chí thân của Phùng Quán trong suốt 30 năm bị biếm của đời anh, hiện đang sống và viết ở Thành phố Hồ Chí Minh, xác nhận việc này là chính xác. Nhưng khi đó thì Hoàng Văn Hoan đã “tị nạn chính trị” tại Trung Quốc.

Mỗi bài thơ đều có số phận của nó. “Lời mẹ dặn” là một tuyệt tác thơ của dân tộc, dù bị chửi bới, vùi dập, nó vẫn sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng người yêu thơ. Yêu ai cứ bảo là yêu. Ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai cầm dao doạ giết… Cũng không nói ghét thành yêu…

Lời Mẹ Dặn của nhà thơ Phùng Quán mang một ý nghĩa đặc sắc được bạn đọc yêu thích và tìm kiếm. Bài thơ được xem là một thi phẩm mang giá trị to lớn và vẹn nguyên đến ngày hôm nay. Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được lòng kiên quyết cùng khí phách của nhà thơ Phùng Quán. Hy vọng các bạn sẽ yêu thích bài viết này của chúng tôi. Cảm ơn các bạn rất nhiều!